Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002:
- Bước 1: Bên trả tiền khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo mẫu do ngân hàng quy định.
- Bước 2: Ngân hàng phục vụ người trả tiền kiểm tra xem xét tính hợp lệ của đơn xin mở thư tín dụng và quyết định chấp nhận hay từ chối mở thư tín dụng. Nếu không mở thư tín dụng, ngân hàng phải hoàn trả lại cho khách hàng giấy tờ và kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối mở. Nếu đồng ý mở, ngân hàng xử lý giấy mở thư tín dụng:
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm chứng từ hạch toán tại ngân hàng phục vụ người trả tiền.
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm giáy báo nợ gửi người trả tiền.
+ Hai liên giấy mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Sau khi mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng phải gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng.
- Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng mở gửi đến thì tiến hành kiểm tra thủ tục mở thư tín dụng và thông báo cho người thụ hưởng biết.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể thay đổi được luật quốc gia. Những tranh chấp (nếu có) tốt nhất là để tòa án xem xét và giải quyết”.
Trên thực tế, các ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế đều vận dụng UCP vào giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng nhằm hòa nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu.
2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng
2.1. Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng.
Chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng
Chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là chủ thể thực hiện thanh toán bằng thự tín dụng, được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có đủ điều kiện. Điều kiện về chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng được quy định tại Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 26/3/2002. Pháp luật hiện hành không cho phép tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế do quy trình thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong khi đó, hoạt động thanh toán không phải là hoạt động chính của các tổ chức tín dụng nên mức độ rủi ro cao. Quy định này của pháp luật Việt Nam được coi là hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Ngân hàng là chủ thể chủ yếu thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng. Hiện nay ở nước ta, hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng đều được thực hiện tại các ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định điều kiện ngân hàng được phép hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng:
- Có người điều hành, nhân viên am hiểu hoạt động ngoại hối và có khả năng thực hiện tốt hoạt động ngoại hối.
- Có đủ trang thiết bị và điều kiện vật chất để đáp ứng được các hoạt động ngoại hối. Đây là điều kiện rất cần thiết bởi hoạt động ngoại hối là hoạt động mang tính quốc tế, đòi hỏi có sự đồng bộ về kỹ thuật giữa ngân hàng của các nước với nhau.
Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính.
- Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có liên quan tới các ngân hàng ở nhiều nước khác nhau. Nó chỉ được thực hiện khi giữa các ngân hàng có sự đồng bộ tương đối về kỹ thuật. Hiện nay, để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng các tổ chức không phải ngân hàng cũng như ngân hàng đều phải tham gia mạng thanh toán Swift.
- Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.
Để thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng những điều kiện:
- Có giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh:
+ Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động của mình. Đây là quy định cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động thanh toán của tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được thực hiện hiệu quả, đúng mục đích.
+ Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ tahnh toán xin phép thực hiện.
+ Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện.
Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có quy định cụ thể về điều kiện cho các chủ thể thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng. Những quy định trên quy định chung về điều kiện để chủ thể thực hiện thanh toán quốc tế. Tuy còn chung chung nhưng đã góp phần đảm bảo hoạt động thanh toán lành mạnh, hạn chế rủi ro.
Chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng
Chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là tổ chức, cá nhân bao gồm: người yêu cầu mở thư tín dụng và người thụ hưởng. Thông qua quy định về thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng tại Điều 7 Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/12/2002, điều kiện đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng được xác định:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng: là người mua hoặc nhà nhập khẩu, là bên mà theo yêu cầu của bên đó, thư tín dụng được phát hành. Khi sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, người yêu cầu mở thư tín dụng cần đáp ứng điều kiện:
+ Mở tài khoản tại ngân hàng được lựa chọn.
+ Có giấy đề nghị mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng.
- Người thụ hưởng: là người bán, người xuất khẩu, là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một thư tín dụng được phát hành . Để được ngân hàng thanh toán, bên thụ hưởng phải đáp ứng điều kiện:
+ Mở tài khoản tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở thư tín dụng.
+ Nếu người thụ hưởng mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì trên địa bàn đó phải có ngân hàng cùng hệ thống hoạt động và các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ với nhau.
Đặc biệt, để được sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế, người yêu cầu mở thư tín dụng phải đáp ứng những điều kiện:
+ Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, nếu không có giấy phép này thì đơn vị đó phải ủy thác việc mở thư tín dụng qua đơn vị khác.
