Mục lục
Lời mở đầu.
1. Những vấn đề về thư tín dụng.
1.1.Khái niệm thư tín dụng.
1.2. Tính chất của thư tín dụng.
1.3. Vai trò của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
1.4. Chủ thể của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1. Các quy định quốc tế về hoạt đông thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng.
2.1.2. Các văn bản khác điều chỉnh hoạt động thanh toàn bằng thư tín dụng.
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3. Những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và nguyên nhân của những vấn đề phát sinh:
3.2. Các tranh chấp thường phát sinh và những điểm cần chú ý.
4. Một số hướng giải quyết.
Kết luận
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và thực tiễn áp dụng quy định này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia gồm có:
+ Người yêu cầu phát hành thư tín dụng: là người mua, người nhập khẩu
+ Ngân hàng phát hành là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, người mua, người mở thư tín dụng.
Người thụ hưởng là người xuất khẩu, người bán.
Ngân hàng thông báo là ngân hàng phục vụ người bán. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng đại lí hoặc chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước người xuất khẩu, người bán.
Ngoài các chủ thể tham gia thanh toán trên, trong thực tế, tùy thuộc vào từng loại thư tín dụng có thể xuất hiện thêm một số ngân hàng khác:
+ Ngân hàng xác nhận là ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng, thực hiện xác nhận (đảm bảo) thư tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
+ Ngân hàng được chỉ định trong thư tín dụng (như chỉ định thanh toán, chỉ định chiết khấu)
+ Ngân hàng bồi hoàn: là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu. Ngân hàng bồi oàn thường tham gia trong trường hợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau.
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
Hoạt động thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng làm phát sinh nhiều mối quan hệ tương đối phức tạp, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể, dễ có thể nảy sinh tiêu cực, rủi ro trong quan hệ thanh toán cho tất cả các bên. Do đó, đòi hỏi Nhà nước cần phải ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ này nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên, bảo đảm sự vận hành an toàn của nền kinh tế, tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý bảo đảm cho quan hệ thanh toán nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng được thực hiện trong vòng trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc các quy phạm pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng hợp thành một bộ phận pháp luật gọi là pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng.
* Căn cứ vào nội dung tính chất của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dung thì pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng có thể phân chia thành các bộ phận pháp luật sau:
- Nhóm các quy phạm pháp luật về thanh toán được áp dụng chung cho các hình thức thanh toán trong đó có thanh toán bằng thư tín dụng.
- Nhóm các quy phạm pháp luật chỉ áp dụng riêng cho hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
* Căn cứ vào phạm vi hoạt động dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, có:
- Bộ phận pháp luật về điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng trong giao dịch thanh toán trong nước
- Bộ phận pháp luật về điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng trong quan hệ thanh toán quốc tế
* Căn cứ vào nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng có:
- Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng
- Nguồn luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng.
Trong phạm vi bài viết này nhóm sẽ dựa trên căn cứ vào nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng để tìm hiểu pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Cụ thể:
2.1. Các quy dịnh quốc tế về hoạt đông thanh toán bằng thư tín dụng.
2.1.1. Quy tắc và thực hành thống nhât về thư tín dụng.
Hiện nay trên thế giới, nội dung pháp lý chủ yếu điều chỉnh về thư tín dụng được quy định trong “các quy tắc thực hành thống nhất thư tín dụng” viết tắt là UCP và đây cũng được coi là văn bản quan trọng nhất hiện nay điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng. Đây là tập hợp các tập quán và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực thư tín dụng, được soạn thảo bởi các nhà thực hành mà chủ yếu là ngân hàng dưới sự chủ trì của phòng thương mại quốc tế vào năm 1933 và đã được sửa đổi nhiều lần.
Với sự đòi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo và thống nhất trong phạm vi toàn thế giới và để tạo điều kiện thuận lơi trong việc mở rộng và đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế, giúp cho các công ty, các tập đoàn khác nhau ở các quốc gia khác nhau trong quan hệ buôn bán, thanh toán được dễ dàng, ICC (phòng thương mại quốc tế) đã ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mà bản sửa đổi mới nhất là UCP600 – 2007. Do đó việc áp dụng các quy định của các quy tắc và thực hành thống nhất thư tính dụng được quyết định bởi các bên trong giao dịch thương mại và các ngân hàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngân hàng trung ương của một số nước có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp để các thư tín dụng phải bị điều chỉnh bởi các UCP. Ví dụ như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm ban hành kèm quyết định 711/2001/QĐ – NHNN, quy định: “Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hóa phải đảm bảo phù hợp với:…, quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế…”.
Ngoài ra, còn có một lưu ý rằng cho dù các quy tắc và thực hành thống nhất thư tín dụng của phòng thương mại Quốc tế có thể đưa ra giải pháp để giải quyết phần lớn các khó khăn trong lĩnh vực thư tín dụng, các bên vẫn phải quy định luật áp dụng đối với hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán). Nếu không, luật quốc gia của ngân hàng phát hành và của nơi thực hiện thanh toán thư tín dụng có khuynh hướng được áp dụng.
Mặc dù UCP là bộ quy tắc được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều nước nhưng nó cũng không mang tính chất bắt buộc với các bên có liên quan mà mang tính chất tùy nghi. Chỉ khi trong thư tín dụng có dẫn chiếu áp dụng UCP thì UCP đó mới có giá trị pháp lý ràng buộc với các bên tham gia vào quan hệ thanh toán đó. Bên cạnh đó các bên có thể thỏa thuận trong thư tín dụng là không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một số điều mà UCP đã quy định. Các bên cũng có thể loại trừ, sửa đổi, bổ sung những điều mà hai bên đều thấy cần thiết nhưng UCP lại không đề cập và quy định đến. UCP chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng cho thanh toán nội địa. Trong trường hợp áp dụng UCP mà có sự xung đột với pháp luật quốc gia thì luật quốc gia có giá trị cao hơn về mặt pháp lý. Đối với Việt nam, một đất nước đang đứng trước thềm hội nhập vào nền kinh tế thế giới, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng trong cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
2.1.2. Các văn bản khác điều chỉnh hoạt động thanh toàn bằng thư tín dụng.
Thứ nhất là, văn bản về Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng viết tắt là ISBP. Đây là tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế nhằm kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng. Văn bản mới nhất là ISBP681 năm 2007. Thông qua việc sử dụng văn bản này người kiểm tra chứng từ có thể thực hiện các công việc vủa mình phù hợp với tập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thể giới. Nhờ đó sẽ giảm đi đáng kể một lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
Thứ hai là, Bản phụ chương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử. Bản diễn giải số 1.1 năm 2007 (eUCP – 2002) gồm 12 điều và có một số khác biệt với UCP.
Thứ ba là, Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa ngân hàng theo thư tín dụng (URR525 – 1996). Đây là quy tắc được áp dụng cho các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng, nhằm ràng buộc các bên tham gia trừ khi có sự thỏa thuận rõ ràng khác trong Ủy quyền hoàn trả. Ngân hàng phát hành L/C có trách nhiệm quy định trong thư tín dụng là: “yêu cầu hoàn trả tuân thủ theo URR525”. Trong việc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng tuân thủ quy tắc này, ngân hàng hoàn trả hành động theo chỉ thị hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. Quy tắc này không loại bỏ hoặc thay đổi các điều khoản của UCP.
Thứ tư là, Tập quán Thư tín dụng dự phòng (ISP98). Tập quán thư tín dụng dự phòng chỉ dùng cho loại thư tín dụng dự phòng và thường áp dụng ở thị trường Mỹ, còn UCP thì áp dụng được cho cả thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng.
