Tiểu luận Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn

MỤC LỤC

 

MỞ BÀI 1

NỘI DUNG 1

I. Dịch vụ thương mại. 1

1. Mối quan hệ giữa dịch vụ thương mại và các hoạt động thương mại khác. 1

2. Khái niệm dịch vụ thương mại. 1

3. Một vài đặc trưng của dịch vụ thương mại. 2

4. Một số dịch vụ thương mại theo quy định của Luật thương mại. 3

II. Các hình thức trung gian thương mại. 4

1. Khái quát về dịch vụ trung gian thương mại. 4

1.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thương mại. 4

1.2. Vai trò của việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại. 5

2. Các hình thức trung gian thương mại 5

2.1. Đại diện cho thương nhân 5

• Khái niệm: 5

• Đặc điểm: 6

2.2. Môi giới thương mại. 6

• Khái niệm: 6

• Đặc điểm: 6

2.3. Ủy thác mua bán hàng hóa. 7

• Khái niệm: 7

• Đặc điểm: 7

2.4. Đại lý thương mại. 8

• Khái niệm: 8

• Đặc điểm: 8

• Các hình thức đại lý: 8

3. Những đặc trưng riêng biệt của các hình thức trung gian thương mại trong sự đối sánh với nhau. 9

II. Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn. 10

1. Thực tiễn những quy định về dịch vụ thương mại. 11

2. Thực tiễn những quy định chung về hoạt động trung gian thương mại. 11

3. Thực tiễn các quy định về từng loại hoạt động trung gian thương mại. 12

3.1. Đại diện cho thương nhân. 12

3.2. Ủy thác mua bán hàng hóa 14

3.3. Đại lý thương mại. 15

3.4. Môi giới thương mại. 15

KẾT LUẬN 15

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8473 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”. Theo đó, cung ứng dịch vụ bao gồm 2 bên chủ thể, mỗi bên có thể có sự tham gia của 1 hay nhiều thương nhân với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là dịch vụ, hình thức có thể bằng văn bản, lời nói, hành vi. Như vậy, xét về bản chất của giao dịch, cung ứng dịch vụ cũng có tính chất của giao dịch mua bán (mua bán dịch vụ) hay cung ứng dịch vụ là một loại dịch vụ thương mại. Thứ hai, dịch vụ xúc tiến thương mại. Khoản 10 Điều 3 LTM quy định: “Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. Từ khái niệm xúc tiến thương mại ta có thể khái quát “dịch vụ xúc tiến thương mại là hoạt động kinh doanh, theo đó, thương nhân thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân khác kiếm lời”. Ví dụ như thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hội chợ triển lãm… Dịch vụ xúc tiến thương mại được coi là một loại dịch vụ thương mại và nó có khả năng mang lại lợi nhuận cho người kinh doanh nó. Thứ ba, dịch vụ trung gian thương mại “là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại” (khoản 11 Điều 3 LTM). Dịch vụ trung gian thương mại là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại (nhằm mục tiêu lợi nhuận) do một chủ thể trung gian thực hiện. Do đó, nó cũng mang những bản chất pháp lý của cung ứng dịch vụ. Hơn nữa, nó là hoạt động dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa. Theo đó, dịch vụ trung gian thương mại là một loại dịch vụ thương mại. Ngoài ra, dịch vụ thương mại còn bao gồm các hoạt động như: vận chuyển, giao nhận hàng hóa, giám định hàng hóa,… II. Các hình thức trung gian thương mại. 1. Khái quát về dịch vụ trung gian thương mại. 1.1. Khái niệm dịch vụ trung gian thương mại. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 LTM: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”. Theo đó, các dịch vụ trung gian thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Dịch vụ trung gian thương mại là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại do một chủ thể trung gian thực hiện: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại. Vì vậy, hoạt động trung gian thương mại bao gồm ba bên: bên ủy quyền, bên thực hiện dịch vụ và bên thứ ba. Trong đó, bên thực hiện dịch vụ là người trung gian nhận sự ủy quyền của bên thuê dịch vụ và thay mặt bên thuê dịch vụ thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba đồng thời hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó. Thứ hai, các chủ thể tham gia hoạt động trung gian thương mại cụ thể là: bên ủy nhiệm, bên thực hiện dịch vụ, bên thứ ba. Trong đó, bên thực hiện dịch vụ phải là thương nhân, có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Theo Điều 6 LTM, bên trung gian thương mại phải là thương nhân, đối với dịch vụ ủy thác mua bán hàng hòa và dịch vụ đại lý thương mại, thương nhân bên trung gian phải kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác (Điều 156). Trong quan hệ với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba, bên trung gian thực hiện các hoạt động với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập, có thể thực hiện giao dịch nhân danh chính mình hoặc nhân danh bên ủy nhiệm. Thứ ba, hoạt động dịch vụ trung gian thương mại song song tồn tại hai quan hệ: quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm, quan hệ giữa bên được ủy nhiệm(hoặc bên ủy nhiệm) với người thứ ba. Các quan hệ dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù. Hình thức bằng văn bản là hình thức có giá trị pháp lý cao nhất, ngoài ra có thể bằng các hình thức khác có giá trị tương đương như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo pháp luật quy định. 1.2. Vai trò của việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại. Việc thực hiện giao dịch thông qua bên trung gian là những thương nhân trung gian thường hiểu biết, nắm vững thị trường, pháp luật, tập quán địa phương, và có kinh nghiệm, là những điều kiện thuận lợi có khả năng thúc đẩy việc giao lưu, buôn bán, giữa các bên, hạn chế rủi ro xảy ra và có thể hạn chế chi phí cho bên thuê dịch vụ với những khâu trung gian khác. Hơn nữa, thương nhân trung gian là những tổ chức, cá nhân có những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, nhân viên thực hiện các giao dịch kinh doanh chuyên nghiệp, vì vậy việc thực hiện giao dịch thông qua bên trung gian sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được nhiều chi phí để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc sử dụng dịch vụ trung gian thương mại, đặc biệt là hình thức đại lý thương mại các nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên phạm vi rộng, tạo điều kiện mở rộng thị trường. Hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho thị trường hàng hóa, dịch vụ sôi động hơn, khối lượng hàng hóa lưu thông tăng lên, giao lưu buôn bán hàng hóa dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. 2. Các hình thức trung gian thương mại 2.1. Đại diện cho thương nhân Khái niệm: Đại diện cho thương nhân là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và được pháp luật của hầu hết các nước ghi nhận. Theo LTM, “đại diện cho thương nhân là loại hoạt động thương mại theo đó, một bên (người) độc lập tham gia hoạt động kinh doanh, thường xuyên được uỷ quyền để thay mặt và nhân danh một bên khác (bên uỷ quyền) thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho bên đó và được hưởng thù lao về việc đại diện”. Hiện nay về đại diện cho thương nhân có hai loại là đại diện cho thương nhân theo pháp luật và đại diện cho thương nhân theo ủy quyền. Đặc điểm: Thứ nhất, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện. Trong quan hệ này thì cả hai bên đều là thương nhân. Bên giao đại diện là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định nhưng lại muốn trao quyền đó cho thương nhân khác, thay mình thực hiện hoạt động thương mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng là một thương nhân thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba thì bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận về việc đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện Thứ ba, quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện. Khác với hợp đồng ủy quyền trong dân sự chỉ mang tính đền bù khi được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, hợp đồng đại diện cho thương nhân luôn mang tính chất đền bù. 2.2. Môi giới thương mại. Khái niệm: Điều 150 LTM 2005 quy định : “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian ( gọi là bên môi giới ) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ( gọi là bên được môi giới ) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Đặc điểm: Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới. Trong đó, bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới; bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Khi sử dụng dịch vụ này, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, chẳng hạn như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau... Phạm vi của môi giới thương mại theo LTM 2005 được mở rộng chứ không bị bó hẹp như trong LTM 1997. Nó bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, … Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chắp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. LTM 2005 không quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng môi giới, nhưng xuất phát từ bản chất của quan hệ môi giới và để hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, khi giao kết hợp đồng này các bên có thể thỏa thuận những điều khoản về nội dung cụ thể ,mức thù lao, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới. 2.3. Ủy thác mua bán hàng hóa. Khái niệm: Theo Điều 155 LTM: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác”. Đặc điểm: Về chủ thể, quan hệ ủy thác mua bán được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau (Điều 161 LTM năm 2005). Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động mua, bán hàng hóa theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy thác để lấy thù lao. Trong giao dịch với người thứ ba, bên nhận ủy thác nhân danh chính mình và sẽ phải gánh gánh chịu những hậu quả pháp lý từ những hành vi của họ chứ không phải từ bên ủy thác. Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa bao gồm việc giao kêt, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bê nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác. Việc ủy thác mua bán hàng hóa phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đó phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức các có giá trị pháp lý tương đương. 2.4. Đại lý thương mại. Khái niệm: Theo Điều 166 LTM năm 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Đặc điểm: Bản chất của đại lý mua bán hàng hóa là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại thể hiện rõ thông qua hành vi mua hộ bán hộ hưởng thù lao. Chủ thể của đại lý mua bán hàng hóa đều phải là thương nhân. Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền cho đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý, nhận tiền mua hàng hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Nội dung của hoạt động đại lý bao gồm; giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, sản phẩm cần phân phối trong quan hệ đại lý bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Tư cách pháp lý trong giao dịch với người thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình, tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Hình thức của hợp đồng đại lý phải bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các hình thức đại lý: Theo Điều 169 LTM năm 2005, đại lý bao gồm các hình thức sau: đại lý bao tiêu; đại lý độc quyền; tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định. Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực tiếp của bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. Hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận: Các bên trong quan hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý đảm bảo thanh toán… 3. Những đặc trưng riêng biệt của các hình thức trung gian thương mại trong sự đối sánh với nhau. Từ khái niệm và đặc điểm của từng hình thức trung gian thương mại như trên, ta có thể thấy được điểm khác biệt giữa các hình thức. Đó cũng là những nét đặc trưng riêng của từng hình thức trung gian thương mại nhìn trong sự đối sánh giữa các hình thức với nhau. Để thấy rõ điều này ta có bảng sau: Tiêu chí Đại diện cho thương nhân Môi giới thương mại Ủy thác thương mại Đại lý thương mại Bản chất pháp lý Là hành vi thực hiện công việc theo sự ủy nhiệm để hưởng thù lao. Là hoạt động mang tính dịch vụ thương mại, nhằm thực hiện công việc theo sự ủy quyền và có hưởng thù lao. Là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại, thể hiện rõ qua hành vi mua hộ, bán hộ để hưởng thù lao. Là quan hệ mang tính chất dịch vụ thương mại, thể hiện quan hành vi mua hộ, bán hộ để hưởng thù lao. Chủ thể Bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân. Trong đó: - Bên giao đại diện có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định. - Bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện một cách chuyên nghiệp. Bên môi giới và bên được môi giới. Trong đó: - Bên môi giới phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề ĐKKD của các bên được môi giới. - Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không. Bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Trong đó: - Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hòa được ủy thác. - Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân. Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân. Tư cách pháp lý khi giao dịch với bên thứ ba. Bên đại diện sẽ nhân danh bên giao đại diện khi giao dịch và giao kết hợp đồng với người thứ ba. Bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới, nói cách khác là mỗi bên đều nhân danh tư cách pháp lý của chính mình. Bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi giao dịch với bên thứ ba. Bên đại lý nhân danh chính mình trong giao dịch với bên thứ ba. Nội dung hoạt động. Do các bên tự thỏa thuận, bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện Gồm nhiều hoạt động, như bên môi giới giúp các bên trong việc gặp nhau, đàm phán, ký kết hợp đồng. Bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác. Bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Phạm vi Bên đại diện có thể được bên giao đại diện ủy quyền thực hiện nhiều hành vi thương mại khác nhau. Bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại,…) Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó với bên thứ ba. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, …) Cơ sở để thiết lập quan hệ Hợp đồng đại diện cho thương nhân Hợp đồng môi giới Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa Hợp đồng đại lý thương mại. II. Pháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại – Một số vấn đề thực tiễn. 1. Thực tiễn những quy định về dịch vụ thương mại. Dịch vụ thương mại là một vấn đề quan trọng trong hệ thống pháp luật về thương mại nói chung. Tuy nhiên những quy định của pháp luật về dịch vụ thương mại còn chưa rõ ràng. Trong LTM 2005 gần như không có quy định nào cụ thể, rõ ràng về khái niệm, đặc trưng của dịch vụ thương mại. Theo đó những vấn đề xung quanh dịch vụ thương mại vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy, cần phải xem xét và có những sửa đổi, bổ sung hợp lý về vấn đề này. 2. Thực tiễn những quy định chung về hoạt động trung gian thương mại. Thứ nhất, theo khoản 11 Điều 3, hoạt động trung gian thương mại phát sinh giữa các thương nhân với nhau, trong đó một số thương nhân sẽ thực hiện giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân xác định. Đặc điểm chung về chủ thể của quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền trong hoạt động trung gian thương mại đều phải là thương nhân lại mâu thuẫn với quy định về chủ thể của quan hệ ủy thác hàng hóa tại Điều 155 và Điều 157 LTM 2005. Bởi trong hoạt động ủy thác hàng hóa bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 khi thực hiện hoạt động trung gian thương mại, thương nhân trung gian sẽ thực hiện giao dịch thương mại cho bên ủy quyền, vì lợi ích của bên ủy quyền. Điều này lại mâu thuẫn với quy định về môi giới thương mại quy định tại Điều 150 LTM. Trong hoạt động môi giới thương mại, bên trung gian chỉ thực hiện chức năng giới thiệu các bên được môi giới với nhau chứ không thực hiện giao dịch nào thay mặt cho bên môi giới. Do đó, cần phải có sự bổ sung khái niệm các hoạt động trung gian thương mại để đảm bảo thống nhất với các quy định của các hình thức trung gian thương mại cụ thể. Thứ hai, một trong những đặc trưng quan trọng của hoạt động trung gian thương mại là song song tồn tại hai mối quan hệ: giữa bên ủy quyền với bên trung gian và ngược lại. Tuy nhiên đối với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và hoạt động đại lý thương mại, pháp luật hiện hành chưa có quy định nào xác định mối quan hệ giữa bên trung gian với bên thứ ba. Mặc dù chúng ta biết rằng trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa hay đại lý thương mại bên trung gian nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động thương mại với bên thứ ba. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp bên nhận ủy thác không trả được tiền mua hàng cho bên thứ ba hoặc bên nhận ủy thác không trả được được tiền bán hàng cho bên ủy thác do bên thứ ba không thanh toán được. Vậy khi đó bên thứ ba có được trực tiếp đòi bên ủy quyền hay ngược lại bên bên ủy thác đòi bên thứ ba? Theo đó cần bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ của bên thứ 3 trong mối quan hệ với các chủ thể tham gia hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại Thứ ba, theo luật bên thực hiện dịch vụ phải là thương nhân, khoản 1 Điều 6 quy định đăng kí kinh doanh là một điều kiện bắt buộc để trở thành thương nhân. Tuy nhiên Điều 7 lại quy định: thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm của mình theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật. Điều này dẫn cách hiểu cho rằng đăng đăng ký kinh doanh là một nghĩa vụ chứ không phải là một điều kiện để trở thành thương nhân. Vì vậy với tư cách là đạo luật cơ bản điều chỉnh hoạt động thương mại cần phải đưa ra tiêu chí lĩnh vực trung gian thương mại nào chấp nhận thương nhân thực tế và lĩnh vực nào thì phải đăng ký kinh doanh. Thứ tư, các