Tiểu luận Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái

Trong nền văn minh trí tuệ, con người đã chuyển từ sự khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện môi trường tự nhiên với tư cách là nguồn năng lượng chủ yếu của công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống, sang khai thác chính trí tuệ của bản thân mình. Trí tuệ con người trở thành nguồn vật chất và năng lượng vô tận. Một khi trí tuệ của con người đã được khai thác đầy đủ và sử dụng hợp lý trên tinh thần kết hợp giữa tính sáng tạo và tính nhân văn , thì con người hoàn toàn có thể giải quyết thành công mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên. Trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn vật chất đang còn tiềm tàng của giới tự nhiên, con người sẽ xây dựng cho mình một nền công nghệ cao, công nghệ xanh và sạch để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vừa bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống. Chỉ khi nào làm được điều này, con người mới xóa bỏ được mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên.

docx28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường tự nhiên. 1.2. Sự khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Môi trường sống hiểu theo nghĩa khái quát nhất là tất cả những gì bao quanh con người và xã hội loài người. Nó không chỉ là giới tự nhiên thuần tuý, cũng không phải là xã hội với cái nghĩa là sản phẩm củấmự tác động lẫn nhau giữa người với người, mà là một tổng thể phức hợp của các yếu tố vật chất tự nhiên và vật chất nhân tạo cần thiết, có liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người. Nếu xem xét môi trường tự nhiên trong mối quan hệ mật thiết với hoạt động sống của con người và sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người thì nó có các chức năng cơ bản sau: - Môi trường tự nhiên là không gian sinh sống và là không gian tổ chức các hoạt động của cộng đồng dân cư. Môi trường cung cấp những điều kiện sống cơ bản như nước, ánh sáng, không khí, động thực vật…để thoả mãn những nhu cầu sinh lý, sinh thái cần thiết cho con người với tư cách là một thực thể sinh vật (thực thể tự nhiên). - Môi trường tự nhiên cung cấp nguồn vật chất (các loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau, các loại nguyên, nhiên vật liệu) năng lượng, thông tin cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động sống của con người, trước hết và quan trọng hơn cả là hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất. - Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng tất cả các chất phế thải của quá trình trao đổi chất tự nhiên của con người - bằng quá trình đồng hoá và dị hoá và trao đổi chất đặc thù của xã hội với tự nhiên thông qua quá trình sản xuất xã hội. Như vậy, môi trường tự nhiên với tư cách là môi trường sống, là những điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của qúa trình hoạt động sống của con người, đặc biệt là quá trình sản xuất ra của cải vật chất; là một trong những yếu tố cư bản của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tự nhiên vừa là nhà ở, vừa là công xưởng và phòng thí nghiệm, vừa là cái thùng chứ chất thải khổng lồ của xã hội. Tuy nhiên, vai trò và chức năng đó của tự nhiên không phải bất biến, mà có tính lịch sử cụ thể, theo nghĩa là vai trò và chức năng đố thay đổi cùng với quá trình lịch sử - tự nhiên. 1.3 Sự phát triển của con người. Trong quá trình lịch sử - tự nhiên không chỉ diễn ra sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội (sự phát triển kinh tế - xã hội) của môi trường tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện của môi trường) mà cả của bản thân con người. Con người trong quá trình tác động quan hệ và lên tự nhiên (trong lực lượng sản xuất) và tác động lên xã hội (trong quan hệ sản xuất, nói riêng, trong quan hệ xã hội, nói chung) đã không ngừng biến đổi và hoàn thiện bản thân từ cấu trúc vật chất, đến ý thức tinh thần. Đặc biệt là sự phát triển ưu trội của bộ óc, và với đôi tay lao động, con người đã chế tạo ra công cụ sản xuất. Thông qua quá trình lao động sản xuất, bằng cách tác động lên tự nhiên và tác động lẫn nhau, ở con người đã xuất hiện ngôn ngữ và ý thức. Từ đó sự tiến hoá cuả con người đã nghiêng hẳn về mặt trí tuệ, tinh thần. Cùng với việc phát hiện ra