Tiểu luận Phát huy nguồn lực tri thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay xu thế tất yếu khách quan

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1. Những kiến thức triết học được sử dụng trong tiểu luận

1.2. Vốn quý nhất của nền kinh tế tri thức là tri thức

2. Vai trò nòng cốt của tri thức trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại

3. Tác động của tri thức đến sự vận động giữa các nền văn hoá trên thế giới

2.1. Mặt tích cực

3.2. Mặt tiêu cực

4. Tri thức nguồn lực mới ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển

Chương II Phát huy nguồn lực tri thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay xu thế tất yếu khách quan

1. Việt Nam là 1 vùng kinh tế 1 miền văn hoá của khu vực và thế giới

2. Phát triển lực lượng sản xuất mới. Tác động tất yếu khách quan trọng của nguồn lực tin thức đến nền kinh tế xã hội Việt Nam.

2.1. Thực trạng nguồn tri thức ở Việt Nam hiện nay

2.2. Phát triển nguồn lực sản xuất mới trong sự nghiệp

2.3. Tác động tất yếu và quan trọng của nguồn lực tri thức đến kinh tế xã hội

Kết luận

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát huy nguồn lực tri thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay xu thế tất yếu khách quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Chương I: Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội hiện đại Những kiến thức triết học được sử dụng trong tiểu luận 1.2. Vốn quý nhất của nền kinh tế tri thức là tri thức 2. Vai trò nòng cốt của tri thức trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại 3. Tác động của tri thức đến sự vận động giữa các nền văn hoá trên thế giới 2.1. Mặt tích cực 3.2. Mặt tiêu cực 4. Tri thức nguồn lực mới ảnh hưởng đến mọi quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển Chương II Phát huy nguồn lực tri thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay xu thế tất yếu khách quan 1. Việt Nam là 1 vùng kinh tế 1 miền văn hoá của khu vực và thế giới 2. Phát triển lực lượng sản xuất mới. Tác động tất yếu khách quan trọng của nguồn lực tin thức đến nền kinh tế xã hội Việt Nam. 2.1. Thực trạng nguồn tri thức ở Việt Nam hiện nay 2.2. Phát triển nguồn lực sản xuất mới trong sự nghiệp 2.3. Tác động tất yếu và quan trọng của nguồn lực tri thức đến kinh tế xã hội Kết luận Lời mở đầu Ngày nay tri thức là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi quốc gia. ở bất kỳ thời gian giai đoạn nào con người cũng phải tồn tại và phát triển. Nhờ có lao động sáng tạo mà con người đã dần thoát khỏi thế giới động vật và phát triển cao hơn. Tri thức là nhân tố không thể tách rời đối với mọi hoạt đông của con người. Tri thức càng ngày càng phát triển càng cao thì đời sống con người cũng được cải thiện và nâng cao một bước. Hiện nay ở Việt Nam đào tạo nhân tài bồi dưỡng tri thức là vấn đề và là chiến lược được đặt lên hàng đầu nhất là trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Muốn hội nhập và phát triển theo kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Điều quan trọng là phải đầu tư vào sự nghiệp giáo dục trồng người như lời Bác Hồ đã dạy. "Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm chây hay không. "Đó chính là 1 phần lớn nhờ vào cônghọc tập của các cháu" (năm điều bác Hồ dạy) Chương I: Vai trò của tri thức trong đời sống hiện đại 1. Những kiến thức triết học được sử dụng trong tiểu luận 1.1. Định nghĩa kinh tế tri thức Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sản sinh ra phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.2. Vốn quý nnhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo ra sự tăng trưởng. Không giống với các nguồn lực khác bị mất để khi sử dụng. Đầu tư vào tri thức sẽ làm tăng khả năng của sản xuất.Tri thức khác với vốn hay lao động ở chỗ người có kiến thức trao kiến thức cho người khác sẽ không bị mất đi mà được sử dụng sử dụng tốt hơn. 2. Vai trò nòng cốt của tri thức trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Thế giới luôn luôn vận động và phát triển. Một xã hội tồn tại là một xã hội luôn vận động và phát triển ngày càng cao. Xã hội càng tiến bộ thì tri thức càng đóng vai trò quan trọng và là nòng cốt của sự phát triển xã hội ấy. Quả thật tri thức luôn luôn đóng vai trò quan trọng là tiền đề mũi nhọn của mọi nền kinh tế. Tri thức theo cách hiểu truyền thống là thứ hiểu biết chung chung. Sự biết đổi ý nghĩa của tri thức được trải qua 3 giai đoạn. trong giai đoạn đầu (khoảng 100 năm) tri thức được áp dụng