Tiểu luận Phân tích về ba giai đoạn phát triển của cntb chứng minh rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức và sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bả

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

NỘI DUNG. 2

I. Giai đoạn hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 2

1. Khái niệm và đặc điểm. 2

2. Ưu thế của HTGĐ. 2

3. Tính chất TBCN của HTGĐ. 3

II. Công trường thủ công (CTTC). 4

1. Khái niệm và đặc điểm. 4

2. Những ưu thế của CTTC. 4

3. Tính chất TBCN của CTTC. 5

III. Đại công nghiệp cơ khí. 5

1. Quá trình phát triển của máy móc. 5

2. Ưu thế của máy móc. 6

3. Tính chất TBCN của đại công nghiệp cơ khí. 6

4. Tính chất tiến bộ của đại công nghiệp cơ khí. 7

KẾT LUẬN. 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích về ba giai đoạn phát triển của cntb chứng minh rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức và sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân tích về ba giai đoạn phát triển của cntb chứng minh rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức và sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tbcn. mục lục lời mở đầu. 1 nội dung. 2 I. Giai đoạn hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 2 1. Khái niệm và đặc điểm. 2 2. Ưu thế của HTGĐ. 2 3. Tính chất TBCN của HTGĐ. 3 II. Công trường thủ công (CTTC). 4 1. Khái niệm và đặc điểm. 4 2. Những ưu thế của CTTC. 4 3. Tính chất TBCN của cttc. 5 III. Đại công nghiệp cơ khí. 5 1. Quá trình phát triển của máy móc. 5 2. Ưu thế của máy móc. 6 3. Tính chất tbcn của đại công nghiệp cơ khí. 6 4. Tính chất tiến bộ của đại công nghiệp cơ khí. 7 kết luận. 9 Tài liệu tham khảo. lời mở đầu Mặc dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã có nhiều biến thể về nhiều mặt, song không vì thế mà bản chất bóc lột của nó thay đổi. Như trước đây, CNTB vẫn là chế độ xã hội dựa trên cơ sở bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Dựa trên sự bóc lột đó, mà chủ yếu là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối, CNTB đã xây dựng được cho mình nền móng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển về sau này. Đề cập đến quá trình sản xuất giá trị thặng dư tương đối, chúng ta không thể không nhắc tới công lao to lớn của Mác. Mác đã khái quát lịch sử phát triển của CNTB trong công nghiệp thành ba giai đoạn: hiệp tác giản đơn tư bản chủ nghĩa (TBCN), công trường thủ công TBCN, đại công nghiệp cơ khí. Quá trình phát triển của CNTB trong công nghiệp là quá trình nâng cao năng suất lao động xã hội, đồng thời là quá trình nâng cao trình độ bóc lột của tư bản, chủ yếu là bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Nghiên cứu về ba giai đoạn phát triển của công nghiệp tư bản trong công nghiệp để thấy rằng hiệp tác giản đơn là một bước tiến về tổ chức sản xuất, công trường thủ công tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí, đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất TBCN. I. Giai đoạn hiệp tác giản đơn (HTGĐ). 1. Khái niệm và đặc điểm. Hiệp tác giản đơn TBCN là một số đông công nhân làm việc trong cùng một thời gian, dưới sự điều khiển của cùng một nhà tư bản, trong cùng một không gian để sản xuất ra cùng một loại hàng hoá. Hiệp tác giản đơn so với phương thức sản xuất phong kiến chỉ khác về quy mô sản xuất và số lượng lao động làm thuê. Song, nhờ lao động hiệp tác, người ta đã tạo nên một năng suất lao động cao hơn hẳn năng suất lao động của những người làm ăn riêng lẻ. Các nhà tư bản đã lợi dụng hình thức lao động này để tổ chức lao động sản xuất trong xưởng thợ của mình, tạo ra một sức sản xuất mới, nhằm tăng thêm khối lượng giá trị thặng dư trong điều kiện lao động còn là thủ công. HTGĐ hình thành với điều kiện tư liệu sản xuất phải tập trung trong tay các nhà tư bản đồng thời có những người lao động đã bị tước hết tư liệu sản xuất, tự do đem bán sức lao động của mình. 2. Ưu thế của hiệp tác giản đơn. Thứ nhất: các cá nhân có điều kiện san đi bù lại những chênh lệch về thể lực, về trình độ khéo léo nên đảm bảo hao phí lao động cá biệt xấp xỉ với hao phí lao động xã hội cần thiết của sản phẩm, đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá ổn định và vững chắc hơn so với phương thức sản xuất phong kiến. Thứ hai: tiết kiệm được tư liệu sản xuất, giảm bớt được chi phí trên một đơn vị sản phẩm do nhiều công nhân cùng sử dụng chung một tư liệu sản xuất. Thứ ba: tạo ra một sức sản xuất mới cao hơn hẳn so với tổng cộng các năng lực của cá nhân riêng lẻ, cho phép hoàn thành được những công việc có quy mô lớn. Thứ tư: tạo ra được sự kích thích thi đua làm tăng năng suất cá nhân, cuối cùng dẫn đến tăng năng suất xã hội. Thứ năm: rút ngắn thời gian hoàn thành công việc do đảm bảo tính liên tục trong quá trình lao động và tác động vào đối tượng lao động từ nhiều phía. Thứ sáu: cho phép hoàn thành được những công việc khẩn cấp trong những thời kỳ nhất định và những công việc có tính thời vụ, đảm bảo hiệu quả kịp thời. Thứ bảy: do tập trung được tư liệu sản xuất và công nhân nên lao động hiệp tác có thể đồng thời thực hiện được trên cả không gian sản xuất nhỏ lẫn không gian sản xuất lớn. 3. Tính chất tư bản chủ nghĩa của hiệp tác giản đơn. - Hiệp tác giản đơn TBCN dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê, nên nó làm tăng sức sản xuất lao động xã hội và là một phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối. - Nhà tư bản thực hiện chức năng chỉ huy, kiểm tra, giám sát đối với quá trình lao động sản xuất. Chức năng chỉ huy là đòi hỏi tất yếu của lao động tập thể và có thể được ví như một nhạc trưởng điều khiển một dàn nhạc. Mác đã nhận xét: “Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhưng dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. Mặt khác, việc chỉ huy của nhà tư bản còn do mục đích của nền sản xuất TBCN chi phối, bóp nặn được giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt. Do đó, việc chỉ huy của nhà tư bản phải mang hình thức chuyên chế. - Năng suất lao động tăng lên là nhờ lao động hiệp tác của công nhân mà có, nhưng nó lại thuộc về nhà tư bản và như là do tư bản tạo ra. Mác đã nhận xét: “Sức sản xuất đó giống như một mức mà nhà tư bản sẵn có một cách tự nhiên, một sức sản xuất cố hữu của tư bản”. Kết luận: tóm lại, HTGĐ là một bước tiến về tổ chức sản xuất: tư liệu sản xuất phân tán biến thành tư liệu sản xuất tập trung, lao động riêng lẻ biến thành lao động xã hội, năng suất lao động xã hội tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự tiến bộ trên trong tay nhà tư bản lại trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc bóc lột giá trị thặng dư được nhiều hơn. Hiệp tác giản đơn tuy không tồn tại lâu song nó đã tập hợp được đông đảo công nhân tạo điều kiện cho HTGĐ chuyển biến thành hiệp tác có phân công, tức là công trường thủ công TBCN. II. Công trường thủ công (CTTC). 