Tiểu luận Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty

MỤC LỤC

 

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC VỐN GÓP, ĐỊNH GIÁ VỐN GÓP VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TY 2

1. Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp 2

2. Định giá vốn góp 6

a)Phương thức định giá. 6

b)Ý nghĩa của việc định giá. 8

3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty 8

II. HƯỚNG HOÀN THIỆN 13

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

docx15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC VỐN GÓP, ĐỊNH GIÁ VỐN GÓP VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TY 2 1. Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp 2 2. Định giá vốn góp 6 a)Phương thức định giá. 6 b)Ý nghĩa của việc định giá. 8 3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty 8 II. HƯỚNG HOÀN THIỆN 13 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được chủ trương đó chúng ta đã nố lực hết mình, và cũng đã đạt được những thành quả nhất định. Bên cạnh đó thì các công ty đã đóng góp một phần công sức không nhỏ trong những thành quả đó. Một công ty để được thành lập và hoạt động cần phải có tài sản và các tài sản đó một phân là vốn góp được tạo dựng bởi các cổ đông, thành viên của công ty đóng góp. Vậy pháp luật hiện hành quy định gì về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu vốn góp như thế nào? Sau đây em xin được làm rõ hơn các vấn đề trên. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HÌNH THỨC VỐN GÓP, ĐỊNH GIÁ VỐN GÓP VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO CÔNG TY Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp Theo quy định tại Điều 163 BLDS năm 2005 quy định: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Ở đây tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được giải thích như sau: Vật: phải là một bộ phận của thế giới vật chất (tồn tại một cách hữu hiệu, phải có lợi ích cho công ty và phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác của công ty. Trong quá trình hoạt động, các vật này có thể tham gia giao dịch. Công ty có thể chiếm hữu, sử dụng và định đoạt được vật đó nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Vật được chia thành bất động sản và động sản. Tiền: tiền là giá trị đại diện cho giá trị thực của hoàng hóa và là phương tiện lưu thông trong giao lưu dân sự. Tiền giữ một vai trò quan trọng và được coi là một tài sản quý trong xã hội. Giấy tờ có giá trị bằng tiền: không phải mội giấy tờ giá trị đều được coi là tài sản mà phải là những giấy tờ giá trị được bằng tiền, đáp ứng được yêu cầu có thể trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự và khi góp vốn vẫn còn trong thời hạn được lưu thông. Giấy tờ trị giá được bằng tiền phải có một mệnh giá nhất định như: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc, thông phiếu… Các quyền tài sản: đây là các quyền gắn liền với tài sản và khi thực hiện các quyền đó, lợi ích vật chất sẽ phát sinh đối với chủ sở hữu đối với các sáng chế… Các quyền này có thể định giá được và do vậy có thể chuyển giao trong các giao dịch dân sự. Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 20005 quy định: “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vố của công ty”. Theo quy định này thì hình thức góp vốn vào công ty có thể là được thực hiện dưới với hình thức là góp tài sản, các tài sản đó được thể hiện dưới những dạng sau: Tiền Việt Nam; Ngoại tệ tự do chuyển đổi; Vàng; Giá trị quyền sử dụng đất; Giá trị quyền sở hữu trí tuệ; Công nghệ, bí quyết kỹ thuật; Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp được xây dựng theo phương pháp liệt kê. Với phương pháp này làm cho nội dung điều luật thiếu tính khái quát, không thể hiện được sự đầy đủ, trọn vẹn những trường hợp pháp luật dự liệu. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được tạo nên sự rườm ra về mặt hình thức, câu chữ. Từ đó, khiến cho không ít người đọc hiểu sau tinh thần của điều luật – họ cho rằng ngoài tài sản mà điều luật đã liệt kê, các thỏa thuận những tài sản khác là đối tượng của hành vi góp vốn theo ý chí của nhà đầu tư chứ không phải theo pháp luật. Một điểm nữa là chúng ta có thể đặt ra vấn đề rằng: mọi phần vốn góp của công ty là tài sản, nhưng ngược lại mọi tài sản đều có thể trở thành vốn góp được không. Phải chăng luật doanh nghiệp có “quá thoáng” khi quy định cho các thành viên công ty được thỏa thuận với nhau tài sản nào sẽ là đối tượng của việc góp vốn? Các thành viên công ty có thể thỏa thuận góp vào công ty những tài sản như: năng lực kinh doanh, uy tín trên thương trường, danh sách khách hàng… có được không? Theo pháp luật hiện hành thì điều này hoàn toàn được cho phép nếu là thành viên công ty đã thỏa thuận là tài sản và được ghi vào Điều lệ công ty. Từ những phân tích ở trên có thể thấy được sự mâu thuẫn chồng chéo trong Luật doanh nghiệp và BLDS trong khái niệm về tài sản góp vốn. những hạn chế và bất cập của một định nghĩa mang tính chất liệt kê. Không chỉ mâu thuẫn với BLDS định nghĩa về tài sản góp vốn của Luật doanh nghiệp còn nảy sinh một số vấn đề liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ, khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp chỉ liệt kê các loại tài sản… Như vậy, Luật doanh nghiệp có đề cập tới giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Trong khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra hệ thống cá đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp rất rõ ràng bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bố trí mạch kín hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên tại NĐ 102/2010/NĐ-CP Điều 5 quy định về góp vốn bằng sở hữu trí tuệ : “Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ”. Vậy, từ cách quy định trên có thể thấy được pháp luật đã chú ý đến các quyền tài sản để góp vốn vào công ty và đây cũng là một hình thức góp vốn vào công ty. Đây là những quy định của pháp luật đối với hình thức góp vốn vào công ty đối với những chủ thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam không bị cấm trong khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005. Đối với những tổ chức cá nhân nước ngoài thì hình thức góp vốn vào công ty được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết của Thủ tướng chính phủ số 99/2009/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam: “Góp vốn: a) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; b) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mua lại phần vốn góp của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới, sau khi được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. c) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”. Quy định này đã bao hàm toàn bộ những hình thức góp vốn mà nhà đâu tư nước ngoài muốn góp vào các công ty ở Việt Nam. Định giá vốn góp Khoản1 Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá”. Từ quy định trên thì và quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp thì những tài sản có thể định giá là: giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn để tạo thành vốn của công ty. a)Phương thức định giá. Định giá theo thoả thuận giữa các bên. Các bên có thể xác định giá trị của tài sản góp vốn bằng con số cụ thể, ví dụ: 1triệu, 2 triệu đồng,…. Hoặc xác định công thức tính giá trị bằng các tham số có tác dụng làm cho giá trị của tài sản trở nên chắc chắn xác định được tại thời điểm góp vốn. Giá trị của tài sản phải được thông qua bằng nguyên tắc nhất trí. Tài sản góp vốn cũng có thể được định giá bởi một người thứ ba do các bên nhất trí chỉ định. Định giá theo thỏa thuận của các bên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 được quy định tại khoản 2 Điều 30: “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Theo quy định tại khoản này thì ở đây pháp luật đã gắn trách nhiệm của các thành viên, cổ đông sáng lập định giá. Việc gắn trách nhiệm được thể hiện ở chỗ nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm …tức là nếu định giá cao hơn thì thành viên, cổ đông tham gia định giá phải chịu trách nhiệm về phần định giá tài sản bị chênh lệch cao hơn. Các tổ chức định giá tài sản chuyên nghiệp (các công ty tài chính, ngân hàng…), tổ chức định giá phải thực hiện công việc một cách độc lập, không chịu sự chi phối của bất kỳ bên góp vốn nào trong việc định giá. Và theo quy định tại khoản 3 Điều 30 thì trách nhiệm của tổ chức định giá được xác định như sau: “nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”. Giá trị của tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Riêng đơi với việc định giá là quền sở hữu trí tuệ thì tại NĐ 102/ 2001/NĐ-CP quy định rõ tổ chức định giá ở đây là Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật quy định về các chủ thể có quyền tham gia định giá, nhưng lại không quy định về ấn định thời hạn để thực hiện quyền này nên sẽ tạo ra tình trạng tài sản đã góp vốn vào công ty bị đặt trong khả năng có thể bị xem xét lại về giá trị cũng như các vấn đề khác liên quan đến tài sản đó. Điều này sẽ không đảm bảo được tính ổn định của tài sản hay vốn trong công ty kinh doanh, cũng như không đảm bảo được tính chất xác của lần định giá tiếp theo. b)ý nghĩa của việc định giá. Đối với chủ sở hữu: Chìa khoá để phân chia quyền lực và lợi ích tài chính trong công ty. Bằng việc góp vốn, người góp vốn được nhận phần vốn góp có giá trị tương ứng với giá trị tài sản góp vốn. Giá trị phần vốn góp là tham số cho rất nhiều quyền của chủ sở hữu phần vốn góp: có số phiếu biểu quyết tương ứng phần vốn góp; được chia lợi nhuận tương ứng phần vốn góp; nhận giá trị tài sản có trong khi giải thể hoặc phá sản công ty tương ứng phần vốn góp; … Đối với chủ nợ của công ty: Tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc về sản nghiệp của công ty, nằm trong khối tài sản có của công ty và được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty. Nếu tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị của tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty Khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp quy định về chuyển quyền sở hữu góp vốn vào công ty: “1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a, Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty; c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty”. Điểm a khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp quy định rằng đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất), thì người góp vốn phải làm các thủ tục chuyển quyền. Điều luật dường như chỉ muốn nhấn mạnh tới nghĩa vụ tiến hành các thủ tục sang tên của người góp vốn. Thực ra, việc xác định người có nghĩa vụ làm các thủ tục đồng nghĩa với việc xác định ai phải thực hiện các nghĩa vụ về tài chính (thường là lệ phí trước bạ) trong quá trình thực hiện thủ tục sang tên. Thông thường, người nhận tài sản chuyển nhượng là người phải nộp lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, luật cũng không ngăn cấm việc các bên tự thoả thuận ngược lại. Hơn nữa, tại đoạn chót của khoản 1a, điều luật đã dẫn, quy định rằng việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ. Thế nhưng, đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, vấn đề quan trọng đặt ra là thời điểm chuyển giao quyền chứ không phải ai là người thực hiện các thủ tục. Bởi thời điểm chuyển giao quyền liên quan tới thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản. Hợp đồng góp vốn vào công ty có và hợp đồng mua bán đều là các hợp đồng có tác dụng chuyển quyền sở hữu một tài sản (tài sản góp vốn; tài sản bán) và xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản khác. Bởi vậy, ta nói rằng, giống như hợp đồng mua bán, hợp đồng góp vốn vào công ty là một hợp đồng chuyển nhượng tài sản có đền bù. Một cách hợp lý, ta có thể áp dụng các quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu và chịu rủi ro đối với tài sản của hợp đồng mua bán cho trường hợp góp vốn vào công ty. Trường hợp tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất), thì quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản góp vốn được chuyển giao cho công ty kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản đó (Điều 432, 696 Bộ luật dân sự). Việc giao và nhận tài sản góp vốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi hoàn tất thủ tục sang tên, tuỳ thuộc sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, công ty chỉ trở thành chủ sở hữu đối với tài sản góp vốn (hoặc người sử dụng đất) kể từ ngày giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng được cấp. + Tuy nhiên, về phần chuyển quyền sở hữu đối với tài sản có một số vướng mắc sau đây: Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, nguyên tắc này đã được các tác giả của Luật Đất đai số 13 ngày 26 tháng 11 năm 2003 (sau đây gọi là "Luật Đất Đai") sử dụng một cách không thống nhất. Điều 4 Luật đất đai đã dẫn quy định: " Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức (…) góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới". Như vậy, luật chính thức thừa nhận tư cách người nhận chuyển quyền sử dụng đất cho công ty có tư cách pháp nhân, người góp vốn là người chuyển quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký. Bằng việc đăng ký, người sử dụng đất xác lập quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và người thứ ba. Người sử dụng đất được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cùng điều luật đã dẫn). Người nhận quyền sử dụng đất do hiệu lực của một hợp đồng góp vốn phải đăng ký quyền sử dụng đất (Điều 46, Luật Đất Đai). Công ty là người nhận quyền sử dụng đất, vì vậy, công ty phải đăng ký quyền sử dụng đất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty xác lập tư cách người sử dụng đất trước nhà nước và người thứ ba. Pháp nhân công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khoản 1b đoạn chót,Điều 131 Luật Đất Đai). Tới đây, ta có cảm giác như nguyên tắc chuyển các quyền trên tài sản góp vốn, đã phân tích ở phía trên, vẫn được tôn trọng. Ta đã nói rằng, hợp đồng góp vốn vào công ty được xếp vào nhóm các hợp đồng chuyển nhượng tài sản có đền bù. Hiệu lực của hợp đồng có tác dụng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (ở đây là quyền sử dụng đất) cho pháp nhân công ty nhận vốn góp. Bản thân các điều luật của Luật Đất Đai đã phân tích ở phía trên cũng không quy định ngược với nguyên tắc này. Vậy mà ngay sau đó, các tác giả Luật Đất Đai lại quyết định rằng : trường hợp các bên thoả thuận chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại (khoản 4a Điều 131 Luật Đất Đai); trường hợp bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của toà án nhân dân (khoản 4c Điều 131 Luật Đất Đai); trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế (khoản 4d, điều luật đã dẫn). Cho phép một hoặc các bên góp vốn chấm dứt việc góp vốn (thực ra là việc chấm dứt tư cách thành viên (trong công ty TNHH), cổ đông (trong công ty cổ phần), bên góp vốn (trong doanh nghiệp liên doanh), sau đây gọi là "Thành viên") bằng cách trực tiếp rút lại các tài sản đã góp vốn vào công ty thực sự là một giải pháp rất không bình thường. Giải pháp này đặt các chủ nợ của công ty và bản thân công ty – một chủ thể của quan hệ pháp luật, vào tình thế hết sức bấp bênh. Cứ hình dung: một hoặc các bên thực hiện việc rút lại các tài sản đã góp vốn vào công ty. Khối tài sản có của công ty giảm sút. Điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mất cân bằng giữa khối tài sản có và khối tài sản nợ của công ty. Mà ta đã biết rằng, khối tài sản nợ được đảm bảo bởi khối tài sản có. Người góp vốn vào công ty và công ty có tư cách pháp nhân nhận vốn góp là hai chủ thể hoàn toàn tách biệt. Mỗi chủ thể có một sản nghiệp riêng biệt. Ta đã thừa nhận rằng, quyền sử dụng đất do nhận vốn góp thuộc về sản nghiệp của công ty. Và người góp vốn tự bằng lòng với tư cách Thành viên công ty thông qua việc xác lập quyền sở hữu Phần vốn góp của công ty. Ta biết rằng việc phá sản doanh nghiệp liên quan tới công việc thanh toán và tiến hành phân chia khối tài sản có và khối tài sản nợ của doanh nghiệp bị phá sản. Vậy tại sao số phận của tài sản (quyền sử dụng đất) thuộc sản nghiệp của công ty lại chịu sự phán quyết của cơ quan tư pháp trong khi tiến hành các thủ tục liên quan tới một sản nghiệp khác (sản nghiệp của bên góp vốn)? Tương tự, tại sao cá nhân tham gia góp vốn lại có quyền định đoạt (để lại thừa kế) tài sản không thuộc sản nghiệp của mình? Trường hợp tài sản thuộc loại không phải đăng ký quyền sở hữu, nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu được thực hiện bằng cách giao tài sản (điểm b khoản 1 Điều 29 Luật doanh nghiệp). Các tài sản này có thể được thể hiện dưới hai trạng thái: các tài sản hữu hình những vật mà con người có thể nhận biết bằng các giác quan tiếp xúc: cầm, nắm, hay chạm tay vào,…. ví dụ: bàn, ghế, xe hơi, căn nhà… Ngược lại, những tài sản mà chỉ nhận biết được thông qua các công cụ của tư duy, ví dụ tác phẩm văn chương, hội hoạ, sáng chế, quyền chủ nợ … được gọi là các tài sản vô hình, hay các giá trị tài sản phi vật thể. Nghĩa vụ giao tài sản được coi là hoàn thành khi tài sản được giao đúng tình trạng, đúng số lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng góp vốn và tài sản ở trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng để người nhận chiếm hữu. Việc giao và nhận phải được xác nhận bằng văn bản (cùng điều luật). Như vậy, với quy định chuyển quyền sở hữu, tài sản đem góp vốn chính thức ra đi khỏi sản nghiệp của người góp vốn và gia nhập vào sản nghiệp của công ty nhận vốn góp. Với tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản đó. Dưới con mắt của các chủ nợ của công ty, các tài sản đó có thể bị kê biên để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty đối với họ. HƯỚNG HOÀN THIỆN Thứ nhất, cần có một văn bản hướng dẫn quy định về phần tài sản góp vốn, và quy định chi tiết những loại tài sản nào được gọi là tài sản góp vốn đồng thời tránh sự đối lập chồng chéo đối với cách quy định tài sản tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ. Thứ hai, về phần định giá vốn góp, trong điều luật chưa quy định về vấn đề là khi công ty phá sản, nếu tài sản định giá sai thì lúc này quyền lợi của các chủ nợ sẽ giải quyết như thế nào và đồng nghĩa với việc này thì ai sẽ là người đứng ra chịu về phần định giá sai này? Vì vậy, luật doanh nghiệp cần phải dự liệu thêm trường hợp này để cho các cổ đông, thành viên, tổ chức định giá và cả chủ nợ biết được quyền và lợi ích của mình sẽ được thực hiện như thế nào. Ngoài ra về phần định giá tài sản đối với những tài sản hữu hình thì cũng cần được pháp luật cần quy định cụ thể những đối tượng nào có thể định giá được đối với nhữn loại tài sản này. Vì những loại tài sản này nó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể định giá một cách chính xác tránh tình trạng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên. Thứ hai, về cách quy định chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với những tài sản là bất động sản. Cần có những cách quy định cụ thể hơn về phần này để không bị chồng chéo của Luật doanh nghiệp đối với Luật đất đai. Đặc biệt là về phần nhà ở và đất đai. Trong thực tế có nhiều cá nhân chỉ chuyển quyền sở hữu về phần đất mà không chuyển quyền sở hữu về phần ở trên nó hoặc là những tài sản nằm trên phần đất đó không thuộc quyền sở hữu của người đó. Khi mà công ty cần phải bán mảnh đất đó thì lúc đó quyền lợi của các bên sẽ khó giải quyết. Đó chính là lý do tại sao Luật doanh nghiệp cần ban hành thêm những thông tin liên quan đến vấn đề này. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Từ các phân tích ở trên chúng ta đã phần nào hiểu được các quy định của pháp luật về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty và những hạn chế bất cập của Luật doanh nghiệp về vấn đề này. Vì thế pháp luật cần hoàn thiện hơn về những vấn đề này nói riêng và các vấn đề về doanh nghiệp nói chung để tạo hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1 và tập 2), Nxb.CAND, Hà Nội, 2006; Luật doanh nghiệp năm 2005; NĐ 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp; Nguyễn Thị Minh Thu, Chế độ pháp lý vốn của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 2001. Người hướng dẫn: TS Nguyễn Như Phát; Phạm Phương Thảo KT31D, Một số vấn đề pháp lý về vốn của công ty cổ phần, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 2010. Người hướng dẫn: TS Lê Thị Lợi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPháp luật hiện hành về hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.docx
Tài liệu liên quan