Tiểu luận Phát triển kinh tế và môi trường sinh thái

MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề. 2

II. Giải quyết vấn đề. 3

1.Lí luận về phát triển kinh tế và môi trường sinh thái. 3

2.Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. 5

a. Những tác động tích cực. 5

b. Những tác động tiêu cực. 6

 Với. môi trường đất. 6

 Với. môi trường nước. 6

 Với. môi trường không khí. 7

 Rừng và độ che phủ thảm thực vật. 8

 Đa dạng sinh học. 8

 Môi trường đô thị và công nghiệp. 8

Nguyên nhân. 9

• Công nghiệp lạc hậu, yếu kém gây lãng phí và thất thoát tài nguyên. 11

• Sự gia tăng dân số và đói nghèo. 15

• Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức hệ của mọi người. 17

3.Định hướng và giải pháp. 24

III. Kết luận. 26

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển kinh tế và môi trường sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng bụi gấp 8,9 lần tiêu chuẩn cho phép.  Làng nghề thủ công mỹ nghệ: ô nhiễm chủ yếu là bụi và hơi dung môi hữu cơ. Tại làng nghề sơn mài Hạ Thái (Hà Tây) sử dụng sơn, hoá chất làm bóng, nồng độ hơi dung môi hữu cơ lớn hơn TCCP từ 10 - 15 lần. Các làng nghề có sử dụng hoá chất như chạm mạ bạc còn gây ô nhiễm nước về kim loại nặng. ở làng nghề mỹ nghệ sừng Đô Hải (Bình Lục, Hà Nam), nước mặt có độ pH = 4,4 (môi trường axit), hàm lượng cặn và COD vượt TCCP hàng chục lần. Làng nghề tái chế chất thải: Môi   trường khí, nước, đất, đều bị ô nhiễm nặng. Như, làng nghề sản xuất giấy Dương ổ (Bắc Ninh)  nước thải  có COD vượt TCCP từ 2 – 12 lần, hàm lượng Phenol vượt tiêu chuẩn cho phép tới 10 lần. Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (Hưng Yên) mỗi ngày thải ra 50 - 60 tấn chất thải rắn, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) nước ao, hồ có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần. Nguyên nhân Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tính cấp bách của nó thể hiện qua hàng loạt các cảnh báo từ cuối những năm 60 đầu những năm 70 của CLB Roma, qua thong điệp các hội nghị quốc tế từ suốt thập niên 70 của thé kỷ 20, mở đầu bằng Hội nghị quốc tế về con người và môi trường vào 6/1972 tại Stockholm với lời kêu gọi:”Hỡi loài người, hãy cứu láy cái nôi sinh thành dang bị chính bàn tay của mình huỷ hoại”. Vào năm 1987, trong báo cáo”TƯƠNG LAI CHUNG CỦA CHÚNG TA” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển-WCED, phát triển bền vững được định nghĩa là:”sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng không gây trở ngài cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững ở Johannesburg( Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, chỉ thị 36-CT/TW ra ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị nhấn mạnh:”Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp,các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợị sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đưa ra chiến lược, mục tiêu cụ thể là:” Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh trạnh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dung thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và xuất khẩu”. Để thực hiện chiến lược này, nền kinh tế nước ta trong những năm tới sẽ tăng trưởng với nhịp độ nhanh khoảng 7,4%/năm. Trong bối cảnh đó,việc bảo vệ môi trường của nền kinh tế đang đặt ra những thách thức to lớn. Vấn đề trên cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu quốc tế. GS.Joseph E. Stiglitz, người từng đoạt giải Noben về kinh tế, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2004 đã trình bày bài phát biểu về các thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài phát biểu của mình, ông đã nhấn mạnh” trong vòng 15 năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hàng loạt thách thức đã và đang được đặt ra đối với Việt Nam nhằm duy trì sự tăng trưởng như đảm bảo bền vững về môi trường, kinhtế,xã hội. Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển khó khăn cần sử dụng nhiều yếu tố môi trường. Nếu các tác động về môi trường không được tính toán đầy đủ trong các chính sách thì ảnh hưởng có thể sẽ rất thảm khốc và tăng trưởng sẽ không bền vững” Kết luận tương tự cũng được các nhà khoa học Việt Nam rút ra từ mô hình nghiên cứu về tác động qua lại giữa kinh tế và môi trưòng. Dựa trên hệ số chất thải trực tiếp của các ngành do Tổ chức y tế thế giới(WHO) quy định và bảng cân đối liên ngành năm 2000 của Việt nam do Tổng cục thống kê công bố, tổng số chất thải từng loại trong quá trình hoạt động của nền kinh tế Việt Nam theo 3 khu vực được tính toán sơ bộ như sau: Bảng số liệu ước tính tổng lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất Đơn vị: kg/tỷ đồng (Nguồn: Bùi Trinh và các cộng sự) Chất ô nhiễm Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Tổng lượng chất thải SO2 144.867 252.4276 100.21827 497.5128914 NOX 111.9652 220.29062 110.39302 442.6487871 CO 170.2259 712.39308 234.70606 1117.325 VOC 126.625 424.4943 180.99773 732.1170261 Tổng cộng 553.683 1609.6056 626.31507 2789.603705 Như vậy, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đến 2010 là: 7,4%; với từng ngành là: Khu vực 1( nông, lâm, thuỷ sản) khoảng 3,4%; Khu vực 2( công nghiệp, xây đựng) khoảng 9,4%; Khu vực 3( dịch vụ) khoảng 7,5%, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vấn đề chất thải. Kết quả tính toán từ mô hình còn cho phép dự báo tổng lượng chất thải phát sinh đến năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP đã đặt ra: Chất ô nhiễm Khối lượng chất thải ước tính(kg/tỷ đồng) Tốc độ gia tăng chất thải(lần) SO2 1027.486 2.065 NOX 924.097 2.088 CO 2466.516 2.208 VOC 1590.340 2.172 Đây là một kết quả đáng quan tâm. Nó cho thấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế là đúng đắn. Song mặt trái của các hoạt động này là các thiệt hại to lớn về môi trường do các hoạt động phát triển tạo ra. Có thể nói để phát triển bền vững,Việt Nam càn vượt qua rất nhiều rào cản. Có rào cản xuất phát từ nguyên nhân khách quan, song cũng có nhiều vấn đề xuất phát từ chính nội tại nền kinh tế mà Việt Nam không dễ vượt qua trong một sớm một chiều.Nhìn nhận rõ, đánh giá đúng tầm quan trọng của những rào cản đó cũng là một trong những việc làm cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Trong thời kỳ quá độ phát triển kinh tế như ở nước ta hiện nay, các vấn đề về môi trường nhìn chung do các nguyên nhân sau: Công nghiệp lạc hậu, yếu kém gây lãng phí và thất thoát tài nguyên Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2004-2005 của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF), thứ hạng của Việt Nam giảm 17 bậc so với năm 2003. Báo cáo thường niên về tính cạnh tranh toàn cầu được xây dựng dựa trên khảo sát đối với 8700 doanh nghiệp tại 104 quốc gia. WEF sử dụng chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng để xếp hạng các nước. Theo chỉ số này,Việt Nam xếp ở vị trí 77/104 nước, trong khi thứ hạng này vào 2003 là 60/102 nước. Chỉ số về cạnh tranh tăng trưởng gồm: chất lượng môi trường kinh tế vĩ mô, tình trạng của các định chế quốc gia và sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ cao. Sự tụt hạng của Việt Nam liên quan tới sự sụt giảm quan trọng trong cả 3 lĩnh vực, đặc biệt là về định chế và công nghệ. Trong khi chỉ số về định chế của Việt Nam năm 2004 giảm đi 19 bậc so với năm 2003 thì chỉ số công nghệ bị sụt giảm 27 bậc. Có thể nói công nghệ lạc hậu là một rào cản lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam được xếp vào nhóm có năng lực công nghệ thấp nhất trong khu vực. Xét trên góc độ môi trường, các ngành công nghiệp của việt Nam hiện nay có chi phí về tài nguyên rất cao. Đơn cử với 2 loại tài nguyên chính là nước và năng lượng, bức tranh về hiện trạng sử dụng tài nguyên là rất đáng lo ngại và cần được quan tâm. Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt là khu vực tư nhân, rõ rang nhất là ngành bia. Trên thế giới để sản xuất 1l bia trung bình sử dụng khoảng 4l nước, song ở Việt Nam hệ số sử dụng nước trên 1 đơn vị sản phẩm cao gấp 3 lần, đạt mức 13l nước trên 1l bia. Các ngành dệt và ngành giấy cũng là 2 ngành sử dụng nhiều nước, thực trạng tiêu hao lãng phí nước cũng rất phổ biến. Bảng chỉ tiêu thực tế sử dụng nước ở một số ngành công nghiệp Ngành Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm(m3) Giấy 500m3/1 tấn giấy Thép 3000m3/1 tấn thép thỏi 70m3/1 tấn gang tinh luyện 50m3/1 tấn Fero 23m3/1 tấn than cốc luyện 4,5m3/1 tấn thép cán 3,6m3/1 tấn sản phẩm sau cán Hoá chất 200-230m3/1 tấn Urea 46% >700m3/1 tấn NH3 Rượu 30l nước/1l rượu công nghiệp 10l nước/1l rượu nấu 40l nước/1l cồn Bia 13l nước/1l bia Dệt nhuộm 50-300m3/1 tấn sản phẩm (Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp) Tương tự như với ngành tiêu thụ điện năng: mức tiêu thụ điện năng ở các ngành rất cao. Các số liệu so sánh của Nhật Bản trong ngành thép cho thấy công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế liệu, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu thụ điện năng bằng 257% so với các nước, công đoạn tán tốc độ chỉ bằng 12,7% tốc độ cán của các nhà máy trên thế giới. Trong quá trình sản xuất phân đạm, tại nhà máy phân đạm Hà Bắc, công nghệ sử dụng vẫn là công nghệ cũ được cải tạo lại,quá trình khí hoá trong lò tầng cố định, thải xỉ rắn bằng ghi quay, mất mát than theo xỉ rất lớn. Tổng hợp NH3 và Urea đều ở áp suất rất cao, tiêu hao năng lượng cho bơm nén rất lớn. Do vậy tiêu hao vât chất quy về năng lượng lớn gấp 1,7 lần của các nhà máy tiên tiến trên thế giới. Bảng chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp (Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp) Ngành Mức độ tiêu hao năng lượng( than, điện, khí) trên một đơn vị sản phẩm Giấy 1200 kwh và 1500 kg than/ 1 tấn giấy Thép 700.000 kwh/1 tấn thép thỏi 25 kwh/1 tấn gang tinh luyện 34.000 kwh/1 tấn Fero 27,5 kwh/1 tấn than cốc luyện 145 kwh/1 tấn thép cán 177 kwh/1 tấn sản phẩm sau cán Hoá chất -Tiêu hao cho 1 tấn Urea 46%: Than cục lò cao: 0,83 tấn Than cám cho sấy nghiền: 0,6 tấn Điện tiêu thụ: 187 kwh -Tiêu hao cho 1 tấn NH3 Than cục Antraxit: 1,4 tấn Điện tiêu thụ:1.390 kwh Rượu 0,02 kwh+ 0,24 kg than+ 0,69 kg dầu FO/1l rượu công nghiệp 6 kg than/1l rượu nấu Bia 0,12 kg than và 6,3 kwh/ 1l bia Theo nguyên lý cân bằng vật chất, tiêu hao nguyên liệu nhiều cũng dẫn đến phát thải lớn. Do vậy, vấn đề chung đặt ra cho các ngành công nghiệp Việt Nam là mức phát thải cao so với quy mô. Bảng đánh giá chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp (Báo cáo tổng kết hiện trạng môi trường công nghiệp) STT Ngành Thành phần môi trường Bụi Khí độc Tiếng ồn Nước Kim loại nặng Sức khoẻ cộng đồng 1 Điện lực Nhiệt điện **** **** ** *** ** V Thuỷ điện V V V V V **** 2 Cơ khí ** ** *** ** ** *** 3 Hoá chất *** **** ** ** ** **** 4 Luyện kim **** **** *** *** *** *** 5 Điện tử V V V ** *** V 6 Khai khoáng **** ** *** **** *** ** 7 Dệt nhuộm **** *** ** **** *** V 8 Giấy **** *** ** **** V V 9 Thuộc da *** **** ** **** **** V 10 Bột ngọt ** ** V **** V V Giải thích: Ô nhiễm nặng:**** Ô nhiễm vừa:*** Ô nhiễm nhẹ:** Không ô nhiễm:V Kết quả đánh giá trên cho thấy, mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường thay đổi theo từng ngành công nghiệp, tuy