2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng:
Thư tín dụng xuất hiện tại Việt Nam trong nền kinh tế từ những năm 50 thế kỷ trước, tuy nhiên phải sau năm 1993 bộ phận pháp luật trong lĩnh vực này mới được chú ý xây dựng. Trước đó, Việt nam không có một văn bản pháp lý nào trực tiếp điều chỉnh các hoạt động liên quan tới thanh toán bằng thư tín dụng. Tuy nhiên sau khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, chúng ta đã dần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, cũng như vai trò của nó đối với lĩnh vực thương mại quốc tế. Vì vậy, nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh chi tiết hoạt động thanh toán này. Có thể đưa ra một số những văn bản pháp luật chủ yếu hiện hành sau.
Thứ nhất là, Nghị định số 64/2001/NĐ – CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo Khoản 2 Điều 3, Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, viết: “Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dưới đây gọi là NHNN), ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán”. Ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ngân hàng nước ngoài thành lập tại Việt Nam (100% vốn điều lệ của người nước ngoài, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng). Các tổ chức khác bao gồm Kho bạc Nhà nước, Quỹ tín dụng nhân dân và Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện. Như vậy, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khá rộng lớn, điều kiện để phát triển hoạt động dịch vụ thanh toán ở Việt Nam.
Thứ hai là, Quyết định số 226/2002/QĐ – NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Quyết định này hướng dẫn chi tiết về các quy định liên quan đến sử dụng và thực hiện dịch vụ thanh toán bằng lệnh thanh toán, chứng từ thanh toán, về phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thu hộ, chi hộ, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia dịch vụ thanh toán…
Thứ ba là, Quyết định số 1092/2002/QĐ- NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc ngân hàng nhà nước áp dụng cho giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng trong nước. Điều 4 Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002 của Thống đốc NHNNVN, ngoài các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ghi tại điều 12 Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ còn có thêm một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nữa là "thư tín dụng" dùng trong nước. Nhưng, NHNNVN lại chưa hướng dẫn doanh nghiệp, cơ quan sử dụng. Khi thanh toán trong nước, hầu như không có doanh nghiệp nào sử dụng thư tín dụng. Theo số liệu của NHNNVN, năm 2002, thanh toán bằng thư tín dụng trong nước chiếm tỷ trọng 0,7% tổng giá trị thanh toán và bằng 0,2% tổng số món thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ tư là, Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/1/2001 về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Theo quy định này thì thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm là một phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hoá phải đảm bảo phù hợp với :
- Chính sách nhập khẩu của nhà nước
- Các quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm tiền vay và các quy định tại quy chế này
- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC (theo phiên bản mà ngân hàng lựa chọn để thực hiện)
Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mở L/C trả chậm là các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam(sau đây gọi là ngân hàng).Đối tượng được mở L/C trả chậm là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt nam.
Tóm lại, những văn bản pháp luật nêu trên có thể chưa thoả mãn và đáp ứng được các yêu cầu phát sing trong thực tiễn và cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm. Song đó là những văn bản mang tính nền tảng để dựa vào đó có thể giải quyết được những vấn đề cơ bản xoay quanh lĩnh vực hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3. Những vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng.
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng và nguyên nhân của những vấn đề phát sinh:
Việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng của nước ta chủ yếu là hoạt động của Phòng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại. Phần lớn các doanh nghiệp của nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ so với các doanh nghiệp trên thế giới, tính minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế nên trong quan hệ thanh toán quốc tế, lựa chọn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là giải pháp tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hoạt động này đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Trước hết, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta còn nhiều hạn chế. Năng lực quản lí kém là nguyên nhân dẫn đến những vụ tham nhũng và lừa đảo. năng lực kiểm tra xử lí bộ chứng từ thanh toán hạn chế làm phát sinh nhiều tranh chấp gây thiệt hại cho các bên Việt Nam. Việc không phát hiện được những sai biệt của chứng từ và không thông báo những sai biệt, từ chối bộ chứng từ sau thời hạn kiểm tra chứng từ đã hết, thông báo sửa đổi thư tín dụng không tuân thủ nguyên tắc của UCP… thường hay xảy ra ở các Ngân hàng Việt Nam. Sự non yếu về nghiệp vụ đã dẫn đến không ít các tranh chấp.
