Tình huống em đưa ra sau đây được em xây dựng lại dựa trên vụ việc phá sản của Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (có một số chi tiết em đã thay đổi so với thực tế để phù hợp với nội dung nghiên cứu trong bài viết này). Tình huống được xây dựng lại như sau :
Thông tin về Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry :
Người đại diện: Bà Noh Yon Hong. Chức vụ: Giám Đốc.
Loại hình công ty: 100% Vốn Nước Ngoài.
Ngành nghề hoạt động : may mặc các loại
Địa chỉ công ty số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM.
Tình hình công ty tính đến cuối tháng 9 năm 2008 :
- Theo thông tin từ kế toán của công ty đã tính toán cụ thể lương của người lao động và tổng số lương của công ty còn nợ người lao động là 1,352 tỷ đồng.
- Công ty còn nợ Bảo hiểm xã hội 1,7 tỷ đồng.
- Công ty còn nợ công ty Global Manufacturing 1,4 tỷ đồng theo bản án
số 85/KDTM-PT, ngày 14.9.2006 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- Công ty còn nợ công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ Hoàng Long 210 triệu đồng.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Pháp luật về phá sản và tình huống có phân tích hướng giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định, nghị định, nghị quyết, công văn như : nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP, nghị định 94/2005/NĐ-CP, nghị định 67/2006/NĐ-CP...
1.2.1. Đối tượng áp dụng
Luật phá sản năm 2004 quy định đối tượng áp dụng của luật này bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.
Doanh nghiệp ở đây bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam : công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.(theo Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP)
Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.
1.2.2. Căn cứ xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Điều 3 Luật Phá sản 2004 quy định : Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản khi : Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.
Việc xác định một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được dựa trên một trong hai tiêu chí sau :
- Tiêu chí dòng tiền : một doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn phải trả. Các khoản nợ ở đây phải là các khoản nợ xác định.
- Tiêu chí bảng cân đối kế toán : một doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán nếu như tổng tài sản của nó ít hơn tổng các khoản nợ.
1.2.3. Thủ tục phá sản : Quá trình giải quyết phá sản một doanh nghiệp, hợp tác xã được Luật Phá sản 2004 quy định có 4 bước chủ yếu :
Bước 1 : Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
- Nộp đơn yêu cầu : các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu là : Chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần ; Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn ; Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước ; Cổ đông công ty cổ phần ; Thành viên công ty hợp danh. Người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải làm đơn nộp cho Tòa án có thẩm quyền và nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Nội dung đơn yêu được quy định tại Điều 13,14 của Luật Phá sản 2004.
- Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : Tòa án có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thụ lý đơn và yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản và phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
- Quyết định mở thủ tục phá sản : Tòa án ra quyết đinh mở thủ tục phá sản khi có căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Quyết định đó được gửi cho Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp, cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp.
- Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Bước 2 : Tổ chức hội nghị chủ nợ và thủ tục phục hồi kinh doanh
- Hội nghị chủ nợ bao gồm những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 62 và điều kiện Hội nghị chủ nợ hợp lệ quy định tại Điều 65 Luật Phá sản 2004. Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ hoặc sau ngày kiểm kê xong tài sản (nếu việc này kết thúc sau ngày lập danh sách chủ nợ). Hội nghị lần thứ nhất thực hiện những công việc cụ thể quy định tại Điều 64 Luật Phá sản.
- Thủ tục phục hồi kinh doanh : được quy định tại Điều 68 đến Điều 77 Luật phá sản 2004 nhằm ưu tiên cho doanh nghiệp, hợp tác xã có thể phụ hồi, thoát khỏi tình trạng phá sản.
Bước 3 : Thủ tục thanh lý tài sản và thanh toán nợ
- Nếu như doanh nghiệp không có khả năng để tiếp tục tồn tại thì tản sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã cần được thanh lý và thanh toán nợ
để giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã thoát khỏi nợ nần để ngừng kinh doanh.
- Nội dung của quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản quy định tại Điều 81 Luật Phá sản 2004.
- Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản được quy định tại Điều 83, 84 Luật Phá sản.
- Phân chia tài sản : phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do Thẩm phán quyết định. Điều này được thể hiện trong nội dung của quyết định mở thủ tục thanh lsy tài sản. Thứ tự phân chia tài sản quy định theo Điều 37 của Luật phá sản 2004.
- Đình chỉ thủ tục thanh lý : Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản.
Bước 4 : Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
- Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 87. Nội dung của tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản quy định tại Điều 88.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản, Toà án phải gửi và thông báo công khai quyết định theo quy định tại Điều 29.
- Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản được quy định tại Điều 91, 92 Luật Phá sản 2004.
1.2.4. Thẩm quyền giải quyết việc phá sản
Thẩm quyền của Toà án được quy định tại Điều 7 Luật Phá sản 2004 :
- Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đó.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đó.
Trong trường hợp cần thiết Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với hợp tác xã thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đó.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2004 :
- Việc tiến hành thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân cấp huyện do một Thẩm phán phụ trách, tại Toà án nhân dân cấp tỉnh do một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có ba Thẩm phán phụ trách.
- Trong trường hợp Tổ Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản thì một Thẩm phán được giao làm Tổ trưởng.
Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quy định.
- Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán (sau đây gọi chung là Thẩm phán) có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thẩm phán cung cấp tài liệu (bản sao) cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
- Thẩm phán chịu trách nhiệm trước Chánh án và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.2.5. Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng ; một cán bộ của Tòa án ; một đại diện của chủ nợ ; đại diện hơp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản. Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản thì Thẩm phán xem xét quyết định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 10 Luật Phá sản 2004
1.2.6. Đối tượng có quyền, có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 13, 14, 15, 16, 17 ,18 Luật Phá sản 2004 :
- Chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ có bảo đảm một phần :
- Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Cổ đông công ty cổ phần
- Thành viên công ty hợp danh
Luật Phá sản 2004 quy định nghĩa vụ nộp đơn của những người này tại Điều 15 : Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1.2.7. Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ
Luật phá sản 2004 tiến gần hơn với nguyên tắc : các chủ nợ có vị trí bình đẳng với nhau trừ một số trường hợp ngoại lệ. Ngay cả nhà nước với tư cách là chủ nợ của các khoản thuế cũng bình đẳng với các chỉ nợ khác.
1.2.8. Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Nhằm tối đa hóa tài sản phá sản và ngăn chặn việc tẩu tán tài sản hoặc cố ý làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản Điều 31 Luật Phá sản 2004 quy định về : Các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế.
II. Tình huống và phân tích hướng giải quyết
2.1. Tình huống
Tình huống em đưa ra sau đây được em xây dựng lại dựa trên vụ việc phá sản của Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (có một số chi tiết em đã thay đổi so với thực tế để phù hợp với nội dung nghiên cứu trong bài viết này). Tình huống được xây dựng lại như sau :
Thông tin về Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry :
Người đại diện: Bà Noh Yon Hong. Chức vụ: Giám Đốc.
Loại hình công ty: 100% Vốn Nước Ngoài.
Ngành nghề hoạt động : may mặc các loại
Địa chỉ công ty số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM.
Tình hình công ty tính đến cuối tháng 9 năm 2008 :
- Theo thông tin từ kế toán của công ty đã tính toán cụ thể lương của người lao động và tổng số lương của công ty còn nợ người lao động là 1,352 tỷ đồng.
- Công ty còn nợ Bảo hiểm xã hội 1,7 tỷ đồng.
- Công ty còn nợ công ty Global Manufacturing 1,4 tỷ đồng theo bản án
số 85/KDTM-PT, ngày 14.9.2006 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
- Công ty còn nợ công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ Hoàng Long 210 triệu đồng.
- Hiện tại hơn 700 công nhân của công ty đã nghỉ việc, một số chuyển đi
các công ty khác ở các tỉnh làm việc, một số về quê... Công ty còn lại hai nhân viên văn phòng, một nhân viên kế toán và một số bảo vệ.
- Trụ sở của công ty đã được thuê lại.
- Số máy móc công ty còn lại là 500 máy may công nghiệp hiện đã ngừng hoạt động và xếp lại một góc của xưởng cũ, không có ai nợ công ty bất kỳ khoản tiền nào.
- Giám đốc công ty là bà Noh Yon Hong, sau khi đột ngột thanh lý tài sản một vài tháng trước đã cùng với một số nhân viên bỏ trốn.