nhiên cấp độ rất đáng quan ngại.Theo kết quả trên thì ngành gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là ngành luyện kim, thuộc da, dệt nhuộm, khai khoáng, nhiệt điện. Thất thoát tài nguyên trong quá trình khai thác khoáng sản cũng là một vấn đề gây nhiều sự chú ý. Lịch sử phát triển ngành khai khoáng việt Nam hình thành từ hàng trăm năm trước từ thời kỳ đồ đồng cho đến khi người Pháp phát hiện và khai thác những hầm mỏ đầu tiên cho đến nay. Các mỏ nguyên liệu khoáng sản đã và đang có những đóng góp đáng kể cho nhu cầu của nền kinh tế và cho công nghiệp. Giá trị đóng góp cho GDP hàng năm của ngành công nghiệp khai khoáng chiếm khoảng 4-5%GDP, không kể dầu khí. Mặc dù công nghiệp khai khoáng còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong GDP, tuy nhiên dưới góc độ khai thác tài nguyên không tái tạo thì sự thất thoát và vấn đề lãng phí lớn đang đặt ra cấn được xem xét, điều chỉnh. Theo số liệu thống kê tỷ lệ tổn thất trong các ngành công nghiệp khai thác là rất cao, có những nơi lên tới hơn 50%. Cụ thể: Tổn thất trong khai thác hầm lò: 40-60% Tổn thất trong khai thác lộ thiên:10-15% Tổn thất trong khai thác apatit:26-43% Tổn thất trong khai thác quặng kim loại:15-30% Tổn thất trong khai thác vật liệu xây dựng:15-20% Tổn thất trong khai thác dầu khí:50-60% Đối với những mỏ vừa và nhỏ(chiếm đại đa số), sự thất thoát không dừng lại ở vài chục phần trăm mà nguy cơ mất mỏ là rất nghiêm trọng.Do năng lực có hạn, khai thác thủ công là phần lớn nên đa phần chỉ khai thác những mỏ giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản. Bên cạnh đó, tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao, điển hình là ngành khai thác vàng. Hiện tại độ thu hồi quặng vàng trong chế biến tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 30-40%( so với mức độ trung bình trên thế giới là 92-97%). Điều đó có nghĩa là hơn một nửa quặng vàng bị thải loại. Ngoài vấn đề thất thoát, khai thác khoáng sản cũng đang gây tác động tiêu cực không nhỏ tới môi trường sinh thái. Ước tính khu vực bị ảnh hưởng bởi các chất thải đất đá trong hoạt động khai thác khoáng sản có thể lên đến hàng trăm hecta vào năm 2020, chưa kể đến diện tích khai thác chưa phục hồi. Ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là làm biến đổi dòng chảy, thay đổi địa hình địa mạo, gây xói lở đất nghiêm trọng. Các chất rò rỉ từ các bãi thải còn làm ô nhiễm nguồn nước. Những mất mát này là vô giá và không dễ gì lấy lại được. Những vấn đề trên là do bản chất công nghệ. Vượt qua những rào cản này không những cải thiện sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà còn có ý nghĩa tích cực đối với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Về dài hạn, ngành công nghiệp nước ta sẽ hướng tới những ngành ít phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên, tăng cường hàm lượng chất xám, dựa vào những ngành sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm. Sự gia tăng dân số và đói nghèo Thực chất của vấn đề phát triển kinh tế và bảovệ môi trường là mục tiêu phát triển con người. Mọi sự phát triển của các lĩnh vực khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm tới sự phát triển của con người. Trong những năm qua chỉ số phát triển con người của Việt Nam được cải thiện đáng kể: từ 0,539 năm 1995 đến 0,59 năm 1996, đến 0,688 năm 2003. Trong Báo cáo phát triển con người năm 2004 với 177 quốc gia, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đưa ra kết quả về Việt Nam đứng thứ 112 với chỉ tiêu HDI là 0,691; trong đó chỉ số thu nhập là 0,52; chỉ số giáo dục là 0,82 và chỉ số tuổi thọ là 0,73. Theo các chỉ số này Việt Nam đứng trên Inđônesia, Tajikisstan, Ai Cập, Nam Phi, Ấn Độ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phải