Bên cạnh đó, thực trạng pháp luật điều chỉnh họat động thanh toán bằng thư tín dụng còn tồn tại rất nhiều bất cập. Quy định thanh toán bằng thư tín dụng còn mang tính chất chung chung, nằm ở nhiểu văn bản khác nhau với giá trị hiệu lực khác nhau và không phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Không có văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh vấn đề này. Những văn bản có quy định về thư tín dụng cũng chỉ dừng lại ở chỗ đưa ra định nghĩa về thư tín dụng. Nhiều vấn đề quan trọng chưa được quy định rõ ràng. Thiếu hành lang pháp lí làm cơ sở cho hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng đã khiến cho việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này trở nên khó khăn, gây trở ngại cho các bên trong giao dịch. Nhiều những tranh chấp trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng phát sinh đòi hỏi pháp luật phải có những sự điều chỉnh thích hợp và kịp thời.
Trên thực tế, những vướng mắc về văn bản pháp luật cũng như những bất cập trong cơ chế vận hành của UCP đã làm phát sinh nhiều tranh chấp và việc giải quyết những tranh chấp này chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ: tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trong năm 2003, đối với thư tín dụng xuất khẩu có đến 40% bộ chứng từ xuất khẩu Việt Nam mà Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng thông báo và xác nhận bị phía ngân hàng bạn thông báo có sai sót. Trong đó, 1,2 % tranh chấp không dùng UCP; 17,8% tranh chấp được ngân hàng giải quyết ổn thỏa trên cơ sở của UCP; còn lại 40% tranh chấp vận dụng UCP để giải quyết không hiệu quả. Nhiều trường hợp nhà xuất khẩu Việt Nam phải lập lại bộ chứng từ hoặc chuyển sang phương thức nhờ thu. Nhiều tranh chấp gây thiệt hại nặng cho khách hàng cũng như bản thân ngân hàng.
Từ những khó khăn kể trên nên quá trình áp dụng pháp luật đối với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng gặp khá nhiều những tranh chấp điển hình trên các lĩnh vực sau: tranh chấp phát sinh trong trường hợp người nhập khẩu không mở thư dụng đúng hạn; do người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ có sai biệt so với quy định của thư tín dụng; do người bán không lấy được chứng từ thanh toán phù hợp; do ngân hàng phát hành từ chối trả tiền sau thời hạn kiểm tra chứng từ đã kí kết; do ngân hàng phát hành nắm giữ vận đơn nhưng vẫn không nhận hàng; do ngân hàng thông báo sửa đổi thư tín dụng không tuân thủ triệt để quy định của UCP.
Rõ ràng, thực trạng này đang đặt ra nhiều vấn đề pháp sinh trong quá trình áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đối với giao dịch thanh toán trong nước ở Việt Nam đã được pháp luật quy định nhưng còn quá đơn giản và quá sơ sài. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đối với giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện tại Việt Nam từ khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994 đến nay UCP 500 đã sửa đổi thành UCP 600 và vẫn đang điều chỉnh những hoạt động giao dịch tín dụng chứng từ.
Bên cạnh sự phát triển lớn mạnh, các nghịêp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn mắc phải những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, tình trạng sử dụng L/C trả chậm như kênh tạo tiền nhập khẩu hàng hóa do quản lý kém hiệu quả đã gây nên gánh nặng cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thứ hai, tồn tại trong thanh toán trả chậm đôi khi còn do luật quốc gia chi phối, can thiệp có thể trái với thông lệ quốc tế, điều này gây nên những phản ứng không tốt từ phía nước ngoài làm ảnh hưởng lớn tới quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển thanh toán còn chậm, xảy ra nhiều khiếu kiện (thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ thanh toán tại ngân hàng còn chậm, việc gửi và nhận chứng từ thương mại quốc tế còn bất hợp lý. Công tác theo dõi ngân hàng nước ngoài trả tiền chưa cập nhật và hạch toán chậm. Điều đó đã làm cho tốc độ thanh toán bị chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh tế của khách hàng và ngân hàng)
Thứ tư, đối với hàng xuất khẩu, chứng từ do khách hàng lập ra để thanh toán theo L/C còn nhiều sai sót và khả năng kiểm soát của ngân hàng chưa cao, không tuân thủ những quy định trong L/C.