2.1. Hướng giải quyết
Căn cứ theo những gì pháp luật quy định về phá sản đã phân tích ở trên, em đưa ra hướng giải quyết của mình và phân tích như sau :
Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry do không trả được lương cho người lao động và người lao động nhận thấy công ty đang lâm vào tình trạng phá sản nên căn cứ vào Điều 14 Luật Phá sản 2004 thì 506 công nhân của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry làm đơn ủy quyền cho liên đoàn lao động Quận 8 nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2009
ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
Kính gửi Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Chúng tôi Liên đoàn lao động Quận 8, được 506 công nhân của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry ủy quyền (bằng văn bản) làm đơn này yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành mở thủ tục phá sản công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry do :
Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry nợ lương của người lao động của công ty là 1,352 tỷ đồng (có biên bản của kê toán công ty về lương lao động gửi kèm) và nợ BHXH 1,7 tỷ đồng.
Căn cứ theo Điều 14 của Luật Phá sản 2004, chúng tôi đại diện cho 506 công nhân của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry làm đơn này yêu cầu Toàn án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở thủ tục phá sản công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry.
Đại diện Liên đoàn lao động Quận 8.
Vũ Anh Thơ
Nơi nhận : Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Biên bản trên được nộp lên Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 22 tháng 10 năm 2009.
Do hiện tại, người nộp đơn là người lao động của công ty đang bị nợ lương và đã chuyển đi các nơi khác nên tiền tạm ứng phí phá sản không phải nộp (theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Phá sản 2004); không yêu cầu nộp biên bản tập thể người lao động ủy quyền cho Liên đoàn lao động Quận 8 Tp Hồ Chí Minh, không yêu cầu cung cấp cho Tòa án danh sách nợ lương của tập thể người lao động có chữ ký từng người (có biên bản tính lương do kế toán công ty gửi kèm). Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ngày 22 tháng 10 năm 2009. Tòa án cấp cho Liên đoàn lao động Quận 8 giấy báo đã thụ lý đơn. Do giám đốc công ty đã bỏ trốn, công ty đã ngừng hoạt động nên Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh không phải gửi thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry. Sau khi nộp đơn, Liên đoàn lao động Quận 8 được coi là chủ nợ.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân TP Hồ chí Minh xem xét đơn và các giấy tờ liên quan ra quyết định mở thủ tục phá sản :
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TP HỒ CHÍ MINH
__________________
Số:100/2009/QĐ-MTTPS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày01 tháng11 năm2009
QUYẾT ĐỊNHMỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 28 của Luật phá sản;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Liên đoàn Lao động Quận 8
Địa chỉ : 769 A-B Phạm Thế Hiển, P.4-Q.8
Đối với : công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Thụ lý số 80/2009/PS-TL ngày 22 tháng 10 năm 2009
Sau khi xem xét các giấy tờ, tài liệu liên quan đến yêu cầu mở thủ tục phá sản;
Xét thấy có các căn cứ chứng minh công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
lâm vào tình trạng phá sản.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mở thủ tục phá sản đối vớicông ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Địa chỉ : số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM
2. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản :
- Ông Nguyễn Văn Hải – Tổ trưởng
- Bà Lại Thị Hoa
- Ông Lê Viết Long
3. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản này, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ cho Toà án, trong đó nêu cụ thể các khoản nợ, số nợ đến hạn và chưa đến hạn, số nợ có bảo đảm và không có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải trả. Kèm theo giấy đòi nợ là các tài liệu chứng minh về các khoản nợ đó. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Toà án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.
Nơi nhận:
- Công ty TNHH Vina Haeng
Woon Industry
- Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ
Chí Minh
- Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
- Báo Nhân Dân.
- Lưu Hồ sơ phá sản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng
Nguyễn Văn Hải
Quyết định này của Tòa án được thông báo cho các chủ nợ của Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry là Liên đoàn lao động Quận 8, Bảo hiểm xã hội, công ty Global Manufacturing, công ty Hoàng Long.
Do từ trước khi mở thủ tục phá sản, Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry đã ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nên mọi hoạt động của doanh nghiệp này vẫn ngừng. Căn cứ theo Điều 31 Luật Phá sản 2004 hoãn thi hành bản án dân sự số 85/KDTM-PT của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM.
