Tiểu luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

A.Lời mở đầu. 1

B.Nội dung 2

I.Pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng. 2

1,Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 2

2.Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng. 3

II. Chào bán chứng khoán riêng lẻ 6

1.Điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần 7

C.Kết luận 11

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Lời mở đầu. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam.Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả huy động và phân bổ vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động chào bán chứng khoán các doanh nghiệp sẽ thu hút, tạo lập vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, hoạt động chào bán chứng khoán đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn của mình. Tham gia chào bán chứng khoán còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Để bảo đảm hoạt động chào bán chứng khoán của các doanh nghiệp diễn ra đúng pháp luật, thị trường chứng khoán vận hành an toàn, nghiên cứu pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng là việc làm cần thiết. Từ nhận thức đó, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”. B.Nội dung I.Pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng. 1,Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng Đối với chào bán cổ phiếu ra công chúng,chủ thể chào bán phải thỏa mãn những điều kiên sau: Khi chào bán cổ phiếu ra công chúng thì phải có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ 10 tỉ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán.Đây là điều kiện thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng.Khi cổ phiếu được chào bán ra xong chúng sẽ có rất nhiều nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty.Quyền lợi của nhiều người sẽ bị ảnh hưởng nếu tổ chức phát hành cổ phiếu vi phạm các quy định của pháp luật khiến đợt chào bán bị đình chỉ hay hủy bỏ.Thiệt hại của các nhà đầu tư lúc này đương nhiên sẽ do doanh nghiệp chào bán phải bồi thường và khoản tiền theo quy định này sẽ là nguồn vốn dự để tổ chức phát hành bồi thường thiệt hại cho các nhà đầu tư .Như vậy đây không chỉ là quy định thể hiện năng lực tài chính của tổ chức phát hành mà còn là quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Muốn thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả ,muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng ,hợp pháp của các nhà đầu tư thì chứng khoán được lưu thông trên thị trường phải là những loại chứng khoán có chất lượng cao .Và để có những chứng khoán chất lượng đảm bảo đưa vào giao dịch thì chủ thể chào bán ra các chứng khoán đó phải là những chủ thể có tiềm lực tài chính tốt. Do vậy ,pháp luật chào bán chứng khoán đặt ra yêu cầu về mức vốn pháp định đã góp tối thiểu để kiểm tra năng lực tài chính của các doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng là có lý .Tuy nhiên trong thực tiễn,việc quy định mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu là 10 tỉ đồng lại là nguyên nhân nảy sinh những vi phạm trong chào bán chứng khoán ra công chúng .Đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ hơn 10 tỉ đồng, mặc dù đã thỏa mãn các điều kiện khác về chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng không thể tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi đó những lợi ích mà chào bán chứng khoán đem lại sẽ khiến các doanh nghiệp này vi phạm điều kiện về vốn điều lệ đã góp tối thiểu tính đến thời điểm đăng kí chào bán để tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết thì kể từ thời điểm luật chứng khoán có hiệu lực (1/1/2007) đến ngày 30/9/2008 UBCK nhà nước đã phát hiện đã thấy có khá nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của luật chứng khoán. Ví dụ như trường hợp công ty cổ phần sách thiết bị giáo dục Thái Bình Dương, công ty cổ phần xi măng Thái Bình, công ty cổ phần xây dựng số 9 Thăng Long, công ty cổ phần dược và thiết bị y tế Đà Nẵng,…Như vậy vô hình chung quy định này đã làm gia tăng các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán khiến thị trường chứng khoán thiếu minh bạch. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng, chủ thể chào đón phải đáp ứng các điều kiện sau: Doanh nghiệp phải đáp ứng về mức vốn điều lệ thực góp tại thời điểm năm đăng kí chào bán tối thiểu là 10 tỉ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán, giống như khi chủ thể muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ý nghĩa của quy định này là để lựa chọn những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh từ đó đảm bảo chất lượng của hàng hóa cung vào thị trường và đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. 2.Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng. Khi phát hành chứng khoán ra công chúng doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân doanh nghiệp như mô hình tổ chức, bộ máy phải hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính… Những thông tin về đợt chào bán chứng khoán như điều kiện chào bán, các yếu tố rủi ro, phương án phát hành, phương án sử dụng vốn nêu rõ những cam kết của doanh nghiệp và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán. Để trên cơ sở đó nhà đầu tư có tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không? Tài liệu chứa đựng những thông tin này chính là những có hiện hành thì bản cáo bạch là những tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan, liên quan đến việc chào bán và niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Đối với nhà đầu tư, bản cáo bạch là phương tiện giúp họ đánh ra mức độ sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định có đưa ra doanh nghiệp hay không?Một quyết định thiếu thông tin có thể làm nhà đầu tư phải trả giá đắt. Báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu của bản cáo bạch. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sẽ được thể hiện cụ thể trong báo các tài chính, bao gồm: bản cân đối kế toán, báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của pháp luật thì nội dung của bản cáo bạch phải có báo cáo tài chính của tổ chức phát hành trong hai năm gần nhất. Bản cáo bạch cũng vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu mà pháp luật đặt ra.Như vậy mặc dù quy định phải có báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất của tổ chức phát hành là để theo dõi tình hình tài chính có ổn định hay không, từ đó góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp chào bán chứng khoán ra công chúng cần phải được kiểm toán để đảm bảo tính trung thực khách quan. Một tổ chức kiểm toán độc lập để được chấp thuận thì phải đáp ứng những điều kiện khắt khe về mức vốn, thời gian hoạt động số lượng kiểm toán viên bắt buộc, số lượng khách hàng…do vậy chất lượng kiểm toán của những tổ chức kiểm toán này cũng đảm bảo được tính chính xác cao. Tuy nhiên, chính do phải đảm bảo những yêu cầu khắt khe mà pháp luật đặt ra nên số lượng các tổ chức kiểm toán được chấp thuận rất hạn chế. Đây là lí do khiến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như độc quyền về kiểm toán của một số tổ chức được chấp thuận mà chi phí kiểm toán bị đẩy lên cao. Trước đây việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được kiểm toán cho các tổ chức phát hành niêm yết hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo quyết định số 76/ 2004/QĐ – BTC ngày 22/9/2004.Nhưng do điều kiện để một tổ chức kiểm toán được chấp thuận quá khắt khe, số lượng tổ chức kiểm toán được chấp thuận không đáp ứng đủ nhu cầu, gây ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng nên quyết định số 76/2004 QĐ BTC ngày 22/9/2004 đã được thay thế bằng quyết định số 89/2007/QĐ – BTC ngày 24/10/2007 …Do quy định về điều kiện lựa chọn công ty kiểm toán có phần nới lỏng hơn như yêu cầu về số lượng kiểm toán viên bắt buộc, thời gian hoạt động của công ty kiểm toán được hạ xuống mà kể từ khi quyết định số 89/2007/QĐ BTC ngày 24/10/2007 được ban hành, số lượng các công ty kiểm toán được chấp thuận đã tăng lên. Nếu như năm 2007 chỉ có 11 công ty kiểm toán được chấp thuận thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên 35 công ty. Nhưng với 105 công ty chứng khoán, 47 công ty quản lý quỹ, 623 công ty chứng khoán niêm yết tại thời điểm cuối năm 2010 thì số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận đã tăng lên, song vẫn là rất nhỏ so với nhu cầu. Những nội dung trong bản cáo bạch, trong báo cáo tài chính có ý nghĩa quyết định trong việc doanh nghiệp có được cấp giấy phép chào bán chứng khoán ra công chúng hay không. Do đó, vi phạm về nội dung của các tài liệu này xuất hiện. Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ giúp doanh nghiệp thu được một khoản vốn lớn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nhưng nếu nội dung của bản cáo bạch hay báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp thì việc chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ không được tiến hành. Vì thế, doanh nghiệp thường tự tô vẽ cho hình ảnh của mình, đưa ra những thông tin không đúng sự thật, thiếu chính xác, thiếu những thông tin quan trọng, gây hiểu lầm. Quan tâm đến vấn đề xác định tính trung thực, chính xác của bản cáo bạch, điều 17 luật chứng khoán đã quy định: tổ chức phát hành phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực vngà đầy đủ của hồ sơ đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng; tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận, người kí báo cáo kiểm toán và bất kì tổ chức cá nhân nào xác nhận phải chịu trách nhiệm trong phạm viliên quan đến hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng. Song chịu trách nhiệm như thế nào, ở mức độ nào thì pháp luật chưa quy định cụ thể, hoặc nếu có thì chưa đạt được mục đích răn đe cần thiết. Chẳng hạn khi hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch thì tổ chức hay cá nhân xác nhận hồ sơ chỉ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng, khoản tiền này so với những thiệt hại mà nhà đầu tư, thị trường phải gánh chịu thật quá chênh lệch. Quy định không được chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp trừ trường hợp chào bán chứng khoán để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ cao.Quy định này của pháp luật chào bán chứng khoán ra công chúng mâu thuẫn với pháp luật về ngân hàng. Cụ thể là theo danh mục mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo nghị định số 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006 thì ngân hàng thương mại cổ phần khi thành lập có mức vốn pháp định từ 1000 tỉ đồng đến 3000 tỉ đồng (mức vốn pháp định áp dụng giai đoạn 2008 – 2010), và theo quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo quyết định số 24/2007/QĐ – NHNN ngày 7/6/2007 thì phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng. Như vậy, nếu như theo quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng thì các ngân hàng thương mại cổ phần không được thành lập. Còn nếu theo pháp luật về ngân hàng thì lại vi phạm pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp đối với ngân hàng thương mại cổ phần. II. Chào bán chứng khoán riêng lẻ Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đa dạng và phức tạp .Có nhiềụ văn bản khác nhau cùng điều chỉnh hoạt động này nhưng hiệu lực pháp lí không cao ,phần lớn là văn bản dưới luật . Nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lí nhưng chưa có cơ quan quản lí chung ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí nhà nước đối với hoạt động này .Hơn nữa trong mỗi văn bản điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của các doanh nghiệp tồn tại nhiều bất cập cần sửa đổi ,bổ sung.Chẳng hạn ,có sự mâu thuẫn trong việc quy định điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần giữa Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 52/2006/NĐ-CP,những bất cập về phương thức tổ chức bán cổ phần lần đầu ,cơ quan quyết định cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp ,quy định về nhà đầu tư chiến lược …trong Nghị định 187/2004/NĐ-CP,quy định về đối tương chưa được xem xét chuyển đổi trong Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC ,quy định về phương thức chuyển đổi đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần trong Nghị định 38/2003/NĐ-CP 1.Điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần Điều kiện để doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ hiện nay thuận lợi so với quy định của Nghị định 120/1994/ NĐ-CP và điều kiện chào bántrái phiếu ra công chúng theo luật chứng khoán 2006.Có thể nói đó chỉ là điều kiện tối thiểu để tham gia chào bán trái phiếu riêng lẻ .Trong khi đó khoản 2 điều 12 Luật chứng khoán 2006 quy định doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỉ đồng Việt Nam trở lên tính theo gía trị ghi trên sổ sách kế toán được chào bán trái phiếu ra công chúng Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nhận định điều kiện chào bán trái phiếu theo Nghị định 52/2006/NĐ-CP thuận lợi cho họ tận dụng giải pháp này để tăng vốn vay.Năm 2006,tổng khối lượng trái phiếu phát hành là 8060 tỉ đồng trái phiếu chinh phủ vẫn chiếm tỉ lệ cao 55817 tỉ đồng ,còn lại là trái phiếu chính quyền địa phương .Kết quả này cho thấy trên thị trường trái phiếu Việt Nam ,trái phiếu chính phủ vẫn chiếm tỉ lệ cao.Nhưng khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP đi vào đời sống ,đây sẽ là một kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp .Bởi trên thực tế hiện nay ,nhiều chủ doanh nghiệp đặc biêt những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa hề biết đến Nghị định mới này Tuy nhiên ,điều kiện chào bán trái phiếu của công ty cổ phần có một số điểm cần lưu ý. Khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định công ty cổ phần không được quyền phát hành trái phiếu trong hai trường hợp sau: 1.Không thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đã phát hành hoặc không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp 2.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005.Tuy nhiên ,hai văn bản này có sự quy định khác nhau về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty cổ phần Đây là một khó khăn trong việc xác định điều kiện phát hành trái phiếu của công ty cổ phần .Điều kiện theo Nghị định 52/2006/NĐ có khả thi và thuận lợi hơn cho công ty cổ phần chào bán trái phiếu riêng lẻ .Tuy nhiên ,cũng không thể bỏ qua quy định của Luật doanh nghiệp .Bởi đây là văn bản điều chỉnh tổ chức hoạt động của công ty cổ phần có giá trị pháp lí cao 2.Chào bán cổ phần riêng lẻ của các công ty Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần Nghị định 187/2004/NĐ- 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định CPngày 187/2004/NĐ-CP là những văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất điều chỉnh hoạt đông này tồn tại nhiều bất cập cần sửa đổi bổ sung .Cụ thể như sau: Đối tượng và điều kiện mua cổ phần Tùy thuộc vào đối tượng mà số lượng cổ phần được phép mua khác nhau ,thể hiện sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài .Theo Điều 4 Nghị định 187/2004/NĐ-CP các nhà đầu tư trong nước được mua với số lượng không hạn chế ,nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần theo quy định của pháp luật (không quá 49% theo Quyết định 238/2005/QĐ-TTG ngày 29/9/2005 cua Thủ tướng chính phủ về tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam). *Xác đinh giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp là vấn đề quan trọng được doanh nghiệp khi chuyển đổi quan tâm.Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đến giá bán cổ phần lần đầu .Hoạt động này có ý nghĩa quyết định đến giá bán cổ phần lần đầu.trước đây theo nghị định 28/1996/NĐ-CP ngày 07/05/1996 và Nghi định 44/1998/NĐ-CPngayf 29/06/1998 của Chính phủ ,giá trị doanh nghiệp được xác định theo thời kỳ không phản ánh đúng với giá trị thực tế.Giá trị doanh nghiệp có thể là giá thực tế người mua và người bán có thể chấp nhận được hoặc căn cứ vào hiện trạng về kĩ năng ,kĩ thuật ,phẩm chất ,giá trị của tài sản và tình hình kinh doanh trong ba năm cuối. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của chính phủ đã đưa thêm giá trị quyền sử dung đất và giá trị doanh nghiệp góp phần xác định giá trị doanh nghiệp khách quan hơn.Nhưng quá trình thực hiện nghị định này có rất nhiều bất cập.Ngày 16/11/2004 chính phủ ban hành Nghị định187/2004NĐ-CP quy định cụ thể hơn về giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế của doanh nghiệp .Việc xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện theo hai phương pháp ,phương pháp tài sản và phương pháp ḍng tiền chiết khấu.Trong đó,giá trị thực tế của doanh nghiệp theo phương pháp tài sản là gái trị toàn bộ tài sản hiên có của doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời cảu doanh nghiệp mà người mua,người bán cổ phần đều chấp thuận được .Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này là số liệu của sổ kế toán của doanh nghiệp tai thời điểm cổ phần hóa tài liệu liểm kê,phân loại và đánh giá chất lượng tài sản tại thời điểm cổ phần hóa ,giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa. Giá trị thực tế của doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu chủ yếu dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai(khoảng 03-05 năm sau khi chuyển đổi sang công ty cổ phần )và lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất xác định giá trị doanh nghiệp . Giá trị doanh nghiệp được xác định phản ánh đúng giá trị thực tế của doanh nghiệp ,hạn chế thất thoát vốn nhà nước.Tuy nhiên ,thẩm quyền định quyết định giá trị doanh nghiệp là những cơ quan chủ quan của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tính minh bạch trong hoạt động này. *Phương thức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu. Điều 30NĐ 18/2004/NĐ-CP chỉ quy định một hình thưc tổ chức chào bán cổ phần lần đầu thông qua bán đấu giá :đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp nếu khối lượng cổ phần bán ra từ 01 tỉ đồng trở xuống hoặc đấu giá tại tổ chức tài chính trung gian nếu số lượng cổ phần bán ra trên 01 tỉ đồng,nếu khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng sẽ tổ chưc đấu giá tại trung tâm giao dich chứng khoán(TTGDCK) Quy định này góp phần khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín ,gắn cổ phần hóa với phát triển tị trường vốn và thị trường chứng khoán.Đối với những doanh nghiệp có tên trước khi cổ phần hóa việc chào bán trên thị trường tập chung với lượng vốn huy động trên 10 tỷ đồng không quá khó khăn .Những daonh nghiệp chua đủ điều kiện về kế toán,kiểm toán ,minh bạch hóa thông tin,bán đấu giá trên thị trường chứng khoán có bảo đảm đến cùng chào bán hay không? Hơn nữa ,các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khác nhau có những đặc thù riêng trong khi đó pháp luật chỉ quy định một hình thức duy nhất để chào bán cổ phần là bán đấu giá . Trình tự tổ chức bán đấu giá lần đầu tiên được quy định cụ thể .Trước khi bán đấu giá 20 ngày ,cơ quan thực hiện bán đấu giá phải thông báo công khai thông tin về thời gian,địa điểm ,hình thức bán cổ phần ,điều kiện tham gia ,số lượng cổ phần dự kiến bán trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn thực hiện chào bán cổ phần là 04 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa .Tuy nhiên ,Nghị định 187/2004/NĐ-CP chưa đưa ra cách xác định đấu giá bình quân ,xử lý trương hợp cổ phần không phân phối hết…Những bất cập trên đã được sửa đổi,bổ sung tại Thông tư 95/2006/TT-BTC ngày 19/12/2006 của Bộ tài chính .Nếu số lượng cổ phần không bán hết còn lại dướ 50% thì điều chỉnh quy mô vốn điều lệ ,tỷ vốn nhà nước tại doanh nghiệp ,nếu trên 50% thì xem xét điều chỉnh gía khởi điểm và tổ chức số cổ phần còn lại. C.Kết luận Đối với các doanh nghiệp ,chào bán chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng ,giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn và không bị lệ thuộc thái quá vào tín dụng ngân hàng mà vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu về vốn kinh doanh.Đối với nền kinh tế và xã hội ,chào bán chưngs khoán sẽ đem lại nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.Vì vậy ,pháp luật về chào bán chứng khoán cần hoàn thiện hơn nưa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan