Tiểu luận Phát thanh

MỤC LỤC

 

I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT THANH 1

1- Khái niệm 1

2- Đặc điểm của phát thanh 1

- So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn : 1

- Phương thức tác động của phát thanh: 1

- Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi: 2

- Quá trình truyền tải thông tin đến người nghe là: 2

II . VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 3

III. TIN PHÁT THANH 4

1 - Vị trí và vai trò của tin phát thanh: 4

2 - Khái niệm tin phát thanh 5

3- Cách viết tin phát thanh 5

• Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin bài cho đài phát thanh: 6

4- Hiện trạng việc thu thập tin ở xa của đài thiếng nói Việt Nam 7

IV. KẾT LUẬN 9

• Lịch phát sóng các đài phát thanh 9

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tiểu luận Phát thanh I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT THANH 1- Khái niệm Phát thanh là một thể loại báo chí, thông báo về một sự kiện mới, tuyên bố mới, tình hình mới về sự việc, hiện tượng con người đã, đang và sẽ xảy ra, được truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện radio. Như thế, phát thanh tác động đến thính giả bằng : âm thanh, lời nói, tiếng động, âm nhạc. Chúng ta hiểu thuật ngữ phát thanh là bao gồm cả hai hình thức: hữu tuyến và vô tuyến. Hiện nay, trên thế giới không có đất nước nào mà không có phát thanh. Dù phát thanh có mục đích phục vụ cho các mặt : thương mại, quảng cáo, chính trị xã hội…….thì phát thanh vẫn có mục đích chung nhất là phục vụ cho lợi ích chung của đông đảo quần chúng nhân dân. 2- Đặc điểm của phát thanh - So với truyền hình thì phát thanh thông tin nhanh hơn : Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay rằng khi có một sự kiện mới xảy ra thì phát thanh chính là phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến công chúng. Báo in thì bị giới hạn về diện tích trang báo, số câu chữ trong số báo đó, truyền hình thì còn phải qua công đoạn quay, dựng, chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm. Trong khi phát thanh thì có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang xảy ra. Điều này phù hợp với các chức năng của các loại hình báo chí: Khi có một sự kiện mới xảy ra thì phát thanh đưa tin, truyền hình chứng thực và phản ánh, diễn giải còn báo in làm nhiệm vụ phân tích và bình luận, đánh giá vấn đề một cách chính xác nhất. - Phương thức tác động của phát thanh: Phát thanh thông tin nhanh, có độ phủ sóng rộng, dễ tiếp nhận và có khả năng kích thích trí tưởng tượng. Hiện nay, phát thanh đang có một đối thủ rất lợi hại là truyền hình vì vừa nghe được tiếng vừa xem được hình, lại có nhiều kênh để lựa chọn. Nhưng về mặt kỹ thuật, việc lan toả sóng truyền hình khó khăn và phức tạp hơn sóng phát thanh và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh. Và đến nay, ngay ở nước ta, nhiều vùng sâu vùng xa chưa bắt được sóng truyền hình. Ngoài ra, nhiều người khi nghe nhạc vẫn thích nghe trên phát thanh hơn vì nó làm cho tập trung nên âm thanh của nhạc không bị mất tập