cho các công cụ phương thức sản xuất và sản phẩm. Điều này tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp. Giai đoạn thứ II (bắt đầu của thế ký XIX và kết thúc vào chiến tranh thế giới lần II) tri thức được áp dụng cho tổ chức lao động. Giai đoạn cuối tri thức được áp dụng cho tri thức. Đó là cuộc cách mạng quản lý. Ngay từ xa xưa con người đã biết sử dụng công cụ lao động thô sơ để sản xuất và tạo ra sản phẩm thoả mãn nhucầu bản thân mình. Sản xuất ngày càng phát triển phân công lao động ngày càng chặt chẽ tạo cơ hội chuyển dần hoạt đông của con người cho máy móc thiết bị thực hiện, làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Trong giai đoạn hiện nay khi mà trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sôi động các nước đang thực hiện các chính sách kinh tế để nhanh chóng đưa nền kinh tế nước mình phát triển bằng cách đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực tế lịch sử đã chứng minh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là con đường duy nhất để 1 nước có thể chuyển từ 1 nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang "xã hội văn minh công nghiệp". Vì vậy khoa học công nghệ để trở thành nền tảng của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nâng cao dân trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định. Tri thức luôn đóng vai trò quyết định đối vứi lực lượng sản xuất lực lượng phải đạt trình độ tương đối hiện đại. Biết vận dụng các thành tựu những phát minh tiên tiến của các nước phát triển. Tại hội nghị thương đỉnh toàn thể giới. Đan Mạch về phát triển xã hội họp tháng 3.1995 đã tuyên bố. Trong cương lĩnh mới của đảng ta có ghi. "Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là nguồn lực con người Việt Nam trong đó có tiềm lực trí tuệ" Như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của tri thức trong sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của xã hội hiện nay. Vai trò của con người với tư cách là chủ thể của quá trình CNH - HĐH đất nước, năng lực và trí tuệ con người được huy động vào quá trình đó, đó là nguồn lực hàng đầu. Đặc biệt đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, dân số đông nguồn nhân lực dồi dào biết khai thác chắc chắn sẽ tạo lên 1 động lực to lớn quyết định cho sự phát triển. Có con người với sức mạnh trí tuệ và sự cần cù là có tất cả, chắc chắn cuông cuộc CNH - HĐH sẽ thành công. 3. Tác động của tri thức đến sự vận động giữ các nền văn hoá trên thế giới. 2.1. Mặt tích cực Trong xã hội tri thức ngày càng cao thì dẫn đến đời sống văn hoá tinh thần của con người ngày càng phong phú. Càng ngày tri thức càng bùng nổ. Nội dung và hình thức các hoạt đông văn hoá đa dạng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của người dân cũng tinh tế hơn, chọn lọc hơn. Nhờ có tri thức áp dụng vào công nghệ tiên tiến như các phương tiện truyền thông Internet phim ảnh, báo chí.. Mà nền văn hoá của các nước có cơ hội được giao lưu, tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn minh của các nước khác trên thế giới. Có cơ hội phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc từng vùng. 2.2. Mặt tiêu cực: Tuy nhiên sự tác động tích cực cũng có không ít ảnh hưởng xấu xảy ra đối với các nền văn hoá. Đặc biệt là vấn đề giữ dìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bới chính sự giao lưu giữa các nền văn hoá đó có thể vừa làm tăng nhưng đồng thời cũng làm giảm tính đa dạng của văn hoá. Nó làm tăng khi các nền văn hoá nước ngoài thâm nhập vào nền văn hoá trong nước và làm giảm đi khi nền văn hoá nước ngoài chiếm mất vị trí của nền văn hoá trong nước. Sự xâm lấn ồ ạt của văn hoá nước ngoài theo nhiều con đường đã tác động lớn đến văn hoá các quốc gia. Chẳng hạn như vấn đề bảo tồn và truyền lại những tinh hoa văn hoá của dân tộc mình cho thế hệ sau do sự xâm nhập dễ thay thế của nền văn hoá nước ngoài. Điều này tất cả các quốc gia đều nhận thấy và đây là 1 vấn đề rất đang báo động và lo ngại. Họ nhận thức được nguy cơ bị đồng hoá về văn hoá mà hậu quả tồi tệ nhất là đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy tất cả các quốc gia đều phải lựa chọn cho mình hướng đi đúng sao cho hiệu quả nhất. Vừa tiếp thu được những nét đẹp trong văn hoá các nước vừa giữ vững và phát huy được bản sắc văn hoá của dân tộc với tinh thần hội nhập nhưng không hoà tan. Để nền văn hoá nước mình luôn phong phú và đa dạng trong khi vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. 