thừa nhận một thực tế là chỉ số kinh tế của Việt Nam đang ở mức rất thấp. Với mức GDP trên đầu người là 436 USD, tương đương 2300 USD tính theo PPP thì Việt Nam đang còn ở quá xa đối với các nước như: Thái Lan(2060 USD/ người), Nam Phi(2290 USD/người). Nếu tính theo chỉ số đói nghèo HPI thì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam năm 2004 là 33%, tỷ lệ các hộ nghèo là 29% tính trên toàn quốc; có tới 9/64 tỉnh thành phố có tỷ lệ các hộ nghèo cao hơn 50%( Đắk Lắk, Lào Cai, Cao Bằng, Gia Lai, Sơn La, Hoà Bình, Bắc Cạn, Hà Giang, Lai Châu). Với bối cảnh kinh tế từng được ví là thu nhập chưa đủ ăn thì việckhai thác tài nguyên, sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên quả là một cứu cánh. Bảng chỉ số đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 1997-2004 (Báo cáo phát triển con người 1997-2004) Năm HPI % dân số không thọ quá 40 tuổi % mù chữ( từ 15 tuổi trở lên) % dân số không được sử dụng nước sạch %dân số không được sử dụng các dịch vụ y tế % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng Xếp hạng % 1997 33/78 26,2 12,1 7,0 57 10 45 1998 - 26,1 11 6,3 57 10 45 1999 51/92 28,7 11,6 8,1 57 - 41 2000 47/85 28,2 11,2 7,1 55 - 41 2001 45/90 29,1 12,8 6,9 44 - 39 2003 39/94 19,9 10,7 7,3 23 - 33 2004 41/95 20,0 10,7 9,7 23 - 33 Việt Nam được xếp vào nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới. Với gần 75% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc vào nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Sự gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây sức ép lên môi trường. Áp lực đói nghèo làm cho vấn đề phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của ngườ dân càng trở nên gay gắt và bức xúc. Do đó phải tạm gác vấn đề môi trường, để giải quyết cho được cuộc sống mưu sinh. Theo thống kê có khoảng 70% dân số sống phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài.nguyên trong khi nguồn tài.nguyên có xu thế cạn kiệt. Việc gia tăng khoảng cách về thu nhập giữa các vùng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là đồng bào thiểu số, nơi lưu giữ phần lớn các tài.nguyên đa dạng sinh học sẽ hạn chế việc bảo tồn chúng. Khó có thể thuyết phục người dân thôi tàn phá môi trường khi cuộc sống của họ bấp bênh. Nếu như trước kia phần lớn các vấn đề khai thác tài nguyên và huỷ hoại môi trường đều đổ lỗi cho việc kém hiểu biết thì điều này quả là không thuyết phục vì với chỉ số giáo dục 0,82 tương đương với 90,3% người lớn biết đọc, biết viết và 645 số người ghi danh đi học các cấp, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về trình độ dân trí tương đương với Malaysia, Trung Quốc, cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Có thể nói nguyên nhân cơ bản gây huỷ hoại môi trường xuất phát từ áp lực kinh tế, do nhu cầu mưu sinh. Lấy ví dụ đơn giản là tài nguyên rừng. Rừng là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quy giá nhất của Việt Nam. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế, xã hội mà còn có nhiều chức năng sinh thái quan trọng. Trước năm 1945, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam là khá lớn trên 43%. Tuy nhiên trong giai đoạn 1945-1995, rừng bị suy thoái nghiêm trọng. Ba mươi năm chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam. Hàng chục triệu tấn bom đạn, khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ làm trụi lá và những đội xe ủi đất phá rừng khổng lồ đã thiêu huỷ trên 2 triệu hécta rừng các loại. Hậu quả chiến tranh nhất là chiến tranh hoá học đối với tài nguyên môi trường là hết sức nặng nề. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 1975 chỉ còn 33,8%. Từ năm 1975 đến 1990, để mở rộng diện tích đất nông nghiệp và phục hồi các vết thương chiến tranh, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,65 triệu hécta, đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, bắc Khu IV cũ và vùng trung tâm Bắc ￿ộ. Nă 1990, tỷ lệ che ohủ rừng￿ ạt mức 27,85, thấp hơn ngưỡng an toàn sinh thái. Tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn tiếp diễn đến ngày nay, lâm tặc hoành hành ở nhiều nơi mà chưa có các giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, cả nước đã xảy ra 15000 vụ vi phạm Luật Bảo Vệ Rừng và hàng chục vụ kiểm lâm viên bị lâm tặc tấn công. Có thể nói tốc độ huỷ diệt rừng trong thời bình cho mục tiêu kinh tế còn nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với sự tàn phá của chiến tranh. Sau 1990, cùng với chính sách đóng cửa rừng, độ che phủ rừng có chiều hướng tăng lên, đạt ngưỡng cân bằng sinh thái,nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Tỷ lệ rừng nghèo gia tăng, rừng trung bình và rừng giàu giảm sút nhanh. Thiên tai, hạn hán, lũ lụt trên cả nước xảy ra liên tục trong những năm gần đây gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, mùa màng, nhà cửa và tính mạng. Trận lũ xảy ra cuối tháng 10/2003 tại 6 tỉnh miền Trung đã cướp đi 52 sinh mạng, hàng nghìn nhà cửa, hàng chục nghìn hécta lúa và hoa màu….Đó là cái giá trả cho sự tàn phá môi trường vì hoạt động kinh tế. Có thể nói cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo cứ tiếp diễn mãi mà chưa có hồi kết thúc. Phát triển kinh tế là tốt là đúng đắn, song không phải bằng bất cứ hình thức phát triển nào cũng đem lại những kết quả mong đợi. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường chưa trở thành ý thức hệ của mọi người Có thể khẳng định, công tác bảo vệ môi trường không phải là công việc của các ngành chức năng. Bản thân nó với tính chất và phạm vi rộng lớn của mình cần được sự quan tâm, sự tham gia tự nguyện và tích cực của nhiều tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên, theo GS. Võ Quý, chuyên gia hàng đầu về môi trường, thì phải thừa nhận một thực tế là sự suy giảm chất lượng môi trường, sự mất mát đa dạng sinh học không dễ nhận thấy trong một sớm một chiều. Do đó con người luôn có cảm giác vẫn có thể tồn tại được trong sự ô nhiễm môi trường, trong sự tuyệt diệt của các loài mà chẳng có vấn đề gì. Đại đa số người ít cảm nhận được lợi ích thu được từ việc bảo vệ môi trường. Ngay cả trong đội ngũ các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý,các doanh nghiệp và cộng đồng, nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường còn rất mơ hồ và chưa đầy đủ. Các vấn đề môi trường dường như chỉ tồn tại trên giấy tờ mà chưa đi vào cuộc sống. Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2004, nhiều đại biểu đã bức xúc cho rằng” với một hội nghị tầm cỡ quốc gia như trên thì cần có sự quan tâm cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo, các ban ngành….rằng các hoạt động bảo vệ môi trường phần lớn mang tính phong trào và tồn tại trên dự án….” Dường như taị các hôị nghị lớn về môi trường người ta thường thấy vắng bóng các nhà quản lý cấp cao, các doanh nghiệp và đại diện của quần chúng. Sự thiếu quan tâm của các nhà hoạch định chính sách: Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường là vấn đề được Đảng và Chính Phủ tập trung chỉ đạo bằng nhiều biện pháp và đầu tư bằng nhiều nguồn lực. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương và dần dần đi vào hoạt động có nề nếp. Hệ thống luật pháp và nhiều chế độ, chính sách về môi trường cũng đã được chú trọng và ngày càng hoàn thiện. Vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất được tăng cường, các loại hình đầu tư để bảo vệ môi trường ngày càng đa dạng, được nhiều tổ chức kinh tế - xã hội, và toàn cộng đồng tham gia. Những hoạt động đó đã góp phần tích cực làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. Tuy nhiên sự quan tâm của các cấp lãnh đạo có lẽ vẫn chưa thật đầy đủ. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế mà chưa quan tâm đến vấn đề môi trường. Năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, du lịch và tự do hoá thương mại. Chỉ lấy đơn cử 2 trong số rất nhiều vấn đề của quản lý Nhà nước về môi trường là hệ thống tổ chức quản lý và hệ thống chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để minh chứng. * Về hệ thống tổ chức quản lý: Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước đã có hơn 300 đơn vị, tổ chức kinh tế- xã hội đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý ở trung ương đã được hình thành tương đối đồng bộ từ Bộ Khoa học công nghệ và môi trường trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và môi trường đến các cục, vụ, viện nghiên cứu ở các Bộ, tổng cục ở địa phương, 64 tỉnh thành trong cả nước đều có các đơn vị sở, chi cục, công ty hoặc đơn vị tương đương quản lý và thực thi nhiệm vụ làm sạch môi trường. Các đơn vị này là lực lượng nòng cốt cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Tuy nhiên hệ thống tổ chức và quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương chưa hiệu quả; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung. Sự phối hợp giữa các cơ quan kinh tế và cơ quan môi trường còn lỏng lẻo. Mỗi lĩnh vực chỉ chú trọng đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mà chưa có sự phối hợp cần thiết để giải quyết các vấn đề môi trường cũng như tạo sự thuận lợi cho kinh doanh. Như trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá cần có sự phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương như thương mại, hải quan, môi trường, y tế, nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ… Điều này dẫn đến việc xử lý các vi phạm thương mại và môi trường không triệt để. Bộ Thương Mại.và Hải.Quan gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các vụ buôn bán và nhập khẩu trái phép hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định về môi trường vệ sinh. Một vấn đề nữa là số lượng cán bộ của Cục Môi Trường chỉ có khoảng 70 người, số cán bộ quản lý ở các tỉnh trung bình là 2-4 người. Tính chung trên cả nước, tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường là 4 người/1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều như: Trung Quốc là 20 người/ 1 triệu dân, Thái Lan là 30 người/1 triệu dân. * Về hệ thống chính sách: Cũng theo thống kê sơ bộ trong 10 năm gần đây đã có gần 600 văn bản pháp quy được ban hành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có 180 văn bản ở cấp Trung ương. Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 1994 là văn bản quan trọng nhất. Bên cạnh Luật bảo vệ môi trường còn có nhiều luật khác có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như:Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật tài nguyên nước…. Những văn bản ở các địa phương nói chung đều quy định một cách cụ thể về công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh hệ thống pháp luật, nhiều làng xã còn có các hương ước quy định rất chi tiết việc làng xã trong đó có liên quan rất nhiều đến công tác vệ sinh làng xóm, xây dựng nếp sống mớI, xây dựng các công trình hợp vệ sinh và công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ di sản văn hoá, thuần phong mỹ tục của riêng từng vùng, từng địa phương. Hệ thống pháp luật và các hương ước làng xã đã có vai trò quyết định cho sự thành bại của công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng như tình trạng chung, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35875.doc
Tài liệu liên quan