1. Khái niệm và đặc điểm. Có hai loại công trường thủ công: - Công trường thủ công hỗn tạp: là CTTC mà hình thái cuối cùng của sản phẩm được lắp ráp một cách máy móc bởi những sản phẩm bộ phận độc lập mà có. VD: công trường thủ công làm đồng bộ ở Giơnevơ. - Công trường thủ công hữu cơ: là CTTC mà sản phẩm của nó do một loạt những quá trình và những thao tác có liên quan với nhau tạo ra. VD: công trường thủ công làm kim băng. Tóm lại, dù được phân chia dưới hình thức nào thì cơ cấu sản xuất của CTTC vẫn là người lao động bộ phận và công cụ của người ấy. Mác đã nhận xét: “Người lao động bộ phận và công cụ của người ấy, đó là yếu tố đơn giản của công trường thủ công”. 2. Ưu thế của công trường thủ công. Thứ nhất: sản xuất được liên tục, đều đặn nhờ tổ chức lao động dây chuyền, hợp lý hóa sản xuất. Người lao động được phân công chuyên môn hoá từng khâu của quá trình sản xuất nên đã rút ngắn được thời gian ngừng việc, giảm giờ chết do thay đổi thao tác, dụng cụ, chỗ làm việc. Thứ hai: tay nghề của người công nhân được nâng lên nhanh chóng nhờ chuyên môn hoá lao động bộ phận. Người công nhân chỉ làm một trong nhiều khâu của quá trình sản xuất nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, trình độ thành thạo được nâng cao vì vậy hao phí lao động ít hơn mà mang lại hiệu quả cao hơn. Thứ ba: sản phẩm làm ra tốt hơn và nhiều hơn so với sản phẩm của người sản xuất riêng lẻ. Thứ tư: công cụ lao động được cải tiến, làm cơ sở cho sự ra đời của máy móc sau này. Máy móc đã tiếp thu và phát triển dựa trên sự cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn của công cụ trong giai đoạn CTTC. Như vậy, nhờ phân công trong CTTC và chuyên môn hoá sản xuất mà kỹ thuật đã tiến bộ rất nhiều tuy nền sản xuất vẫn dựa trên lao động thủ công. 3. Tính chất tư bản chủ nghĩa của công trường thủ công. Sự phân công trong CTTC đòi hỏi phải tăng phần tư bản khả biến và tư bản bất biến. Đây là một định luật do tính chất kỹ thuật của CTTC sinh ra. Sự phân công trong CTTC làm cho người lao động bị què quặt cả về thể chất lẫn tinh thần do họ suốt đời chỉ làm một công việc bộ phận của sản phẩm. Sự phân công trong CTTC còn xác lập một tổ chức đẳng cấp giữa công nhân với nhau, đó là công nhân lành nghề và không lành nghề. Mục đích của việc phân chia này là nhằm làm giảm chi phí đào tạo công nhân của nhà tư bản. Lao động tập thể của người công nhân tạo nên một sức sản xuất mới, sức sản xuất này thuộc về nhà tư bản và đảm bảo cho nhà tư bản bóc lột được giá trị thặng dư tương đối cao hơn hẳn thời kỳ HTGĐ. Mác đã nhận xét: “Phát triển sức sản xuất tập thể của lao động làm lợi cho nhà tư bản mà hại cho người lao động. Nó tạo ra những điều kiện mới đảm bảo cho tư bản thống trị lao động. Vậy nó vừa là một sự tiến bộ lịch sử, một giai đoạn tất yếu trong hình thái kinh tế xã hội, và vừa là một thủ đoạn bóc lột một cách văn minh và tinh vi hơn”. Kết luận: nhìn chung, CTTC thủ có vai trò lịch sử đối với CNTB. Nó là giai đoạn tạo điều kiện cho sự ra đời của đại công nghiệp cơ khí: lao động thủ công chuyển thành lao động cơ giới, công nhân lành nghề cùng với công cụ độc chuyên. Và từ công cụ độc chuyên đó mà xưởng chế tạo công cụ hình thành dẫn đến sự ra đời của nền sản xuất cơ khí. III. Đại công nghiệp cơ khí (ĐCNCK). 