trung vì hình ảnh. Dù sao thì phát thanh cũng đã có nhiều biện pháp cải tiến về kĩ thuật (tăng sóng chung và FM để đảm bảo chất lượng sóng), và về nội dung: tăng nội dung tin nhanh nhạy hơn, không ngừng cải tiến các tiết mục phát thanh hấp dẫn, bổ ích hơn… Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới kể cả Mỹ, Anh, Pháp dám bỏ phát thanh cả, có thể nói cả hai ngành cùng song song phát triển tuy rằng truyền hình phát triển nhanh hơn. - Có đối tượng thính giả nghe rộng rãi: Không chỉ ở thành thị, nơi có các nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà ngay ở nông thôn những nơi có trình độ dân trí chưa cao nhưng người dân nơi đây vẫn hàng ngày gắn bó với chiếc đài radio và xem đó như một người bạn thân thiết của họ. Những thông tin họ nghe trên đài chỉ đơn giản là những mẩu tin về thời tiết, những câu chuyện kể đêm khuya, hoặc những câu chuyện , thông tin có nội dung gần gũi gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ . - Quá trình truyền tải thông tin đến người nghe là: S ↔ M ↔ C ↔ R ↔ E và E → S II . VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - Đài tiếng nói Việt Nam thành lập ngày 7/9/1945. - Lý do quyết định chọn tên gọi là “Đài Tiếng nói Việt Nam” là: nước Việt Nam đã bị thực dân Pháp xoá tên trên bản đồ thế giới. Trước kia, người ta chỉ biết có nước Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp) gồm 5 xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao. Vậy tên Đài phải nêu rõ tên nước Việt Nam, mà là Việt Nam dân chủ cộng hoà, một nước có chủ quyền độc lập. Trong lời giới thiệu lại còn nói rõ là “Phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Còn việc chọn nhạc hiệu cho Đài vì nhạc và lời bài “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi đã nói được với nhân dân cả nước và toàn thể thế giới rằng: “Độc lập tự do của Việt Nam không phải do ai ban phát mà là từ cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và phát xít Nhật mà giành được" – đối với các nước đồng minh bấy giờ ý nghĩa đó rất quan trọng - mà mãi về sau này ý nghĩa ấy càng rất quan trọng đối với các thế hệ con cháu Việt Nam cho nên đến nay trải qua hơn 59 năm nhạc hiệu của Đài vẫn là bài Diệt phát xít quen thuộc. - Cuối năm 1971, đài phát sóng lớn của Tiếng nói Việt Nam ở Bạch Mai và Mễ Trì bị B52 của Mỹ đánh hỏng. Ở trong nước cũng chỉ còn những đài phát thanh công suất nhỏ mà tình hình chính trị chung là đang chuẩn bị một cuộc đấu tranh chính trị lớn nhân Hiệp nghị Paris về Việt Nam sắp được kí kết , phải có một đài phát thanh lớn mạnh cho cả nước và Thế giới nghe. Được sự đồng ý của 2 Chính Phủ Việt Nam và Trung Quốc , một đoàn cán bộ hơn 100 người sang làm việc tại Côn Minh, phát nhờ trên máy phát sóng mạnh của Đài Côn Minh, trong nước và thế giới nghe rất rõ. Vì thế , nói sau khi bị B52 đánh phá mà đài tiếng nói Việt Nam phát triển mạnh hơn trước là vì vậy. Thời gian phát sóng nhờ sóng Côn Minh kéo dài đến gần một năm rưỡi, đến năm 1973 thì khôi phục lại được sóng của đài Mễ Trì và Bạch Mai thì đài tiếng nói Việt Nam lại