MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
II. Phật giáo Huế
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Huế
2. Đặc điểm của Phật giáo Huế
2.1 Đặc điểm nổi bật của Phật giáo đời Trần chính là tư tưởng của Trần Nhân Tông và thềin phái Trúc Lâm
2.2. Phật giáo Huế còn có ảnh hưởng bởi thiền phái Vô Ngôn Thông
2.3. Phật giáo Huế có đặc điểm của tịnh độ giáo
2.4. Phật giáo Huế có chịu ảnh hưởng của thiền phái Tỳ Ni Đa lưu Chi
2.5. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Mật giáo
2.6. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Phái Thảo Đường
3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3650 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phật giáo ở Huế và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó với Việt Nam trong một thời gian dài của lịch sử dân tộc. Vào thời Nhà Lý và Nhà Trần, Phật giáo trở thành quốc đạo và trong thời kỳ đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quân sự. Trong lần đi thực tập tại Huế lần này, em đã có dịp tìm hiểu về Huế, con người Huế, đặc biệt em đã có thời gian và điều kiện để mở rộng tri thức của mình về Phật giáo ở Huế. Trong bài báo cáo thực tập này em sẽ nói về Phật giáo ở Huế và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế.
I. PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM.
Đạo phật có nguồn gốc ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập là Tất Đạt Đa (Siddhartha), họ Gôtoma (Gautama), sinh khoảng năm 563 trước Công nguyên ở kinh thành Kapilavastu (chân núi Hymalaya về phía nam, nay thuộc miền Nam nước Nêpan, giáp phía bắc Ấn Độ) , là thái tử con vùa Tịnh Phạn. người đời tôn xưng ông là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Ông mất năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi.
Khi Tất Đạt Đa ra đời, xung quanh ông là một xã hội nhiều đau khổ, biết bao nhiêu con người là nạn nhân của chế độ đẳng cấp dã man, của thiên tai quái ác. Lúc đó Ấn Độ đã có nhiều loại tư tưởng vf tôn giáo, như đạo Vêda (đạo Phệ Đà) thờ nhiều thần, đạo Bà La Môn (Brátman) thờ một thần, đạo Jâim chủ trương tu khổ hạnh v.v… Đạo Phật của Tất Đạt Đa ra đời là một sự phản ứng có tính chất bác bỏ đối với chế độ đẳng cấp khắc nghiệt đương thời, đối với đạo Bà La Môn nghiệt ngã và đối với phương pháp tu hành khổ hạnh của Jana, Đồng thời là sự khẳng định một đạo lý, một đường hướng cứu khổ mới cho con người.
Sinh thời, Phật Thích Ca không viết sách, ông chỉ rao giảng bẳng miệng. Các kinh, luật, luận của Phật giáo lưu truyền ở đời là do nhiều thế hệ học trò của ông căn cứ vào lời dạy được lưu truyền mà biên tập thành. Vì vậy trong đó xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về sự tu hành và đắc đạo. Chủ yếu có hai tông phái lớn là Tiểu Thừa (Hinayana - cỗ xe nhỏ) và Đại Thừa (Mahayana - Cỗ xe lớn). Tiểu Thừa còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ (Thérevada), dựa sát vào văn bản kinh điển, chủ trương giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ có Phật Thích Ca và tu đến bậc La Hán (Arhat). Đại Thừa chủ trương tự giác và giác tha, không cố chấp vào kinh điển, thờ nhiều Phật và tu đến bậc Bồ Tát trước khi thành Phật. Ngoài ra còn có tông phái Kim Cang Thừa (Vadshrayana), còn gọi là Mật Tông, chủ trương kết hợp phù chú, bùa linh với giáo lý để giải thoát.
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Đạo của ông đã được nhiều người ở dọc sông Hồng, thuộc miền trung và bắc Ấn Độ tin theo. Sau khi ông mất, đạo đó được truyền bá mạnh mẽ. Đến thế kỷ III trước Công nguyên thì phát triển đến đỉnh cao nhất. Lúc đó ở Ấn Độ có đến 8 vạn chùa thsản phẩm. Nhưng đến thế kỷ V sau Công nguyên, Phật giáo bị Ấn Độ giáo tấn công, sau đó bị Hồi giáo triệt phá. Từ thế kỷ XII về sau, Phật giáo chỉ còn là một di tích, một tôn giáo nhỏ ở Ấn Độ.
