Tiểu luận Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

Luật Đa dạng sinh học Costa Rica quy định Nhà nước xây dựng các chính sách tiếp cận các nguồn gen và hoá chất sinh học của đa dạng sinh học được bảo tồn nội vi hay ngoại vi. Các chính sách này sẽ đưa ra các quy định chung về việc tiếp cận các nguồn gen và hoá chất sinh học nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ĐDSH. Các yêu cầu cơ bản trong việc tiếp cận là:

i. sự đồng ý trước của đại diện nơi tiếp cận;

ii. Sự đồng ý nói trên phải được thông qua bởi Văn phòng Kỹ thuật của Uỷ ban;

iii. Các điều khoản chuyển giao công nghệ và phân phối công bằng lợi nhuận nếu có;

iv. Xác định đóng góp của những hoạt động nói trên đối với việc bảo tồn các loài và hệ sinh thái; và

v. Sự uỷ quyền cho một công dân đại diện hợp pháp trong nước nếu việc tiếp cận liên quan đến những thể nhân sống ở nước ngoài.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng trình và kế hoạch hành động sẽ được lồng ghép với các kế hoạch và chính sách ưu tiên của quốc gia. 2. Thành lập và quản lý các khu bảo tồn Hungary Dựa vào mục tiêu và tầm quan trọng quốc tế, quốc gia để bảo vệ, các khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành: vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, và khu di tích thiên nhiên. Việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên có tầm quan trọng quốc gia cho mục đích khoa học (khu bảo tồn khoa học) được bảo vệ nghiêm nghặt. Các vườn quốc gia, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị khoa học quan trọng quốc tế đạt tiêu chuẩn là khu bảo vệ sinh quyển. Trong các khu bảo vệ sinh quyển, việc quy hoạch vùng lõi để bảo vệ trực tiếp các giá trị bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là cần thiết.  Khu bảo tồn thiên nhiên, trong trường hợp cần thiết, cần được bảo vệ bằng các vùng đệm. Phạm vi các hoạt động trong vùng đệm cần được phép của cơ quan bảo tồn thiên nhiên. Chức năng của vùng đệm là loại trừ hoặc giảm nhẹ tác động bất lợi đối với điều kiện hoặc chức năng của các khu bảo tồn thiên nhiên. Bộ Môi trường và Chính sách vùng chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các khu bảo tồn. Nam Phi Hệ thống khu bảo tồn của Nam Phi được phân hạng: khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt; khu di sản thế giới; khu rừng phòng hộ đặc biệt; và lưu vực chân núi. Các khu bảo tồn ở Nam Phi được phân thành khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn tỉnh và khu bảo tồn địa phương. Khi các khu bảo tồn được công bố, kế hoạch quản lý được xây dựng nhằm bảo vệ, bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn. Bộ Môi trường và Du lịch chịu trách nhiệm thành lập và quản lý hệ thống khu bảo tồn. Costa Rica Các khu vực hoang dã được bảo tồn là các khu vực không giới hạn về địa lý, được cấu thành bởi địa hình, đầm lầy và biển. Những khu vực này được tuyên bố là có ý nghĩa đặc biệt về hệ sinh thái, sự tồn tại của các loài có nguy cơ tuyệt chủng, có ảnh hưởng đến những khả năng sinh sản của chúng hay có ý nghĩa lịch sử và văn hoá. Các khu vực này sẽ được bảo tồn để bảo vệ ĐDSH, đất, nước, văn hoá và dịch vụ của hệ sinh thái nói chung; Trong quá trình đáp ứng những yêu cầu để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã của quốc gia, cần xây dựng các báo cáo kỹ thuật tương ứng trong đó đưa ra những đề