Thứ năm, đối với hàng nhập khẩu, thiếu ngoại tệ thanh toán.
Thứ sáu, một số cán bộ nghiệp vụ ở các ngân hàng chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình thể lệ nghiệp vụ của ngân hàng.
Ngoài ra, hiện nay các quy định về thư tín dụng của Việt Nam vẫn nằm rải rác ở một số văn bản pháp luật. Điều đó dẫn tới tình trạng có một số loại thư tín dụng không bị điều chỉnh, việc áp dụng các quy định pháp luật về thư tín dụng của các doanh nghiệp cũng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này cần có một văn bản riêng điều chỉnh về hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, trong đó quy định đầy đủ về các loại hình thư tín dụng, trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ thanh toán, các quy định về chống gian lận thương mại và giải quyết tranh chấp. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tìm hiểu, vận dụng loại hình dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng vốn đã rất phức tạp.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập làm ăn với nước ngoài, có một thực trạng là phía Việt Nam thường phải chấp thuận theo quốc tế do một số văn bản hiện nay của nước ta khi quy định về vấn đề này vẫn còn nhiều vướng mắc và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, thiết nghĩ Luật pháp Việt Nam cần cụ thể hóa việc giải quyết khi có tranh chấp xung đột giữa UCP và luật Việt Nam.
3.2. Các tranh chấp thường phát sinh và những điểm cần chú ý.
Các tranh chấp liên quan đến xuất trình chứng từ. Có nhiều tranh chấp xảy ra ví dụ như: tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển, tranh chấp liên quan đến hoá đơn thương mại, tranh chấp liên quan tới chứng từ bảo hiểm, Các tranh chấp phát sinh do có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ.
Tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của các bên tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ. Bao gồm: Tranh chấp phát sinh do phía người xin mở L/C vi phạm, tranh chấp phát sinh do phía người bán vi phạm, tranh chấp phát sinh do ngân hàng phát hành L/C vi phạm, tranh chấp do ngân hàng thông báo vi phạm.
Vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng là không thể tránh khỏi. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, là những tác nhân vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới từng khâu trong mỗi nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế trong đó có thanh toán quốc tế.
Đa phần các tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng L/C được giải quyết qua hình thức thương lượng hoặc hoà giải. Một số khác được đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài. Tại Việt Nam từ năm 1998 – 2008 trung tâm trọng tài quốc tế đã thụ lý hơn 150 vụ kiện, trong đó đã xét xử ra phán quyết được 60% còn lại đang tiếp tục giải quyết.
Nhìn chung thì các tranh chấp đang xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng, do đó để hạn chế điều này cần phải chú ý những vấn đề sau đây:
Đối với người mua, cần chú ý các điểm sau
- Đàm phán kĩ trước khi mở L/C;
- Làm đơn xin mở L/C thống nhất với hợp đồng;
- Dùng hợp đồng để buộc người bán giao hàng;
- Kiểm tra lại quyền từ chối hoàn trả của người mua trong trường hợp ngân hàng phát hành không hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Đối với người bán, để tránh những sai sót, theo Ravi Mehta – chuyên gia thương mại đã được chứng nhận là nhà tư vấn tài trợ xuất khẩu độc lập - giới thiệu quy trình xử lý L/C xuất khẩu gồm 8 bước sau:
- B1: Tổ chức và cùng phối hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu
- B2: Đàm phán các điều kiện L/C
- B3: Kiểm tra L/C
- B4: Lập kế hoạch tuân thủ
- B5: Lập và chuẩn bị các chứng từ
- B6: Tự kiểm tra chứng từ trước khi xuất trình
- B7: Xuất trình chứng từ kịp thời
- B8: Kiểm soát và giám soát thường xuyên
Đối với ngân hàng, cần tiến hành các công việc và nội dung cần kiểm tra khi có 1 đơn xin mở L/C được gửi tới:
- Các bước tiến hành mở L/C
- Kiểm tra nội dung chi tiết của đơn xin mở L/C
Ngoài ra cần chú ý việc chuyển các chỉ thị và chi tiết từ đơn xin mở L/C gửi cho người thụ hưởng phải được làm với sự cẩn trọng đặc biệt.