Đạo Phật truyền bá ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm, ở thế kỷ III trước Công nguyên dưới sự chỉ đạo của vua Ấn là Asoka, nhiều tăng đoàn đã đi ra nước ngoài truyền bá Phật giáo. Về phía nam, Phật giáo truyền đến các nước Srilânghiên cứu, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia. Người ta gọi là Phật giáo Nam Tông và đặc trưng của nó là theo dòng Tiểu Thừa. Về phía Bắc, Phật giáo truyền đến Nêpan, các nước Trung Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Người ta gọi đó là Phật giáo Bắc Tông và đặc trưng của nó là theo dòng Đại Thừa. Cũng về phía Bắc, phái Kim Cang Thừa lưu truyền ở Tây Tạng, Mông cổ, Xibia. Khác với gốc của nó là Ấn Độ, Phật giáo ở các nước trên ngày càng phát triển và đã trở thành quốc giáo ở một số nước.
Đạo Phật truyền vào Trung Quốc khoảng đầu thế kỷ I sau Công nguyên và qua con đường “tơ lụa” xuyên Trung Á. Các nhà sư Ấn Độ và Trung á theo chân các đoàn người buôn bán đi đến Trung Quốc truyền đạo. Dòng đạo truyền vào Trung Quốc là dòng Đại Thừa. Các tông phái Phật giáo Ấn Độ như Mật Tông, Tịnh độ Tông, v.v… đều dược người Trung Quốc các thời chấp nhận và lưu truyền. Song phát triển ở Trung Quốc là các Tông phái ít nhiều được người Trung Quốc gia công xây dựng, đó là Phsản phẩm Tướng Tông (Duy Thức Tông), Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông và đặc biệt là Thiền Tông, Phép thiền định trong thiền tông vốn có từ Ấn Độ, nhưng Thiền Tông với một hệ thống giáo lý của nó lại là sản phẩm riêng của Trung Quốc. Về sau ở Trung Quốc nói đến Phật là nói đến Thiền.
Phật giáo tuy trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có nhiều tông phái khác nhau và lưu hành ở nhiều quốc gia khác nhau ở châu Á, nhưng nó vẫn là nó. Bởi vì ở nó có những chủ trương và quan điểm cơ bản mà bất cứ tông phái nào, bất cứ quốc gia nào cũng đều phải dựa vào để truyền bá.
Quan niệm về thế giới, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh, bao gồm cả vũ trụ, trời đất và con người, tuy lớn nhỏ khác nhau, chủng loại khác nhau, nhưng đều là một, đều luôn vận động và biến đổi, ở đó không có điểm bắt đầu (vô thuỷ), cũng không có điểm kết thúc (vô chung), ở đó biến đổi xảy ra nhanh như trong chớp mắt (sát na), nên không có gì là thường còn, là cố định, là có thể gọi nó là nó, vì nó có đó nhưng rồi không có, còn đó nhưng rồi mất đó (vô thường). Con người cũng vậy, ở trong dòng chảy không ngừng, nên không có cái gì gọi là bản thân ta (vô ngã). Mặt khác, biến đổi đó không phải là do bên ngoài đưa tới, mà là do bên trong, do sự vận động tự thân, do lẽ nhân duyên bên trong tác động, và luật nhân quả nội tại quy định, ở đó với bất cứ một vật nào ở vào một giai đoạn nào của quá trình, cũng đều là kết quả của giai đoạn trước là nguyên nhân của giai đoạn sau (nghiệp). Biến đổi đó còn diễn ra trong các nơi gọi là cõi phàm và siêu phàm mà sự chuyển từ cõi này sang cõi khác như vòng bánh xe quay mãi không thôi (luân hồi) v.v…