xuất và giải pháp phù hợp cho quá trình quản lý. Khi thành lập các khu bảo tồn cần bảo đảm các quyền lợi trước đó của người dân địa phương, nông dân hay bất kỳ thể nhân nào sống gần khu vực. Các khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã, ngoài những khu vực của Nhà nước thì có thể là của thành phố, của tư nhân hay kết hợp của cả nhà nước và tư nhân. Để họ có trách nhiệm cao trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của quốc gia, Bộ Môi trường và Năng lượng và các tổ chức công khác khuyến khích thành lập khu bảo tồn, đồng thời giám sát và giúp đỡ họ trong quá trình quản lý.  Iceland Hệ thống khu bảo tồn của Iceland bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ, công viên địa hạt (thành phố /tỉnh) và các khu di sản tự nhiên; Các khu vực khác và các hiện tượng tự nhiên theo Đăng ký Khu bảo tồn thiên nhiên, và Khu vực được phân ranh giới trên đất liền hoặc ở biển được bảo vệ vì bản chất tự nhiên hoặc cảnh quan của chúng. Cục Bảo tồn Thiên nhiên giám sát các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực khác được coi là độc đáo bởi cảnh quan, hệ động vật và hệ thực vật của chúng. Các khu vực bảo tồn có tầm quan trọng đối với thiên nhiên. Bộ Môi trường chịu trách nhiệm thành lập và quản lý các khu bảo tồn. Bungari Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên được phân hạng: khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt; Công viên quốc gia; Khu di sản tự nhiên; Khu bảo tồn hoang dã; Công viên công cộng; và khu bảo vệ. Hệ thống khu bảo tồn bao gồm: rừng, các khu vực trên cạn và dưới nước. Việc xây dựng trong các khu bảo tồn chỉ được tiến hành sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của của Bộ Môi trường.  Các khu bảo tồn được thành lập với các mục đích sau: Duy trì các đặc điểm của thiên nhiên; giáo dục và nghiên cứu khoa học; khôi phục số lượng các loài động, thực vật hoặc nơi cư trú của chúng; và bảo tồn các nguồn gen. 3. Quản lý hệ sinh thái, vùng sinh thái Slovenia Về bảo tồn kiểu nơi cư trú, Luật bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định việc duy trì kiểu nơi cư trú ở trạng thái thuận lợi góp phần bảo tồn hệ sinh thái. Kiểu nơi cư trú ở trạng thái thuận lợi trong các điều kiện sau: phạm vi tự nhiên và khu vực của nó bao hàm trong phạm vi chung và ổn định; cấu trúc kiểu nơi cư trú và các quá trình tự nhiên hoặc sử dụng hợp lý bảo đảm khả năng tự bảo tồn của nó; không có các quá trình có thể huỷ hoại cấu trúc và chức năng của nó và do vậy đe doạ khả năng tự bảo tồn trong tương lai dự báo được; bảo đảm trạng thái thuận lợi của kiểu nơi cư trú đặc trưng. Khu vực quan trọng sinh thái: Là khu vực của kiểu nơi cư trú, một bộ phận của nó hoặc đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực quan trọng sinh thái bao gồm: khu vực kiểu nơi cư trú về đặc trưng sinh học là đặc biệt đa dạng hoặc được bảo tồn tốt; khu vực kiểu nơi cư trú hoặc đơn vị hệ sinh thái lớn góp phần quan trọng vào duy trì cân bằng tự nhiên bằng cách phân bố cân bằng về địa lý sinh vật với các khu vực quan trọng sinh thái khác và bằng cách tạo mạng sinh thái; đường di trú của động vật; khu vực đóng góp quan trọng vào dòng gen (genetic flow) giữa các quần thể của các loài động vật hoặc thực vật. Chính phủ xác định khu vực quan trọng về sinh thái và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị; Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo tồn hoặc định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên. Khu vực bảo vệ đặc biệt: Là khu vực quan trọng sinh thái, quan trọng để duy trì hoặc đạt tình trạng thuận lợi của các loài, nơi cư trú và kiểu nơi cư trú. Chính phủ quy định và bảo đảm bảo vệ chúng thông qua các biện pháp bảo vệ đặc trưng tự nhiên có giá trị. Nguyên tắc thực hiện, chế độ bảo vệ hoặc định hướng phát triển cụ thể hoá trong tư liệu là cơ sở nhiệm vụ của quy hoạch không gian và sử dụng tài sản thiên nhiên. Nam Phi Luật Đa dạng sinh học Nam Phi quy việc xây dựng danh mục cấp quốc gia các hệ sinh thái bị đe doạ và các hệ sinh thái cần được bảo vệ bao gồm: Các hệ sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng, đó là các hệ sinh thái có sự suy giảm đáng kể về cấu trúc, chức năng hay thành phần do sự can thiệp của con người và đang có nguy cơ bị biến đổi không thể cứu vãn nổi; Các hệ sinh thái dễ bị tổn thương; Các hệ sinh thái cần được bảo vệ, đó là các hệ sinh thái có giá trị bảo tồn cao hoặc có tầm quan trọng quốc gia hoặc tỉnh. Phần Lan Luật bảo tồn thiên nhiên Phần Lan cấm thay đổi những nơi cư trú tự nhiên sau đây làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn các đặc trưng của khu bảo tồn: Các rừng nhiều loại cây có lá to thay lá hàng năm; Rừng gỗ phỉ và gỗ trăng; Bờ cát tự nhiên; Các thảm cỏ ven biển; Những cồn cát không có cây hoặc có cây thưa thớt; Các thảm cây đỗ tùng; Bãi đất có cây che phủ, và Các cây to riêng lẻ nổi bật hoặc một nhóm cây trên khoảng đất trống. 4. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật Trung Quốc Luật Bảo vệ đời sống hoang dã của Trung Quốc quy định Nhà nước bảo vệ đời sống hoang dã và môi trường sống của chúng và nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân săn bắn, đánh bắt và phá hoại đời sống hoang dã. Các sở, ban, ngành quản lý đời sống hoang dã các cấp giám sát và quan trắc tác động của môi trường đối với đời sống hoang dã, thường xuyên tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên hoang dã và lưu trữ thông tin. Đồng thời, Luật cũng có những quy định nghiêm cấm săn bắn, đánh bắt hoặc giết hại các loài hoang dã thuộc danh mục được bảo vệ đặc biệt của Nhà nước; khuyến khích thuần hoá và gây giống các loài hoang dã; nghiêm cấm săn bắn hoặc đánh bắt các loài hoang dã và các hoạt động khác làm hại đến đời sống và sinh sản của các loài hoang dã trong các khu bảo tồn và các khu vực gần khu săn bắt và trong các mùa gần mùa săn bắn v.v... Bất cứ ai đánh bắt hoặc giết hại bất hợp pháp các loài hoang dã thuộc danh mục bảo vệ của Nhà nước sẽ bị khởi tố trách nhiệm hình sự. Hungary Luật Bảo tồn thiên nhiên Hungary quy định các hoạt động kinh tế, quản lý hoặc thương mại liên quan đến sử dụng và gây ảnh hưởng đến sinh vật hoang dã phải được thực hiện sao cho duy trì được đa dạng sinh học và tiềm năng của giá trị thiên nhiên và hệ sinh thái của chúng, đồng thời cấm thu thập hoặc hủy hoại sinh vật hoang dã, bắt giữ hoặc hủy hoại động vật hoang dã bằng các kỹ thuật hoặc dụng cụ tra tấn, hủy hoại hàng loạt hoặc gây thương tổn; cấm thay đổi nhân tạo vật liệu di truyền của sinh vật hoang dã. Các điều khoản trên không áp dụng đối với các quần thể sinh vật sống được thực hiện vì lợi ích chăm sóc sức khỏe con người, hoặc bảo vệ cây trồng hoặc vật nuôi