Ở Việt Nam hiện nay, khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp thường có xu hướng ỷ lại vào ngân hàng trong việc tìm hiểu pháp luật quốc tế về tín dụng chứng từ và điều này dẫn đến những tranh chấp. Chẳng hạn một số doanh nghiệp xuất khẩu khi nhận được thông báo L/C từ ngân hàng thông báo do không kiểm tra kĩ nội dung nên kết quả là nội dung L/C không thống nhất với hợp đồng. Nhìn chung kinh nghiệm và kiến thức sử dụng L/C của các doanh nghiệp còn yếu.
4. Một số hướng giải quyết:
Với thực trạng như vậy, nhóm xin đưa ra một số hướng giải pháp cho hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng của nước ta được tiến hành một cách có hiệu quả. Trước hết cần phải phổ cập kiến thức liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại.
Sau đó cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý ngoại hối, thanh toán quốc tế và xuất nhập khẩu. Do phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức đã và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và do đó cần có các văn bản pháp lý giải thích rõ ràng về mối quan hệ giữa tập quán quốc tế UCP 600 và luật pháp trong nước. Đặc biệt đối với pháp luật trong nước điều chỉnh hoạt động này cần phải tiến hành một số sửa đổi. Cụ thể:
Thứ nhất, Sửa đổi, bổ sung điều 16 quyết định số 226/2002/QQĐ-NHNN:
Định nghĩa về thư tín dụng trong điều 16 quyết định 226 được xây dựng theo hướng liệt kê vừa dài dòng nhưng lại không đầy đủ, không thể áp dụng chung cho tất cả các loại thư tín dụng. hơn nữa, định nghĩa được xây dựng dưới góc độ hình thức thanh toán của thư tín dụng nên không phản ánh được bản chất của thư tín dụng. Cho nên đặt ra một yêu cầu đó là cần thiết phải xây dựng một khái niệm đầy đủ cho hoạt động này.
Khoản 2 điều 16 quyết định số 226 quy định: “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ cảu các bên liên quan trong thanh toán thưu tín dụng do các bên thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”. Việc quy định liệt kê các hoạt động trong thanh toán bằng thư tín dụng có ưu điểm là rõ ràng nhưng lại thiếu tính bao quát. Cùng với việc sử dụng dấu ba chấm làm điều luật trở nên khó xác định. Theo ý kiến của nhóm Điều luật này có thể sửa lại như sau: “quy trình thanh toán bằng thư tín dụng và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng thư tín dụng do các bên thảo thuận áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”.
Thứ hai, đối với khoản 1 điều 19 quyết định số 226 quy định hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng: việc mở phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán bằng thư tín dụng thực hiện theo các quy tắc chung về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thanh toán thỏa thuận áp dụng và theo quy đinh hiện hành của pháp luật Việt Nam. Quy định này khá phức tạp, không rõ ràng. Vì vậy, có thể sửa đổi theo hướng: “thanh tóa bằng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế được điều chỉnh bởi quy tắc thực hành thống nhát về tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành, do các bên thỏa thuận và t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập nhóm luật ngân hàng 2 - 8 điểm.doc