+ Có giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Điều kiện chung đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng là có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong thanh toán bằng thư tín dụng
Hiện nay ở nước ta vấn đề này chưa được quy định cụ thể mà chỉ dừng lại ở chỗ quy định chung về quyền và nghĩa vụ các bên trong thanh toán tại Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN.
* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán :
- Quyền: + Quy định phí dịch vụ thanh toán đối với dịch vụ thanh toán mà mình cung cấp, các biện pháp bảo mật, phòng chống gian lận đảm bảo an toàn trong thanh toán, đóng tài khoản khi tài khoản không hoạt động trong thời hạn dài và số dư thấp dưới mức quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, quy định về hạn mức thấu chi và các quy định khác không trái pháp luật.
+ Yêu cầu người sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin có liên quan khi sử dụng dịch vụ thanh toán và trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.
+ Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán khi người sử dụng dịch vụ thanh toán không tuân thủ quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc vi phạm các thảo thuận khác.
- Nghĩa vụ: + Thực hiện giao dịch thanh toán kịp thời, an toàn theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, niêm yết công khai về phí dịch vụ, giữ bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán, trừ các trường hợp được pháp luật quy định, giải quyết hoặc trả lời khiếu nại của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi quyề hạn của mình.
+ Từ chối thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.
+ Không được che giấu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về người sử dụng dịch vụ thanh toán, số tiền thanh toán và các thông tin có liên quan khác đối với các giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.
+ Cung cấp thông tin cho chủ tài khoản, báo cáo Ngân hàng Nhà nước theo quy định.
* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán:
- Quyền: + Thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về hạn mức thấu chi và các thảo thuận khác không trái luật.
+ Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại khi tổ chức cung ứng dịch vụ: thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không đúng số tiền, không đúng người thụ hưởng theo yêu cầu của lệnh thanh toán đó; thu phí dịch vụ vi phạm phí đã công bố.
- Nghĩa vụ: + Trả phí dịch vụ thanh toán cho tổ chức thanh toán; hoàn trả đầy đủ, đúng hạn số tiền thấu chi trên tài khoản thanh toán (nếu có thỏa thuận) và tiền lãi tính trên số tiền thấu chi đó theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ và thực hiện đầy đủ các quy định khác của tổ chức cung ứng dịch vụ.
+ Hoàn trả tổ chức cung ứng dịch vụ trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ pháp luật thông qua giao dịch thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện.
Những quy định trên chỉ là những quy định chung được áp dụng cho tất cả các phương thức thanh toán. Trong khi đó, thanh toán bằng thư tín dụng có nhiều điểm khác biệt, đặc thù so với các phương thức thanh toán khác. Nếu so với các quy định trong UCP thì những quy định này còn sơ cài. Trong thực tiễn thanh toán bằng thư tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi UCP nếu các bên thỏa thuận áp dụng UCP. UCP 600 là bản sửa đổi mới nhất, phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia:
- Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng: Có quyền lựa chọn ngân hàng cung ứng dịch vụ, đưa ra các chỉ thị nhằm xác lập thư tín dụng, có quyền nhận, kiểm tra và chấp nhận bộ chứng từ theo yêu cầu trong thư tín dụng; có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ thư tín dụng; có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện của thư tín dụng. Người yêu cầu mở thư tín dụng có nghĩa vụ ký quỹ, trả dịch vụ cho ngân hàng, áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký quỹ.
- Quyền và nghĩa vụ của người thụ hưởng: quyền cơ bản là được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Người thụ hưởng có nghĩa vụ kiểm tra thư tín dụng, lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của thư tín dụng và xuất trình tới ngân hàng được chỉ định trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Tùy theo quy định trong thư tín dụng, người thụ hưởng có thể phải trả một khoản phí cho ngân hàng.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành:
+ Phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu và thông qua ngân hàng đại lý ở nước người hưởng lợi thông báo, gửi bản gốc thư tín dụng cho người thụ hưởng.
+ Đồng ý sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người yêu cầu mở thư tín dụng.
+ Kiểm tra chứng từ của người hưởng lợi thư tín dụng chuyển đến. Nếu các chứng từ phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng thì trả tiền cho người hưởng lợi và đòi tiền nhà nhập khẩu. Nếu các chứng từ xuất trình không phù hợp thì từ chối thanh toán .
+ Được miễn trách nhiệm trả tiền hoặc các hoạt động nghiệp vụ khác có liên quan đến vận hành thư tín dụng trong trường hợp hoạt động của ngân hàng bị dừng lại do các nguyên nhân bất khả kháng: chiến tranh, đình công, khủng bố, thiên tai hoặc các nguyên nhân khác vượt ngoài sự kiểm soát của ngân hàng phát hành. Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm.