Quan niệm về nhân sinh. Đạo Phật cho đời người là khổ, nỗi khổ ở mỗi người là đầy nước mắt, ở nhân loại là biến nước mắt; “nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước các đại dương cộng lại”. Khổ đó không phải là do sản phẩm bức giai cấp, sản phẩm bức dân tộc mà ra, mà là do có bản thân con người. Khổ đó là do con người có sinh thì có già, bệnh và chết, do mong muốn mà không được, do thương yêu mà phải xa lìa nhau, do ghét nhau mà phải ở gần nhau, do ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) che lấp trí tuệ (khổ đế), do tích tập thói xấu và dục vọng (tập đế), do sự thay đổi, do ở trong vòng luân hồi. Muốn thoát khổ thì phải tu luyện, phải trừ bỏ dục vọng (diệt đế), phải từ bi, nhẫn nhục, hỷ xả (vui vẻ hy sinh thân mình), phải nhận thức được tâm Phật, phải theo tâm con đường đúng, v.v… (đạo đế). Và mục đích của tu luyện là giải thoát, là thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, là đạt tới một mục tiêu lý tưởng mà mỗi một tông phái Phật giáo có một cách nói riêng. Với Phật giáo nói chung là lên tới cõi Niết Bàn, nơi tịch diệt, nơi không còn biến hoá, không còn sướng vui cũng như khổ đau; với Tịnh Độ Tông là về được nước Phật, là sang tới Tây Phương cực lạc, hoặc Tịnh Thổ, với Thiền Tông là nhận thức được tâm là Phật , v.v…
Thế giới quan và nhân sinh quan trên của Phật giáo đối với người Việt đầu thời Bắc Thuộc, lúc còn đang tin ở sức mạnh của ông Trời, tin ở quyền năng của thần núi, thần sông, v.v… còn đang trong xã hội nguyên sơ và khép kín, thì đó là một hiện tượng xa lạ. Thế giới quan nhân sinh quan đó lại được truyền vào bởi các nhà sư Ấn Độ và Trung Á, những người có hình thể và vóc dáng khác người mình, thì sự xa lạ đó lại càng tăng lên gấp bội. Thế nhưng Phật giáo vẫn có thể làm quen và xâm nhập đất Việt. Lý do đầu tiên của sự kiện đó không phải là sự uyên thâm trong giáo lý nhà Phật, mà là những hành vi của người truyền đạo. Các nhà sư nước ngoài bằng thái độ từ bi, nhẫn nhục, không nề hà trong việc cưu mang người, thành thật cứu vớt người, dùng thuốc trị bệnh cho người ốm đau (các nhà sư lúc bấy giờ thường là thầy thuốc), v.v, đã tác động và cảm hoá được người Việt, rồi từ đó dắt dẫn họ vào làm quen với nội dung giáo lý. Người việt chấp nhận giáo lý Phật là ở bước sau. Và đến lượt mình, giáo lý phát huy tác dụng. Ở đây, trong bước này, chính sự uyên thâm của giáo lý mới là điều kiện làm cho Phật giáo tồn tại lâu dài ở Việt Nam.
Chùa chiến sau này mọc khắp nông thôn, đồng bằng, trung du, đồi núi đất Việt, và những tín đồ thành kính lâu đời là những người nông dân chất phác. Những địa bàn và những người đầu tiên tiếp thu Phật giáo ở Việt Nam lại không phải là những nơi ấy và những con người ấy, mà là đô thị và những con người buôn bán. Chính đô thị mới là nơi diễn ra sự tiếp xúc, nơi nhà sư các phương trời theo chân các nhà buôn đến tìm hiểu và truyền đạo. Ở Việt Nam lúc bấy giờ là Luy Lâu, trị sở đồng thời là nơi đô hội của đế quốc phong kiến Hán ở Giao Châu. Chính các nhà buôn bán xứ do nghề nghiệp của mình, mới có điều kiện tiếp xúc với người phương xa, mới dễ chấp nhận những điều xa lạ với mình. Điều này ít nhiều có thể thấy được qua câu chuyện dã sử có tính chất dân gian lưu truyền qua các đời. Đó là chuyện Nhất dạ Trạch (Đầm Nhất Dạ). Chuyện kể rằng vào thời Hùng Vương, vợ chồng Tiên Dung, Chử Đồng Tử mở quán chợ, lập phố xá, và Tiên Dung khuyên Chử Đồng Tử đi theo một người buôn nước ngoài đến một đảo ngoài biển, Chử Đồng Tử được nhà sư trên đảo truyền đạo cho.
