Tiểu luận Phát triển kinh tế Việt Nam theo lợi thế so sánh: Thực trạng và giải pháp

Lời Mở Đầu 2

A. Cơ sở lý luận 3

I.Một số quan điểm về lợi thế so sánh 3

1.Lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo 3

2.Lợi thế so sánh theo một số quan điểm hiện đại 5

2.1 Lợi thế so sánh theo mô hình của trường Đại học Stanford Hoa kỳ 5

2.2 Lợi thế so sánh theo mô hình đàn nhạn bay ( The flying geese model) 5

II.Đánh giá lợi thế so sánh theo các quan điểm 8

1.Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm của David Ricardo 8

2. Đánh giá lợi thế so sánh theo quan điểm hiện đại 8

3 Phân tích một ví dụ về lợi thế so sánh của David Ricardo 9

4. Đánh giá về lợi thế so sánh theo các quan điểm của David Ricardo ở Việt Nam 11

B.Thực trạng ở Việt Nam 12

I. Những đặc điểm chung để phát triển kinh tế Việt Nam 12

II.Những lợi thế so sánh của Việt Nam 14

1.Những lợi thế so sánh tự nhiên 14

2.Những lợi thế so sánh tự tạo 17

III.Những bất lợi của Việt Nam 26

1.Những bất lợi về điều kiện tự nhiên 26

2.Những bất lợi về điều kiện tự tạo 26

IV. Phân tích ví dụ về lợi thế cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam 29

1. Những lợi thế. 29

2.Những bất lợi. 30

3.Một số ví dụ về hàng nông sản 30

C. Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam 33

I. Nhận xét 33

1.Ưu điểm về lợi thế kinh tế ở Việt Nam 34

2.Nhược điểm về lợi thế kinh tế ở Việt Nam 36

II.Một số giải pháp và kiến nghị 39

Kết Luận 45

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển kinh tế Việt Nam theo lợi thế so sánh: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành từ năm 1990 đến 2008 NHẬN XÉT - Qua biểu đồ các năm ta thấy được, nhìn chung tỷ lệ đóng góp của các ngành vào GDP được phân bố tương đối phù hợp, tỷ trọng trong ngành Công nghiệp (phần biểu đồ màu tím) luôn chiếm phần đa. Năm 2005 và 2008 Công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng 41%, 41,6% trong tổng số GDP đóng góp, hơn hẳn năm 1990 và 1995 chỉ có 22,7% và 28,8%. Công nghiệp đang được dần chú trọng phát triển hơn trong bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp, từ năm 1990 đến 2008 giảm từ 38,1% xuống còn 20,6%. Trong cơ cấu ngành Dịch vụ, nhìn chung tương đối ốn định, có sự biến động không đáng kể. Năm 1990 dịch vụ chiếm 38,6% đến năm 2008 là 38,7%. Nguyên nhân có sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế ngành như trên phụ thuộc vào từng thời kỳ. trong giai đoạn từ 1990 đến 1995, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang trong thời kỳ non trẻ nên phần lớn tập trung phát triển nông nghiệp với cây lúa nước lả chủ đạo. Sang giai đoạn của thế kỷ mới từ năm 2000, đất nước chuyển sang thời kỳ hội nhập mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp dần được chú trọng phát triển hơn, năm 2005 Công nghiệp đã vươn lên chiếm 41% trong tổng số đáng góp GDP của các ngành. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để trở thành một nước Công nghiệp phát triển đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía Chính phủ, Doanh nghiệp và nhân dân lao động. Làm được như vậy chính là chúng ta đã góp phần phát triển đất nước, và làm tăng lợi ích cá nhân và của cộng đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi. Kế họach phát triển kinh tế 5 năm 2006 – 2010 GDP bình quân dat 7,5 – 8%, phấn đấu dat trên 8% (theo so sanh GDP năm 2010 gấp 2,1 lần so với 2000) GDP binh quân đầu người đến 2010: 1.050 – 1.100 USD (năm 2005 dat khoảng 600 USD) Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010: -Nông, lâm nghiệpvà thủy sản khoảng 15 -16% -Công nghiệp và xây dựng: 43 – 44% -Các ngành dịch vụ: 40 – 41% Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt khoảng 21 – 22% GDP Tổng kim ngạch xuấ khẩu tăng 16%/năm Tổng đầu tư xã hội chiếm 40%GDP (vốn trong nước chiếm 65%, vốn bên ngoài 35%) ( Nguồn Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,3% năm 2001 lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) đã giảm 9,87%; tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Trong cơ cấu các thành phần kinh tế: Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Về cơ cấu vùng kinh tế: Trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia, đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế cả nước. Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng vùng. Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu: Thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (XK/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 34,7% năm 1992 lên 47% năm 2001, và đến năm 2005 là trên 50%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 – 2005 đã đạt 111 tỉ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỉ USD) Tỷ lệ tăng giảm (%) 2006 40 24 2007 50 21.5 2008 65 29.5 Bảng 1.3 : Kim ngạch xuất khẩu năm 2006-2008 NHẬN XÉT - Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 65 tỉ USD, tăng 25 tỉ USD tương ứng với 5,5% so với năm 2006. Sau khi mở cửa hội nhập với thế giới, việt nam tăng cường xuất khẩu đa dạng các loại mặt hàng, tăng cường đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Sau đây là ví dụ về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam : Bảng 1.4: Giá trị xuất khẩu hàng may Việt nam 1991-1998. (Đơn vị: triệu USD) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Giá trị XK toàn quốc 2.087,1 2.580,7 2.985,0 4.054,3 5.200,0 7.255,8 8.850,0 8.910,0 Giá trị XK ngành may Việt nam 116,0 180,0 350,0 550,0 750,0 1.150,0 1.250,0 1.310,0 Tỷ lệ so với XK toàn quốc (%) 5,6 7 11,7 13,6 14,4 15,8 14,1 14,7 (Nguồn: Dự án qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp Dệt- May đến năm 2010, tr. 17.) NHẬN XÉT : - Qua biểu đồ ta thấy giá trị xuất khẩu hàng may Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt, tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1991, là 116,0 tr.USD chiếm 5,6% so với tỷ lệ xuất khẩu toàn quốc. Đến năm 1996 con số đó đã tăng lên là 1.150,0 tr.USD, chiếm 15,8% và đến năm 1998 là 1.310,0 tr.USD, tăng 160 tr.USD so với năm 1996. Hàng may mặc Việt Nam đang dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ, không chỉ hàng may mặc mà nhiều ngành sản xuất khác phục vụ xuất khẩu cũng đạt tỷ trọng cao. Bên cạnh đó chất lượng hàng may mặc của chúng ta cũng không thua kém các nước như Anh, Pháp, … cùng với việc luôn có sự thay đổi trong cả mẫu mã và chủng loại thì hàng Việt Nam luôn giữ vững được vị thế và ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình hơn trên thị trường quốc tế. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới là một trong những nguyên nhân quan trọng và cơ bản nhất đưa đến các kết quả, thành tựu tăng trưởng kinh tế khả quan, tạo ra những tiền đề vật chất trực tiếp để chúng ta giữ được các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như thu chi ngân sách, vốn tích luỹ, cán cân thanh toán quốc tế…, góp phần bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cho các vùng khó khăn, các chương trình tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 14,7% năm 2007, và năm 2008 còn 13,1%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã không ngừng tăng, được lên hạng 4 bậc, từ thứ 109 lên 105 trong tổng số 177 nước. Nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản… đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA) cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số vốn FDI ( Tỷ USD) 3.2 3.0 3.2 4.5 6.8 10.2 20.3 Bảng 1.5 : Số vốn FDI tăng từ năm 2001-2007 NHẬN XÉT - Qua biểu đồ, nhìn chung tổng số vốn FDI đầu tư vào nước ta có tốc độ tăng đều qua các năm. Năm 2002 số vốn là 3.0 tỷ USD đến năm 2007 lên tới 20.3 tỷ USD, tăng 17.3 tỷ USD so với 5 năm trước đó. Thu hút được số vốn FDI đầu tư lớn như vậy là một thành công lớn của chúng ta trong những năm gần đây. Nhờ mở cửa thu hút đầu tư, tăng cường các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện hết sức thuận lợi từ nhân công, hàng rào thuế quan, đến các chính sách thuế của Chính phủ đều là nhân tố góp phần phát triển kinh tế đầu tư của đất nước. Hướng tới năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia thuộc top các nước có nền Công nghiệp phát triển. - Đặc biệt năm 2007 tổng số vốn FDI bằng tổng mức thu hút FDI của cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, chiếm 1/4 tổng vốn FDI vào Việt Nam trong suốt hơn 20 năm vừa qua. Năm 2008, tuy kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn lớn trong xu thế suy thoái, song đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt 64,011 tỉ USD, tăng gấp đôi năm 2007. Tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008 diễn ra đầu tháng 12, tại Hà Nội, tổng cam kết từ các nhà tài trợ lên tới 