1. Quá trình phát triển của máy móc. Máy móc là một cơ cấu gồm ba bộ phận căn bản khác nhau: máy phát lực, máy truyền lực, máy công tác. Quá trình phát triển của máy móc diễn ra từ thô sơ đến hiện đại, từ công suất thấp đến công suất cao, hình thái phát triển nhất của nó là máy tự động. Ngoài ba bộ phận trên, máy tự động còn có bộ phận điều khiển kiểm tra toàn bộ hoạt động của máy. Khi máy công tác thay thế công cụ thủ công, nó đòi hỏi phải thay thế nguyên động lực do sức người, sức súc vật, sức tự nhiên (sức gió, sức nước). Song sức tự nhiên cũng bị hạn chế nên máy hơi nước đã được phát minh ra. Đây là động cơ đầu tiên phát ra nguyên lực bằng cách dùng nước và than. Sự ra đời của máy hơi nước làm cho người ta chỉ cần dùng một động cơ cũng có thể làm cho chuyển động nhiều máy công tác. Máy phát lực cũng đòi hỏi phải lớn lên theo sự gia tăng của máy công nghệ. Bộ phận truyền lực trở thành vừa rộng lớn, vừa phức tạp. Trên cơ sở này hệ thống máy móc hình thành. Tóm lại, quá trình phát triển của máy móc đã được Mác khái quát như sau: “Công cụ giản đơn, tích luỹ công cụ, công cụ phức hợp, việc chuyển động những công cụ ấy bằng các lực lượng tự nhiên, máy móc hệ thống máy móc cơ mô tơ tự động, đó là tiến trình phát triển của máy móc”. 2. Ưu thế của máy móc. Máy móc không bị hạn chế bởi giới hạn sinh lý của con người. Bản thân máy móc được chế tạo bằng vật liệu bền, sử dụng được trong thời gian dài, và do quy luật khoa học quy định việc sử dụng nó. Phạm vi sản xuất của nó rộng hơn nhiều so với công cụ thủ công. Khoa học biến thành lực lượng sản xuất. Mác nhận xét: “Công nghiệp lớn là nơi đã biến khoa học thành lực lượng sản xuất… và đưa khoa học phục vụ cho nhà tư bản”. Máy móc làm tăng năng suất lao động xã hội lên gấp trăm ngàn lần so với thời kỳ trước. 3. Tính chất tư bản chủ nghĩa của đại công nghiệp cơ khí. Máy móc ra đời là sự đắc thắng của loài người đối với thiên nhiên, nhưng máy móc ở trong tay nhà tư bản lại là công cụ để bóc lột tàn nhẫn lao động làm thuê. - Dựa vào máy móc, nhà tư bản không ngừng bóc lột giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối. Nhà tư bản đã tăng cường việc bóc lột của mình nhờ thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất đại quy mô, nhờ tận dụng được sức tự nhiên không phải trả tiền, nhờ hạ thấp giá trị sức lao động của công nhân. Bên cạnh đó nhà tư bản còn không ngừng tăng cường độ lao động bằng cách tăng thêm công suất máy móc, không ngừng kéo dài ngày lao động để bù vào số công nhân giảm đi do máy móc thay thế. - Máy móc làm cho nạn thất nghiệp càng thêm trầm trọng. Máy móc có khả năng thay thế hàng chục, hàng trăm công nhân. Bao nhiêu người bị thay thế là bấy nhiêu người bị sa thải khỏi công xưởng. Bên cạnh đó còn rất nhiều những người sản xuất nhỏ cũng trở nên thất nghiệp do bị phá sản. - Máy móc làm cho công nhân trở thành vật phụ thuộc vào nó. Thời kỳ máy móc và công nghiệp lớn, người công nhân suốt đời chuyên phục vụ một cái máy bộ phận. Công việc làm bằng máy kích thích cao độ hệ thần kinh, đồng thời ngăn cản việc sử dụng cơ bắp, kìm nén mọi sự hoạt động tự do của tinh thần và thể xác. Người công nhân tách khỏi nhà tư bản thì không có việc gì làm cả. - Máy móc bắt công nhân tuân theo kỷ luật trại lính và chịu nhiều sự độc hại. Máy móc đòi hỏi công nhân phải làm theo việc đều đặn, liên tục, chính xác và tuyệt đối phục tùng. Ngoài ra công nhân còn phải chịu nhiều sự độc hại, nhiệt độ cao, áp suất lớn, không khí bụi bặm, hoá chất nguy hiểm, những tai nạn lao động có thể đến bất cứ lúc nào. Tất cả những nỗi thống khổ của công nhân không phải do máy móc sinh ra mà là “do việc sử dụng máy móc theo lối tư bản chủ nghĩa mà ra”. 