Tiểu luận Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nước ta hiện nay

Đề cương chi tiết

 

Lời mở đầu

Nội dung

I.Tổng quan về sự nghiệp CNH-HĐH

I.1.Một số khái niệm

I.1.1Khái niệm CNH- HĐH

I.1.2.Khái niệm nguồn nhân lực

I.2.Quan điểm và chủ trương phát huy nguồn nhân lực của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

 

II.Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH

II.1.Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay

II.2.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực giảm sút

II.3.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

III.Thực trạng về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam.

Kết luận.

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18041 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hoá đất nước đó, Đảng ta đã nhận thấy rõ vai trò to lớn và quan trọng của nguồn nhân lực. Qua đó, Đảng ta đã có những quan điểm và chủ trương để phát huy nguồn nhân lực của đất nước. Điều đó được thể hiện cụ thể trong các kì đại hội của Đảng ta. Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm về công nghiệp hoá- hiện đại hoá dó là: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.” Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện phương châm: “ Học đi đôi với hành, kết hợp lao động với sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.” Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và của thế giới. Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. II.Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH II.1.Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác nhau. Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh của Việt Nam là nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam vì điều đó. Tại sao lại nói như vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng. Khả năng để tổ chức khai thác nguồn nhân lực còn bất cập. Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạng nào?  II.1.1. Số lượng: Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 năm công nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷ lệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷ lệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan Nguồn nhân lực từ nông dân:  Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Nguồn nhân lực từ công nhân:  Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề.  Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:  Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,… Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49%  của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới.  II.1.2. Chất lượng: Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: - Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10; - Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta. Nguồn nhân lực từ nông dân:  Nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm.Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Nguồn nhân lực từ công nhân:  Nguồn lực từ công nhân của nước ta tuy có sự lớn mạnh trong những năm gần đây song vẫn còn tồn tại những thực trạng rất đáng buồn và đáng lo ngại. Trong các cuộc thi tay nghề trong khu vực, công nhân nước ta đều có giải cao nhưng đó là bề nổi của vấn đề. Rất nhiều người coi công nhân là công việc chân tay, nặng nhọc nên ai cũng từ chối làm việc này. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ với công nhân còn nhiều hạn chế nên làm cho nguồn lực từ công nhân bị giảm sút khá nhiều. => Có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam:   - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo.  - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.  - Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước. II.2.Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn yếu kém Thứ nhất, mặc dù kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh theo hướng CNH,HĐH nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất.Tính đến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn 17%, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiểm khoảng 50% và tỷ lệ lao động xã hội chưa qua đào tạo chiếm một tỷ lệ đa số. Tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp thể hiện ở một tỷ trọng lớn trong tổng số người có việc làm nằm ở hai nhóm chỉ số về vị thế việc làm, đó là lao động tự làm và lao động gia đình không được trả công, trả lương. Hai nhóm lao động này chiếm khoảng từ 2/3 đến 3/4 tổng số người có việc làm năm 2009, có nghĩa là một tỷ lệ lớn trong tổng số việc làm là dễ bị tổn thương, có nguy cơ thiếu việc làm bền vững.Những chỉ số này cho thấy đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đang tạo ra sự hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Thứ hai, thực trạng quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta còn nhiều bất cập.Cho đến nay chúng ta chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển đất nước giai đoạn CNH-HĐH ít nhất là đến năm 2020 (mới chỉ có Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định s 05/2007/QĐ-BTTTT phê duyệt ngày 26/10/2007)..Việc quy hoạch, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và địa phương trong cả nước cũng còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể. Điều đó dẫn đến tình trạng vừa “thừa’ vừa “thiếu” nhân lực các ngành, vùng, địa phương. Thứ ba, sự lạc hậu về nội dung và phương pháp trong việc đào tạo nguồn nhân lực ở VN hiện nay.Chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học vừa chưa bắt kịp những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, vừa ít gắn liền với thực tiễn. Phương pháp dạy và học chậm đổi mới, vẫn nặng về trang bị kiến thức, nhẹ về bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, năng lực giải quyết vấn đề, tính năng động và sáng tạo, khả năng thích nghi với sự phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là trang bị thí nghiệm, thực hành của nhà trường đã thiếu, lại lạc hậu với thực tiễn sản xuất. Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tình trạng tách rời giữa các cơ sở giáo dục - đào tạo với cơ quan nghiên cứu triển khai và các doanh nghiệp còn khá phổ biến. Nhiều nghị quyết của Đảng về giáo dục, nhất là NQTW 2 (khoá 8) và Kết luận của Hôi nghị TW6 (khoá 9) chậm được thể chế hoá về mặt nhà nước, chậm đi vào cuộc sống. II.3.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân tộc ta trong giai đoạn phát triển mới là “ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Để triển khai và thực hiện quan điểm trên cần xác định: việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước, trong đó nâng cao mặt bằng dân trí chính là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có trình độ cao và tăng cường công tác quản lý là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay. a)Kết hợp chiến lược phát triển kinh tế và nhân lực Cần thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Nói cách khác, các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách khi đưa ra chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rõ nhu cầu, điều kiện yêu cầu về nguồn nhân lực đồng thời cơ quan lập chiến lược phát triển nhân lực coi đây là thông tin đầu vào cơ bản để có hướng xác định đúng đắn. Áp dụng chiến lược này trong thực tế, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, giữa Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành, địa phương khác.Đã đến lúc Việt Nam lấy sự phát triển nguồn nhân lực làm động lực cho phát triển kinh tế và các nguồn lực khác. b) Chính sách xã hội Nhà nứơc và Doanh nghiệp cần xây dựng 1 chế độ đãi ngộ xứng đáng với nhân lực theo mức độ cống hiến và khả năng phát triển trong tương lai. Chính sách tiền lương được xây dựng và thực hiện một cách linh hoạt theo tiêu chuẩn tài năng. Nên xây dựng nhiều chế độ ưu đãi, không chỉ về thu nhập mà còn có các ưu đãi hỗ trợ khác để tạo động lực phấn đấu nâng cao chất lượng công việc cũng như thu hút nhân tài trong và ngoài nước, không để xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” hiện nay. Ví dụ : Với nguồn lực từ nông dân, cần phải đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao khả năng học tập và sức khoẻ của nông dân để mang lại hiệu quả cao hơn trong nông nghiệp. Cần có các chính sách khuyến khích nông dân trồng trọt, chăn nuôi, phát huy khả năng sáng tạo để nền nông nghiệp nước nhà tiến lên mạnh mẽ hơn. Với nguồn lực từ công nhân, cần tạo điều kiện để đội ngũ công nhân có cuộc sống khá, no ấm, có điều kiện học tập, chuyên tu để nâng cao tay nghề. Đặc biệt là tổ chức, đơn vị, Công đoàn cần quan tâm và hỗ trợ đời sống vật chất tinh thần của các công nhân ngay trong đơn vị mình Với nguồn lực từ trí thức, đây là những người có thể đưa ra được những hoạch định, đưa ra được các chính sách, các đường hướng phát triển trong tương lai của đất nước. Ngoài chế độ ưu đãi về lương còn có nhiều phương thức khác: cung cấp nhà ở, hỗ trợ bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi, du lịch, tín dụng,… Đội ngũ trí thức được xem như tương lai của đất nước nên việc có những đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đội ngũ trí thức được xem như một sự đầu tư đúng đắn của Đảng ta. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, sử dụng nhân lực phù hợp với cơ chế và thể chế trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao chất lượng GD-ĐT Mở rộng quy mô giáo dục đào tạo các ngành, các cấp từ bậc mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học,… và hệ thống dạy nghề, hướng nghiệp. Nhiều chính sách hỗ trợ học sinh-sinh viên, đặc biệt là học sinh vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh khó khăn như: giảm học phí, học bổng, vay lãi suất thấp,… Quan trọng nhất là đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo…Theo Hiệu trưởng PGS.TS Văn Như Cương Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội): "Không thể nói chất lượng giáo dục của ta đang xuống cấp. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng còn một khoảng cách khá lớn để nền giáo dục nước ta đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”. Vì vậy,cần đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, kết hợp giáo dục đào tạo văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ về mặt lý thuyết với thực hành, ứng dụng thực tiễn. Giáo dục kỷ luật, rèn luyện kỹ năng và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường. Gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất, nhằm đào tạo nên những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp CNH-HĐH, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. III. Thực trạng về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam. Số lao động trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin hiện nay là hơn 200 ngàn người với doanh thu thấp nhất là 13500 USD/người /năm cao nhất 37200 USD/người/năm.Tổng số các ngành liên quan công nghệ thông tin cả nước là 235 trường trên tổng số 390 trường trong cả nước. Theo TS Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - cho biết: tính đến năm 2010, có 133 trường ĐH đào tạo các mã ngành CNTT - tin học và 73 trường đào tạo các mã ngành Điện tử - Viễn thông. Con số này ở bậc Cao đẳng là 153 trường và 52 trường. Mỗi năm chỉ tiêu tuyển mới các ngành CNTT khoảng trên 10.000 sinh viên. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo kỹ thuật viên CNTT ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều chương trình đào tạo quốc tế đã được đưa vào Việt Nam dưới hình thức liên kết, hợp tác đào tạo. Nếu nhìn vào những con số này dễ có cảm giác nguồn nhân lực của ngành công nghiệp CNTT rất dồi dào, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, khả năng cung ứng nhân lực cho lĩnh vực CNTT đang bị hạn chế bởi yếu tố chất lượng. chất lượng lao động công nghệ thông tin Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp của doanh nghiệp là chưa cao, khả năng giao tiếp ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh còn kém, khả năng mềm như trình bày, làm việc nhóm, cập nhật công nghệ mới còn yếu, sinh viên mới ra trường thiếu kiến thức thực tế, khả năng tư duy, làm việc độc lập kém Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên (Bộ Thông tin Truyền thông) đưa ra dự báo nhu cầu nhân lực của công nghiệp CNTT đến năm 2020 là 528.000 người, trong đó công nghệ phần cứng cần 250.000 người, công nghệ phần mềm cần 130.000 người và công nghiệp nội dung số cần 148.000 người. Theo dự báo yêu cầu nhân lực công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 sẽ tiếp tục tăng qua từng năm và nếu không có biện pháp điều chỉnh mạnh thì sự thiếu hụt nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng tăng và cung không đáp ứng đủ cầu. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu nhân lực CNTT là hơn 600 ngàn người nhưng khả năng đáp ứng chỉ đạt mức khoảng 400 ngàn người . Ngay ở thời điểm hiện nay, đây vẫn đang là một ngành có nhu cầu cao về nhân lực. TS Lê Thị Thanh Mai cho biết "khảo sát thông tin tuyển dụng cho thấy nhóm ngành CNTT-điện tử viễn thông thuộc top 10 ngành có nhiều vị trí tuyển dụng nhất". Hiện đang có xu hướng khá rõ rệt là lượng thí sinh đăng ký dự thi vào ngành CNTT- điện tử viễn thông ở hầu hết các trường ĐH ít hơn, nhiều thí sinh giỏi chuyển hướng sang nhóm ngành tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh... khiến ngành CNTT không chỉ giảm về số lượng mà giảm cả về chất lượng đầu vào.Nhiều trường đào tạo CNTT sẽ dẫn đến giáo viên thiếu, cơ sở vật chất thiếu. Thu nhập của ngành CNTT không còn quá hấp dẫn, số lượng đăng ký dự tuyển vào ngành này vài năm gần đây giảm. Nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu về chất lượng mà cả về số lượng . Nhà nước nên có hệ thống xếp hạng các trường liên quan đến CNTT, đảm bảo sinh viên ra trường có thể tìm được công việc tương xứng với trình độ. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư trước cho nguồn nhân lực, có môi trường pháp lý để bảo lãnh, bảo vệ cho người lao động giỏi và người sử dụng lao động. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu nhân lực ở tầm quốc gia. Việc đào tạo không chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng, phải đẩy mạnh chất lượng. Tăng cường hình thức đào tạo phối hợp doanh nghiệp – trường và xã hội hoá đào tạo, nâng cấp các trung tâm đào tạo của các hãng. Việc nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng. Kết luận Trong bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội, tất cả đều phải là sự hội tụ và tổng hoà của rất nhiều nguồn lực. Các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực… đều đóng những vai trò khác nhau song mỗi nguồn lực đều có sự quan trọng và có sự tương tác qua lại với nhau. Nhưng có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là trong tất cả các nguồn lực đó, nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất. Nguồn nhân lực chính là tiền đề để tạo ra các nguồn lực khác. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực thừa hưởng và sử dụng các thành quả mà các nguồn lực khác mang lại. Nguồn nhân lực chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, của thể chế chính trị và của cả xã hội con người. Trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã xác định vô cùng đúng đắn về vai trò của nguồn nhân lực trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua những chính sách, những chủ trương của Đảng về phát huy nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã thấy rõ hơn tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Thực trạng về nguồn nhân lực ở nước ta nói chung và ngành công nghệ thong tin nói riêng tuy còn nhiều mặt hạn chế, còn nhiều mặt yếu kém song bên cạnh đó cũng đã thấy được rất nhiều mặt tích cực. Qua việc hiểu rõ những thực trạng này, chúng ta cần đưa ra các biện pháp nhằm sớm khắc phục được các thực trạng đó và làm cho nguồn nhân lực của nước ta ngày càng lớn mạnh và có chất lượng. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hang đầu của đất nước. ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT Đề tài 2: Định hướng XHCN nền kinh tế thị trường xét dưới góc độ công bằng xã hội A. Mở đầu B. Nội dung I, tìm hiểu chung về định hướng XHCN nền kinh tế thị trường ở nước ta 1, Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là "công nghệ", là "phương tiện" để phát triển kinh tế – xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế – xã hội, nó không chỉ bao gồm các yếu tố của lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. 2, Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ chức nền kinh tế – xã hội vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. 3, Khái niệm công bằng xã hội: Công bằng xã hội là động lực của tiến bộ xã hội, công bằng xã hội không chỉ gắn với nội dung phát triển kinh tế mà còn phải gắn với nội dung phát triển xã hội, công bằng xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân sử dụng và phát huy cao nhất năng lực của mình, thúc đẩy sự phát triển theo hướng tiến bộ xã hội. Bên cạnh đó, công bằng xã hội cũng chính là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội. Trình độ của công bằng xã hội đạt được trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định chính là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội tương ứng với thời kỳ lịch sử ấy. II, Kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta 1,Thực trạng: Từ khi chúng ta thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, những chủ trương chính sách mới trong kinh tế cũng đã để lại một số vấn đề về công bằng xã hội mà nếu không giải quyết một cách thỏa đáng, chúng sẽ biến thành mâu thuẫn giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trước hết là xu hướng gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa tầng lớp có thu nhập cao và tầng lớp có thu nhập thấp trong nước… Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng do cơ hội và thành quả tăng trưởng kinh tế không được chia sẻ một cách đồng đều mà lại theo hướng có lợi cho nhóm người vốn đã có cuộc sống dư dật, khá giả hơn… Thứ hai là sự phân hóa thu nhập có xu hướng gia tăng giữa các vùng miền khác nhau, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng với vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số… Thứ ba là trong xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, trong 20% số hộ thu nhập cao nhất xuất hiện ngày càng nhiều những biểu hiện làm giàu bất chính như tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, gây bất bình, phẫn nộ trong quần chúng… Thứ tư là sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Để giải quyết gia tăng phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư, cần nhiều biện pháp đồng bộ: Thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, trong đó chú trọng việc tạo cơ hội và năng lực cho người nghèo; đẩy mạnh đầu tư giáo dục, y tế và các công trình công cộng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước, thực hiện cải cách tiền lương... 2, Vấn đề đặt ra: Từ thực trạng trên trì đã có nhiều vấn đề có ý nghĩa then chốt được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là cần phải làm gì và làm như thế nào để góp phần phát huy thành tựu đạt được khắc phục những yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường với công bằng xã hội. III, Quan điểm và giải pháp về thực hiện công bằng XH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: - Một là trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN việc thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể và cần phải làm tiền đề va điều kiện cho nhau - Hai là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển kinh tế. - Ba là trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa việc thực hiện công bằng XHCN ko chỉ dựa vào chính sách điều tiết và phân phối lại thu nhập của các tầng lớp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nước ta hiện nay.doc
Tài liệu liên quan