và đối với việc quản lý sinh vật sống trong nông nghiệp thông thường. Slovenia Luật Bảo tồn thiên nhiên Slovenia quy định thực vật và động vật được sự bảo vệ đặc biệt của Nhà nước, đồng thời cấm huỷ diệt các loài động vật hoặc thực vật; cấm làm giảm số lượng động vật, thực vật của các quần thể, làm suy giảm nơi cư trú hoặc làm tổn hại điều kiện sống đến mức các loài trở thành loài bị đe doạ; cấm giết hại, gây tổn hại, bắt từ nơi hoang dã hoặc cố ý quấy phá động, thực vật, mà không có lý do chính đáng; cấm huỷ hoại hoặc gây tổn hại nơi cư trú của quần thể loài động, thực vật một cách cố ý, mà không có lý do chính đáng. Ngoài ra, Luật còn quy định về quản lý bền vững loài động, thực vật quan trọng đối với bảo tồn loài ở trạng thái thuận lợi, có tính đến các chức năng kinh tế và xã hội. Nếu phương thức hoặc quy mô sử dụng động, thực vật trực tiếp đe dọa tình trạng thuận lợi của một loài, Bộ chịu trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên sẽ hạn chế hoặc cấm tạm thời việc sử dụng chúng. Quyết định trên được ban hành với sự nhất trí của Bộ chịu trách nhiệm quản lý các loài động, thực vật cụ thể. Cơ quan thông qua kế hoạch quản lý sẽ giám sát việc thi hành và điều chỉnh khi điều kiện thay đổi. Luật cũng có những quy định cấm nhập nội các loài không phải là loài bản địa, ngoại trừ nếu được xác định trong quá trình đánh giá nguy cơ đối với thiên nhiên rằng hoạt động tác động đến thiên nhiên không đe doạ cân bằng tự nhiên hoặc các thành phần đa dạng sinh học.  Nhân giống động vật hoặc thực vật không phải loài bản địa: nhân giống động vật hoặc thực vật không phải loài bản địa bị giám sát và kiểm soát; Bộ quản lý chịu trách nhiệm giám sát và kiểm soát nhân giống động vật có thể được săn bán, theo phương thức phù hợp. Nuôi nhốt trong lồng: cấm nuôi giữ loài bản địa và không bản địa trong lồng trong điều kiện sống không đầy đủ và không chăm sóc cẩn thận; Bộ trưởng Bộ quản lý thống nhất với Bộ trưởng chịu trách nhiệm về hoạt động thú y, quy định các điều kiện sống và chăm sóc động vật theo quy định bắt buộc. Nhân giống động vật: Người định nhân giống loài bản địa và không bản địa phải xin phép. Tuy nhiên, Bộ trưởng có thể quy định loài động vật mà nhân giống không cần xin phép vì chúng không đe doạ các loài bản địa. Cấp phép cho động vật thuộc loài không bản địa phải được ban hành sau khi tiến hành đánh giá nguy cơ rủi ro đối với thiên nhiên. Mọi người chỉ nhận được phép khi chứng minh đáp ứng các điều kiện liên quan đến tách biệt khu vực dự định nhân giống động vật khỏi hệ sinh thái liền kề và khu vực định nhân giống kết nối với hệ sinh thái liền kề bằng các thiết bị giảm nhẹ tác động bất lợi. 5. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích Ấn Độ Những người tiến hành các hoạt động liên quan đến ĐDSH phải được phép của Cơ quan Quản lý Đa dạng Sinh học Quốc gia (NBA). Những đối tượng chưa được phép không được quyền sử dụng bất cứ nguồn tài nguyên sinh vật nào hoặc tri thức liên quan ở ấn Độ để nghiên cứu hoặc sử dụng thương mại hoặc để điều tra sinh học hay sử dụng sinh học; không được chuyển giao kết quả nghiên cứu cho một người nào đó khi chưa được phép của NBA.  