quy định về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ trong các hoạt động trung gian thương mại phải đảm bảo sự thống nhất. Các quy định của LTM 2005 đã không nhất quán trong việc thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng hoạt động trung gian thương mại. Đối với hoạt động đại diện cho thương nhân và hoạt động môi giới thương mại, luật chỉ tập trung quy định về nghĩa vụ bên đại diện hay bên môi giới, bên giao đại diện hay bên được môi giới và quyền hưởng thù lao của bên trung gian (bên đại diện và bên môi giới) mà không quy định các quyền khác của các bên. Đối với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và hoạt động đại lý thương mại, chỉ có quy định tương đối chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ này. Mà các hoạt động trung gian thương mại đều có tính chất chung giống nhau nên cách quy định về quyền và nghĩa vụ của các quy định này cần có sự thống nhất. Các hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại là hợp đồng song vụ, có tính chất đền bù nên quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Do đó, khi quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ trong tất cả các hoạt động trung gian thương mại chỉ cần tập trung quy định về nghĩa vụ của các bên và quyền hưởng thù lao của bên trung gian (vì đây là quyền quan trọng nhất của bên thực hiện dịch vụ cần phải được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật). 3. Thực tiễn các quy định về từng loại hoạt động trung gian thương mại. 3.1. Đại diện cho thương nhân. Thứ nhất, về thẩm quyền đại diện của bên đại diện. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, việc quy định thẩm quyền của bên đại diện được thay mặt bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại có ý nghĩa quan trọng. Nếu quy định không hợp lý sẽ cản trở đến việc xác lập quan hệ, đồng thời hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua loại hình dịch vụ này. So với Luật Thương mại năm 1997, LTM năm 2005 đã mở rộng phạm vi đại diện mà các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng đại diện cho thương nhân đồng thời bỏ quy định về hạn chế cạnh tranh của bên đại diện với bên giao đại diện. Tuy nhiên, quy định bên đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba mà mình cũng là đại diện (Điều 144 khoản 5 BLDS 2005) không phù hợp với quan hệ đại diện cho thương nhân. Bởi lẽ khác với giao dich dân sự, các giao thương mại trước hết phải do các bên quyết định và họ hoàn toàn có thể tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Trong thực tế có nhiều trường hợp, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện để quan hệ với bên thứ ba mà cũng là đại diện nhưng hoàn toàn vì lợi ích của bên giao đại diện và các bên giao đại diện muốn quan hệ với nhau thông qua bên đại diện. Do đó, pháp luật không nên quy định cứng nhắc rằng bên đại diện không được giao dịch với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của bên đó mà nên để các bên thỏa thuận vấn đề này. Do đó, để đảm bảo quyền tự do định đoạt các vấn đề trong kinh doanh cần quy định rõ, bên đại diện cần xác lập các giao dịch dân sự với người thứ ba mà mình cũng là đại diện của người đó (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Thứ hai, về trách nhiệm của bên giao đại diện và bên đại diện đối với bên thứ ba trong trường hợp bên đại diện thực hiện các giao dịch không nằm trong lĩnh vực kinh doanh của bên giao đại diện. Trong thực tế đã nảy sinh trường hợp bên đại diện biết hoặc buộc phải biết bên giao đại diện không có năng lực thực hiện năng lực thực hiện hoạt động giao cho bên đại diện nhưng vẫn chấp nhận ủy quyền và thực hiện công việc được giao. Hành vi đó có thể đem lại hậu quả bất lợi cho bên thứ ba do bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm đối với những hợp đồng mà bên đại diện giao dịch nhưng lại không có khả năng thực hiện. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba cũng như ràng buộc trách nhiệm của bên giao đại diện, pháp luật thương mại cần quy định trường hợp này, cả bên đại diện và bên giao đại diện đều phải liên đới chịu trách nhiệm với bên thứ ba về hậu quả pháp lý với công việc được thực hiện theo hợp đồng đại diện cho thương nhân. Thứ tư, vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân. Nên bỏ quy định thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về dịch vụ thương mại và các hình thức trung gian thương mại - Lý luận và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan