Tiểu luận Phân tích vấn đề liên quan đến chức năng lãnh đạo và nói lên quan điểm của mình

MỤC LỤC

Trang

I.GIỚI THIỆU CHUNG . . 3

1.1.Khái niệm về nhà lãnh đạo .5

a.Khái niệm nhà lãnh đạo doanh nghiệp.5

b.Khái niệm về phong cách lãnh đạo . .6

c.Những tố chất cần có của nhà lãnh đạo 7

d.Những kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo 8

e.Phâm chất cần có của người lãnh đạo .11

1.2. Chức năng của nhà lãnh đạo .13

a.Chức năng của nhà lãnh đạo đối với công việc .13

b.Chức năng của nhà lãnh đạo đối với con người . .14

c.Ba yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo: tầm – tài – tâm . 14

d.Vai trò của nhà lãnh đạo . . .15

II.CƠ SỞ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP . . .17

2.1. Nguyên nhân dẫn đến các thất bại .17

2.2.Biện pháp khắc phục của người lãnh đạo . .20

III. Ý NGHĨA CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO . . . . .26

3.1.Bản chất nhà lãnh đạo . .26

 

3.2.Phương pháp của nhà lãnh đạo .28

3.3.Kết luận . .29

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích vấn đề liên quan đến chức năng lãnh đạo và nói lên quan điểm của mình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm từ những người đi trước. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó? Hình 1.7: Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo. Tầm nhìn xa Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình. Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi. Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ về nó. Sự tự tin Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác. Tính kiên định Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình. Biết chấp nhận mạo hiểm Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch “tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt. Sự kiên trì Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi. Hình 1.8 : Tính kiên trì và sự mạo hiểm của nhà lãnh đạo để vươn tới thành công. Sự quả quyết Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và những người xung quanh mình thì bạn cũng phải chấp nhận điều đó. Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình bạn. Khả năng thích nghi Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình. Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo. Xin chúc bạn thành công! 1.2. Chức năng của nhà lãnh đạo : a./Chức năng của nhà lãnh đạo đối với công việc : Là người đứng đầu doanh nghiệp nên công việc của nhà lãnh đạo vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của doanh nghiệp. Họ phải xác định được tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp. Để thực hiện tầm nhìn, họ phải xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài. Và trong quá trình lãnh đạo, họ luôn tìm kiếm sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội. Xác định tầm nhìn: là yếu tố quan trọng cho sự lãnh đạo thành công. Nhà lãnh đạo phải xây dựng được viễn cảnh hấp dẫn mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Họ phải có khả năng dự đoán trước những nhu cầu sẽ nổi lên trong tương lai từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới để đáp ứng những nhu cầu đó. Chỉ khi xác định được tầm nhìn, họ mới có thể hướng doanh nghiệp của mình đi theo con đường nào. Jack Welch cựu tổng giám đốc GE từng nói: “Người lãnh đạo tài giỏi nhất phải là người có thể tạo dựng một tầm nhìn rõ ràng và khuyến khích mọi người cùng thực hiện nó.” Hình 1.9a : Sự nắm bắt thời cơ và tài thao lược của nhà lãnh đạo. Xây dựng chiến lược thực hiện tầm nhìn: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được phương hướng, tổ chức và tập hợp sức mạnh từ các thành viên riêng lẻ trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất, để thực hiện tầm nhìn đề ra. Chiến lược phát triển cần linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tìm