Ngoài ra, tiếp thụ Phật giáo đầu tiên là nhà buôn, nhưng hiểu được đầy đủ Phật giáo lại là người trí thức. Chính người trí thức Việt Nam đương thời là người nắm được cả phần lễ nghi và phần tư tưởng của Phật giáo. Bởi vì Phật giáo, ngoài lễ nghi ra, còn là một hệ thống quan điểm lý luận mà chỉ người có kiến thức mới hiểu được. Người trí thức đương thời là người Hán học. Biết chữ Hán họ mới đọc được kinh, kệ dịch ra Hán Văn, và nhờ chữ Hán họ mới có điều kiện học chữ Phạn (Sankrit) để đọc các sách kinh, luật, luận bằng nguyên bản, để hiểu được Phật giáo từ gốc của nó.
Việt Nam giáp với Biển Đông, nằm trên con đường thuỷ thông thương giữa đồng và tây, giữa bắc và nam, là khu trung độ giữa hai nền văm minh lớn: Ấn Độ và Trung Hoa. Việt Nam lại là địa đầu phía nam của đế quốc phong kiến Hán lúc bấy giờ, là nơi xuất phát đi về phía nam của nhiều đoàn sứ giả, của nhiều nhà buôn Trung Hoa. Vị trí thuận lợi đó khiến nó có thể du nhập Phật giáo sớm. Điều này cộng với một vài tư liệu gián tiếp đã khiến Nguyễn Lang cho rằng: “Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Việt Nam - TNN) được thành lập sớm hơn các trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (Trung Quốc- NTT) và như thế là đã được hình thành vào thượng bán thế kỷ thứ nhất của Tây Lịch”. Minh Chi, cũng cho rằng “Việt Nam ngay từ thời rất xưa đã được các cao tăng Ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền Nam Trung Hoa khá nhiều”. Nhưng chứng cứ xác thực ghi trong chính sử thì thời điểm đó muộn hơn.
Truyện “Sĩ Nhiếp” trong Tam quốc chí ghi, mỗi khi Sĩ Nhiếp ra vào thì: “Uy nghi đủ hết, đánh chuông khánh, thổi kèn sáo, xe ngựa đầy đường, người Hồ (chỉ người Ấn Độ và người Trung Á. Ở đây chỉ các nhà sư người Ấn Độ hoặc Trung Á - NTT) theo hai bên xe thắp hương, thường có đến mấy chục”. Truyện nhà sư Thông Biện trong thiền uyển tập anh ghi nhà sư này trả lời câu hỏi của Phù Cảm Linh Nhân hoàng thái hậu thời Trần về Phật giáo vào nước ta, nói: “Hai tông phái (Giáo Tông và thiềnTông) đến nước ta đã lâu. [Giáo tông] thì bắt đầu từ Mâu Bác, Khương Tăng Hội” . Các nhân vật Sĩ Nhiếp, mâu Bắc, Khương Tăng Hội đều là người cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. Như vậy Phật giáo xuất hiện ở nước ta được ghi rõ ràng trong sử sách là vào cuối thế kỷ II sau Công nguyên.