Ôxtrâylia Luật Bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học Ôxtrâylia quy định về kiểm soát tiếp cận tài nguyên sinh học ở khối Cộng đồng chung của Ôxtrâylia. Theo đó, phân phối công bằng các lợi ích từ sử dụng tài nguyên sinh học ở các khu vực Cộng đồng chung; tạo thuận lợi tiếp cận các tài nguyên sinh học; quyền không chấp nhận tiếp cận tài nguyên sinh học; cho quyền tiếp cận tài nguyên sinh học, thời hạn và điều kiện tiếp cận. Costa Rica Luật Đa dạng sinh học Costa Rica quy định Nhà nước xây dựng các chính sách tiếp cận các nguồn gen và hoá chất sinh học của đa dạng sinh học được bảo tồn nội vi hay ngoại vi. Các chính sách này sẽ đưa ra các quy định chung về việc tiếp cận các nguồn gen và hoá chất sinh học nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ĐDSH. Các yêu cầu cơ bản trong việc tiếp cận là: sự đồng ý trước của đại diện nơi tiếp cận; Sự đồng ý nói trên phải được thông qua bởi Văn phòng Kỹ thuật của Uỷ ban; Các điều khoản chuyển giao công nghệ và phân phối công bằng lợi nhuận nếu có; Xác định đóng góp của những hoạt động nói trên đối với việc bảo tồn các loài và hệ sinh thái; và Sự uỷ quyền cho một công dân đại diện hợp pháp trong nước nếu việc tiếp cận liên quan đến những thể nhân sống ở nước ngoài. 6. An toàn sinh học Nam Phi Luật đa dạng sinh học Nam Phi quy định mọi tổ chức, cá nhân không được tiến hành các hoạt động bị hạn chế liên quan đến mẫu vật của loài sinh vật lạ nếu không có giấy phép và giấy phép chỉ được cấp sau khi đã có đánh giá về rủi ro và tác động tiềm năng của sinh vật lạ đó đối với ĐDSH. Việc kiểm soát và loại bỏ một loài xâm lấn đã được lên danh mục cần phải sử dụng các phương pháp phù hợp đối với loài đó và môi trường sinh trưởng của chúng và cần phải tiến hành một cách cẩn thận để khỏi gây hại đối với ĐDSH và môi trường. Phương pháp để kiểm soát và loại bỏ các loài xâm lấn cần tính đến yếu tố con cái thế hệ sau, sự sinh sôi nẩy nở và tái phát triển của loài xâm lấn đó để chúng khỏi sinh sản, tạo hạt giống, tái phát triển hoặc tái xuất hiện bằng bất kỳ cách nào. Phillipin Luật bảo vệ và bảo tồn các tài nguyên hoang dã Philippin quy định tất cả mọi hoạt động liên quan đến kỹ thuật di truyền và sinh vật gây bệnh ở Philippin, cũng như các hoạt động cần nhập khẩu, du nhập, đưa ra ngoài thực địa và nhân giống sinh vật có tiềm năng gây hại cho con người và môi trường sẽ phải được kiểm soát phù hợp với các hướng dẫn về an toàn sinh học bảo đảm sức khỏe cộng đồng và bảo vệ và bảo tồn loài hoang dã và nơi cư trú của chúng.  Ôxtrâylia Luật Bảo vệ môi trường và Bảo tồn đa dạng sinh học Ôxtrâylia quy định: Xây dựng và quản lý danh mục các loài ngoại lai: đe dọa hoặc có thể đe dọa đa dạng sinh học trong lãnh thổ Ôxtrâylia hoặc có thể đe dọa đa dạng sinh học ở lãnh thổ Ôxtrâylia, nếu chúng được đưa vào Ôxtrâylia; Quy định hoặc cấm đưa vào Ôxtrâylia các loài trong danh mục nêu trên; Quy định hoặc cấm buôn bán các loài trong danh mục trên; Quy định và cấm các hoạt động: liên quan và ảnh hưởng đến các loài trong danh mục trên và quy định hoặc cấm là hợp lý và phù hợp để thực thi nghĩa vụ của Ôxtrâylia theo thỏa thuận với một hoặc nhiều nước khác; và Xây dựng và thực thi các kế hoạch để giảm bớt, loại trừ hoặc phòng tránh tác động của các loài trong danh mục trên đến đa dạng sinh học của Ôxtrâylia. Vênêzuêla Nhà nước xây dựng các biện pháp nhằm ngăn chặn và loại bỏ bất cứ nguy cơ hay sự nguy hiểm nào đe dọa sự bảo tồn đa dạng sinh học, đăc biệt là những nguy cơ bắt nguồn từ sự hoạt động của các bộ phận