được rút về phát trong nước. - Ban đầu, bên cạnh chương trình tiếng Việt lúc đó có ngay cả các chương trình tiếng nước ngoài, tất cả gồm 7 thứ tiếng : Anh, Pháp, Bắc Kinh, Quảng Đông( chỉ do một người phụ trách là anh Trần Sinh trong suốt cả cuộc kháng chiến chống Pháp), tiếng Lào, Khmer và tiếng quốc tế ngữ (Esperanto) vì lúc đó mọi ngườ cho rằng nếu phát thanh tiếng này thì nhiều ngườ trên Thế Giới sẽ nghe và hiểu được… Nhưng sau một thời gian thì bỏ buổi phát thanh này vì thấy rằng không hiệu quả và bỏ cả buổi tiếng Lào vì không tìm ra được cán bộ phụ trách. Đến cuối thời gian kháng chiến chống Pháp, khi được tăng cường thêm cán bộ thì có thêm buổi phát thanh tiếng Thái. Hiện nay thì Đài tiếng nói Việt Nam phát 11 thứ tiếng. Ông Lê Quí – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam cho rằng như thế là đủ, vấn đề là tăng cường chất lượng chứ không phải là số lượng các thứ tiếng phát thanh. III. TIN PHÁT THANH 1 - Vị trí và vai trò của tin phát thanh: - Tin phát thanh là một thể loại có vai trò rất quan trọng bởi tỷ lệ của tin phát thanh là rất lớn trong các chương trình phát thanh hiện nay. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ về thông tin như hiện nay, người ta không có thời gian để có thể kiên nhẫn nghe hết một bài phóng sự hay một bài bình luận dù cho nó có thể hấp dẫn, trong một khoảng thời gian ngắn họ chỉ muốn biết thêm tin tức về những vấn đề “ nóng” thì tin phát thanh chính là sự lựa chon của họ. Trong một khoảng thời gian ngắn người nghe có thể nắm bắt được những thông tin “nóng hổi” , có thể lúc đó họ đang làm công việc khác nhưng vẫn có thể nghe đài. - Ngoài ra, phát thanh cũng là một phương tiện dùng để cung cấp thông tin cho các loại hình báo chí khác. Phát thanh là nền tảng, là xung kích để phục vụ thông tin cho công chúng. - Với khả năng đưa tin nhanh phát thanh còn được coi là “tờ báo sản xuất hàng giờ”. Ví dụ : bản tin thời sự, tin âm nhạc………….. 2 - Khái niệm tin phát thanh Tin phát thanh là thể loại báo chí phát thanh thông báo về một sự kiện mới, tuyên bố mới, tình hình mới về sự kiện, hiện tượng, con người đã, đang và sẽ xảy ra được truyền đạt trực tiếp, dễ hiểu đến đối tượng thính giả bằng phương tiện radio. Hoặc có thể đưa ra khái niệm này một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn như sau: Tin phát thanh là thể loại thuộc nhóm phát thanh; thông báo, truyền đạt những tin tức, thông tin sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách ngắn gọn dễ hiểu đến người nghe bằng phương tiện radio ( theo PGS.TS Dương Xuân Sơn). 3- Cách viết tin phát thanh Viết bài cho đài phát thanh có lẽ là khó nhất, bởi người nghe chỉ có mỗi một con đường cảm nhận là dùng thính giác. Thường có câu nói rằng "muốn đọc kỹ thì xem báo" chứ không ai bảo nghe đài, xem TV. Quy ngược lại là không thể bệ nguyên xi bài viết cho báo in vào studio mà đọc vì không hiệu quả. Song hình như đó lại là cái cách rất phổ biến hiện nay. Với các bài phóng sự thì nhiều phóng viên phát thanh làm tương đối tốt - xét về văn phong cho báo nói - nhưng các loại tin tức, bình luận thì tiêu chí nhanh và tiện lợi được đặt lên hàng đầu chứ không phải văn phong. Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Đài phát thanh được Thông tấn xã cung cấp thông tin quốc tế đều đặn thành những bản in sẵn theo giờ thỏa thuận. Có ai đảm bảo là những bản tin này được biên tập lại cho phù hợp với báo nói không? Có thì bao nhiêu phần trăm? Còn nếu không thì... “thôi rồi Lượm ơi”. Các biên tập viên của TTXVN đương nhiên không thể biết cách viết cho nhà đài, họ toàn viết cho báo in thôi. Cách viết lead hiện nay còn quá nhiều điều phải bàn và không ít báo luôn luôn có đầy những cái lead lòng thòng với đầy những cái ngoặc đơn, ngoặc kép, chức vụ dài dòng, ý chính thì nằm tận cuối câu. Làm một người đọc nhìn còn tức mắt, nghe qua đài thì có mấy ai chịu nổi cơ chứ. Rồi còn sự liên kết giữa các đoạn văn với nhau nữa. Nhưng vì ao-xọt (outsource) nên không đúng yêu cầu đã đành, nhiều bài do nhà đài tự biên tập cũng chưa ổn. Chung quy vì người viết tin toàn viết theo tư duy và ý thích riêng, không đặt mình vào vị trí của một người đang vừa lái xe vừa nghe radio, một bác nông dân vừa xỉa răng vừa ôm cái tran-xi-to ngồi dưới bụi tre. Thực ra thì các thủ thuật để viết tin cho đài phát thanh cũng chỉ cần tóm gọn trong mấy cái gạch đầu dòng. Khác với đọc báo, người nghe khi quên mất nội dung đoạn đầu thì không thể quay trở lại được. Vậy nên nếu chất chồng thông tin trong một bài đọc ngắn chỉ chỉ càng tự hại mình bởi thính giả không thể nào theo dõi hết - nghe sau là quên trước. Những câu viết trúc trắc đầy các mệnh đề phụ cũng chính là những cái mạng nhện lùng nhùng làm rối thêm, chưa kể thói quen không hay của một số đồng nghiệp là thích chơi chữ Dưới đây là một số điểm nên và không nên để tham khảo khi viết tin bài cho đài phát thanh: NÊN 1. Kể chuyện theo trật tự LOGIC. 2. Viết như nói, nói như viết (dùng các câu ngắn. Nếu dùng câu dài thì tiếp ngay sau đó nên là một câu ngắn). 3. Mỗi câu chỉ mang MỘT ý. Chỉ một mà thôi! 4. Dùng thời HIỆN TẠI. 5. Dùng thể CHỦ ĐỘNG. 6. Dùng ngôn từ để vẽ nên bức tranh (Hãy để độc giả tự rút ra kết luận - chỉ kể/mô tả những gì đang diễn ra.). 7. Quý trọng những từ bình thường, giảm bớt những từ bóng bẩy, chơi chữ. 8. Phiên âm rõ các tên riêng nước ngoài, kể cả những tên đã biết rõ.   KHÔNG NÊN 1. Không nói những gì không cần. Hãy đi thẳng vào vấn đề.  2. Không viết tắt (ví dụ HLHPNVN, TƯMTTQVN, WB, NATO, IMF, UNDP) 3. Không chất đầy bài bằng các tính từ. 4. Không dùng những lời sáo rỗng. 5. Không dùng biệt ngữ. 6. Tránh ngôn ngữ mơ hồ. Hãy nói cụ thể. 7. Tránh từ đồng nghĩa hoặc các biến thể. 8. Không dùng con số dài để tránh đọc nhầm, dùng số chẵn khi có thể (Ví dụ: 1 triệu 200 ngàn hoặc 1,2 triệu thay cho 1.200.000, gần 1.900 tấn thay cho 1.878 tấn) 9. Không viết tắt các đơn vị đo lường (Ví dụ: viết rõ là mét khối thay cho m3, hécta thay cho ha, đôla Ôxtrâylia thay do AUD) 10. Không gửi tin khi chưa thử đọc thành tiếng chính bài viết của mình. 4- Hiện trạng việc thu thập tin ở xa của đài thiếng nói Việt Nam Là một