Thẩm phán Nguyễn Văn Hải ra quyết định thành lập Tổ quản lý tài sản, thanh lý tài sản của Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry bao gồm : bà Đỗ Thị Mai – chấp hành viên của cơ quan thi hành án Tp Hồ Chí Minh; ông Đặng Tuấn Minh – cán bộ Tòa án – tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản; bà Vũ Anh Thơ – đại diện Liên đoàn lao động Quận 8; bà Phạm Thanh Hiền – kế toán công ty; bà Phạm Linh Anh – đại diện công nhân công ty.
- Ngày 05 tháng 11 năm 2009, căn cứ theo Điều 10 Luật Phá sản Tổ quản lý, thanh lý tài sản đến Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp bao gồm 500 máy may công nghiệp. Xét thấy, 500 máy may này đang ngừng hoạt động và xếp xó một chỗ, có nguy cơ hư hỏng cao nên Tổ quản lý, thanh lý tài sản Đề nghị Thẩm phán Nguyễn Văn Hải cho phép tiến hành bảo vệ 500 chiếc máy may này và thực hiện bán đấu giá tài sản. Bởi thời gian bán đấu giá tài sản càng sớm thì số tiền thu được càng nhiều, giúp công ty thanh toán nợ. Tiền thu được từ bán đấu giá máy may được gửi vào tài khoản tại ngân hàng SACOMBANK. Thời gian tiến hành bán đấu giá sẽ được quyết định sau Hội nghị chủ nợ.
- Lập danh sách chủ nợ bao gồm :
+ Liên đoàn lao động Quận 8 (hiện là đại diện cho người lao động Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry) : số nợ 1,352 tỷ VNĐ (một tỷ ba trăm năm hai triệu Việt Nam đồng)
+ Nợ Bảo hiểm xã hội 1,7 tỷ đồng (một tỷ bảy trăm triệu đồng)
+ Nợ công ty Global Manufacturing : số nợ 1,4 tỷ VNĐ (một tỷ bốn trăm triệu đồng)
+ Nợ cty Hoàng Long 210 triệu VNĐ (hai trăm mưởi triệu đồng)
- Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ sách của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry.
Ngày 10 tháng 11 năm 2009, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ. Giấy triệu tập hội nghị chủ nợ được gửi cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ của công ty, bà Phạm Linh Anh – đại diện công nhân công ty, bà Đặng Họa My – đại diện Công đoàn công ty (theo Điều 61, 61 Luật Phá sản 2004)
Ngày 12 tháng 11 năm 2009, dưới sự có mặt của tất cả những người được gửi giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được tiến hành hợp lệ theo Điều 65 – Luật Phá sản 2004. Tại hội nghị, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản Đặng Tuấn Minh thông báo về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ và kế hoạch thanh toán nợ. Do công ty đã ngừng hoạt động, Giám đốc bỏ trốn, nhân viên đã đi làm việc nơi khác, trụ sở công ty không còn, xét thấy công ty không thể hoạt động trở lại được Hội nghị chủ nợ đã thông qua quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản như sau :
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TP HỒ CHÍ MINH
__________________
Số:100/2009/QĐ-TLTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày22 tháng11 năm2009
QUYẾT ĐỊNHMỞ THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:
- Ông Nguyễn Văn Hải – Tổ trưởng
- Bà Lại Thị Hoa
- Ông Lê Viết Long
Căn cứ vào Điều 8 và Điều 80 của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số100/2009/QĐ-MTTPS ngày01 tháng11 năm2009
Đối với công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Địa chỉ : số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM
Xét thấycông ty không thể hoạt động trở lại
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mở thủ tục thanh lý tài sản đối với công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Địa chỉ : số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM
2. Phương án phân chia tài sản của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry (11) được thực hiện theo thứ tự sau đây:
- Phí phá sản là:20 triệu đồng;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết là:3,052 tỷ đồng;
- Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ là: 1,610 tỷ đồng, theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
Trường hợp giá trị tài sản của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phá sản mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về người lao động của công ty
3. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry các chủ nợ có quyền khiếu nại; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này và những người mắc nợ của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry có quyền khiếu nại phần quyết định này liên quan đến nghĩa vụ của mình.
Nơi nhận:
- Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
- Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh
- Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
- Báo Nhân Dân.
- Lưu Hồ sơ phá sản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng
Nguyễn Văn Hải
Quyết định trên cũng được thông báo tới các chủ nợ của công ty. Không hề có bất cứ khiếu nại, kháng nghị nào.