5,014 tỉ USD (thấp hơn 1 chút so với năm 2007: 5,4 tỉ USD). Giải ngân vốn ODA được 2,2 tỉ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức năm 2007 (2,176 tỉ USD). III.Những bất lợi của Việt Nam 1.Những bất lợi về điều kiện tự nhiên - Nước ta nằm trong khu vực gần xích đạo,nắng lắm mưa nhiều thường xuyên gặp phải các thiên tai như bão,lũ,hạn hán….dẫn đến ảnh hưởng rất nhiều tới mặt kinh tế. - Do vùng biển của nước ta rộng và dài,biên giới rộng nên gặp nhiều khó khăn về an ninh quốc phòng và lãnh thổ … - Tuy về tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng nhưng do xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu nên chưa có kế hoạch khai thác hợp lí gây lãng phí tài nguyên . - Về lực lượng lao đông của nước ta tuy dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng còn hạn chế, tình trạng thừa thầy thiếu thợ rất phổ biến, mặt khác ý thức kỉ luật của lao động nước ta còn chưa cao vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế. - Nước ta là một trong những nước ở đông Nam Á có rất nhiều phong tục tập quán,bên cạnh những nét bản sắc văn hoá là những phong tục mang tính chất cổ hủ lạc hậu gây ra ảnh hưởng sấu tới văn hoá Việt Nam trực tiếp ảnh hưởng tới khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. 2.Những bất lợi về điều kiện tự tạo - Về chính sách kinh tế còn gặp nhiều khó khăn,các chính sách về hội nhập vẫn chưa giải quyết hết được các nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, bên cạnh việc tạo ra nhiều thuận lợi cho nền kinh tế nước ta phát triển nó cũng đặt nền kinh tế nước ta trước không ít những khó khăn. Việc hội nhập kinh tế sẽ giúp chúng ta có thể tiếp cận được với nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước đi trước, điều này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của chúng ta phát triển một cách nhanh hơn. Hội nhập cũng giúp ta tiếp cận được với các thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, các điều kiện thương mại được đối sử một cách bình đẳng...Qua đó tạo thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá của ta với các nước khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên chúng ta cũng phải đối mặt với những khó khăn mà việc hội nhập kinh tế tạo nên như: hàng rào thuế quan phải được cắt giảm phù hợp với quy định chung, do vậy nguồn thu ngân sách sẽ theo đó mà giảm xuống; các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá, mẫu mã, vấn đề an toàn sản xuất...vv cũng phải được tuân thủ theo quy định chung. Đặc biệt là sự cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ khi mà sự bảo hộ của nhà nước đối với các hàng hoá, ngành nghề...v.v không còn các quy định đối với hàng hoá, các hãng sản xuất của nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị dỡ bỏ. - Chính sách phát triển kinh tế ở các vùng các địa phương chưa đồng bộ, các cơ chế chưa phù hợp. - Về nhân lực : Phân bố nhân lực giữa các địa phương các vùng chưa phù hợp, vì những nơi có điều kiện về tài nguyên thiên nhiên là những nơi xa xôi hẻo lánh rất cần các lao động có trình độ chuyên môn cao ,nhưng các lao động này lại tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đồng bằng gây lãng phí tài nguyên. - Một bộ phận công nhân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật, đồng thời là những công nhân đang hoạt động sản xuất trong các dây chuyền cũ nên khi tiếp cận những kỹ thuật mới thì không bắt nhịp kịp hoặc không vận hành được các trang thiết bị mới dẫn đến năng xuất lao động giảm ảnh hưởng đến sự phát triển chung. - Sự chuyển dịch cơ cấu của nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn do nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp,các chính sách chuyển dịch chưa mang lại hiểu quả cao do điều kiện thực tế chưa phù hợp. - Năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng được trong điều kiện tự do, thương mại hóa, đặc biệt trong khâu marketing, dự báo dự tính thị trường. - Bộ máy quản lý Nhà nước còn cồng kềnh, quan liêu, trì trệ, bảo thủ chưa thông tho.áng làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. - Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới. - Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất). - Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng. Nét khá độc đáo của vị trí địa lý nước ta là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Cũng chính vì thế, đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển.Mặt khác thì về mặt an ninh quốc phòng tuy nước ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh cho tự do, giải phóng dân tộc nhưng về vấn đề an ninh quốc phòng hiện nay của nước ta còn phát triển quá chậm so với các nước khác nên có thể dẫn đến việc không đảm bảo nền hòa bình cho đất nước trong tương lai. Phân tích bản đồ kinh tế Đông Á cho thấy Việt Nam đang đi sau khá xa các nước chung quanh về trình độ phát triển công nghiệp, thể hiện trong sự cách biệt về tỷ lệ hàng công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ sản phẩm máy móc các loại trong tổng xuất khẩu, thể hiện trong chỉ số cạnh tranh của những ngành công nghiệp chủ yếu và trong cơ cấu phân công lao động giữa Việt Nam với các nước này. Ngoài ra, Việt Nam phải nhập siêu nhiều với hầu hết các nước đó. Không kể một số nước mới gia nhập ASEAN, Việt Nam là nước đi sau cùng trong quá trình công nghiệp hóa ở vùng Đông Á. Nhưng chiến lược đuổi bắt của Việt Nam trong quá trình đó đang trực diện hai thách thức lớn: Thứ nhất là ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế lại tương đối gần với Việt Nam. Trung Quốc ngày càng cạnh tranh mạnh trong hầu hết các loại hàng công nghiệp. Thách thức thứ hai là mặc dù cơ cấu và sức cạnh tranh của công nghiệp còn yếu, Việt Nam phải sớm thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong khu vực. Đến nửa sau của năm 2006 về căn bản phải hoàn thành chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và chậm lắm là năm 2015 phải hoàn thành chương trình tự do thương mại với Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này với khối ASEAN. Đối với Việt Nam, sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một thách thức lớn và FTA Trung Quốc-ASEAN sẽ làm cho thách thức đó càng mạnh hơn. Mặt khác, AFTA và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc không phải chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho thị trường của hàng xuất khẩu Việt Nam (năm 2004, ASEAN nhập khẩu hơn 450 tỷ và Trung Quốc nhập khẩu 561 tỷ USD), nhất là trong thể chế tự do thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN đã phát triển là những nước chủ yếu tận dụng được cơ hội của thị trường Trung Quốc. ASEAN thì là nơi tranh giành thị phần giữa Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN hàng nguyên liệu và nông phẩm; hàng công nghiệp thì rất ít IV. Phân tích ví dụ về lợi thế cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam Những lợi thế. Thứ nhất: So với các mặt hàngcông nghiệp xuất khẩu thi tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh,nên giải quyết vấn đề tạo việc lam cho nhiều lao động Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả như cà chua, bắp cải,tỏi, khoai tây… Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở châu âu, Bắc Mỹ ưa chuộng như nhãn, hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất. Thứ năm: Cac nước Đông Âu, và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn va tương đối dễ tinh đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Thứ sau: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn phải nhập khẩu, do vậy mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hoa thương mại sẽ làm cho gia nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm xuống một lượng đang kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh. Thứ bảy: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu. 2.Những bất lợi. Thứ nhất: Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định. Thứ hai: Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Thứ ba: So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Thứ tư: Năng lực quản ly sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Thứ năm: Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại,về chất lượng Thứ sau: Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước. Thứ bảy: Trong quá trình tự do hóa thương mại,một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, lâm ,thủy sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo quy luật. 3.Một số ví dụ về hàng nông sản 3.1 Điều Kim ngạch xuất khẩu điều năm 2010 đạt 196.000 tấn, tương đương 1,14 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và 34,8% về giá trị so với năm trước. Vị trí dẫn đầu thế giới 4 năm liên tiếp. Điều trồng nhiều nhất Đông Nam Bộ.Hạt điều của Việt Nam đang có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thị trường tiêu thụ hạt điều lớn của Việt Nam là Hoa kỳ, Trung Quốc,… 3.2 Gạo Xuất khẩu năm 2010 đạt 6,88 triệu tấn, kim ngạch 3,23 tỉ đô la Mỹ, tăng 15,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2009. Hiện nay xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới và thị trường là Philippines, bangladesh… Hai khu vực trồng nhiều lúa gạo nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửa Long và Đồng bằng sông Hồng. NHẬN XÉT - Nhìn từ biểu đồ ta thấy, sản lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm nhìn chung có sự thay đổi theo chiều hướng tăng đáng kể. Tháng 2 sản lượng đạt khoảng gần 400 nghìn tấn, đến tháng 7 đã tăng lên hơn hai lần, đạt 900 nghìn tấn, tương đương với giá trị gần 400 triệu USD. Trong tháng 3, 4, 5 sản lượng bình quân đạt khoảng 700 nghìn tấn, không có sự biến động nhiều. Tập trung vào xuất khẩu hàng nông sản, chủ yếu là xuất khẩu gạo, Việt Nam đầu tư vào công nghệ máy móc hiện đại. Mặt khác, nước ta có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi, góp phần làm tăng sản lượng và chất lượng thì luôn được đảm bảo. Hai khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long có địa chất tương đối ổn định, đất đai hàng năm được phù sa sông bồi đắp nên cây trồng ở đây luôn tươi tốt và đạt năng suất cao hàng năm. Trong thời gian tới, Việt Nam phấn đấu sẽ đạt mức sản lượng tối đa, vươn lên vị trí thứ nhất về xuất khẩu gạo so với Philippines. 3.3 Hồ tiêu: Năm 2010 VN XK tiếu đứng thứ nhất thế giới: Sản lượng XK đạt 110.000 tấn, kim ngạch 390 triệu USD, tăng 17% giá trị. Chiếm 50% sản lượng XK, 47% về sản lượng sản xuất thế giới. Trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, Đức, và các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. NHẬN XÉT - Nhìn trên biểu đồ (phần biểu đồ màu xanh lục) sản lượng hạt tiêu của Việt Nam đạt 47%, chiếm tỷ trọng phần đa trong tổng số lượng hạt tiêu xuất khẩu của thế giới trong năm 2010. So với các nước như Srilanka, hay Malaysia sản lượng chỉ chiếm từ 4 – 5%. Điều này cho ta thấy được, sản lượng hạt tiêu của Việt Nam luôn đứng đầu thế giới trong xuất khẩu, và vượt xa so với các nước khác trong cùng xuất khẩu. Tập trung trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nơi có địa hình đất đai màu mỡ với đặc trưng là đất đỏ badan do tự nhiên ban tặng, tận dụng được lợi thế này chúng ta ngoài trồng cây hồ tiêu còn trồng được cây điều, cây ca cao,… cũng cho sản lượng cao. Bên cạnh lợi thế về mặt tự nhiên, còn có sự đầu tư của chính phủ với các chính sách phát triển giao thông đi lại, máy móc thiết bị hiệ đại, công nghệ chăm sóc cây trồng chuyên nghiệp,… cũng góp phần làm tăng sản lượng các mặt hàng nông sản xuất khẩu. 3.4 Cà phê: - Năm 2010 đạt sản lượng khoảng 1,15 triệu tấn, kim ngạch khoảng 1.74 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và 1,5% về kim ngạch so với kế hoạch đầu năm. - Cà phê hiện trồng nhiều nhất ở Tây nguyên. - Thị trường XK chính của Cà phê: Đức và Hoa Kỳ. 3.5 Cao su: - Năm 2010, xuất khẩu đạt 782.200 tấn, kim ngạch trên 2.3 tỷ USD. - Hiện nay diện tích xếp thứ 6 thế giới, sản lượng xếp thứ 5 thế giới và xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới. - Diện tích trồng ở Đông Nam bộ (64%), Tây Nguyên (24,5%), duyên hải miền Trung (10%) và vùng Tây Bắc 10.200 ha (1.5%). 3.6Thủy sản - Năm 2010 xuất khẩu trên 5,03 tỷ USD. - Với sự tham gia của 969 doanh nghiệp, Thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu đến 162 thị trường - Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính như tôm 2.1 tỷ USD cá tra 1,44 tỷ USD, cá ngừ 293 triệu USD (5,3)... - Dự báo năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ giữ vững 5 tỷ USD. C. Nhận xét và một số giải pháp để phát triển kinh tế theo lợi thế so sánh Ở Việt Nam I. Nhận xét Nhìn chung, lợi thế kinh tế của Việt nam có rất nhiều điều kiện phát triển. Tận dụng được những lợi thế đó Chính phủ đã phát huy một cách nhanh chóng, có hiệu quả các biện pháp phát triển kinh tế. Ngoài ra, cần có những chính sách phát triển một cách toàn diện hơn cả về mặt tự nhiên và tự tạo. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận so sánh lợi thế kinh tế ở việt nam.doc
Tài liệu liên quan