Công lao đầu tiên tỏng việc truyền bá Phật giáo vào Việt Nam là thuộc các nhà sư Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc. Các nhà sư Ấn Độ Trung Á thì theo thuyền buôn xuyên đại dương đến. Các nhà sư Trung Quốc thì đi đến bằng đường bộ hoặc đường biển và thực hiện việc giao lưu trong lãnh thổ của đế quốc phong kiến Hán. Nhưng trong thực tế cũng có sự đóng góp nhiều mặt của các nhà sư Việt Nam. Trong đó có người giữ vai trò cầu nối giữa Phật giáo Nam Á và Phật giáo Trung Hoa, như nhà sư Vận Kỳ đã đem bản dịch Kinh A Hàm do hai nhà sư Trí Hiền (người Ba Lăng) và nhà sư Hội Ninh (Trung Quốc) cùng dịch ở đất Ba Lăng, Nam Hải, về dâng cho vua Đường ở Trường An. Có người đạo hạnh nổi tiếng cả Việt Nam và Trung Hoa như nhà sư Thích Tuệ Thắng. Ông trụ trì chùa Tiên Châu Sơn (thuộc tỉnh Hà Bắc, Việt Nam ngày nay) sau thái thú Nam Hải là Lưu Hội mời về trụ trì chùa U Thê, (Trung Quốc). Nhà sư “Thường che dấu tài năng, hiện ra như người ngu. Người ở lâu đều coi trọng, kẻ tu hành đều tôn kính ca ngợi”. Có người thông thạo Phạn ngữ và kinh điển, góp phần chú giải ngay trên đất nước của Phật, như Thiền Sư Đại Thặng Đăng lúc ở Đông Ấn Độ “học thông Phạn ngữ, giải luận Duyên sinh (Nidanasastra) và các kinh điển khác”.
II. PHẬT GIÁO HUẾ.
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Huế.
Phật giáo có mặt trên đất Huế vào đời vua Trần Nhân Tông. Vào lúc đó, ở vùng Trung Nam Bộ là đất của người Chăm. Để giữ vững hoà khí của nước ta và nưcớ Chăm, tránh cảnh chiến tranh, vua Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vua Chế Mân đã cắt hai châu Ô và lý làm quà cưới cho công chúa Huyền Trân. Như vậy hai châu Ô và Lý là thuộc sở hữu của nhà Trần. Khi đó, nhu cầu đi khai khẩn đất, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hoá Việt đến hai châu này là rất cần thiết. Và người đi đến hai châu này chính là những người dân đi làm kinh tế mới. Họ đến đâu thì họ mang những tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá phong tục của họ tới đó.
Mặt khác, dưới đời Lý, Trần, Phật giáo là quốc giáo do đó những người dân này đi tới dâu, thì họ mang theo trong mình những gì gần với tâm, thức Phật giáo tới đó. Bên cạnh đó khi họ đi tới hai châu này thì những người thầy của họ cũng đi theo và vì Tăng xuất hiện đầu tiên tại Thuận Hoá đời Trần là Điều Ngự Giác. Hoàng Tử là Trần Nhân Tông, sau đó điều thêm các vị tăng khác vào để làm chỗ dựa về mặt tâm linh cho quần chúng.
2. Đặc điểm của Phật giáo Huế:
Như vậy Phật giáo được truyền bá vào Huế từ đời Vua Trần Nhân Tông. Do đó Phật giáo Huế mang những đặc điểm của Phật giáo đời Trần bên cạnh những đặc điểm cảu Phật giáo Việt Nam nói chung.
2.1. Đặc điểm nổi bật của Phật giáo đời Trần chính là tư tưởng của Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm.
-1299 vua Trần Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, là Trúc Lâm, Đầu Đà được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử, thế hệ thứ sáu, tiếp nối vị tổ thứ năm là thiền sư Huệ Tuệ nổi tiếng của phái Yên Tử. Thế lực lan rộng trong triều đình và giữa nhân gian, một ông vua đã từng đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Nguyên. Một ông vua đã đem hoà bình thịnh trị về cho nhân dân, một ông vua như thế đi xuất gia sẽ gây nên một tiếng vang lớn và khiến mọi người tỏng nước hướng về ngọn núi Yên Tử. Vì vậy đạo Phật trở thành yếu tố tâm lý liên kết toàn dân lại trong mục đích xây dựng và bảo vệ quốc gia. Phong trào Phật giáo nhập thế gọi là Trúc Lâm Yên Tử được hưng thịnh cho đến giữa thế kỷ 14. Sau đó phong trào yếu dần. Từ đây thiếu sự nâng đỡ của những ông vua Phật tử.
Tháng 3 năm 1301, Trần Nhân Tông đi Chiêm Thành để quan sát Phật giáo tại đây. Vua đi với tư cách là một du tăng, có một số tăng sĩ tuỳ tùng. Vua đã lưu lại đây cho đến tháng 11 mới về. Chế Mân đã tiếp xúc với một vị du tăng Việt Nam, một người có thế lực rất lớn của nước Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông hứa sẽ gả công chúa cho vua Chăm. Vì mục đích xây dựng tình hoà hảo giữa hai nước. Hai châu, Ô, Lý là sính lễ của vua Chăm. Vào năm 1307 được đổitên là Thuận và Hoá…
+ Giáo lý của Phật giáo đời Trần của thiền phái Trúc Lâm chủ chương đình chỉ phiền não tứơc tiên, phù hợp với truyền thống “ngũ đình tâm quán” của thiền học nguyên thuỷ.
+ Trúc Lâm rất ý thức về tính cách vô thường của cuộc sống và thảo thức thực hiện sự giải thoát đạt đạo theo Trúc lâm phải được thực ngay trong hiến này. Thân mạng và cuộc đời là vô thường đời người như một mùa xuân sẽ qua.
+Trong lời mở đầu của Trúc Lâm ta thấy vua nói đến thể tính giác ngộ. Có sẵn nơi mọi người và đến nguyên tắc tự tính giác ngộ ấy bằng phương pháp không truy tầm tức là không đối tượng hoá tư tính giác ngộ ấy để chạy theo đuổi bắt (có ý đi tìm đạo thì không bao giờ thấy đạo). Đây là những điều mà Trúc Lâm tâm đắc từ Tuệ Trang thương sỹ. Cuối bài phú “Cư Trần lạc Đạo”. Trúc Lâm nhắc lại nguyên tắc không truy tầm này.
“Cư Trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cư tắc san hề khôn tất miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vẫn thiền”.
Dịch
“Cư Trần lạc đạo hãy thả tuỳ duyên
Hễ đói thì ăn, mệt thì nghỉ
Châu báu đầy nhà đừng chạy kiếm
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền”.
Bí quyết của Trúc Lâm là làm cho tâm hồn không vướng bận nghĩa là không bị ràng buộc bởi thành bại và bởi sự dồn chứa kiến thức đạt tới tâm trạng tự do ấy, là đạt tới sự an ẩn thật sự. Cõi cực lạc không cần phải đi tìm ở tận Tây phương mà chỉ cần tìm ở sự gạn lọc tự tâm. Chính ngay trên chỗ đứng này mà ta phải thực hiện, tính rạng rỡ của tâm bởi vì tự tính ấy, không khác gì với đức phật A Di đà trong bài phú chữ Nôm “Cư Trần lạc Đạo”…
2.2. Phật giáo Huế còn có ảnh hưởng bởi thiền phái Vô Ngôn Thông.
-Thiền phái này chấp nhận lời giải thích của thiền phái Nam Tông bên Trung Hoa về lịch sử của thiền học. Theo giải thích này, tâm truyền của ngũ Tổ Hoàng Nhân đã được trao truyền cho lục tổ Huệ Năng, còn thiền sư Thần Tú ở Bắc Tống không đại diện được cho truyền thống thiền học Bồ Đề Đạt Ma…
-Thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh thuyết đốn ngộ, chủ trương con người có thể trong một giây lát đạt được quả vị giác ngộ, khỏi cần đi qua nhiều giai đoạn tiệm tiến.
-Thuyết đốn ngộ được căn cứ trên quan niệm tâm địa mà vô ngôn thông nhắc tới Chữ địa ở đây có nghĩa là đất. Kinh “Tâm địa Quán” nói: “Các pháp thiện, ác, ngũ thú hữu học, vô học, độc giác, bồ tát và Như lai đều từ nơi tâm sinh khởi, cũng như các loại ngũ cốc và ngũ quả từ đất mọc lên, cho nên nói là tâm địa”. Tâm địa là bản nguyên của vạn pháp thì một khi khai thông được tâm địa, trí tuệ giác ngộ tự nhiên giác ngộ, tự nhiên xuất hiện. Đó là ý của Bách Trượng trong câu nói “tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu”. Vô ngôn Thông trước khi tịch đã nhắc lại lời của thiền sư Nam Nhạc (677 - 744) cho Cảm thành nghe: “Tất cả các pháp từ tâm sinh, nếu tâm không sinh thì làm sao pháp đứng vững được.
Nếu đạt được tâm địa thì hoàn toàn tự do. Đó là căn bản lời tuyên bố “tức tâm tức phật”. Nếu đạt ngộ thì tâm là Phật, Pháp là Phật, tất cả những gì từ tâm địa phát sinh đều là Phật, còn nếu không đạt ngộ thì tức là ngoảnh lưng lại với tất cả mọi thực tại giác ngộ. Sự giác ngộ bản tâm là căn bản của mọi biến cải. Từ thế kỷ thứ ba Tăng Hội đã nêu lên tính cách thiết yếu của Tâm học và của sự giác ngộ tự - tâm như đường lối duy nhất để chứng đạo. Để thực hiện sự chứng ngộ này. Phái Ngô Ngôn Thông nhấn mạnh đến nguyên tắc “vô đắc”.
-“Vô đắc” cũng là phương pháp thiền quán trong đó người hành giả không chạy theo một đối tượng gọi là sự giác ngộ. Ở đây thiền quán, không có người trao truyền và kẻ được trao truyền. Ở đây cũng không có chủ thể thiền quán và đối tượng thiền quán. Chủ thể và đối tượng là một giác ngộ cũng giống như một khả năng chiếu rọi sẵn có trong một bức gương, không cần phải đi tìm ngoài tự tâm mình. Nếu có sự tìm đuổi tức là còn bị giam hãm trong thế giới nhị nguyên. Bản chất của giác ngộ là không có cá tính độc lập (không), không có hình thể để nhận biết (vô tướng), không thể theo đuổi và nắm bắt (vô tác), “không”, “vô tướng” và “vô tác” được gọi là ba cánh cửa giải thoát trong đạo Phật. (tam giải thoát môn).
2.3. Phật giáo Huế có đặc điểm của tịnh độ giáo.
-Tịnh độ giáo chủ trương niệm Phật để đạt vãng sanh vào nước Cực lạc của Phật A Di Đà.
-Sách “Thiền uyển tập Anh”, ngoài việc nhắc đến tượng đồng A Di Đà được Không Lộ thực hiện, cần có nói đến thiền sư Tịnh Lực như một người đã đắc được pháp “niệm Phật mà hoàn thành được thiền định”. Ông dạy đệ tử là “không nên cầu sự chứng ngộ bên ngoài” và nếu muốn diệt trừ các ác nghiệp thì nên áp dụng phương pháp niệm tụng bằng cả tâm lẫn miệng”.
2.4. Phật giáo Huế có chịu ảnh hưởng của thiền phái Tỳ Ni Đa lưu Chi:
-Thiền phái này bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam Luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên về mật giáo theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Tỳ Ni Đa lưu chi hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Đây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ.
2.5. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của mật giáo.
-Mật giáo là giai đoạn phát triển thứ ba của tư tưởng Phật giáo đại thừa ở Ấn Độ (giai đoạn thứ nhất là Bát Nhã, giai đoạn thứ hai là Duy Thức).
-Mật giáo bắt nguồn từ tư tưởng thâm sâu của Bát Nhã, đồng thời cũng bắt đầu từ những tín ngưỡng dân gian Ấn Độ. Về phương diện này, Mật giáo chấp nhận sự có mặt của những thần linh được thờ phụng trong dân gian, và như thế khiến cho đạo Phật phát triển rộng trong sinh hoạt quần chúng, khuynh hướng này rất phù hợp với sinh hoạt tín ngưỡng và phong tục của người dân, vì vậy Mật giáo đã trở nên một yếu tố khá quan trọng trong sinh hoạt thiền môn.
-Đứng về phía phương diện tư tưởng, Mật giáo là một phản ứng đối với khuynh hướng quá thiên trong tri thức và nghiên cứu các hệ thống Bát Nhã và Duy Thức. Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ hành đạo, khỏi phải đi tuần tự từng bước. Sự giác ngộ có thể thực hiện trong giây phút hiện tại. Sự sử dụng thế lực của thần linh, sự sử dụng thần chú, ấn quyết và các hình ảnh Man Đà La có thể hỗ trợ đắc lực cho thiền quan hành đạo.
2.6. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Phái Thảo Đường:
-Có khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Đường không cắm rẽ sâu được trong quần chúng và ảnh hưởng chủ yếu đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Thiền phái này có ảnh hưởng về mặt học tập rất lớn.
3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế.
-Tư tưởng thiền, trầm lắng, sâu thẳm, có mà như không, không mà như có đã thấm vào trong xương, trong tuỷ của người Huế cho nên, nó đã tạo ra cái đức tính điềm tĩnh, cái sâu lắng, trầm tư của người Huế. Tinh thần thiền học của Phật giáo đã gạn lọc và khiến cho Huế biết gạn lọc rất kĩ khi tiếp nhận những cái từ bên ngoài.
-Tịnh độ cũng ảnh hưởng đến con người Huế. Tịnh độ không phải là niệm Phật để cầu sinh về cảnh giới của đức Phật A Di Đà mà ý nghĩa thâm sâu của Tịnh Độ là thiết lập ngay quê hương Tịnh Độ ở trên đất nước này, xứ sở này và thiết lập quê hương tịnh độ từ trong tâm của mình.
Trong tâm của ta mỗi người có một quê hương tịnh Độ trong đó, mỗi người đều có đức Phật A Di Đà ở trong tâm. Từ đó người Huế có khả năng tự tin, có khả năng đối phó, tin vào cái vốn có của mình, cho nên có khả năng khắc phục được các hoàn cảnh khắc nghiệt bên ngoài đưa lại.
-Người Huế ảnh hưởng sự thiểu dục tri túc của Đạo Phật (ít muốn và biết đủ) vì vậy nên người Huế ít đua đòi và biết vừa đủ. Quan trọng là ở chỗ ta sống với nhau bằng tấm lòng, quý là ở tấm lòng chứ không phải tiền bạc.
- Tư tưởng giáo học cũng ảnh hưởng đến người dân Huế. Người Huế rất hiếu học, họ không học ở trường nữa thì họ học ở nhà, không có thầy dạy thì họ tự học trong sách vở.
-Con người Huế sống chịu ảnh hưởng bởi luật Tạng. Luật lệ là giới về mặt tổ chức, luật là giới về mặt hành chính, để phán xét đúng sai ở hành vi. Điều này đã ảnh hưởng sâu sắc vào người dân Huế về mặt đạo đức, lối sống của người Huế.
KẾT LUẬN.
Sau chuyến đi thực tập, em đã có điều kiện để tìm hiểu về Phật giáo trên xứ Huế, hiểu một phần nào về đặc điểm tính cách của con người Huế và sự khác nhau cũng như sự tương đồng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với nhân dân nơi em sinh sống và ở Huế.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Khoa Triết học, các thầy các cô đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến thực tập đầy bổ ích và tốt đẹp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Lịch sử về 10 tông phái Phật giáo” (Hoà thượng Thích Thiện Hoa).
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Hoà thượng Thích Thiện Hoa).
Việt Nam Phật giáo sử luận 3 tập - Nguyễn Lang.
Nghiên cứu Trần Nhân Tông (Lê Mạnh Thát).
Phật giáo ở Việt Nam - (Hoà thượng Thích Nguyên Tạng).
Phật giáo trên xứ Huế (Hoà thượng Thích Thái Hoà).
Các tài liệu trên được tác giả tham khảo trên trang Web:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
II. Phật giáo Huế
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Huế
2. Đặc điểm của Phật giáo Huế
2.1 Đặc điểm nổi bật của Phật giáo đời Trần chính là tư tưởng của Trần Nhân Tông và thềin phái Trúc Lâm
2.2. Phật giáo Huế còn có ảnh hưởng bởi thiền phái Vô Ngôn Thông
2.3. Phật giáo Huế có đặc điểm của tịnh độ giáo
2.4. Phật giáo Huế có chịu ảnh hưởng của thiền phái Tỳ Ni Đa lưu Chi
2.5. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Mật giáo
2.6. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Phái Thảo Đường
3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến con n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vh03.doc