4. Tri thức nguồn lực mới ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới trong quá trình hội nhập phát triển. Trong quá trình hội nhập và phát triển. Phát triển kinh tế luôn là yêu cầu khẩn thiết mang tính toàn cầu. Toàn cầu hoá kết nối các quốc gia lại gần nhau hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh trong quá trình hội nhập. Trong quá trình hội nhập ấy tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định to lớn đến sự thành công trên bước đường hội nhập mỗi quốc gia. Mọi quốc gia cần phải đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Mọi người cần phải trau dồi kiến thức các kỹ năng phát triển tri thức sáng tạo. Chính sách phát triển con người ở mỗi quốc gia có thành công không là ở sự quan tâm đầu tư đúng hướng ấy. Trong quá trình phát triển của xã hội các nhà nghiên cứu cho rằng loài người đang bước vào nền văn minh thứ ba "nền văn minh trí tuệ". Trong nền văn minh này tri thức là của cải và là quyền lực.. Nhờ có tri thức mà con người có thể vận dụng khoa học công nghệ mới nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển luôn luôn chú trọng, thu hút và đãi ngộ nhân tài. Không để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Chính vì họ nhận thấy rằng đầu tư vào tri thức là sự đầu tư đúng đắn và có lợi nhất. Đây chính là bí quyết dành được thắng lợi của 1 số nước trong cuộc chạy đua về nhiều mặt trên toàn thế giới. Ví như Nhật Bản đi lên từ 1 nước nghèo nàn, lạc hậu, điều kiện tự nhiên không ưu đãi nhưng bằng chính tinh thần cần cù chịu khó học hỏi. Chính phủ Nhật Bản đã đặt giáo dục lên làm quốc sách hàng đầu. Chỉ sau khoảng thời gian không lâu Nhật Bản đã phấn đấu và trở thành một trong những cường quốc có nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp công nghiệp nhưng cả 2 ngành này chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên thế giới hiện nay ở 1 số nước Bắc Mỹ và Tây Âu nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành. Riêng về kinh tế thông tin trong đó có kinh tế tri thức là chủ yếu chiếm 40 - 50% GDP. Trong nước ODCD kinh tế tri thức chiếm hơn 50%. CDP. Công nhân tri thức chiếm trên 60%, lực lượng sản xuất. Hiện nay công nghệ thông tin đã trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin phát triển rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Mọi lĩnh vực của xã hội đều có tác động của công nghệ tin để nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để phát triển. Những người làm trong lĩnh vực này đều là công nhân tri thức và các doanh nghiệp tri thức. Nhờ có công nghệ mới điện tử viễn thông và công nghệ Internet. Đã tạo ra bước đột phá của thế kỷ đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Chỉ cần thông qua mạng Internet con người có thể trao đổi liên lạc và nắm bắt thông tin trên toàn thế giới trong khi chỉ ngồi ở nhà .Trong kinh doanh các nhà kinh doanh có thể mua bán, ký kết hợp đồng với bạn hàng trong nước và quốc tế thông qua mạng Interent Chương II: Phát huy nguồn lực tin thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay xu thế tất yếu khách quan. 1. Việt Nam là 1 vùng kinh tế 1 miền văn hoá của khu vực và thế giới. Việt Nam là 1 vùng kinh tế của lĩnh của khu vực của thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi có nguồn tài nguyên đa dạng, khí hậu địa lý và nhiệt độ tương đối thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế. Giao thông đi lại thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế. Giao thông để lại thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá. Với nguồn tài nguyên nhân lực dồi dào sẵn có hơn nữa nước ta là mức có dân số trẻ năng động có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến. Đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển kinh tế. Nếu động lực của sự phát triển xã hội là cái có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến lên phía trước thì văn hoá là động lực của tiến bộ xã hội. Mỗi nền văn hoá có những giá trị độc đáo, có những bản sắc riêng và bình đẳng tương quanvới các nền văn hoá khác. Mỗi dân tộc đều có quyền tự hào về bản sắc riêng về các giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc mình. Với 1 nền văn hoá lịch sử lâu đời cùng truyền thống lịch sử 400 năm dựng nước và niềm tự hào về nguồn gốc con rồng cháu tiên. Trải qua quá trình phát triển lâu dài nền văn hoá Việt Nam đã khẳng định được mình trong nền văn hoá của khu vực và nền văn hoá của nhân loại. Nền văn hoá Việt Nam là 1 nền văn hoá độc lập có bản sắc riêng và là tài sản tinh thần quý báu