đài phát thanh quốc gia lớn, để đưa đến cho thính giả những chương trình phát thanh chất lượng, sống động và kịp thời nhất, các phóng viên, biên tập viên luôn có mặt khắp mọi nơi trên các nẻo đường của đất nước, vượt qua biên giới đến các nước bè bạn, nơi diẽn ra các sự kiện chính trị , văn hoá, xã hội, phản ánh nhịp thở của cuộc sống. Tin từ xa gửi về có nhiều nguồn khác nhau, đó là từ các phóng viên đi công tác xa, từ 5 Cơ quan thường trú trong nước, 6 Cơ quan thường trú nước ngoài và các cộng tác viên( phạm vi của đề tài không xét đến nguồn tin từ các hãng thông tấn xã và các đài nước ngoài). Thiế bị để thu thập nguồn tin rất đa dạng, ngoài máy cassette chuyên dụng của Đài tiếng nói Việt Nam trang bị cho các phóng viên, với sự phát triển chóng mặt của các thế hệ thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay, nhiều phóng viên đã tự trang bị những thiết bị mới như máy tính cá nhân, máy ghi sử dụng HDD… để hỗ trợ cho quá trình xử lí, thu thập thông tin. Tin được lưu trên các phương tiên khác nhau với nhiều khuôn dạng khác nhau, phương thức gửi về trung tâm sản xuất chương trình cũng tồn tại các cách khác nhau, chủ yếu như sau: Thứ nhất: các cơ quan thường trú trong nước và nước ngoài, cộng tác viên của Đài gửi tin về qua đường điện thoại, ở phía gửi tín hiệu âm thanh tương tự từ máy cassette hoặc đọc qua micro, thậm chí sử dụng chính máy điện thoại để đọc tin, phía nhận được đồng thời thu tín hiệu vào máy tính, biên tập chuyển tin thành phẩm ra phương tiện khác để chuyển đến phòng thu sản xuất chương trình ( có phòng biên tập chuyển ra băng cối, có phòng chuyển trực iếp sang máy tính qua đường tín hiệu). Thứ hai: Một số ít phòng biên tập đã ứng dụng gửi tin qua internet, bằng cách sử dụng hệ thông thư điện tử, gửi tệp âm thanh đi cùng. Thứ ba : Đối với các tin bài, phóng sự không nhất thiết phải được đưa lên sóng ngay, có thể chuyển qua đường bưu phẩm của bưu điện hoặc qua chuyển phát nhanh. Thứ tư : Đối với tin thu thập ở địa điểm gần, phóng viên có thể mang tin về trên các phương tiện hoặc băng cassette, đĩa MD…. và trực tiếp trên các trạm chuyển trích để biên tập tin. IV. KẾT LUẬN Hiện nay, phát thanh đang có một đối thủ rất lợi hại là truyền hình vì vừa nghe được tiếng vừa xem được hình, lại có nhiều kênh để lựa chọn. Nhưng về mặt kỹ thuật, việc lan toả sóng truyền hình khó khăn và phức tạp hơn sóng phát thanh và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt và rõ ràng máy thu hình vẫn đắt hơn máy thu thanh. Và đến nay, ngay ở nước ta, nhiều vùng sâu vùng xa chưa bắt được sóng tuyền hình. Ngoài ra, nhiều người khi nghe nhạc vẫn thích nghe trên phát thanh hơn vì nó làm cho tập trung nên âm thanh của nhạc không bị mất tập trung vì hình ảnh. Dù sao thì phát thanh cũng đã có nhiều biện pháp cải tiến về kĩ thuật (tăng sóng chung và FM để đảm bảo chất lượng sóng), và về nội dung: tăng nội dung tin nhanh nhạy hơn, không ngừng cải tiến các tiết mục phát thanh hấp dẫn, bổ ích hơn… Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới kể cả Mỹ, Anh, Pháp dám bỏ phát thanh cả, có thể nói cả hai ngành cùng song song phát triển tuy rằng truyền hình phát triển nhanh hơn. Lịch phát sóng các đài phát thanh Lịch phát sóng VOV1: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp Lịch phát sóng VOV1: Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp Từ ngày Thứ Hai (27/11/2006) đến Chủ Nhật (3/12/2006) Dành cho ngư dân: 5h20 Thứ Hai (27/11): Tổ hợp tác ra khơi ở Bình Định; Thứ Tư (29/11): Thanh Hoá xây dựng khu dịch vụ nghề cá; Thứ Bảy (2/12): Khai thác tôm hùm giống ở Ninh Thuận; Chủ nhật (3/12): Nuôi cá song ở Hòn Ngư (Nghệ An). Công nghiệp - Thương mại: 8h15 (14h15) Thứ Hai (27/11): Hạ tầng đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Thứ Ba (28/11): Xúc tiến thương mại - cần thiết thực hơn; Thứ Năm (30/11): Liệu có đảm bảo lộ trình loại bỏ xe công nông; Thứ Sáu (1/12): Chuyện thực hành tiết kiệm trong DN. Kinh tế vĩ mô: 8h05 Thứ Hai (27/11): Ngành vận tải du lịch trong bối cảnh mới; Thứ Ba (28/11): Nâng cao hiệu quả các DNNN trong ngành xây dựng sau CPH; Thứ Tư (29/11): Chính sách thuế và cuộc sống; Thứ Năm (30/11): Lãi suất ngân hàng cuối năm; Chủ nhật (3/12): Diễn đàn DN: Các giải pháp để phát triển thị trường bất động sản Việt Nam. Khoa học và công nghệ (Thứ 2,4,6), Tạp chí kinh tế thuỷ sản (Thứ 3), Tạp chí kinh tế biển(Thứ 5): 8h30: Thứ Ba (28/11): Rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu thuỷ sản; Thứ Năm (30/11): Công nghệ hoá dầu. Tài nguyên - Môi trường: 8h45 (14h45) Thứ Hai (27/11): Giải đáp thắc mắc đất đai; Thứ Ba (28/11): Di dời và những khó khăn; Thứ Tư (29/11): Buôn bán động vật hoang dã tháng 11; Thứ Năm (30/11): Giải đáp thắc mắc về đất đai ; Thứ Sáu (1/12): Những chính sách ưu tiên khi nhà máy phải di dời; Thứ Bảy (2/12): 5 triệu ha rừng, Diễn đàn TN&MT: Nam Định với công tác MT. Doanh nghiệp và doanh nhân (Thứ 2, 6), Hội nhập kinh tế quốc tế (Thứ 3, 5), Nhịp sống đô thị (Thứ 4), Lao động công đoàn (Thứ 7, CN): 11h05 (19h05) Thứ Hai (27/11): DN ngành chè tăng cường liên kết; Thứ Ba (28/11): Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới; Thứ Tư (29/11): Đô thị Đà Lạt - chuẩn bị cho tháng lễ hội cuối năm; Thứ Năm (30/11): Vào WTO các DN dược Việt Nam sẽ xoay sở ra sao?; Thứ Sáu (1/12): Kinh doanh và pháp luật; Thứ Bảy (2/12), Chủ Nhật (3/12): Công đoàn và hội nhập. Tin học và cuộc sống: 16h15 Thứ Hai (27/11): VTC Mobile triển khai dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động; Thứ Ba (28/11): Định hướng đầu tư của Microsoft tại Việt Nam; Thứ Tư (29/11): Bình chọn mạng di động của năm; Thứ Năm (30/11): Bản quyền phần mềm: không còn là chuyện của tương lai; Thứ Sáu (1/12): Mô hình chính phủ điện tử cho Việt Nam; Thứ Bảy (2/12): Trao giải thưởng CNTT dành cho người khuyết tật. Dân tộc và phát triển: 15h15 (20h30) Thứ Ba (28/11): Đào tạo cán bộ tại chỗ cho miền núi; Thứ Năm (30/11): Xây dựng bản làng văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc; Thứ Bảy (2/12): Phát triển KT-XH trong vùng đồng bào Mông. Biên giới và hải đảo: 09h30 Thứ Bảy (2/12): Gieo chữ ở xã đảo Việt Hải. phát sóng VOV2: Hệ Văn hoá và Đời sống xã hội Lịch phát sóng VOV2: Hệ Văn hoá và Đời sống xã hội Từ ngày Thứ Hai (27/11/2006) đến Chủ Nhật (3/12/2006) Giáo dục từ xa: 5h10 (15h30) Thứ Hai (27/11): Văn học dân gian Việt Nam; Thứ Ba (28/11): Ngữ pháp tiếng Việt; Thứ Tư (29/11): Văn học thiếu nhi; Thứ Năm (30/11): Lý luận văn học; Thứ Sáu (1/12): Nguyên nhân dẫn đến câu sai; Thứ Bảy (2/12): Văn hoá đũa và ẩm thực Việt. Văn hoá - Đời sống: 6h30 (14h00) Thứ Hai (27/11): Đẩy mạnh VHTT miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; Thứ Ba (28/11): Các đổi tuyển Việt Nam chuẩn bị cho Á vận hội 15; Thứ Năm (30/11): Gặp gỡ các nhân chứng lịch sử về Hà Nội 60 ngày đêm; Thứ Sáu (1/12): Khai mạc Đại hội thể thao châu Á; Thứ Bảy (2/12): Giới thiệu cuốn sách "Thế giới phẳng". Thiếu nhi: 7h30 (16h00) Thứ Hai (27/11): Phong trào đội ở trường tiểu học thị trấn Văn Trấn; Thứ Ba (28/11): Chuyến tàu kể chuyện; Thứ Tư (29/11): Giờ giảm tốc; Thứ Năm (30/11): Trẻ em Phú Yên với vấn đề giáo dục truyền thống; Thứ Sáu (1/12): Phong trào đội ở một liên đội; Chủ nhật (3/12): Vấn đề bạo lực đối với trẻ em. Thanh niên: 7h45 (16h15) Thứ Hai (27/11): Lễ trao giải thưởng Lương Định Của; Thứ Ba (28/11): Làm giàu nhờ bàn tay và khối óc; Thứ Tư (29/11): DN trẻ làm giàu thời WTO; Thứ Năm (30/11): Công tác NCKH ở trường ĐH Sư phạm Huế; Thứ Sáu (1/12): Tuổi trẻ Việt Nam chung tay phòng, chống HIV/AIDS; Thứ Bảy (2/12): Để du học sinh thêm nhiều cơ hội cống hiến cho quê hương; Chủ nhật (3/12): Cửa sổ tình yêu. Người cao tuổi: 09h00 (19h30) Thứ Hai (27/11): Đôi điều về thẻ BHYT cho NCT; Thứ Ba (28/11): NCT - từ chăm sóc đến phát huy; Thứ Tư (29/11): Kể chuyện Bác Hồ; Thứ Năm (30/11): Gia đình điển hình chăm sóc NCT; Thứ Sáu (1/12): Bệnh tim mạch NCT, những điều nên tránh; Thứ Bảy (2/12): Trao đổi về phát huy NCT; Chủ nhật (3/12): Đọc Kiều. Du lịch: 6h30 (14h00) Thứ Tư (29/11): Cơ hội cho du lịch Việt Nam; Chủ nhật (3/12): Con đường mòn trên núi - sản phẩm du lịch dã ngoại hấp dẫn. Phụ nữ: 9h15 (20h00) Thứ Hai (27/11): Dinh dưỡng cho trẻ béo phì - những vấn đề đáng lưu ý; Thứ Ba (28/11): CLB dân ca ở Cầu Giấy - một mô hình hay; Thứ Tư (29/11): Giáo dục đồng đẳng - một cách làm hiệu quả trong tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; Thứ Sáu (1/12): Cùng chung sức quyết tâm ngăn chặn AIDS; Thứ Bảy (2/12): Kết quả đại hội phụ nữ ở một số địa phương; Chủ nhật (3/12): Cha mẹ giáo dục cho con phòng tránh HIV/AIDS như thế nào?. Diễn đàn các vấn đề xã hội: 11h00 (17h30) Thứ Hai (27/11), Thứ Ba (28/11): Toạ đàm về phòng, chống tội phạm; Thứ Năm (30/11): Phụ nữ nông thôn và vấn đề mưu sinh; Thứ Sáu (1/12): Điểm đến của những phụ nữ có HIV; Thứ Bảy (2/12): Những giải pháp để kiềm chế sự gia tăng của tệ nạn xã hội; Chủ nhật (3/12): Phát triển ngành nghề truyền thống. Y tế và sức khoẻ cộng đồng: 11h45 (22h30) Thứ Hai (27/11): Một số hoạt động phòng chống dinh dưỡng ở nông thôn; Thứ Năm (30/11): Nghề điều dưỡng; Thứ Sáu (1/12): Phòng chống HIV/AIDS trong thời kỳ mới; Thứ Bảy (2/12): Ma tuý và HIV/AIDS vấn đề cần quan tâm. Giáo dục - Đào tạo: 19h45 Thứ Hai (27/11): GD phổ thông - những vấn đề đặt ra; Thứ Ba (28/11): Đổi mới phương pháp dạy học trong các nhà trường; Thứ Tư (29/11): Chuẩn giáo viên tiểu học những hạn chế cần khắc phục; Thứ Năm (30/11): Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; Thứ Sáu (1/12): Phòng chống ma tuý trong học đường; Thứ Bảy (2/12): Quan tâm, nâng cao chất lượng GD vùng miền núi; Chủ nhật (3/12): Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn ĐT giáo viên. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam : 12h00 Thứ Hai (27/11): Người uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Thứ Ba (28/11): Nông dân Đắc Lắc an tâm với "cà phê bền vững"; Thứ Tư (29/11): Khôi phục các lễ hội truyền thống của đồng bào H're, Ba Tơ; Thứ Năm (30/11): Gia Lai: Dưới nhà sàn xưa và nay, và ...; Thứ Sáu (1/12): Đổi thay bên dòng Đa Nhim; Thứ Bảy (2/12): Làng thổ cẩm bên sông Liêng; Chủ nhật (3/12): CTTT " Dòng nước Sa Lung". Giao lưu văn hoá các dân tộc: 09h00 (17h00) Thứ Bảy (2/12): Giao lưu với các nghệ nhân đờn ca tài tử. Đọc truyện đêm khuya: 22h Thứ Ba (28/11): TN "Cơn mưa hoa mận trắng" của Phạm Duy Nghĩa; Thứ Tư (29/11): TN "Mặt trời dưới lòng sông" của Nguyễn Quốc Hùng; Thứ Năm (30/11): TN "Ly hôn ở cùng nhà" của Khưu Hoa Đống (Trung Quốc); Thứ sáu (1/12): TN "Bóng đêm" của Hoài Hương. Đọc truyện FM: "Đônkihôtê nhà quý tộc tài ba xứ Mantra" của Mighel đê Xecvantec Chương trình sân khấu: 9h30 (17h00) Thứ Hai (27/11); Thứ Ba (28/11); Thứ Tư (29/11): Vở "Viên ngọc nước" phần; Thứ Năm (30/11): Tìm hiểu nghệ thuật SK; Thứ Sáu (1/12): Vở "Ma tuý tử thần"; Thứ Bảy (2/12): SKTT "Lá đắng tình yêu"; Chủ nhật (3/12): CLB SKTT, CLB Hài TT. phát sóng VOV3: HỆ ÂM NHẠC – THÔNG TIN – GIẢI TRÍ Lịch phát sóng VOV3: HỆ ÂM NHẠC – THÔNG TIN – GIẢI TRÍ Thứ bảy ngày 02 tháng 12 năm 2006 04h50-5h05: Nhạc hiệu- quốc thiều-Logo hệ VOVIII (15phút) Nhạc thể dục (bài tập Aerobic) 5h05-5h10: - Giới thiệu sóng 5h10-5h15: - Bản tin -Thời tiết 5h15-5h20: -Tin âm nhạc 5h20-5h55: Bài ca đi cùng năm tháng 5h55-6h00: Quảng cáo 6h00-6h30: Thương hiệu và hội nhập 6h30-7h00: CK theo chủ đề 7h00-8h00: Âm nhạc với bạn và tôi 8h00-8h55: Bàn tròn âm nhạc 8h55-9h00: Quảng cáo 9h00-9h30: Hộp thư âm nhạc 9h30-10h00: Chuyên mục Đời sống âm nhạc 10h00-10h05: Bản tin 10h05-10h30: Ca khúc dân gian 10h30-11h00: Đến với nghệ thuật chèo 11h00-11h05: Quảng cáo 11h05-11h30: Không lời quốc tế 11h30-12h00: Thương hiệu và hội nhập 12h00-12h05: Bản tin 12h05-12h30 : Ca khúc trữ tình 12h30-13h00: chuyên mục dân ca Chương trình Xone FM 13h00-23h00 23h00-23h30: Đọc truyện dài kỳ 23h30-24h00: Chuyên mục câu lạc bộ âm nhạc CHƯƠNG TRÌNH VOV3 TỪ 0H00-4H50 THỨ 7 0h00 – 0h25 Ca khúc dân gian 0h25– 0h55 Dân ca 0h55-1h25 Bài ca chiến sỹ 1h25 – 2h05 Thính phòng giao hưởng 2h05 – 2h35 Nhạc không lời Quốc tế 2h35 – 3h05 Ca khúc trữ tình 3h05– 3h35 Dân ca 3h35 – 3h50 Tác phẩm mới thu 3h50 – 4h20 Dân ca 4h20 – 4h50 Nhạc Việt nam MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 23.doc