MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU . .1
B.NỘI DUNG. 1
I. Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa 1
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá 1
2. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá 3
II. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 4
1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 4
a. Thương nhân là cá nhân. 5
b. Thương nhân là tổ chức. 5
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá 5
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá 6
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 7
III. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1. Giao nhận hàng hoá 8
2. Chất lượng hàng hoá 9
3. Thanh toán 10
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 11
IV. Một số sửa đổi của Luật Thương mại 2005 so với Luật Thương mại 1997 13
1. Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa 13
2. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa 13
3. Hàng hóa 13
4. Những quy định chung về mua bán hàng hoá 13
5. Nghĩa vụ của bên bán 14
6. Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu 14
7. Nghĩa vụ của bên mua: 14
8. Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá: 14
V. Một số kiến nghị 14
1.Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước .14
2. Kiến nghị đối với công ty 15
c. Vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng 15
b. Đối với vấn đề căn cứ giao kết hợp đồng .15
a. Đối với cán bộ công nhân viê của Công ty . 15
d. Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng .15
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 15
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15712 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
a. Chủ thể là thương nhân. Để xác định một thoả thuận có phải là một HĐMBHH hay không thì việc trước tiên là phải xác định một bên trong quan hệ hợp đồng đó có phải là tư nhân hay không, sau đó mới xét đến đối tượng của hợp đồng. Thường nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh.
LTM năm 2005 cũng thừa nhận thương nhân thông qua việc không đặt điều kiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Quy định này đã được giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế là người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân không. Những quy định này lại có phần không rõ ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại. Vì vậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân.
Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá thể song hộ gia đình, tổ hợp tác không phải tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân. Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Khoản 1, Điều 16- LTM năm 2005).
* Thương nhân là cá nhân. Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp. Cá nhân cũng có thể trở thành tư nhân ngay cả khi hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp mà chưa ĐKKD.
Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: Cá nhân kinh doanh; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh.
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại do thương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người sau dây sẽ không được công nhận là thương nhân: Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp nhận hình phạt tù; Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền nghề vì các tội, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép… và các tội khác theo quy định của pháp luật.
*Thương nhân là tổ chức. Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thương nhân là tổ chức, là chủ yếu của HĐMBHH. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD sẽ được coi là thương nhân. Một tổ chức được công nhân là pháp nhân khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84- BLDS năm 2005. Không phải tất cả những tổ chức được coi là pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà chỉ có pháp nhân nào là tổ chức kinh doanh được thành lập để hoạt động thương mại mới trở thành thương nhân. Pháp nhân là tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện theo quy định là thương nhân. Theo quy định của LTM năm 2005 hộ gia đình và tổ hợp tác không được xếp là tổ chức hay cá nhân.
b. Chủ thể không phải là thương nhân.
Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng với thương nhân. Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần điều kiện nói trên khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực vì hành vi để tham gia giao kết và thực hiện HĐMBHH theo quy định của pháp luật. Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp tác và không hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên như một nghề.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Đối tượng của HĐMBHH là hàng hoá. Hàng hoá la những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thoả mãn nhu cầu của con người. Hàng hoá có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Khoản 2- Điều 3 LTM 2005 đã mở rộng hàng hoá hơn. Theo đó hàng hoá bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng hoá vẫn còn sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quy định này hàng hoá chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy các loại tài sản vô hình khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… chưa được thừa nhận là hàng hoá.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu hàng hoá trong HĐMBHH bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. Và các vật gắn liền với đất đai tuy nhiên, khi các chủ thể giam gia vào quan hệ HĐMBHH cần phải xem hàng hoá mà mình định mua hoặc bán là cái gì, nó có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không?
Những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện như: Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực luợng vũ trang; Chất ma tuý; Một số hoá chất có tính độc hại mạnh; Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách;Thuốc lá điếu, sản xuất tại nước ngoài; Các loại pháo; Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam... Những hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh như: Hàng hoá có chứa chất phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam…
* Những hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện gồm các loại như: Hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại; Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, các loại vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế;…
Để biết thêm chi tiết về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện chúng ta cần tìm hiểu Nghị định số 59/2006/NĐ - CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Hình thức của HĐMBHH là cách thức thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể thực hiện bằng lời nòi, bằng văn bản hoặc được xác định bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại HĐMBHH mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức văn bản bao gồm cả điện báo, telex, Fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác.
Những quy định của LTM Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có thể nói hình thức của HĐMBHH trong LTM 2005 là phù hợp với công ước viên 1980 bởi Điều 11 công ước viên 1980 quy định "không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về mặt hình thức. Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó". Như vậy LTM 2005 đã vượt ra và khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định như pháp luật Hợp đồng kinh tế.
HĐMBHH là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, dưới góc độ pháp lý việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng.
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
a. Đề nghị giao kết hợp đồng
Trong HĐMBHH, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế mua bán hàng hoá theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp nhận của người chào hàng".
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng đã được quy định rõ tại Khoản 1 - Điều 390 BLDS. Đơn chào hàng về bản chất là một đề nghị giao kết hợp đồng, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết HĐMBHH với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị mà không được giao kết thì phải bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh. Như vậy, chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng, có nội dung chủ yếu của HĐMBHH, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời gian nhất định. Tuy không quy định cụ thể về nội dung chủ yếu của đơn chào hàng, nhưng có thể hình dung được rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị của mình những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của hợp đồng dân sự: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán…Như vậy có thể coi các nội dung chủ yếu của HĐMBHH cũng chính là nội dung chủ yếu của đơn chào hàng. Những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hình dung được ngay và hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý.
b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyển cho bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này Điều 18 công ước viên 1980 cũng quy định rõ:" Tuyên bố, hành động nào đó của người được chào hàng thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải khác là việc chấp nhận đơn chào hàng". Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi, hành động mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá. Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi nghi giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng thời hạn trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, để tạo mọi khả năng để các bên có thể tiến tới giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá các bên có thể tiến hành hành động khác khi nhận được chấp nhận đề nghị quá giới hạn. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì lời đề nghị đó được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời: Nghĩa là đã xuất hiện một đề nghị giao kết hợp đồng mới từ phía đối tác của người đã đề nghị và người đã đề nghị nếu tiếp tục chấp nhận thì trở thành người chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách hàng, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có điều kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì hành vi đó được coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Như vậy, nếu bên được đề nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị không làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì hành vi đó cũng không được coi là chấp nhận đề nghị, mà được coi là đề nghị giao kết hợp đồng mới. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng được sửa đổi, bổ sung có thể là điều kiện về giá, thanh toán, chất lượng, số lượng, địa điểm thời gian giao hàng…
III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.
1. Giao nhận hàng hoá.
Bên bán phải giao hàng hoá phù hợp với quy định của hợp đồng; trong các hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên thường có thoả thuận với nhau về điều kiện kèm theo việc giao hàng thoả thuận về điều kiện giao nhận hàng hoá nhằm mục đích xác trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, gánh chịu rủi ro… Ngoài ra, trong mua bán hàng hoá việc giao hàng còn liên quan đến việc giao nhận cả các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Nếu các bên không có sự thoả thuận hoặc sự thoả thuận không cụ thể, thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan kèm theo.
Các bên có thể thoả thuận về địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng tuỳ theo tính chất của các hàng hoá trong hợp đồng khi đã thoả thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thoả thuận và phải thực hiện đúng thoả thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
Trong trường hợp không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau: Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vấn đề chuyển hàng hoá thì bên ngoài có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.Vì giao hàng là một nghĩa vụ chủ yếu của bên bán, nên bên bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng. Hàng hoá được coi là không phù hợp hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong những trường hợp tại Khoản 1- Điều 39- LTM 2005. Không phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá cùng chủng loại vẫn thường được sử dụng; Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời gian giao kết hợp đồng; Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên bán đã giao cho bên mua; Không được bảo quản. đóng gói theo cách thức thông thường với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Trong trường hợp không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, thì bên bán có quyền từ chối nhận hàng, người bán phải chiụ hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó.
Trong hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá cũng có những ngoại lệ. Nếu các bên không có thoả thuận nào khác về giao nhận hàng hoá thì việc giao nhận hàng hoá sẽ được thực hiện như đối với sự việc mua bán hàng hoá thông thường. Tuy nhiên, trong hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể thoả thuận về việc thanh toán bằng tiền của bên mua và không nhận hàng khi đó bên bán không phải giao hàng và bên mua không phải nhận hàng mà bên mua chỉ phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện mà thôi. Đối với hợp đồng quyền chọn thì nghĩa vụ giao nhận hàng của các bên chỉ phát sinh khi bên giữa quyền chọn mua thực hiện quyền mua và bán hàng có hàng để bán, bên giữ quyền bán thực hiện quyền bán mà bên mau đồng ý mua hàng.
2. Chất lượng hàng hoá.
Chất lượng hàng hoá là vấn đề quan tâm của các bên khi ký kết HĐMBHH. Hàng đúng chất lượng phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo tiêu chuẩn hoặc theo sự thoả thuận của các bên.
Để đảm bảo mục đích của hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất, nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua hoặc đại diện cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Khi đó, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp này phải kiểm tra hàng hoá trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trong trường hợp bên mua hoặc đại diện bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng theo thoả thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyến của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Nhưng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện bên mua đã kiểm tra nêu các khuyếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong qúa trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
3. Thanh toán.
Thanh toán tiền hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện. Người bán và người mua có thể thoả thuận những biện pháp ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo việc thanh toán được đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong trường hợp đồng. Bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thoả thuận và các bên có thể thoả thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Khi đó bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán và thực hiện thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục theo thoả thuận và các quy định của pháp luật về thanh toán.
Trường hợp người mua vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến việc phải gánh chịu trách nhiệm vật chất. Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, khi bên vi phạm yêu cầu, trừ trường hợp có thoả thuận khác Điều 306 LTM 2005. Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, 321 Điều 312 LTM để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ hợp đồng.
Về nguyên tắc thanh toán, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán toàn bộ số tiền hoặc một phần số tiền mua hàng nếu bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, tạm ngừng thanh toán cho đến khi tranh chấp đã được giải quyết khi có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng tranh chấp; tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra trong trường hợp tạm ngừng thanh toán là hàng hoá đang bị tranh chấp hoặc bằng chứng không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chiụ các chế tài khác theo quy đinhh tại Điều 51- LTM
Thời hạn thanh toán cũng có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng. Thời hạn mà người mua phải thanh toán tiền mua hàng do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng.
Các phương thức thanh toán mà các bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là HĐMBHH với thương nhân nước ngoài có thể chọn hiện nay là: phương thức chuyển tiền, phường thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức uỷ thác mua... Việc chọn phương thức thanh toán nào để thoả thuận trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên cơ sở tình hình thị trường hàng hoá, sự hiểu biết về khả năng tài chính và tín nhiệm thương mại của bạn hàng.
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá.
a. Theo Điều 292, LTM 2005 có các loại chế tài trong thương mại là: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Việc áp dụng các chế tài là cần thiết bởi lẽ nó không chỉ tạo ra sự công bằng cho các bên mà còn có tính răn đe, giúp các chủ thể có ý thức tuân thủ pháp luật hơn.
Tuy nhiên theo Điều 294 LTM 2005 cũng có sự châm chước khi quy định của trường hợp miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng. Là việc bên vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết điểm của hàng hoá, thiết sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp nhận của bên vi phạm. Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bến vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Phạt vi phạm. Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 - LTM 2005 . Như vậy phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 - LTM 2005.
- Bồi thường thiệt hại. Là việc bên vi phạm bồi thường những tổng thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra co bên bị vi phạm giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng: là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối xứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này.
- Huỷ bỏ hợp đồng: Bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần của hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; Huỷ bỏ một phần hợp đồng là viịec bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trường h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở Việt Nam.doc