được kế thừa qua các thế hệ.Với tinh thần học hỏi sáng tạo giao lưu khôn khéo cùng với nền văn hoá của các nước trên thế giới nền văn hoá của chúng ta vẫn giữ được những giá trị. tốt đẹp mà không bị đồng hoá về văn hoá. Tất cả những giá trị văn hoá có thể coi là sức mạch giúp nó tiếp tục khẳng định mình và đóng vai trò động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Văn hoá là những điều kiện thiết yếu cho 1 sự phát triển bền vững và 1 là phần không thể tách rời của các chiến lược phát triển. Tại hội nghị thượng đỉnh thể giới và phát triển xã hội (copehagen3/1995) đưa ra 1 tư tưởng lớn của thời đại là: "Các chính sách kinh tế văn hoá xã hội phải gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau. Tất cả các chính sách này đều xuất phát từ 1 ý tưởng nhân đạo, nhân bản của văn bản, văn minh nhân loại". Theo nghị quyết 09 của bộ chính trị định hướng. Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời song song với việc phát huy bản sắc dân tộc. Ta phải tiếp thu văn hoá nhân loại. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào với bạn bè quốc tế rằng nền văn hoá nước ta có thể sánh ngang với các nền văn hoá của các quốc gia có tầm cỡ trên thế giới với những tên tuổi nổi tiếng như đại thi hào dân tộc. "Nguyễn Du" với tác phẩm nổi tiếng "Truyện kiều" và sau này là danh nhân văn hoá thế giới "Hồ Chí Minh" với nhiều tác phẩm lớn được nhân loại biết đến như"tuyên ngôn độc lập" "Nhật ký trong tù" có thể nói những tác phẩm văn hoá của Nguyễn ái Quốc - HCM là hòn ngọc mà người vô tình đánh rơi vào kho báu của nền văn hoá nước nhà Dân tộc ta vốn có truyền thống văn hoá là lòng yêu nước nồng nàn ý thức cộng đồng sâu sắc. Đây chính là những giá trị văn hoá đặc trưng cho lòng nhân đạo cao cả của con người dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là điểm mạnh giúp dân tộc Việt Nam chiếm thắng kẻ thù trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Nguyễn Trái đã từng tổng kết" Đem đại nghĩa để thắng hung tàn" "Lấy chí nhân để thay cường bạo" (Bình Ngô Đại cáo) Sau này trong cuộc kháng chiến chống pháp và mỹ thần kỳ. HCM cũng đã từng đề cao vai trò của văn hoá đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc "Văn hoá cũng là một mặt trận" Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy" Quả thật văn hoá có vai trò rất quan trọng trong tất cả mọi hoạt đông kinh tế chính trị xã hội giữ gìn đất nước. Vì vậy, trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế ngày nay cũng cần được các nhân tố văn hoá các giá trị văn hoá truyền thông vào các chính sách phát triển xã hội. 2. Phát triển lực lượng sản xuất mới. Tác động tốt yếu và quan trọng nguồn lực tri thức đến nền kinh tế xã hội Việt Nam. Để phát huy nguồn nhân lực trong đó đặc biệt là nguồn lực tri thức là yếu tố được đặt lên hàng đầu ở mọi quốc gia. Nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nó không phải ở ưu thế về lượng mà là ở chất lượng. Khi nguồn nhân lực có quy mô lớn nhưng chất lượng thấp năng suất lao động thấp thì lại trở thành nhân tố hạn chế sự phát triển. Chính vì vậy vấn đề ra đối với mọi quốc gia là phải thường xuyên chăm lo nâng cao tri thức của con người đáp ứng nhu cầu của xã hội đặc biệt là trong cuộc CNH - HĐH hiện nay. 2.1. Thực trạng nguồn tri thức ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay ở Việt Nam nhìn chung trình độ học vấn của lực lượng lao động Việt Nam là khá cao (tương đối) và đã có những chuyển biến tích cực tỷ lệ biết chữ của Việt Nam vào loại trung bình nhưng xét đến khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội thì mức đó là khá cao so với các nước như xingapho, Trung Quốc những quốc gia phát triển hơn Việt Nam. Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo bậc học cũng có những chuyển biến đáng kể số 2 tốt nghiệp PTTH và đại học tăng nhưng thực tế thì trình độ văn hoá của người lao động vẫn còn nhiều bất cập, trình độ giữa nông thôn và thành thị chênh lệch. Thực trạng trình độ văn hoá như vậy mà so với thời đại CNTT hiện nay thì vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu học hỏi cũng như sáng tạo trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá- HĐH đất nước. Tiếp đó cũng phải kể đến thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lực Việt Nam.Xét 1 cách khác quát thì lực lượng sản xuất có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng năm đều tăng nhưng còn chậm. Công nhân là lực lượng đông đảo giữ vai trò quan trọng trong sản xuất. Phát triển kinh tế xã hội thì trình độ của họ còn thấp hiện nay gần 50% công nhân chưa phổ cấp III.Đây là yêu cầu cấp bách đặt ra cho xã hội. Với 1 nền kinh tế thị trường mở cửa quan hệ với nước ngoài, ngoài việc phải có trình độ để tiếp thu các mối, thành tựu khoa học công nghệ.. Thì hiện nay công nhân không biết ngoại ngữ chiếm tỷ lệ cao, công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ thấp. 2.2. Phát triển nguồn lực sản xuất mới trong sự nghiệp CNH - HĐHđất nước. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các Đống Thánh Đế. Minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài phát triển nguồn nhân lực gắn liền với phát triển lực lượng sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tiến bộ khoa học công nghệ. Đó là sự nghiệp chung của toàn đảng toàn dân. Hiện nay cần đổi mới mục tiêu đào tạo chương trình phương pháp dạy học từng bước chuẩn bị cho thế hệ trẻ tự tin sáng tạo bước vào xã hội tương lai trên cơ sở có trình độ học vấn cơ bản, toàn diện có kỹ năng lao động đáp ứng những định hướng. Phát triển Kinh tế xã hội. Cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp tăng cường hợp tác quốc tế để tận dụng nguồn tài chính, công nghệ cao, các chuyên gia giỏi.. Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài vào mục tiêu giáo dục. 2.3. Tác động tất yếu và quan trọng của nguồn lực tri thức đến nền kinh tế xã hội. Trong nền kinh tế tri thức giữ vai trò quyết định nhất quan trọng hơn cả vốn và tài nguyên. Nước ta muốn đẩy mạnh CNH - HĐH các ngành công nghiệp mới xây dựng cần đi thẳng vào công nghệ tiên tiến để cho sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Sức mạnh của nhân lực nhân tài dựa trên nền tảng của sức mạnh dân trí toàn bộ sức mạnh đó tập trung vào sự nghiệp CNH đất nước. Điều này thể hiện trên tất cả mọi lĩnh vực xã hội nhà kinh doanh, giáo dục khoa học, văn hoá, nghệ thuật.. trong khi xuất phát điểm của chúng ta là rất thấp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng. Mà chúng ta còn khá thấp về lĩnh vực khoa học công nghệ. Kiến thức về kỹ năng cơ bản, kinh nghiệm kinh doanh quản lý Nhà nước còn yếu vì vậy chúng ta cần phải nâng cao đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Trong đó công tác giáo dục giữ vai trò quan trọng hiện nay ở nước ta cũng đã chú trọng đến việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài bằng chứng là hầu hết những cuộc thi quốc tế các thí sinh của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cao ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên việc đào tạo đội ngũ tri thức của chúng ta còn nặng về lý thuyết trong khi khả năng thực hành lại chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết trong việc sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại. Trong bài phát biểu ĐHSP Hà Nội (19 - 1- 1996) Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu"Muốn thực hiện thắng lợi CNH - HĐH" phải gấp rút nâng cao trình độ của mọi người. Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo 1 mặt phải sử dụng tốt các nguồn vốn ngân sách và vốn trong nhân dân đầu tư cho giáo dục đào tạo… (báo nhân dân ngày 20 - 1 - 1996) Coi việc đào tạo phát triển trí tuệ của con người là hàng đầu .Đó là bí quyết thắng lợi trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và là đường lối chỉ đạo đúng đắn của Nhà nước ta. Kết luận Vấn đề phát huy vai trò nguồn tri thức trong tiến trình phát triển đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Tạo tiền đền và là bệ phóng cho đất nước Việt Nam tiến vào thế kỷ XXI. Với hành trang tri thức, trí tuệ là điểm mạnh đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Trên đây bài tiểu luận của em đã trình bày về hai phần thứ nhất là về vai trò của tri thức trong đời sống xã hội hiện đại. Thứ hai là về vấn đề phát huy nguồn lực tri thức trong quá trình hội nhập và phát triển. Với kiến thức triết học xã hội còn hạn chế. Khi viết bài chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sử dụng ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa. Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho em làm quen tiếp cận với cách viết tiểu luận, để rèn lyện khả năng viết tiểu luận tốt ở những môn học sắp tới. Em xin cảm ơn thầy giáo phụ trách bộ môn "Trần Đình Bích" đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này. Em xin cảmđoan bài viết trên hoàn toàn là kiến thức của em không sao chép ở bất kỳ tài liệu nào.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28390.doc
Tài liệu liên quan