Tổ quản lý và thanh lý tài sản thi hành quyết định của thẩm phán về bán đấu giá tài sản thu được 3,2 tỷ đồng ( giá 6,4 triệu đồng/1 máy may) và tiến hành thực hiện phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán dựa trên quy định tại Điều 37 Luật phá sản 2004 về thứ tự phân chia tài sản và căn cứ theo Điều 2 nghị định 94/2005/NĐ-CP về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xă bị phá sản. Phân chia như sau :
- Nộp phí phá sản 20 triệu đồng.
- Trả các khoản nợ lương cho người lao động là 1.352 tỷ đồng; trả bảo
hiểm xã hội 1,7 tỷ đồng. Tiền lương của người lao động cần được chuyển đến họ một cách sớm nhất có thể.
- Còn lại 128 triệu đồng được chia cho hai chủ nợ còn lại của công ty là công ty Global Manufacturing với tỷ lệ 87% tương ứng với 111,36 triệu đồng, công ty Hoàng Long với tỷ lệ 13% tương ứng với 16,64 triệu đồng.
Xét thấy, phương án phân chia tài sản đã thực hiện xong, Thẩm phán căn cứ theo Điều 86 quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp :
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
TP HỒ CHÍ MINH
__________________
Số:100/2009/QĐ-TBPS(2)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Hồ Chí Minh, ngày15 tháng12 năm2009
QUYẾT ĐỊNHTUYÊN BỐ PHÁ SẢN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản:
- Ông Nguyễn Văn Hải – Tổ trưởng
- Bà Lại Thị Hoa
- Ông Lê Viết Long
Căn cứ vào Điều 8 và Điều86 của Luật phá sản;
Căn cứ vào Quyết định mở thủ tục phá sản số100/2009/QĐ-MTTPS ngày01 tháng11 năm2009
Đối với công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Địa chỉ : số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM
Xét thấy công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry đã thực hiện xong phương án phân chia tài sản
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tuyên bố công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
Địa chỉ : số 3/5 Hồ Học Lãm, phường 16, quận 8, TPHCM
bị phá sản.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố phá sản công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry các chủ nợ, những người mắc nợ của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này.
3. Cấm bà Noh Yon Hong không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày 15 thánh 12 năm 2009.
Nơi nhận:
- Công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry
- Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh
- Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh.
- Báo Nhân Dân.
- Lưu Hồ sơ phá sản
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TM. Tổ Thẩm phán
Tổ trưởng
Nguyễn Văn Hải
Quyết định trên cũng được thông báo tới các chủ nợ của công ty và không hề có bất cứ khiếu nại, kháng nghị nào.
Do trụ sở của công ty đã được công ty khác thuê lại, nên các văn bản đề gửi cho công ty TNHH Vina Haeng Won Industry sẽ được gửi đến cho kế toán của công ty là bà Phạm Thanh Hiền – sẽ là người đại diện cho công ty.
Trên đây em đã phân tích hướng giải quyết của em về vụ việc phá sản của công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry.
Tuy nhiên, theo em, nên có quyết định yêu cầu truy tố giám đốc công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry là bà Noh Yon Hong với tội danh Lạm dụng quyền hạn chức vụ chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 280 Bộ luật hình sự 1999.
Các mẫu văn bản trong bài nội dung căn cứ theo quy định của luật phá sản 2004 và hình thức căn cứ theo bản phụ lục đính kèm của Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP
KẾT LUẬN
Luật Phá sản đã được ban hành từ năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành từ rất lâu rồi, tuy nhiên việc áp dụng các quy định này trong thực tế là chưa cao. Tình huống em nêu ra trong bài là một minh chứng, tình huống này được em xây dựng lại dựa trên một tình huống thực tế, và trên thực tế, vụ việc cũng vẫn chưa được giải quyết. Chính vì vậy, việc xem xét việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tế xử lý các vụ án nói chung và án kinh tế nói riêng cần phải được xem xet và cải cách hơn nữa để nâng cao tính khả thi của nó. Bên cạnh đó, các cơ quan thi hành pháp luật cũng cần vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo để xử lý các vụ việc.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng hoặc sưu tầm một tình huống về phá sản doanh nghiệp và phân tích hướng giải quyết tình huống đó theo quy định của pháp luật hiện hành.doc