Tiểu luận Phân tích vấn đề môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn Phước Hiệp 2

Quá trình chôn lấp là quá trình đổ chất thải rắn vào bãi chôn lấp. San ủi, đầm nén và phủ trung gian. Quá trình chôn lấp bao gồm cả quá trình giám sát lượng chất thải rắn đến bãi, đổ, lắp đặt và vận hành các thiết bị quan trắc và kiểm soát.

Tình trạng bãi chôn lấp Phước Hiệp 2 hiện nay

+Mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, với nhiều hạng mục vẫn đang xây dựng.

+ Mùi hôi do quá trình vận chuyển và chôn lấp vẫn còn tồn tại kéo dài mặc dù đã có công nghệ xử lý mùi.

+ Do không có sự phân loại rác tại nguồn nên nước rỉ rác phát sinh là một vấn đề khó khăn kéo dài do nồng độ và lưu lượng nước rỉ rác cố định và thay đổi theo mùa.

Do đó, mục tiêu của tiểu luận là dùng các phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vần đề trên. Các phương pháp sử dụng:

+ Phân tích các bên liên quan;

+ Đánh giá tác động môi trường;

+ Sử dụng SWOT.

 

doc10 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích vấn đề môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn Phước Hiệp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN PHƯỚC HIỆP 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang là vấn đề khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh vì đi kèm với hiện trạng đó là những khó khăn phải khác phục: thiếu đất, tình trạng ô nhiễm kéo dài, sự gia tăng của chất thải rắn hăng năm rất cao,… Quá trình xây dựng, duy trì và phát triển của một đô thị như TpHCM đi kèm với nhiều vấn đề phát sinh mà trong đó Chất thải rắn và sự xây dựng bãi chôn lấp là một thách thức của người quản lý môi trường. Thành phố hiện nay có 2 bãi chôn lấp và 2 khu xử lý chất thải rắn tập trung với nhiều vấn đề phải giải quyết: tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại, những sự cố về xây dựng và vận hành; ô nhiễm nước ngầm. - Mục tiêu của tiểu luận: Dùng các công cụ để phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường của Bãi chôn lấp Phước Hiệp 2. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Bãi chôn lấp 2 được xây dựng trong khu liên hiệp xử lí chất thải rắn Tây Bắc Tp.HCM tiếp giáp bãi chôn lấp 1A. Các thông số kỹ thuật cơ bản của bãi chôn lấp 2 bao gồm: 1. Diện tích, S: 19,75 ha 2. Công suất chôn lấp tổng cộng, Qtc: 4.464 triệu tấn 3. Công suất chôn lấp hàng ngày, Qngày: 1.500-2.500 tấn/ngày 4. Thời gian hoạt động, T: (5-8) năm 5. Ngày bắt đầu: 1/2008 6. Công nghệ áp dụng: chôn lấp vệ sinh. 7. Các hạng mục công trình chính Bãi chôn lấp vệ sinh (sanitary landfill) Bãi chôn lấp vệ sinh là bãi chôn lấp có các công trình kỹ thuật, để đổ chất thải rắn, được thiết kế và vận hành tối ưu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và con người. Quá trình chôn lấp (landfilling) Quá trình chôn lấp là quá trình đổ chất thải rắn vào bãi chôn lấp. San ủi, đầm nén và phủ trung gian. Quá trình chôn lấp bao gồm cả quá trình giám sát lượng chất thải rắn đến bãi, đổ, lắp đặt và vận hành các thiết bị quan trắc và kiểm soát. Tình trạng bãi chôn lấp Phước Hiệp 2 hiện nay +Mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2008, với nhiều hạng mục vẫn đang xây dựng. + Mùi hôi do quá trình vận chuyển và chôn lấp vẫn còn tồn tại kéo dài mặc dù đã có công nghệ xử lý mùi. + Do không có sự phân loại rác tại nguồn nên nước rỉ rác phát sinh là một vấn đề khó khăn kéo dài do nồng độ và lưu lượng nước rỉ rác cố định và thay đổi theo mùa. Do đó, mục tiêu của tiểu luận là dùng các phương pháp phân tích hệ thống để giải quyết các vần đề trên. Các phương pháp sử dụng: + Phân tích các bên liên quan; + Đánh giá tác động môi trường; + Sử dụng SWOT. 3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH A. Phương pháp phân tích các bên liên quan - Xác định mục tiêu, phạm vi: -Công ty Môi trường đô thị thành phố - Citenco - Ban quản lý các khu liên hiệp chất thải rắn Thành phố -Người dân/công ty và các loại hình phát sinh chất thải rắn. -Người lao động trên bãi chôn lấp UBND Phước Hiệp, UBND TP Khu dân cư lân cận Cty/cá nhân dịch vụ công cộng Nguồn tài trợ - Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ trong dự án: Các bên có liên quan Đánh giá mức độ tác động của dự án đến các bên liên quan Đánh giá mức độ ảnh hưởng, quyền lực của bên liên quan đối với dự án Vai trò tiềm tàng trong dự án Ghi chú thuyết minh về kết quả đánh giá Thứ yếu Quan trọng Sở Xây dựng 0 ++ x Sở Tài nguyên và Môi trường 0 ++ x UBND Huyện Củ Chi 0 ++ x Cơ quan tài trợ 0 ++ x Khu dân cư lân cận ++ 0 x Các công ty/ cá nhân thực hiện dịch vụ công cộng + 0 x Ban quản lý khu liên hiệp chất thải rắn TP 0 + x Citenco +++ +++ x Người dân ++ ++ x Người đi chợ + 0 x Người lao động trên bãi chôn lấp + 0 x Ghi chú: + à Ảnh hưởng ít ++ à Ảnh hưởng vừa +++ à Ảnh hưởng nhiều 0 à không ảnh hưởng -Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan: ẢNH HƯỞNG NHIỀU HƠN Cung cấp thông tin Đối thoại BỊ TÁC ĐỘNG ÍT HƠN UBND huyện và TP Sở xây dựng Sở Tài nguyên và Môi trường Cơ quan tài trợ Các dân cư sống gần bãi chôn lấp Môi trường sinh thái xung quanh bãi chôn lấp BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU HƠN Thu thập thông tin Tham vấn ý kiến Khu dân cư lân cận Các công ty/ cá nhân thực hiện dịch vụ công cộng Các bãi chôn lấp khác Người lao động/ làm thuê Các sạp tiểu thương ẢNH HƯỞNG ÍT HƠN -Xác định sách lược hành động phối hợp với các bên liên quan tốt nhất: Sách lược hành động phối hợp Các bên cần phối hợp Ghi chú Thu thập thông tin về họ Citenco, các hộ dân sống gần và chịu ảnh hưởng của bãi chôn lấp; Thực hiện phiếu thăm dò Cung cấp thông tin cho họ UBND các cấp, Sở xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan tài trợ, các tổ chức phi chính phủ Gửi các hồ sơ dự án, các bài báo, tư liệu thuyết minh về sự cần thiết của dự án Đối thoại với họ Dân cư sống gần bãi chôn lấp, các nhà khoa học liên quan đến môi trường, môi sinh Tổ chức các cuộc họp, trao đổi thảo luận về phương án tái định cư, áp giá đền bù, các tác động và rủi ro có trong tương lai Cùng làm việc và cùng đồng hành với họ Citenco, người lao động trên bãi chôn lấp Tổ chức cuộc họp, trao đổi thảo luận về phương án triển khai dự án B. Phân tích các tác động môi trường Môi trường Bãi chôn lấp bị suy giảm Rác thải rơi vãi trong quá trình vận chuyển Nước rỉ rác chảy tràn trong mùa mưa Mùi hôi, khí thải Mỹ quan của khu vực Sức khỏe của dân cư Rủi ro về sự cố của bãi chôn lấp Ô nhiễm nước ngầm trong thành phố Thu gom không hiệu quả Thiếu thùng rác công cộng Ý thức người dân kém Thiếu người thu gom Thiếu bãi tập kết Thu gom thô sơ, dụng cụ không tốt Chưa phân loại tại nguồn Hệ thống tách nước mưa chưa hoàn chỉnh Hệ thống xử lý nước rỉ rác quá tải trong mùa mưa Rác thải chứa tỉ lệ chất hữu cơ cao Phun xịt khử mùi hôi Hệ thống tách nước mưa thường tắc và nghẽn khi giao mùa Vận hành chưa hiệu quả Thiếu vốn đầu tư Tỉ lệ thải bỏ chất hữu cơ còn cao Vận hành chưa hiệu quả như thiết kế C. Phương pháp SWOT Phân tích các yếu tố gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường của bãi chôn lấp chất thải rắn Phước Hiệp 2 và qua đó sẽ góp phần đưa ra giải pháp để cải thiện tình trạng môi trường hiện nay. *Ranh giới hệ thống: Những cá nhân/tập thể đang hoạt động trong hệ thống quản lý chất thải rắn của TP, có ảnh hưởng tới sự xây dựng và phát triển của bãi chôn lấp *Sơ đồ khối *Phân tích, điểm mạnh, điểu yếu, cơ hội, thách thức: Điểm mạnh (Strength) Công nghệ xử lý đơn giản, ít đòi hỏi phải đầu tư công nghệ hiện đại. Thu được khí Gaz trong một thời gian dài. Sau khi phủ đỉnh, bãi chôn lấp sẽ được biến thành khu công viên cho thành phố. Tạo vẻ mỹ quan, vành đai xanh cho một thành phố hiện đại. Nếu được quản lý và thiết kế đúng cách thì bãi chôn lấp có chi phí đầu tư vận hành thấp hơn các phương án khác. Điểm yếu (Weakness) Sự đòi hỏi một diện tích đất rộng lớn để xây dựng bãi chôn lấp. Sự phân quyền và trách nhiệm giữa các bên liên quan chưa rõ ràng. Thời gian xây dựng và vận hành rất lâu. Không tính toán được mức độ thiệt hại nếu xảy ra sự cố sụt lún hoặc rủi ro thiên tai về môi trường. Sự phơi nhiễm trước thiên nhiên khá lớn, do bãi chôn lấp trong quá trình vận hành là bãi chôn lấp hở. Cơ hội (Opportunities) UBND Thành phố nên thúc đẩy quá trình xã hội hóa việc xử lý, vận chuyển và thu gom rác. Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho các Công ty nước ngoài với công nghệ hiện đại, kỹ thuật xử lý tốt. Các tổ chức, chính phủ nước ngoài cho Việt Nam vay vốn với lãi suất ưu đãi để giải quyết các vấn đề ô nhiễm của Bãi chôn lấp Nhận thức của người dân về việc ngăn ngừa và giảm thiểu sự phát sinh chất thải rắn càng được nâng cao. Trong bối cảnh hộ nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận với nhiều phương án xử lý và giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt của Tp nói chung. Thách thức (Threat) Vốn ngân sách hiện tại không đủ để đầu tư cho việc xây dựng, sữa chữa và phát triển nhiều bãi chôn lấp mới. Phải quy hoạch nhiều khu vực rộng lớn để phục vụ cho nhu cầu xây dựng bãi chôn lấp, kể cả vùng đệm an toàn môi trường. Năng lực quản lý của các cơ quan còn yếu, trước đến giờ chỉ hoạt động với vai trò là người khắc phục hậu quả chứ chưa thể hiện được vai trò định hướng phát triển cũng như phòng ngừa, giảm thiểu sự ô nhiễm. Công tác quản lý thụ động, không chủ động trong chính sách, chiến lược. Thay đổi một số thói quen sử dụng và xả bỏ chất thải rắn của một bộ phận lớn người dân là một việc khó khăn. * Kết hợp chiến lược S-O Thực hiện xã hội hóa sự vận hành, vận chuyển chất thải rắn sẽ giúp ích cho nhà nước trong việc cân đối ngân sách, bớt gánh nặng về mặt quản lý. S2O5 Quá trình hội nhập toàn cầu hóa diễn ra càng ngày càng nhanh, do đó khi chúng ta kiểm soát lượng khí thải tốt thì chúng ta sẽ được lợi nhiều mặt trên thương trường quốc tế. O-W O1W1 Việc xã hội hóa việc xử lý chất thải rắn giúp cho thành phố giảm bớt áp lực quản lý của bộ máy nhà nước. O2 W4 Sự hội nhập nền kinh tế thế giới với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến sẽ giúp cho chúng ta tính toán được sự rủi ro, sự cố về môi trường khi xảy ra. O5W1 Với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta sẽ có cơ hội giảm thiểu chi phí điều hành của nhà nước, giảm ngân sách cho việc cải thiện chất lượng môi trường. S-T ST Gánh nặng về kinh tế của việc xử lý chất thải rắn được chia sẻ trên toàn bộ xã hội và trách nhiệm của người dân càng ngày càng rõ ràng. Cơ hội để có thể đề ra W-T WT Quy hoạch tổng thể của thành phố đến năm 2020 – 2050 phải khắc phục và giảm dần lượng tăng chất thải rắn sinh hoạt qua từng năm. Đầu tư nhiều giải pháp và mô hình xử lý chất thải rắn cho thành phố là một thách thức. *Sắp xếp chiến lược và lập dự án khả thi 1. Phân loại rác tại nguồn cho mọi hoạt động phát sinh chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 đến 2010. Nâng cao nhận thức của người dân thành phố về một thành phố ít chất thải và vệ sinh môi trường. 2. Giảm thiểu lượng chât thải rắn phát sinh hằng ngày của thành phố. Tách được lượng nước tồn tại trong chất thải rắn và ngăn ngừa lượng nước từ bên ngoài vào hỗ hợp chất thải rắn. 3. Yêu cầu mọi người tuân theo các qui định về pháp luật môi trường 4. Huy động các nguồn tài trợ để giải quyết việc xây dựng, vận hành và quản lý bãi chôn lấp. 5. Khuyến khích người dân đi chợ sử dụng hạn chế bao Nilong và tiến tới không sử dụng bao Nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân. 4.KẾT LUẬN Bãi chôn lấp Phước Hiệp 2 với những vấn đề môi trường còn tồn tại. Với những công cụ phân tích hệ thống đã giúp cho ta thấy được và đề ra những chính sách sau: + Tìm ra những nhân tố còn tồn tại về vấn đề môi trường chính của bãi chôn lấp Phước Hiệp 2. + Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục, và cải thiện hiện trạng ô nhiễm trên. + Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng của bãi chôn lấp và những chiến lược về lâu dài cho thành phố. + Khắc phục tâm lý của dân cư quanh vùng, tạo một mảng xanh về môi trường cho thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm. + Về lâu dài, giải quyết triệt để tình trạng chất thải rắn như hiện nay và có biện pháp để biến chất thải rắn sinh hoạt thành nguồn lợi không nhỏ cho thành phố.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNguyen Truong Giang - Tieu luan PTHT.doc
Tài liệu liên quan