lửa, sự khai phá nhiên nhiên của con người bắt đầu có hiệu quả và do đó cũng có thể coi là bước chinh phục thiên nhiên đâù tiên của con người, mở đầu cho một giai đoạn tiến hoá của con người hiện đại - tiến hoá văn hoá – xã hội, chỉ đặc trưng cho xã hội loài người. Bằng các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất va cách mạng xã hội, con người ngày càng làm chủ được thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản than mình hơn và nhờ vậy, con người ngày càng tự do hơn, theo cái nghĩa là nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật của tự nhiên và xã hội vào cuộc sống của mình cũng như trong sự phát triển của xã hội. Về điều này, Angghen đã viết trong “ Lời nói đầu” của “Phép biện chứng của tự nhiên”: “Sự chuyên môn hoá của bàn tay có nghĩa là công cụ đã xuất hiện và công cụ có nghĩa sự hoạt động riêng của con người đối với giới tự nhiên, tức là sản xuất…cả các động vật cũng sản xuất, nhưng tác động sản xuất của chúng vào giới tự nhiên chung quanh hầu như là con số không đối với giới tự nhiên. Chỉ có con người là mới đạt được đến chỗ in dấu ấn của mình lên giới tự nhiên, không chỉ bằng cách di chuyển các loài thực vật và động vật từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn làm biến đổi cả diện mạo, khí hậu của nơi họ ở, thậm chí còn làm biến đổi cả cây cỏ và các thực vật tới một mức độ mà kết quả hoạt động của họ chỉ có thể biến mẩt, khi nào toàn bộ trái đất tiêu vong. Và con người đã đạt được kết quả đó trước hết và chủ yếu là nhờ ở bàn tay. Ngay cả máy hơi nước, cho tới ngày nay vẫn là cái công cụ mạnh mẽ nhất của con người dùng để cải tạo tự nhiên, xét cho cùng cũng dựa vào bàn tay, bởi vì, nó là một công cụ. Nhưng cùng với sự phát triển của bàn tay thì từng bước một, đầu óc cũng phát triển, ý thức xuất hiện, trước hết là về những điều kiện của các kết quả có ích thực tiễn và về sau, trên cơ sở đó, ở những dân tộc có những điều kiện thuận lợi hơn, là về những qui luật tự nhiên chi phối các kết quả có ích dó. Và, cùng với sự hiểu biết ngày càng tăng một cách nhanh chóng về các qui luật tự nhiên , thì những phương tiện dung để tác động trở lai vào giới tự nhiên cũng ngày càng tăng; chỉ có bàn tay không thôi thì người ta chắc không bao giờ chế ra được máy hơi nước, nếu bộ óc con người không phát triển một cách tương ứng cùng với bàn tay, song song với bàn tay và một phần nhờ có bàn tay”. 1.4. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người với việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ba nhân tố Con người, Xã hội và Môi trường thiên nhiên luôn gắn bó với nhau, cùng vận động, biến đổi và phát triển không ngừng trong qúa trình lịch sử - tự nhiên. Chính các mâu thuẫn và việc giải quyết các mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh do sự tác động lẫn nhau giữa ba nhân tố: lực lượng sản xuất đang phát triển, ý thức của con người và môi trường thiên nhiên chính là nguồn gốc và động lực của sự phát triển đó. Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất, để thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người đã không ngừng tác động lên môi trường tự nhiên. Sự tác động đó dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của công cụ sản xuất, mà công cụ sản xuất là thước đo trình độ chinh phục thiên nhiên của con người và do đó đã làm biến đổi môi trường tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Do sự chưa hoàn thiện của các tri thức của con người về tự nhiên, vì sự nhận thức của con người về tự nhiên là một quá trình vô cùng phức tạp và lâu daì, nên hoạt động sản xuất đã mâu thuẫn với môi trường tự nhiên đã bị biến đổi. Mâu thuẫn đó đã kìm hãm sựphát triển của xã hội loài người. Sự cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đường cho sự phát triển kinh tế xã hội chắc chắn sẽ dẫn đến việc tìm tòi, khám phá ra các quy luật mới chưa được biết của tự nhiên, đồng thời khái quát hoá, hệ thống hóa khối tri thức đã có và những khả năng mới của con người trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Angghen đã viết: “…trí tụê của con người phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên”. Trên cơ sở toàn bộ khối tri thức cũ và mới về tự nhiên cho đến thời điểm đó, đã cho phép con người đưa vào lĩnh vực sản xuất những nguồn tài nguyên mới và