cấy ghép. Cơ quan Hành pháp Quốc gia xây dựng các quy định, cơ chế và các biện pháp an toàn sinh học để ứng dụng trong việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, sử dụng, giải phóng hoặc giới thiệu bất cứ một nhân tố nào của sự đa dạng sinh học đã bị biến đổi hoặc là ngoại lai với mục đích tránh gây tổn hại trong hiện tại và trong tương lai. Quy chế này bao gồm những quy định về an toàn sinh học điều chỉnh việc sử dụng các cơ quan cấy ghép và thiết lập những yêu cầu cần thiết để tránh những nguy hiểm thực sự hoặc những nguy hiểm tiềm tàng đối với sự đa dạng sinh học. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chỉ đạo vấn đề an toàn sinh học. Những người tiến hành các hoạt động với các cơ quan thay thế gen phải chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền, những mục đích của họ sẽ phải trình bày được những phương thức về sự an toàn và những kế hoạch phù hợp về khả năng xảy ra tương ứng. 7. Nghiên cứu, điều tra, quan trắc và quản lý thông tin về đa dạng sinh học Băng la đét Nhà nước Bănglađét công nhận và khuyến khích các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong việc duy trì, bảo tồn và mở rộng cơ sở biến đổi di truyền bằng cách tạo, nâng cấp, chọn lọc, đánh giá, bảo quản, bảo tồn và lưu giữ ĐDSH. Để tăng cường năng lực về khoa học và công nghệ tiếp cận các nguồn tài nguyên sinh vật và di truyền, các công dân được góp phần nghiên cứu khoa học với các mục tiêu phát triển khoa học, kinh tế - xã hội và văn hoá rõ ràng. Các thông tin về nguồn tài nguyên sinh vật và di truyền phải được đăng ký vào sổ và lưu trữ cố định, lâu dài. Trách nhiệm về thông tin tư liệu và bảo quản hồ sơ được giao cho Hệ thống thông tin ĐDSH quốc gia. Đức Luật bảo tồn thiên nhiên của Đức quy định việc giám sát và quan trắc môi trường là trách nhiệm của Liên bang. Quan trắc môi trường để đánh giá, công nhận giá trị hiện trạng các hệ sinh thái và những biến đổi của chúng, những hậu quả do biến đổi, tác động đối với các hệ sinh thái và các tác động của các biện pháp bảo vệ môi trường đối với hệ sinh thái. Trong quá trình quan trắc và giám sát, Chính phủ liên bang và các chính quyền địa phương hỗ trợ lẫn nhau. Họ hài hoà và phối hợp các biện pháp quan trắc và giám sát tương ứng của họ bảo đảm theo quy định của Luật này. Các quy định hợp pháp kiểm soát thông tin và bảo vệ dữ liệu và bổ sung các nguyên tắc và quy định để có thể áp dụng trong phạm vi địa lý tương ứng. Slovenia - Giám sát tình trạng bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Giám sát tình trạng các loài động, thực vật, nơi cư trú của chúng, kiểu nơi cư trú, khu vực quan trọng sinh thái, khu vực bảo vệ đặc biệt và các hệ sinh thái; giám sát tình trạng ở khu vực bảo vệ và các đặc trưng tự nhiên có giá trị; Giám sát tình trạng bảo tồn thiên nhiên phải là một bộ phạn của hệ thống giám sát tình trạng môi trường và cần thực hiện phù hợp với các quy định bảo vệ môi trường; Giám sát tình trạng bảo tồn thiên nhiên được thiết lập như là dịch vụ công. - Báo cáo tình trạng bảo tồn thiên nhiên: Báo cáo tình trạng bảo tồn thiên nhiên phải là một bộ phận cấu thành của báo cáo về tình trạng môi trường phù hợp theo luật và bao gồm thông tin về: tình trạng các loài động thực vật, nơi cư trú của chúng, kiểu nơi cư trú, khu vực quan trọng vè sinh thái, khu vực bảo vệ đặc biệt và các hệ sinh thái; tình trạng khu vực bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị; việc thực thi chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị. - Cơ sở dữ liệu: quy định nội dung nhiệm vụ và phương thức duy trì cơ sơ dữ liệu cần thiết về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các đặc trưng tự nhiên có giá trị với sự nhất trí của Bộ trưởng có thẩm quyền liên quan.  