+ Được hưởng phí mở thư tín dụng.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo: Khi nhận được thư tín dụng chuyển đến bởi ngân hàng phát hành, ngân hàng thông bảo phải xác minh tính chân thực của thư tín dụng trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu. Khi tiến hành thông báo, phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận được cho người thụ hưởng. Nếu từ chối thông báo thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được thư tín dụng. Khi nhận được bộ chứng từ do người bán xuất trình, ngân hàng thông báo phải kiểm tra, chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận: kể từ thời điểm xác nhận thư tín dụng, ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không hủy ngang với việc thanh toán hoặc chiết khấu. Nếu thư tín dụng quy định chứng từ xuất trình đến ngân hàng xác nhận hoặc đến bất kỳ ngân hàng được chỉ định nào khác và xuất trình là phù hợp thì ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi nếu thư tín dụng đáp ứng đủ điều kiện thanh toán.
2.3. Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng
Theo pháp luật Việt Nam:
Thủ tục thanh toán bằng thư tín dụng được quy định tại Điều 7 của Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 8/10/2002:
- Bước 1: Bên trả tiền khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo mẫu do ngân hàng quy định.
- Bước 2: Ngân hàng phục vụ người trả tiền kiểm tra xem xét tính hợp lệ của đơn xin mở thư tín dụng và quyết định chấp nhận hay từ chối mở thư tín dụng. Nếu không mở thư tín dụng, ngân hàng phải hoàn trả lại cho khách hàng giấy tờ và kèm theo văn bản trả lời ghi rõ lý do từ chối mở. Nếu đồng ý mở, ngân hàng xử lý giấy mở thư tín dụng:
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm chứng từ hạch toán tại ngân hàng phục vụ người trả tiền.
+ Một liên giấy mở thư tín dụng làm giáy báo nợ gửi người trả tiền.
+ Hai liên giấy mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.
Sau khi mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng phải gửi ngay thông báo về thư tín dụng cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng để thông báo cho người thụ hưởng.
- Bước 3: Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng do ngân hàng mở gửi đến thì tiến hành kiểm tra thủ tục mở thư tín dụng và thông báo cho người thụ hưởng biết.
- Bước 4: Bên thụ hưởng sau khi nhận được giấy mở thư tín dụng của bên trả tiền do ngân hàng mình gửi đến, người thụ hưởng phải đối chiếu với hợp đồng hay đơn đặt hàng nếu đúng thì giao hàng và yêu cầu người nhận hàng ký vào hóa đơn hay chứng từ giao hàng. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng, người thụ hưởng lập 4 liên bảng kê hóa đơn chứng từ giao hàng theo mẫu nộp vào ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền bán hàng.
- Bước 5: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì thanh toán cho người thụ hưởng.
- Bước 6: Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi hóa đơn chứng từ giao hàng đến ngân hàng mở để được thanh toán .
- Bước 7: Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tất toán thư tín dụng.
Thủ tục thanh toán trên chỉ áp dụng đối với thanh toán bằng thư tín dụng trong nước, áp dụng cho phương thức thanh toán trả tiền ngay, bộ chứng từ đòi tiền không kèm hối phiếu .Quy trình này cón nhiều hạn chế so với tập quán và thông lệ quốc tế. Với thanh toán nội địa thì quy trình này phức tạp, chậm hơn so với những phương thức thanh toán khác, làm vốn bị ứ đọng. Vì vậy, người có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán sẽ lựa chọn phương tiện thanh toán hiệu quả hơn.
Thủ tục của UCP trong thanh toán quốc tế
- Bước 1: Người nhập khẩu viết giấy yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.
- Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông báo ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.
- Bước 3: Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
- Bước 4: Người xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký trước đây. Sau khi kiểm tra thư tín dụng, nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung them cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng.
- Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản trong thư tín dụng, xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để yêu cầu thanh toán.
- Bước 6: Khi ngân hàng thông báo nhận được chứng từ cùng bản gốc thư tín dụng do nhà xuất khẩu gửi đến (kèm các tu chỉnh nếu có), ngân hàng thông báo kiểm tra nội dung thư tín dụng và các chứng từ kèm theo, sau đó điện báo cho ngân hàng phát hành thư tín dụng hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có).
- Bước 7: Ngân hàng mở thư tín dụng nhận được bộ chứng từ thanh toán do bên xuất khẩu gửi đến tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trong thư tín dụng đã mở. Nếu phù hợp, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán cho người xuất khẩu.
- Bước 8: Nhận được điện báo có về tài khoản thanh toán ở bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng thông báo báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu có kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì ngân hàng thông báo phải thông báo ngay cho người xuất khẩu.
- Bước 9: Ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu người xin mở thư tín dụng thanh toán và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở (người nhập khẩu). Nếu tổ chức nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy từng trường hợp mà ngân hàng mở thư tín dụng giải quyết trên cơ sở pháp lý là giấy yêu cầu mở thư tín dụng.
Quy trình thanh toán theo UCP có tính chặt chẽ hơn so với pháp luật Việt Nam. Ở mỗi khâu, quyền và nghĩa vụ các bên đều rất rõ ràng.
III. Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị
Thực tiễn áp dụng
1.1. Đánh giá chung:
Ở nước ta thanh toán bằng thư tín dụng đang có xu hướng phát triển. Việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức này đang là hoạt động chủ yếu của Phòng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Phần lớn các doanh nghiệp ở nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ so với các doanh nghiệp trên thế giới, tính minh bạch về tài chính còn hạn chế nên trong quan hệ thanh toán quốc tế, lựa chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi các bên. Tuy nhiên việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động này đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trước hết nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lý kém là nguyên nhân dẫn tới những vụ tham nhũng và lừa đảo. Năng lực kiểm tra xử lý bộ chứng từ thanh toán hạn chế làm phát sinh nhiều tranh chấp gây thiệt hại cho các bên Việt Nam. Việc không phát hiện được những sai biệt của chứng từ và không thông báo những sai biệt, từ chối bộ chứng từ sau thời hạn kiểm tra chứng từ đã hết, thông báo sửa đổi thư tin dụng không tuân thủ nguyên tắc của UCP… rất thường xảy ra ở các ngân hàng Việt Nam. Sự non yếu về nghiệp vụ đã dẫn đến không ít tranh chấp. Việc mở thư tín dụng phát sinh nhiều bất cập và tồn tại.
Bên cạnh đó, thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng còn tồn tại rất nhiều bất cập. Quy định về thanh toán bằng thư tín dụng rất chung chung, nằm ở nhiều văn bản khác nhau với giá trị hiệu lực khác nhau và không phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Không có văn bản pháp luật riêng điều chỉnh lĩnh vực này. Những văn bản có quy định về thư tín dụng cũng chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra định nghĩa về thư tín dụng. Nhiều vấn đề quan trọng chưa được quy định rõ ràng. Thiếu hành lang pháp lý làm cơ sở cho hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng đã khiến cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trở nên khó khắn, gây trở ngại cho các bên trong giao dịch. Nhiều tranh chấp các hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng phát sinh đòi hỏi pháp luật phải có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý.
Rõ ràng thực trạng này đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết để hạn chế những tranh chấp phát sinh cũng như đảm bảo tính hiệu quả của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
1.2. Các tranh chấp chủ yếu liên quan đến thư tín dụng:
Mặc dù phương thức thanh toán bằng thư tín dụng có nhiều ưu điểm, đảm bảo quyền lợi của các bên nhưng trong thực tiễn vẫn phát sinh nhiều tranh chấp. Khá nhiều ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam lung túng trong việc giải quyết những tranh chấp đó nên đã chịu phần thiệt hại về mình. Tranh chấp thư tín dụng xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm. Có nhiều loại tranh chấp liên quan đến thư tín dụng như sau:
- Tranh chấp giữa ngân hàng và người yêu cầu mở thư tín dụng.
- Tranh chấp giữa ngân hàng và người thụ hưởng.
- Tranh chấp giữa các ngân hàng với nhau.
- Tranh chấp giữa người yêu cầu mở thư tín dụng và người thụ hưởng.
Dưới đây là một số tranh chấp chủ yếu xảy ra trên thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua:
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp người nhập khẩu không mở thư tín dụng đúng hạn
Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, nghĩa vụ của người mua là mở thư tín dụng theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán nhưng trên thực tế, vì rất nhiều nguyên nhân mà nghĩa vụ này thường xuyên bị vi phạm làm phát sinh nhiều tranh chấp phức tạp. Nguyên nhân có thể là do thời hạn mở thư tín dụng là quá ngắn, nếu người mua không có khả năng tài chính thì rất dễ rơi vào tình trạng không mở được thư tín dụng hoặc mở thư tín dụng quá hạn. Cũng có thể là nguyên nhân liên quan đến hiệu quả thu được từ hợp đồng mang lại cao hay thấp, có hay không. Bên canh đó, cũng do năng lực của một số doanh nghiệp hạn chế, ký hợp đồng có nhiều kẽ hở mà nếu tiếp tục mở thư tín dụng sẽ dẫn đến những tổn thất nhất định cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thoái thác trách nhiệm, không mở thư tín dụng đúng như cam kết dẫn đến tranh chấp phát sinh.
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp người xuất khẩu xuất trình bộ chững từ có sai biệt so với quy định của thư tín dụng
Nguyên tắc cơ bản trong thanh toán thư tín dụng là tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ. Để được thanh toán, nghĩa vụ của người hưởng lợi là phải lập và xuất trình bộ chứng từ đòi tiền phù hợp quy định trong thư tín dụng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thư tín dụng. Trong rất nhiều trường hợp người hưởng lợi không thực hiện đúng nghĩa vụ này đã làm phát sinh tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người hưởng lợi cũng như ngân hàng trả tiền.
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp người bán không lấy được loại chứng từ thanh toán phù hợp
Tranh chấp này phát sinh chủ do hạn chế về khả năng đàm phán cũng cũng như thiếu kinh nghiệm mà người bán đã chấp nhận một thư tín dụng trong đó yêu cầu một hoặc một số loại chứng từ rất khó có khả năng lấy được. Như vậy, người bán phải chắc chắn không có 1 chứng từ nào từ phía người mua cung cấp lại phải chịu tác động của yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán.
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp ngân hàng phát hành từ chối trả tiền sau thời hạn kiểm tra chứng từ đã hết
Quy định về thời hạn kiểm tra chứng từ là một bước tiến bộ của UCP 500 so với các bản UCP trước. Theo UCP 500, thời hạn kiểm tra chứng từ là không quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày tiếp theo ngày nhận được bộ chứng từ. UCP 600 chỉ quy định cho thời hạn này là 5 ngày. Trên thực tế, nhiều ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ đã vi phạm thời hạn này, làm phát sinh những tranh chấp không đáng có. Cụ thể, điều 14 UCP 500 quy định: “Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận quyết định từ chối thanh toán thì phải thông báo không chậm trễ bằng điện, nếu có thể, bằng phương tiện truyền tin nhanh nhất, nhưng không được chậm quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày chứng từ được chuyển đến”. Điều 14b UCP 600 quy định: “Ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận, nếu có, và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không”.
- Tranh chấp phát sinh trong trường hợp ngân hàng phát hành nắm giữ vận đơn nhưng vẫn không nhận được hàng
Chức năng quan trọng nhất của vận đơn là vận đơn là bằng chứng về việc giao hàng và sở hữu hàng hóa. Vận đơn được lập theo lệnh thì bất cứ ai xuất trình một trong các bản vận đơn gốc sau khi kí hậu cũng được quyền nhận hàng hóa. Vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng thì ngân hàng phải kí hậu thì người xuất trình vận đơn mới được quyền nhận hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên tham gia thanh toán bằng thư tín dụng đã không hiểu và thực hiện đúng vấn đề này và làm phát sinh tranh chấp.
Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý cho ngân hàng phát hành được toàn quyền định đoạt hàng hóa khi người mở không thực hiện nghĩa vụ của mình, giữa ngân hàng phát hành và người mở cần có một thỏa thuận bằng văn bản, trong đó cho phép ngân hàng được nhận hàng hóa bán cho phía bên thứ ba để hoàn trả lại số tiền họ đã thanh toán theo thư tín dụng khi người mở mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, thỏa thuận này phải được pháp luật quốc gia chấp nhận.
- Tranh chấp do ngân hàng thông báo sửa đổi thư tín dụng không tuân thủ triệt để quy định của UCP
Trách nhiệm của ngân hàng thông báo là thông báo thư tín dụng cho người bán, chuyển các chứng từ liên quan đến sửa đổi, bổ sung thư tín dụng, chuyển bộ chứng từ thanh toán của người bán tới ngân hàng phát hành để được thanh toán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ngân hàng thống báo đã hành động không đúng với thông lệ và tập quán quốc tế dẫn đến các tranh chấp phát sinh.
Trên đây la những tranh chấp chủ yếu liên quan đến thư tín dụng. Thực tế, còn rất nhiều dạng tranh chấp khác như: ngân hàng mở thư tín dụng không đúng yêu với yêu cầu trong đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, những vấn đề thực tiễn phát sinh.docx