4. Tính chất tiến bộ của đại công nghiệp cơ khí. Tuy ĐCNCK ở trong tay giai cấp tư sản đã gây ra những tai hại ghê gớm cho người lao động, nhưng bản thân ĐCNCK ra đời là một tiến bộ nhảy vọt của loài người, nó có tác dụng lớn lao trong đời sống xã hội. ĐCNCK tạo ra một năng suất lao động xã hội cao chưa từng có trong các xã hội trước. Sản xuất tập trung chuyên môn hoá, hợp tác, phân công xã hội phát triển, các ngành sản xuất xã hội tăng lên và gắn bó với nhau. Nền sản xuất nhỏ phân tán tự cấp, tự túc hình thành một hệ thống sản xuất xã hội được thay bằng nền sản xuất lớn, phạm vi thị trường được mở rộng tạo điều kiện cho nền kinh tế của loài người tiến lên những bước mới. - ĐCNCK ra đời, phá vỡ quan hệ giữa gia đình kiểu cũ, phong kiến gia trưởng. Phụ nữ trong gia đình đã có tiếng nói riêng do họ đã tạo ra được một cơ sở kinh tế mới cho gia đình họ. Uy quyền đàn ông không còn đủ mạnh để có thể áp bức phụ nữ. ĐCNCK đã tạo ra mầm mống của quyền bình đẳng nam nữ và quan hệ gia đình kiểu mới. - Trong nền ĐCNCK, con người được học tập và phát triển toàn diện để đạt được một trình độ nhất định trong việc sử dụng máy móc, vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - ĐCNCK làm cho công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, nhưng vẫn hình thành mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Công nghiệp tác động vào nông nghiệp biến nông nghiệp thành những ngành sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại. Ngược lại, cách mạng nông nghiệp lại đảm bảo cung cấp cho công nghiệp nhân lực, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Kết luận: qua ba giai đoạn phát triển của CNTB trong công nghiệp, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề: 1. Ba giai đoạn phát triển của CNTB là ba giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội, đồng thời là ba giai đoạn nâng cao trình độ bóc lột của tư bản. 2. Ba giai đoạn phát triển của CNTB là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất đặt trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản xuất. Đi theo với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất TBCN ngày càng được mở rộng và củng cố. Sau khi nền đại công nghiệp được xác lập thì CNTB lên ngôi thống trị hoàn toàn. 3. Ba giai đoạn phát triển của CNTB cũng là ba giai đoạn xã hội hoá lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện đại. kết luận Lật giở lại lịch sử để nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản qua ba giai đoạn phát triển trong công nghiệp gợi cho ta những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về quá trình chuyển biến của nền sản xuất xã hội từ sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu sản xuất lớn, cơ khí hoá hiện đại. Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chắc chắn những thành tựu về phát triển kinh tế của các nước tư bản trên thế giới sẽ là một bài học lớn đối với Việt Nam. Đối với một nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, công nghiệp hóa chính là con đường tất yếu phải đi qua để tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của mọi thành viên trong xã hội. tài liệu tham khảo 1. Các Mác – Sự khốn cùng của triết học – NXB Sự thật Hà Nội - 1971. 2. Các Mác tư bản Quyển I, tập 1 – NXB Sự thật – 1963. 3. Lê -nin toàn tập, tập 3 – nxb sự thật – 1960.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50238.doc
Tài liệu liên quan