Vênêzuêla Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê về đa dạng sinh học ở những khu vực và hệ sinh thái bị suy thoái và đang trong quá trình bị suy thoái, nhằm mục đích xác định, kế hoạch hoá và giám sát những quá trình tái tạo và phục hồi nó. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các cơ chế cho phép thu thập, hệ thống hoá và trao đổi thông tin về đa dạng sinh học sẵn có trong nước. Trong công tác thu thập hoặc cập nhật thông tin, ưu tiên những thành phần của đa dạng sinh học mang những đặc điểm yếu ớt, đang trong quá trình suy thoái hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà chức trách Trung ương hoặc địa phương, thống nhất với những quyền hạn phù hợp của mình, hợp tác với cơ quan quốc gia về đa dạng sinh học liên quan đến công tác kiểm kê đa dạng sinh học hiện có trong lãnh thổ quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ tiêu chuẩn, chỉ thị và thông số để đánh giá đa dạng sinh học, trên nền tảng thông tin khoa học đã cập nhật.  8. Các nguồn lực cho ĐDSH Luật Đa dạng sinh học và bảo vệ tri thức cộng đồng Bănglađét quy định thành lập quỹ uỷ thác quốc gia với các nguồn từ: ngân sách nhà nước, % lợi nhuận được chia sẻ từ các ban, ngành liên quan, thu nhập và phí thu được từ các hoạt động thăm dò sinh học để nghiên cứu và thương mại. Luật còn quy định việc thành lập Quỹ Đa dạng sinh học quốc gia, từ các nguồn: hỗ trợ và vốn vay, thu nhập và phí thu được và các nguồn khác. Quỹ sử dụng để: tạo lợi nhuận, bảo tồn và tăng cường các nguồn tài nguyên sinh vật, và phát triển các khu vực mà ở đó các nguồn tài nguyên sinh vật hoặc tri thức liên quan đã bị sử dụng, phát triển kinh tế - xã hội các khu vực ở mục (ii) với tham vấn của các cơ quan địa phương liên quan. Luật Bảo tồn thiên nhiên Hungari quy định ngân sách trung ương, cùng các quỹ khác nhau sẽ hỗ trợ giải quyết các nhiệm vụ cơ bản xác định trong Kế hoạch cơ bản và các nhiệm vụ từ nghĩa vụ quốc tế; hỗ trợ các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển và tổ chức hoạt động hệ thống thông tin về bảo tồn thiên nhiên, kiểm tra hành chính, giáo dục, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức, nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên của xã hội; Nguồn tài chính cần thiết để đạt mục tiêu bảo tồn thiên nhiên chủ yếu lấy từ ngân sách trung ương và các quỹ khác nhau và đặc biệt là Quỹ Môi trường trung ương. II. Kinh nghiệm cho Việt Nam 1. Đối với việc quy hoạch bảo tồn thiên nhiên:  Quy định việc xây dựng và nội dung quy hoạch tổng thể bảo tồn thiên nhiên hoặc quy hoạch đa dạng sinh học quốc gia; Trách nhiệm lập và phê duyệt quy hoạch bảo tồn thiên nhiên hoặc đa dạng sinh học của các ngành liên quan; Các định hướng trung hạn và dài hạn cho việc thành lập các khu bảo tồn, các hành lang sinh thái và các hệ thống, các khu nhạy cảm môi trường; Các nguyên tắc thành lập và hoạt động của các hệ thống quan trắc, thu thập dữ liệu, đăng ký và đánh giá các