kiếm sự thay đổi: Để tạo sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải luôn chủ động hướng tới sự đổi mới khi cần thiết như đổi mới bộ máy nhân sự, chiến lược kinh doanh, áp dụng công nghệ mới, liên kết hay hợp nhất với các doanh nghiệp khác, hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp… Nhà lãnh đạo phải lập mục tiêu, lên kế hoạch thay đổi, động viên, khuyến khích nhân viên thực hiện, và phân tích, đánh giá kết quả thay đổi. b./Chức năng của nhà lãnh đạo đối với con người : Một nhà lãnh đạo thành công phải tập hợp được quanh mình những con người tài năng, lãnh đạo họ thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, họ phải biết gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng, tìm ra và phát triển các tài năng, biết cách trao quyền hiệu quả, biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp... Gây ảnh hưởng, truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo cần chia sẻ, truyền đạt tầm nhìn của mình tới tất cả mọi người trong doanh nghiệp và bằng nhiệt huyết, uy tín của mình lôi kéo họ hành động để thực hiện tầm nhìn. Họ khuyến khích, động viên mọi ngươi phát huy hết khả năng của mìn, cùng làm việc với họ để đạt được mục tiêu lâu dài. Họ chính là người kết nối mọi người lại với nhau thành một khối vững chắc Phát triển các tài năng: Xây dựng được một đội ngũ nhân viên tài năng chính là điều kiện tiên quyết cho nhà lãnh đạo dẫn doanh nghiệp đi tới thành công. Jack Welch đã nói “một trong những công việc chính của tôi là phát triển các tài năng". Họ phát hiện ra khả năng của từng người, tạo điều kiện cho khả năng đó được bộc lộ, phát triển. Trao quyền: Tin tưởng và trao quyền cho cấp dưới chính là cách thực hiện quyền lực hiệu quả nhất của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo không nên quá chú trọng giám sát họ, và không được rơi vào quản lý tiểu tiết. Hãy là người vạch đường đi cho họ, và giúp đỡ họ khi cần thiết. Xây dựng, phát triển văn hóa tô chức: Người lãnh đạo cần xác lập được văn hóa doanh nghiệp và hướng mọi thành viên theo những giá trị văn hóa đó. Họ cần xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp phong phú, nhiều giá trị, nhiều bản sắc nhằm gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo cần xác định môi trường làm việc phù hợp để mọi thành viên có thể phát huy được hết khả năng của mình, xây dựng được những quy tắc ứng xử giữa các cá nhân, giữa cấp trên – cấp dưới, bên trong – bên ngoài của công ty c./Ba yếu tố cần thiết của nhà lãnh đạo: tầm – tài - tâm : Hình ảnh một nhà lãnh đạo vĩ đại phải hội tụ đủ ba yếu tố: tầm, tài, tâm. Tầm thể hiện được sự nhìn xa trông rộng, tài thể hiện được trình độ, khả năng lãnh đạo thông minh, và tâm thể hiện trách nhiệm, niềm tin với người khác…Chỉ khi có những yếu tố này, nhà lãnh đạo mới có thể thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình. Tầm: Phải có tầm thì nhà lãnh đạo mới vạch ra được con đường phía trước của doanh nghiệp. Cái Tầm của người lãnh đạo là chỉ cho mọi người thấy những bến bờ tốt đẹp mà doanh nghiệp sẽ đến trong tương lai, và cho mọi người thấy rằng, giá trị của những bến bờ tốt đẹp đó là tuỳ thuộc vào cách mà tất cả mọi thành viên lao động, làm việc và cư xử với nhau như thế nào. Tài: Nhà lãnh đạo phải dẫn dắt doanh nghiệp tới đích một cách thông minh, hiệu quả nhất. Họ phải biết sử dụng tối đa các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp, linh hoạt xử lí, giải quyết vấn đề, luôn tìm ra sự đổi mới để đạt được mục tiêu cao nhất. Tâm: Người lãnh đạo là người có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới mọi người trong doanh nghiệp, là hình ảnh mọi người nhìn vào để điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy để tập hợp được mọi người đi trên con tàu mình lái, nhà lãnh đạo trước hết phải xuất phát từ lợi ích chung của doanh nghiệp, của xã hội, phải có được niềm tin từ mọi người và tin yêu vào con người. d./Vai trò của nhà lãnh đạo : Hình 1.9b : Tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo với cộng đồng. Vai trò quan hệ Tất cả các nhà Quản trị luôn phải thực hiện những tác vụ có liên quan đến mọi người xung quanh (cấp dưới, người ngoài tổ chức) và các công việc khác mang tính chất nghi thức và biểu tượng. Đó là các vai trò Quan hệ hay Liên kết. Doanh nghiệp có được hình ảnh tốt đẹp đối với nhân viên và đối tác hay không phụ thuộc một phần không nhỏ vào vai trò này của nhà Quản trị Vai trò thông tin Ở một góc độ nào đó, tất cả các nhà quản trị đều có vai trò Thông tin gồm: Tiếp nhận, thu thập và phổ biến thông tin. Với vai trò này, người quản trị thu nhận, phân loại, và cung cấp thông tin cần thiết cho những đối tượng phù hợp. Vai trò này bao gồm: Theo dõi thông tin, phổ biến thông tin, và đại diện phát ngôn. Hình 1.9c : Vai trò nhà lãnh đạo luôn thu thập thông tin trên thế giới. Vai trò Ra quyết định Hình 1.9d : Vai trò nhà lãnh đạo khi công bố một quyết định gì đó cho công ty. Vai trò này xoay quanh việc đưa ra những quyết định. Đây là vai trò rất quan trọng của nhà Quản trị. Thành công hay thất bại của Doanh nghiệp là ở vai trò này của Nhà Quản trị, bao gồm vai trò của người khởi xướng, Người xử lý các xáo trộn, người phân bổ nguồn lực và người đàm phán, thương lượng. Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết trên thì cũng không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của một người quản lý phải làm để đạt được các much tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân. II.CƠ SỞ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP : 2.1. Nguyên nhân dẫn đến các thất bại : 9 lý do tại sao các doanh nghiệp thất bại Hinh 2.1 : 9 yếu tố quan trọng trong doanh nghiêp. Dưới đây, là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế hầu như có thể tiêu biểu cho những nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp nhỏ thất bại.: 1. Thiếu vốn. Tiền không chỉ là căn nguyên của mọi điều ác, mà nó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp nhỏ. Có nhiều chủ DN nhỏ đánh giá thấp hay không dự kiến đúng rằng họ sẽ cần bao nhiêu tiền, không chỉ để điều hành và tăng trưởng kinh doanh, mà còn để duy trì nó khi công ty đấu tranh để giành lấy một chỗ đứng chăc chắn trên thương trường. Giáo sư Norman Scarborough trường Ðại học Quản trị kinh doanh ở nam Carolina nói: "Một khi bạn bắt đầu thiếu vốn thì có thể bắt đầu một vòng xoáy đi xuống, và từ đó chẳng bao giờ bạn có thể đi lên được nữa". 2. Lưu động tiền mặt tồi. Ðây là người anh em kinh khủng của đồng vốn không phù hợp. Thậm chí các DN đã trải qua giai đoạn phôi thai cũng thường sụp đổ khi mà thu nhập tiền tệ chí ít đã không bù lại được chi phí và những phí tổn khác. Và tất nhiên khi đã sắp phá sản thì tiền là cần đến trước tiên". 3. Làm kế hoạch không phù hợp. Không ai ngạc nhiên vì đây là vấn đề có nguyên nhân giống như thiếu vốn và lưu động tiền mặt kém. Nó rất quan trọng để bạn vạch ra một kế hoạch kinh doanh càng toàn diện càng tốt, để trang trải cho các vấn đề tài chính, marketing, tăng trưởng và một danh sách các yếu tố khác. Quả là nó có thể mất nhiều thời gian, nhưng khi một kế hoạch được chuẩn bị tốt, thì có thể cần thời gian nhiều tuần hoặc nhiều tháng để hoàn thành. Tuy nhiên đó chính là thời gian để phát hiện một ý tưởng mà bạn nhận thấy chúng không có tác dụng gì, còn nếu như bạn không có kế hoạch và vẫn tiến lên phía trước, thì chắc chắn bạn có thể kết thúc bằng cơn đau tim và hàng nghìn USD biến theo mây khói. 4. Một lợi thế cạnh tranh. Hình 2.2 : Tầm quan trọng về thương hiệu của doanh nghiệp. Những ý tưởng chân thật duy nhất cũng hiếm như sự trung thực của các Tổng Giám Ðốc ngày nay, nhưng nó vẫn quan trọng để cho DN của bạn giành được một thế lợi trong một loại ngách thị trường đáng chú ý nào đó mà bạn có thể khai thác. Nó sẽ là một sản phẩm hơi khác hoặc có sự hỗ trợ của người tiêu dùng nên đã vượt qua được đối thủ của bạn, ghi dấu rằng có một yếu tố đã đặt DN của bạn đơn giản là từ những hoạt động mà về cơ bản chỉ là sao chép một sản phẩm khác, thường là với các đặc điểm đơn giản hơn và giá bán thấp hơn, đã trở thành DN phải "có gì đáy là duy nhất và khác". 5. Marketing kém cỏi. Người thân của bạn biết rõ về bạn, nhưng còn những người tiêu dùng tương lai của bạn? Và đó là thiết yếu để phát triển một chiến lược marketing, không chỉ để nhận diện những ai có thể mua hàng của bạn, mà còn tại sao. Hãy chắc chắn rằng chiến lược marketing của bạn đã tách bạnra do đó một khách hàng có thể nhìn thấy rõ tại sao người ta sẽ đi đến với bạn còn hơn là một đối thủ. 6. Không đủ mềm mại. Từ số lượng lớn tiền cho đến hàng tiểu đoàn những người làm theo mùa vụ, mỗi người chủ DN nhỏ biết những lợi thế của một đối thủ lớn hơn gây ra trò chơi này. Quả vậy, nhưng một điều mà ông ta không thể nhất thiết làm đó là không tuỳ thuộc vào một đôla, chính điều này các DN nhỏ có thể khai thác. Ðừng bao giờ quên sự mềm mại. Nếu một sản phẩm không hoàn toàn đúng hoặc một cuộc vận động marketing không thật sự bay bổng thì đừng có sợ mình đã làm không tốt. Làm những việc đó là cần có những điều chỉnh trong quá trình thực hiện và khó điều khiển hơn nhiều so với những việc khác. 7. Ðừng cố gắng làm tất cả. Các chủ DN là người thông minh, rất tháo vát, nhưng điều hành một DN nhỏ luôn có ẩn chứa một chất trơ. Ðừng cố gắng làm mọi điều đối với DN bạn. Nếu bạn khép nép với suy nghĩ là cần phải duy trì sổ sách hoàn toàn, thì đừng do dự mời một nhân viên kế toán giỏi. Khi một vấn đề pháp luật nổi lên bất ngờ, cũng không nên dựa vào luật gia có học vị cao quen biết để đánh giá sự phân nhánh luật pháp. Hãy thiết lập một mối quan hệ lâu dài tốt nhất là với một luật sư nhạy cảm với DN nhỏ. 8.Ông chủ khá, nhân viên tồi. Một người chủ nhiệt tình, hiểu biết các vấn đề kinh doanh thường vẫn có thể bị hạ bệ hay bị vô hiệu hoá bởi những người làm không có kinh nghiệm và không có mục đích. Bởi vậy cần có những người làm được, đào tạo tốt, được trả lương xứng đáng và phần nào đó chia sẻ được những suy nghĩ trong kinh doanh của bạn. 9. Tăng trưởng không kiểm soát được. Có vẻ như đùa, nhưng một DN nhỏ đơn giản là thành công quá nhanh thường thúc đẩy chính nó sớm đi vào con đường chết. Nếu sản xuất của bạn không theo kịp được với nhịp độ đòi hỏi hoặc là sự mở rộng cần thiết lại trùng khớp với không có đủ tiền, thì sự tăng trưởng bạn mơ ước có thể thật sự bị đe doạ chính sự tồn tại của doanh nghiệp. Một lần nữa, sự tăng trưởng có thể nhìn thấy được trong kế hoạch ban đầu của bạn và theo dõi nó một cách phù hợp, thì chắc chắn không bao giờ bạn gặp nguy hiểm do không kiểm soát được tình hình. 2.2.Biện pháp khắc phục của người lãnh đạo : Xử lý vấn đề thiếu vốn : Khi thiếu vốn, doanh nghiệp có thể huy động thêm bằng cáchphát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng ... Trong trường hợp này, để có thểhuy động thêm vốn, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh, dự án đầu tư có tínhkhả thi cao nhằm chứng minh cho các nhà đầu tư thấy được khả năng thu hồi vốn khi họbỏ vốn vào doanh nghiệp. Việc huy động thêm vốn sẽ tương đối dễ dàng nếu doanhnghiệp đang hoạt động hiệu quả, cần vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.Ngược lại, nếu không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện tại và tínhkhả thi của dự án thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Xử lý vấn đề yếu kém về năng lực quản trị điều hành : Khả năng quản trị điều hành củamột doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố chính là các mối quan hệ nội tại (văn hoádoanh nghiệp, trình độ đội ngũ nhân sự) và công nghệ, kỹ thuật quản lý đang được ápdụng. Công nghệ và kỹ thuật quản lý là thứ có sẵn. Chúng được mô tả rất kỹ trong cácgiáo trình và được dạy rất nhiều ở các trường kinh doanh. Vấn đề đặt ra là công nghệquản lý nào phù hợp và có thể áp dụng vào doanh nghiệp? Điều này do những mối quanhệ nội tại của doanh nghiệp quyết định. Một doanh nghiệp có thể nhận biết được nhữngtrục trặc trong cung cách quản lý, nhưng nếu không có những đột biến (một hội đồngquản trị, một tổng giám đốc mới năng động có tầm nhìn tốt và có quyền quyết định) thìkhả năng thay đổi những cách ứng xử, cách quản lý cản trở sự phát triển của doanhnghiệp là điều rất khó. Trong trường hợp này, dù biết trì trệ là không tốt, nhưng rất nhiềungười không muốn thậm chí cản trở việc thay đổi do bị đụng chạm lợi ích cá nhân, đôikhi chỉ là do đã quen với cái cũ mà người ta không muốn áp dụng cái mới phải mất cônghọc lại từ đầu. Khác với việc huy động thêm vốn, việc nâng cao hiệu quả quản trị công tysẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều kiện để việc thay đổi cung cách quản trị có khả năngthành công là doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính tốt, trình độ công nghệ phù hợp.Một cách thay đổi cung cách quản lý mà các chủ doanh nghiệp thường làm là thay toànbộ hay phần lớn đội ngũ quản lý hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không đơn giản chút nàonếu doanh nghiệp. Xử lý vấn đề yếu kém về trình độ công nghệ: Công nghệ được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu có tiền là có thể mua để áp dụng vào doanh nghiệp được ngay. Tuy nhiên, dù công nghệ tiên tiến có sẵn và biết rằng công nghệ hiện tại không phù hợp, lạc hậu, nhưng khó khăn cho doanh nghiệp là làm thế nào có thể lựa chọn được công nghệ phù hợp. Đơn cử như trường hợp các ngân hàng Việt Nam, mặc dù biết rằng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ là hết sức cần thiết, nhưng họ vẫn loay hoay trong việc tìm kiến, lựa chọn công nghệ để phát triển dịch vụ này. Như vậy, cũng giống như trường hợp về khả năng quản lý, để tìm được công nghệ phù hợp cho doanh nghiệp, cần phải có người đủ khả năng tìm ra nó và đương nhiên điều kiện kèm theo là phải đủ tiền để mua công nghệ mới. a./Biết lắng nghe những người dưới quyền Giao tiếp giữa nguời lãnh đạo và những người dưới quyền là một quá trình tác động tương hỗ. Đó là một quá trình mà cả người lãnh đạo và những người thừa hành đều là những chủ thể tích cực. Có như vậy thì giao tiếp mới đạt hiệu quả cao. Điều đó có nghĩa là, khi nguời lãnh đạo truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh hay quyết định nào đó cho những người thừa hành thì cần phải quan tâm đến thái độ, phản ứng và mức độ thực thi các chỉ thị, mệnh lệnh đó của họ. Hình 2.3 : Sự bàn bạc,thảo luận giữa nhà lãnh đạo và nhân viên. Trong giao tiếp, kênh thông tin từ dưới lên trên, tức là từ phía những người thừa hành lên đến người lãnh đạo cũng quan trọng như kênh thông tin từ trên xuống dưới (từ phía người lãnh đạo xuống những người thực hiện). Vì qua đó, người lãnh đạo hiểu được tâm trạng, nguyện vọng, thái độ và phản ứng của người dưới quyền. Tuy vậy, trong thực tế ở nước ta hiện nay, không phải người lãnh đạo nào cũng quan tâm đến kênh thông tin từ dưới lên trên, mà thuờng chỉ chú ý tới việc đưa ra chỉ thị, mệnh lệnh và yêu cầu truyền đạt chúng từ cấp dưới. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Những người lãnh đạo (quan lại) thường coi mình như những người “quan phụ mẫu”, ban phát lợi ích cho dân chúng. Khi quyền lực của người lãnh đạo càng lớn thì tư tưởng này thể hiện càng rõ. Điều này ở trong các doanh nghiệp thể hiện rõ hơn các cơ quan hành chính sự nghiệp, vì ở các doanh nghiệp thu nhập và việc làm của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào quyền lực của người lãnh đạo. Thứ hai, ảnh hưởng của cơ chế cũ. Trong cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa được tập trung đến cao độ. Cấp trên giao chỉ tiêu, kế hoạch và cấp dưới có nhiệm vụ được thực hiện. Chính cách thức quản lý này đã tạo nên một phong cách quản lý cho những người lãnh đạo – phong cách chỉ biết ban hành, ra chỉ thị, mệnh lệnh xuống dưới mà ít quan tâm đến chiều ngược lại. Trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, kỹ năng biết lằng nghe ý kiến của người dưới quyền là một nghệ thuật – một nghệ thuật không đơn giản và không phải là người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Kỹ năng lắng nghe cấp dưới đòi hỏi những yêu cầu sau: - Người lãnh đạo hết sức chú ý tới những điều mà người dưới quyền trình bày, tránh thái độ ngắt lời, trừ khi hỏi lại những điều cấp dưới trình bày chưa rõ, tránh thái độ nghe hờ hững, chiếu lệ, hình thức. - Nên biểu lộ tình cảm ghi nhận, thân thiện và khích lệ cấp dưới qua ánh mắt, nụ cười. Nên dùng những từ “vâng, đúng vậy”, “à ra thế”, “vâng tôi hiểu”…Cách thức ứng xử này sẽ làm cho những dưới quyền tự tin và mạnh dạn nói ra những suy nghĩ và tâm tư của mình. - Giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm trước những vấn đề cấp dưới trình bày mà người lãnh đạo không hài lòng. Tránh thái độ chỉ trích một cách vội vàng, tránh thái độ khuyên bảo và chỉ dẫn. Vì những thái độ này của người lãnh đạo sẽ làm cho những người dưới quyền e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng của mình và như vậy người lãnh đạo không có cơ hội để hiểu họ. - Người lãnh đạo đừng vội suy đoán thiên lệch , sai lầm hay vội vàng quyết định khi chưa nghe hết câu chuyện, khi chưa thu thập đủ dữ kiện. - Khi có vấn đề gì mà người lãnh đạo cần yêu cầu cấp dưới làm rõ thì có thể đặt những câu hỏi tế nhị, khéo léo để cấp dưới trình bày vấn đề một cách rõ hơn. - Trong quá trình nói chuyện, người lãnh đạo cần ghi chép lại những điểm quan trọng của câu chuyện để nhắc lại hoặc đặt câu hỏi cho đối tượng giao tiếp. Khi người lãnh đạo biết nghe những người dưới quyền, anh ta không chỉ thu được những thông tin cần thiết, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để họ làm việc tốt hơn. Vì cấp dưới thấy rằng họ được tôn trọng. b./Kiên nhẫn và biết thuyết phục Trong ứng xử với những người dưới quyền, kiên nhẫn là một đức tính không thể thiếu được với người lãnh đạo. Nó là cơ sở của thành công. Balzac đã nói: “Mọi quyền lực đều được xây dựng bằng kiên nhẫn và thời gian”. Napoleon cũng từng nói “Ai bền gan thì thắng”, hay theo Maiacopxki thì “Trên đường đời, hành lý của con người cần mang theo là lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng”… Hình 2.4 : Cách thông báo, thuyết phục của nhà lãnh đạo với nhân viên cấp dưới. Kiên nhẫn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong ứng xử giữa người lãnh đạo và cấp dưới vì: - Giúp người lãnh đạo bình tính, sáng suốt trong việc giải quyết những tình huống xảy ra trong họat động quản lý, đặc biệt là những tình huống có tính mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức. Vì người lãnh đạo có thời gian để tìm hiểu vấn đề một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn những nguyên nhân nảy sinh và các biện pháp giải quyết nó. - Trong ứng xử với cấp dưới, sự kiên nhẫn sẽ giúp cho người lãnh đạo hiểu được cấp dưới nhiều hơn, lắng nghe cấp dưới được tốt hơn, tránh được những căng thẳng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền. Như vậy, uy tín của người lãnh đạo được nâng cao, nhân cách của người lãnh đạo được cấp dưới tôn trọng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích vấn đề liên quan đến chức năng lãnh đạo và nói lên quan điểm của mình.doc