sử dụng tốt hơn, có hiệu quả hơn với những tài nguyên đang được sử dụng. Hoạt động này một lần nữa lại làm biến đổi môi trường, và một lần nữa lại làm nảy sinh mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển - biểu hiện ở sự phát triển kinh tế - xã hội với môi trường tự nhiên đang bị con người khai thác và sử dụng và với tri thức vẫn còn có hạn của con người về tự nhiên. Mâu thuẫn giữa ba nhân tố: sự phát triển của kinh tế - xã hội, trí tuệ của con người và môi trường tự nhiên lần này đã đạt ở mức độ cao hơn,mới hơn hẳn về chất so với các giai đoạn trước đó. Mâu thuãn này đã được con người giải quyết trong qúa trình làm nên lịch sử của mình – quá trình lịch sử tự nhiên. Thực chất của quá trình nảy sinh mâu thuẫn, làm căng thẳng và giải quyết mâu thuẫn giữa lực luợng sản xuất đang phát triển với sự khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và avaiehacc voXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX môi trường và với trí tụê của con người là cơ sở cần thiết đối với sự phát triển của nhân loại. Nhân loại đã luôn đụng chạm với những mâu thuẫn như vậy và đều đã giải quyết thành công các mâu thuẫn đó để vươn lên một trình độ mới, cao hơn. Tuy nhiên, việc giải quyết các mâu thuẫn đó càng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Và ngày nay, khi công nghệ sản xuất đang ở đỉnh cao của sự phát triển – đó là công nghệ trí tụê, nhưng đồng thời với nó, môi trường tự nhiên đã bị suy kiệt một cách nghiêm trọng. Tất cả những điều kiện đó đang đặt nhân loại trước những thách thức vô cùng to lớn, và những nhiệm vụ cực kì nan giải trong quan hệ giữa con người với tự nhiên.XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX Việc giải quyết các mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống trong quá trình lịch sử tự nhiên. Sự vận động và biến đổi của các mối quan hệ này được thể hiện cụ thể dưới dạng các mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường với sự phát triển trí tuệ của con người không ngừng xuất hiện và không ngừng được giải quyết trong suốt tiến trình lịch sử. Trong hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ và trước đó, khi con người vừa mới tách mình ra khỏi thế giới động vật, với sự phát triển ưu trội của bộ óc và đôi tay, con ngươi đã tìm cách thoả mãn nhu cầu sống của mình, khác với tất cả mọi sinh vật khác, bằng một phương thức trao đổi chất đặc thù với tự nhiên - bằng lao động sản xuất. Bằng việc chế tạo và sử dụng những công cụ sản xuất đầu tiên tuy còn đơn giản, con người đã tác động lên tự nhiên mạnh mẽ hơn các động vật cao cấp khác. Chính trong quá trình tác động lên tự nhiên, khai thác và biến đổi tự nhiên bằng hoạt động lao động sản xuất, con người còn trao đổi, giao tiếp với nhau, điều này đã làm cho tư duy của con người không ngừng phát triển, từ đó đã xuất hiện ngôn ngữ và tiếp theo là ý thức. Trong điều kiện của phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy, với công cụ sản xuất còn quá thô sơ, đơn giản, sức khai phá của con người còn yếu ớt, chỉ mới biết tận dụng những gì vốn có sẵn trong tự nhiên. Phương thức trao đổi chất của xã hội đối với tự nhiên bằng sản xuất vẫn còn phù hợp với cơ chế hoạt động của chu trình trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin của sinh quyển, do vậy chưa có những ảnh hưởng tiêu cực đến tự nhiên. Điều này thể hiện ở chỗ, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người vẫn sống hài hòa với tự nhiên, thậm chí còn phụ thuộc vào những lực lượng tự nhiên. Một xã hội kém phát triển, không giai cấp đối kháng đã hòa hợp với một tự nhiên hoang sơ. Tuy nhiên, mâu thẫn giữa ba yếu tố lực lượng sản xuất, môi trường tự nhiên và ý thức con người đã manh nha và tiềm tàng. 2.1. Trong các hình thái kinh tế xã hội có giai cấp đối kháng ở trình độ thấp hay trong nền văn minh nông nghiệp. Nền văn minh nông nghiệp đã được khởi thủy cách đây vài chục nghìn năm nhưng sức sống của nó vẫn còn cho đến tận ngày nay, tuy xung lượng của nó đã giảm đi nhiều. Với nền văn minh nông nghiệp, không gian sinh sống và hoạt động của con người đã được mở rộng ra rất nhiều nhờ viêc khai hoang thêm những vùng đất mới và biến chúng thành những diện tích canh tác, trồng trọt, chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở khai thác đất đai và các điều kiện tự nhiên không chỉ giúp con người chủ động tạo ra các nguồn lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của con người mà còn có thể dư thừa dùng để tích lũy và trao đổi. Một nền kinh tế tự cấp, tự túc và một thị trường tự do sơ khai đã được hình thành. Điều đó càng kích thích con người tăng cường hơn việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, một mặt, để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của mình, và mặt khác, để buôn bán, trao đổi, mở rộng thị trường. Do đó, dưới nền văn minh nông nghiệp hay trong hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, trong mối quan hệ giữa những hoạt động của con người để đạt mục tiêu sinh thái đã bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn đáng kể. Con người từ chỗ sống hòa mình vào với tự nhiên, phụ thuộc mù quáng vào giới tự nhiên trong xã hội cộng sản nguyên thủy, đã chuyển sang đối lập với tự nhiên, bắt đầu coi tự nhiên là đối tượng để khai thác và bóc lột nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao của mình. Và, một khi của cải vật chất làm ra đã tăng lên, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sống của con người mà còn dùng để tích trữ và trao đổi thì trong quan hệ giữa con người với con người cũng có những thay đổi, từ sở hữu cộng đồng về tư liệu sản xuất, đồng thời cũng xuất hiện sự đối kháng giai cấp. Mâu thuẫn giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, càng ngày càng trở nên gay gắt. 2.2. Việc tìm kiếm các cách thức để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế - xã hội ngày càng cao và càng đa dạng của xã hội đã là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đang phát triển và ý thức của con người. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ lại phát triển. Sự ra đời của động cơ máy hơi nước do Jame Watts phát minh đã đánh dấu bước ngoặt cách mạng trong lực lượng sản xuất xã hội, chuyển xã hội từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và đó cũng là giai đoạn hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế - xã hội với môi trường tự nhiên trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã bị đẩy lên chưa từng có. Với công nghệ cơ khí máy móc và máy móc tự động hóa , nền sản xuất xã hội đã khai thác một nguồn tai nguyên thiên nhiên khổng lồ để phát triển kinh - tế xã hội. Nạn cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với nạn ô nhiễm môi trường sống. Hậu quả là dẫn đến những cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ và đe dọa môt cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu. Trong nền văn minh trí tuệ, con người đã chuyển từ sự khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện môi trường tự nhiên với tư cách là nguồn năng lượng chủ yếu của công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống, sang khai thác chính trí tuệ của bản thân mình. Trí tuệ con người trở thành nguồn vật chất và năng lượng vô tận. Một khi trí tuệ của con người đã được khai thác đầy đủ và sử dụng hợp lý trên tinh thần kết hợp giữa tính sáng tạo và tính nhân văn , thì con người hoàn toàn có thể giải quyết thành công mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên. Trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn vật chất đang còn tiềm tàng của giới tự nhiên, con người sẽ xây dựng cho mình một nền công nghệ cao, công nghệ xanh và sạch để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vừa bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống. Chỉ khi nào làm được điều này, con người mới xóa bỏ được mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên. Như vậy, với cuộc cách mạng mới trong khoa học và công nghệ, con người đã có cơ sở vật chất, kỹ thuật vững chắc để giải quyết mâu thuẫn giữa ba mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội. Việc giải quyết các mâu thuẫn giữa ba mục tiêu phát triển đó đã buộc loài người phải chuyển sang mọt chiến lược phát triển mới – chiến lược phát triển bền vững. Bởi vì,chỉ có sự phát triển bền vững, con người với tư cách là chủ thể tích cực của hệ thống Con người - Xã hội - Tự nhiên mới có thể thưc hiện sự tương tác, sự thỏa hiệp hay dung hòa cả ba hệ thống con: kinh tế, xã hội nhân văn và tự nhiên, có nghĩa là có thể kết hợp được một cách hài hòa ba mục tiêu cơ bản của sự phát triển xã hội. II. MỘT SỐ THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH HIỆN NAY. 1. Phát triển kinh tế ở Việt Nam - những mặt tích cực và hạn chế. 1.1 Những mặt tích cực. Về nhận thức: Bước đầu chúng ta đã xác định và thực hiện quan điểm mới về sự phát triển, trong đó, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Trong điều kiện hiện nay, mối quan hệ giữa tự nhiên xã hội và con người đã có những thay đổi căn bản. Thay vì coi tự nhiên là nguồn của cải vô tận và chỉ biết khai thác từ đó những gì có lơi cho mình như trước đây, con người ngày nay đã nhận ra rằng, bên cạnh việc chinh phục tự nhiên, còn phải bảo vệ và phục hồi môi trường thiên nhiên. Sau hội nghị thượng đỉnh họp tại Rio de janneiro, Braxin, ngày 3.6.1992, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhận thức của các cộng đồng dân cư về ý nghĩa của tài nguyên môi trường, của công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường với sự tồn tại, phát triển của xã hội và bản thân mỗi cá nhân trong hiện tại, tương lai cũng đang ngày càng rõ nét. Sự mở rộng các hoạt động thông tin tuyên truyền qua các hình thức, phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những vấn đề liên quan đến tài nguyên, môi trường. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao nhận thức của họ về vấn đề này. Trên cơ sở những nhận thức ban đầu về các vấn đề môi trường, nhân dân đã có một số hành động cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ môi trường sống như sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, không thải các chất độc hại trực tiếp ra môi trường, không vứt rác bừa bãi… Nhà nước bắt đầu xây dựng và thực hiện thể chế, luật pháp và các chính sách về tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhằm cụ thể hóa những quy định chung về bảo vệ tài nguyên, môi trường đã được khẳng ddingj trong hiến pháp, nhà nước đã ban hành “luật bảo vệ môi trường ” năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, chúng ta cũng đã từng bước xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường và quản lý môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam ISO 14000. Hình thành các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường từ trung ương dến các tỉnh, thành phố. Đào tạo và từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, bước đầu khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. 1.2 Những mặt tiêu cực. Chưa đảm bảo sự gắn kết yêu cầu quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế theo đúng quan điểm phát triển của Đảng đã được khẳng định trong văn kiện đại hội Đảng IX. Chúng ta đã thống nhất nhận thức, quan điểm rằng: bảo vệ môi trường là cơ sở để phát triển. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật cũng mới chỉ quy định chung về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà chưa có quy định buộc các cơ quan nhà nước, tập thể và cá nhân thực hiện nghĩa vụ,trách nhiệm bảo vệ môi trường, dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo. Dường như mục tiêu sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường mới chỉ đươc coi trọng trên lý thuyết. Trong nhiều trường hợp, các biện pháp giải quyết những vấn đề môi trường chỉ mang tính khắc phục khi ở vào tình thế sự đã rồi, mà chưa đạt đến cấp độ hành động chủ động và tự giác. 2. Thực trạng. 2.1 Vấn đề sinh thái hiện nay Trong vấn đề môi trường sinh thái hiện nay đang nổi lên nhiều vấn đề gay cấn cần phải được giải quyết. Để giải quyết vấn đề này không chỉ cần sự nỗ lực của mỗi quốc gia mà còn cần sự hợp tác tích cực của các quốc gia trên toàn thế giới. Các vấn đề về môi trường sinh thái có thể được phân chia thành 2 nhóm: nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường. Hai nhóm vấn đề này có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Sự khai thác và sử dụng bừa bãi, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự cạn kiệt chúng và chính điều đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra nạn ô nhiễm môi trường sinh thái. Có thể coi hai nhóm hiện tượng này là hai quá trình đã và đang làm suy kiệt hành tinh của chúng ta cả về số lượng và chất lượng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm các loại khoáng sản, các nhiên liệu khoáng, đất đai, nước, không khí, thế giới động, thực vật…chúng là sản phẩm của các quá trình hoạt động lâu dài của thế giới vật chất. Con người đã không ngừng đưa vào tự nhiên, khai thác từ tự nhiên tất cả các nguồn vật chất, vừa để thỏa mãn nhu cầu sống của mình với tư cách là động vật, vừa để xây dựng ngôi nhà cho các nguồn vật chất vốn sẵn có của tự nhiên đang bị cạn kiệt dần về số lượng và chất lượng. Với lối khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ xưa đến nay của con người thì nền sản xuất xã hội, phương thức trao đổi chất giữa xã hội với tự nhiên không ngừng giúp cho nền kinh tế tự nhiên tái sản xuất với tái sản xuất mở rộng mà hơn thế nữa còn tàn phá nó. Ngày nay có rất nhiều số liệu khác nhau nói lên sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái. Tất nhiên các số liệu này xuất phát từ nhiều nguồn, nhiều cách thống kê và tổng hợp khác nhau, do đó có thể có độ tin cậy không giống nhau song tất cả đều xác nhận một sự thật rằng các nguồn tài nguyên đang bị con người khai thác và sử dụng quá mức, đang cạn kiệt dần và môi trường sống đang bị ô nhiễm nhiều hơn dẫn đến khủng hoảng sinh thái cục bộ. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu đã làm tăng nhanh nhu cầu về các tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên nhiên liệu và năng lượng. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong thời gian qua đã đáp ứng được ¾ năng lượng trên thế giới, trong đó đó dầu lửa chiếm vị trí quan trọng. Theo dự đoán của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đến năm 2010 nhu cầu sử dụng dầu lửa trong lĩnh vực giao thông theo hướng công nghiệp hóa nhu cầu dầu lửa vẫn là một nhu cầu rất lớn, và đang tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên cải tạo được như rừng, đất, nước, động thực vật thì tình hình có phần nghiêm trọng hơn. Trong bài “ chiến lược rừng toàn cầu” gần đây trong tạp chí “ thông tin môi trường” đã chỉ ra rằng: rừng khép tán và rừng thưa trên toàn thế giới chỉ còn chiếm 40% diện tích hành tinh. Cứ mỗi phút trôi qua, có tới 22,5 ha rừng nhiệt đới bị phá hủy. Đằng sau hiện tượng rừng bị phá hủy sẽ là sự cằn cỗi của đất đai, hạn hán và lụt lội, sự thất bát của mùa màng, tình trạng nghèo đói và sự kém phát triển về kinh tế. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá, là nguồn sống của mọi sinh vật kể cả con người. Nhưng theo bản thông điệp của UNEP (Chương trình môi trường liên hiệp quốc) nhân ngày thế giới về nước ngày 22.3.1996 thì ước tính trong vòng 30 năm tới, khoảng 1/3 dân số trên thế giới sẽ bị thiếu nước thường xuyên, nguyên nhân là do dân số tăng nhanh do sự gia tăng nhu cầu về nước cho phát triển kinh tế trong công nghiệp và nông nghiệp. Đi kèm với những vấn đề trên là nạn ô nhiễm nặng nề về môi trường sinh thái, nhưng cho đến nay con người vẫn chưa thể kiểm soát được. Trong các hiện tượng ô nhiễm môi trường, trước hết phải kể đến sự suy thoái của tầng ozon. Ngày nay, tầng ozon đang bị các hoạt động công nghiệp của xã hội làm suy thoái nghiêm trọng. Từ năm 1985 đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số lỗ thủng ozon, có hai lỗ thủng ozon lớn nhất ở Nam Cực và Bắc Cực. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa 710 loại crom. Ước tính, hàng năm có khoảng 788 ngàn tấn CFC5 và 6 ngàn tấn halon có chứa 710 thải vào môi trường. Các chất này được sử dụng rất nhiều trong các nhà máy công nghiệp. Mục tiêu phát triển của xã hội loài người mà hiện nay nhiều nước đang hướng tới đó là sự phồn thịnh về kinh tế, sự công bằng về xã hội và sự trong lành về môi trường sinh thái. Điều này được ghi rõ trong báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ VIII: “ Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”. Nhưng để thực hiện điều đó thì Việt Nam còn có nhiều bước phải thực hiện do những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Hiện nay, môi trường sinh thái ở Việt Nam vô cùng đa dạng và phức tạp. Sự phức tạp và đa dạng này bị quy định bởi tính đa dạng và phức tạp của trình độ phát triển của xã hội ta hiện nay. Trong giai đoạn phát triển hiện nay ở Việt Nam đang đồng thời tồn tại các nền văn minh trước nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí đã có những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp. Xét về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.docx
Tài liệu liên quan