giá trị thiên nhiên; Xây dựng các kế hoạch vùng và kế hoạch quản lý đa dạng sinh học; Xác định các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên cho bảo tồn; Quy định cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện các kế hoạch trên; Xây dựng cơ chế đánh giá kinh tế đa dạng sinh học và lồng ghép nó vào lợi ích quốc gia; Khuyến khích sự tham gia của các cơ quan trung ương và địa phương vào các chương trình, kế hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; Tổ chức thực hiện các kế hoạch, quy hoạch bảo tồn thiên nhiên hoặc đa dạng sinh học. 2. Đối với việc thành lập và quản lý các khu bảo tồn:  Tuỳ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và nhu cầu khác nhau, nên các nước đã thành lập hệ thống phân loại các khu bảo tồn khác nhau. Tuy nhiên, khu bảo tồn của các nước đều có những loại chung, bao gồm: khu dữ trữ sinh quyển, khu bảo vệ thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và vườn quốc gia. Cũng như các nước, Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam cần quy định về việc phân loại, tiêu chí và thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; xác định ranh giới và phân khu chức năng trong khu bảo tồn; ban quản lý khu bảo tồn và quy chế quản lý khu bảo tồn; quy trình, thủ tục thành lập khu bảo tồn; cơ chế hỗ trợ cộng đồng xung quanh và vùng lân cận khu bảo tồn; Quy định cấp phép cho các hoạt động trong khu bảo tồn; mối quan hệ giữa các khu bảo tồn (quốc gia và địa phương) để tránh sự mâu thuẫn và trùng lặp về các biện pháp bảo vệ và quản lý; xây dựng kế hoạch quản lý và cơ chế quản lý và bảo vệ chung. 3. Đối với việc quản lý hệ sinh thái và vùng sinh thái: Để quản lý và bảo tồn các hệ sinh thái, kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần quy định việc kết hợp cảnh quan vào các công trình mới đối với các khu định cư bên ngoài các khu bảo tồn thiên nhiên, nhằm hài hoà chức năng và thẩm mỹ với các giá trị thiên nhiên và môi trường nhân tạo; Quy định việc xây dựng quy hoạch cảnh quan đối với các khu vực cần bảo vệ và đánh giá tác động môi trường; Lập danh mục các hệ sinh thái bị đe dọa và các hệ sinh thái cần được bảo vệ; Trong xây dựng và quản lý, các ngành cần ưu tiên áp dụng các kỹ thuật thân thiện với môi trường và đa dạng sinh học. 4. Đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật:  Các đối tượng cần quản lý và bảo vệ là các loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm, bị đe doạ hoặc các loài thuộc danh mục Sách Đỏ và nguồn gen của chúng; các loài cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, các loài bản địa và nguồn gen của chúng. Để quản lý và bảo vệ tốt các loài sinh vật, cần phân loại các loài sinh vật theo mức độ bị đe doạ (theo Sách Đỏ); Xây dựng danh mục các loài quý hiếm, các loài bị đe doạ (nguy cấp) và các loài cần được bảo vệ; Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo vệ và phát triển các loài thuộc danh mục cần bảo vệ; Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ các loài; Kiểm soát việc sử dụng, khai thác, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán và trao đổi các loài động vật, thực vật và các bộ phận của các loài hoang dã quý hiếm, bị đe dọa hoặc thuộc danh mục cần bảo vệ; Quản lý các công cụ và biện pháp săn bắn và đánh bắt các loài hoang dã;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan