Nhờ những thành tựu của giáo dục-đào tạo và các chính sách xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo cách xếp hạng của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong 3 năm gần đây đã tăng lên đáng kể,tính đến ngày 6/12/2009 Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 182 nước và xếp thứ 128 trong tổng số 187 nước vào ngày 3/11/2011 (nguồn: số liệu do Liên hợp quốc công bố). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng,tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12/2010),nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. So với năm 2009,tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,78%,cao hơn gần 3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt vào đầu năm (nguồn: số liệu của Tổng cục thống kê công bố ngày 30/12/2010). Đây là thành tựu không phải nước đang phát triển nào cũng có thể đạt được.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11361 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động lao động quốc tế thì: nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động và được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng,nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội,cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó,nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường; theo nghĩa hẹp,nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội,là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội,bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao,có khẳ năng tham gia lao động,sản xuất xã hội,tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động,là tổng thể các yếu tố về thể lực,trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
-Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khẳ năng tham gia lao động và được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm viêc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng,đó là sức khỏe và trình độ chuyên môn,kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy,theo khái niệm này,có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động,đó là: những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm,tức là những người không có nhu cầu tìm kiếm việc làm,những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học...
Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia,trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sán xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
Trong thời đại ngày nay,con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của nhân loại,khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” ngày càng phát triển,đó là:
- Lấy phát triển bền vững con người là tư tưởng trung tâm.
- Mỗi con người là một cá nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của mình (có sự hợp tác,có kỹ năng lao động theo tổ,đội).
- Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động (trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng,xã hội).
- Bảo đảm môi trường dân chủ thuận lợi cho tiến hành giao lưu đồng thuận.
- Có các chính phát huy tiềm năng của người lao động,bảo đảm hiệu quả của công việc.
- Phát triển nguồn nhân lực bám sát yêu cầu của thị trường lao động.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa,việc hấp thụ được các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật,đội ngũ trí thức. Do vậy con đường duy nhất là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực. Gần đây người ta nói nhiều đến nền kinh tế tri thức. Đó là nên kinh tế mà ở đó tri thức chiếm hàm lượng chủ yếu trong giá trị một sản phẩm. Tri thức tức là các thành tựu khoa học,trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các sản phẩm vật chất khác,tạo ra giá trị mới ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong GDP. Trong nền kinh tế tri thức,tri thức,khả năng sáng tạo là yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia,mỗi khu vực, Nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển,duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực,tao nhiều công ăn việc làm,giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội,cải thiện đời sống con người,... Trong điều kiện mới đó,sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu thay vì dựa vào nguồn tài nguyên,vốn vật chất như trước đây. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người,nguồn nhân lực. Bởi vậy ta cần phải phát triển nguồn nhân lực mà trọng tâm chính là đầu tư cho giáo dục-đào tạo.
II/Thực và giải pháp.
1)Thực trạng:
Thực tiễn cho thấy nhờ có sự đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự đóng góp của trí thức đã ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP của các nước (như Mỹ gần 50%; Anh 45,8%; Pháp 45,1%...). Để phát triển trong tương lai các nước đã tập trung đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo,cải cách hệ thống giáo dục đào tạo để đào tạo ra những công nhân trí thức có khả năng sáng tạo,phát minh hoặc ứng dụng công nghệ mới. Chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực của các nước nhất là Mỹ,Nhật Bản và các nước Châu Âu là lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm trung tâm của phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy các nước này đầu tư rất lớn (cả về kinh phí và chính sách) cho phát triển giáo dục và đào tạo. Nhật Bản là nước Châu Á đầu tư cao nhất cho phát triển nguồn nhân lực. Chính sách giáo dục-đào tạo ở Nhật dựa trên cơ sở kết hợp truyền thống dân tộc và tiếp thu,thừa hưởng những thành quả của những phát minh khoa học kỹ thuật mới của nhân loại;đầu tư cho khoa học ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu cơ bản. Trong hệ thống này,giáo dục tiểu học và trung học bậc thấp là bắt buộc đối với tất cả trẻ em đến tuổi. Ngoài ra Nhật Bản còn có hệ thống trường mẫu giáo và các trường trung học chuyên nghiệp sau trung học bậc thấp. Có thể nói Nhật Bản là nước đầu tư tốt nhất cho hệ thống giáo dục bậc thấp,làm cơ sở cho đào tạo lao động kỹ thuật và cho đào tạo đại học.
Đối với các nước ASEAN,để thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì cần phải đầu tư cho chính sách phát triển nguồn nhân lực,trong đó có chính sách giáo dục-đào tạo được các nước quan tâm hàng đầu và được coi là quốc sách.
Đối với Việt Nam,một nước có truyền thống lâu đời luôn xác định “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực trí thức lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết,đóng vai trò quyết định bởi với tình hình nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả. So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam có lợi thế dân số đông,tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 tổng số dân của Việt Nam là 83789573 người (nguồn: số liệu công bố của Tổng cục thống kê). Tuy nhiên nếu không được đào tạo một cách bài bản thì dân đông sẽ trở thành gánh nặng cho toàn xã hội; nếu được đào tạo,đó sẽ là nguồn nhân lực có tác động tích cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy,hơn bất cứ nguồn lực nào khác,nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực,là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển,có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nắm bắt được tình hình đó,Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực và đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý trong từng thời kỳ kinh tế- xã hội của đất nước. Có thể khẳng định rằng song song với những thành tựu về y tế,chăm sóc sức khỏe và nâng cao mức sống dân cư,nền giáo dục đào tạo của nước ta (cốt lõi của phát triển nguồn nhân lực) đã đạt được những thành tựu to lớn:
- Hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng tương đối một cách hoàn chỉnh gồm các cấp từ mầm non cho đến đại học với các hình thức và loại hình học đa dạng (chính quy,phi chính quy; công lập và ngoài công lập).
- Quy mô đào tạo nguồn nhân lực tăng nhanh,đặc biệt là ở bậc đại học và đào tạo nghề. (số liệu tìm sau)
Có thể nói trình độ học vấn và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta ngày càng được nâng cao là do những thành tựu của nền giáo dục-đào tạo đem lại. Đội ngũ này có khả năng tiếp thu nhanh và làm chủ khoa học,công nghệ hiện đại,có thể nắm bắt những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ mới của thế giới. Đây là yếu tố rất quan trọng để chúng ta có thể đi tắt,đón đầu trong phát triển,có cơ hội để đuổi kịp các nước.
Nhờ những thành tựu của giáo dục-đào tạo và các chính sách xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo cách xếp hạng của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trong 3 năm gần đây đã tăng lên đáng kể,tính đến ngày 6/12/2009 Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 182 nước và xếp thứ 128 trong tổng số 187 nước vào ngày 3/11/2011 (nguồn: số liệu do Liên hợp quốc công bố). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn nền kinh tế trong năm 2010 đạt 1,98 triệu tỷ đồng,tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12/2010),nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. So với năm 2009,tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,78%,cao hơn gần 3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt vào đầu năm (nguồn: số liệu của Tổng cục thống kê công bố ngày 30/12/2010). Đây là thành tựu không phải nước đang phát triển nào cũng có thể đạt được.
Với những số liệu trên một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển của đất nước. Nó vừa đóng vai trò là chủ thể,vừa là khách thể của các quá trình kinh tế-xã hội. Với tư cách là chủ thể con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác,sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai. Với tư cách là khách thể,con người trở thành đối tượng của sự khai thác,sử dụng,đầu tư và phát triển. Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với tư cách là khách thể ta thường nói đến tính chất không bị cạn kiệt của nguồn lực con người. Sở dĩ nói đến tính vô tận,tính không bị cạn kiệt,tính khai thác không bao giờ hết của nguồn lực con người chính là nói tới yếu tố trí tuệ. Trí tuệ của con người ngày càng phát triển và có tác động mạnh mẽ nhất đối với sự tiến bộ và phát triển xã hội,như nhà tương lai học Mỹ - Alvin Toffler đã nhận định: “tiền bạc tiêu mãi cũng hết,quyền lực rồi sẽ mất;chỉ có trí tuệ con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Nhận thức được tầm quan trọng của trí tuệ,ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm cách nâng cao hàm lượng trí tuệ của đội ngũ lao động,tức là nâng cao chất lượng nguồn lực con người mà chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao bởi nó là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa,để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững;đồng thời đó cũng là điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế nên có thể không cần đông về số lượng nhưng phải đi vào thực chất(Chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia,trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng,là nhóm tinh túy nhất,đó phải là những người phát triển cả về trí lực và thể lực,khả năng lao động,tính tích cực về chính trị-xã hội,về đạo đức,tình cảm trong sáng). Việt Nam cũng không ngoại lệ,nắm bắt được vấn đề đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và chính sách nhất quán để thực hiện. Trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020,được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI,Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược,là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ,cơ cấu lại nền kinh tế,chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất,bảo đảm cho phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững”. Xây dựng đề án 1956-Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020,sau 1 năm thực hiện tuy còn một số bất cập như: thời gian đào tạo quá ngắn (trong 3 tháng) nên không đủ thời gian để đào tạo lao động đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp mà họ được đào tạo,chưa tìm được đầu ra sau khi lao động được đào tạo,giảng viên còn chưa thực sự nhiệt tình... nhưng cũng đã bước đầu rút ra được kinh nghiệm,làm cơ sở cho việc thực hiện đề án tốt hơn ở những năm tiếp theo.
Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình trạng: trẻ (tính theo tuổi đời trung bình - một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước ta có dân số đứng thứ 13 trên thế giới) nhưng bên cạnh những thành tựu cơ bản đó ta còn có những mặt hạn chế sau:
- Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, đầu tư còn dàn trải.
- Trình độ phát triển của chúng ta còn quá thấp,quá lạc hậu. Sự kết hợp,bổ sung,đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân,công nhân,tri thức chưa tốt,còn chia cắt,thiếu sự cộng lực để cùng nhau thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước. Năm 2009 lao động nông nghiệp nông thôn là 36 triệu (tương đương với 73,1%) có trình độ sản xuất thấp kém,về thực chất nước ta vẫn là một nước nông nghiệp.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp,nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức,chưa được quy hoạch,chưa được khai thác,còn đào tạo thì nửa vời,nhiều người chưa được đào tạo: chỉ số HDI tuy đứng thứ 128/187 nhưng xét về mặt bằng chung thì nước ta vẫn chưa được là nước có chỉ số HDI cao;về trình độ văn hóa có tỷ lệ biết chữ là 5,7%,tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 15,9%,trung học cơ sở là 29,9% và trung học phổ thông là 17,8%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn thấp,tỷ lệ lao động qua đào tạo là 36,4% lực lượng lao động (trong đó công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 22,37%). Đó là chưa kể đến các hạn chế khác của nguồn nhân lực như: thể lực người lao động chưa đáp ứng được cho các nghề có điều kiện làm việc sử dụng các loại hình máy móc,thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế;kỷ luật công nghệ,tác phong công nghiệp,chuyên nghiệp và khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường lao động chưa cao,chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế;trình độ ngoại ngữ,tin học của nguồn nhân lực thấp... dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.
- Thị trường lao động tác động đến phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay là cung cầu lao động bất cân đối dẫn đến tình trạng thất nghiệp còn khá cao (tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,66% - nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố ngày 19/1/2009). Thiếu công nhân lành nghề để phát triển các ngành kinh tế chủ lực, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là mối lo của Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ nguồn nhân lực qua đào tạo có khuynh hướng “nặng về lý thuyết, nhẹ về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp”.
- Nền giáo dục-đào tạo nước ta còn nhiều bất cập:
+) Chất lượng giáo dục ở các cấp học,các bậc học còn thấp. Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành; phương pháp tư duy khoa học của đa số sinh viên còn yếu; năng lực vận dụng kiến thức học ở trường vào đời sống và sản xuất còn hạn chế.
+) Hiệu quả đào tạo còn thấp. Đào tạo đại học và chuyên nghiệp chưa gắn với nhu cầu sử dụng.
+) Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề chưa hợp lý, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
+) Nội dung và phương pháp giảng dạy còn lạc hậu.
- Đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp.
Nguyên nhân của sự tồn tại những hạn chế:
- Tư duy phát triển kinh tế - xã hộ và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của đất nước.
- Tiêu cực và chủ nghĩa cơ hội đã bóp méo những ý tưởng, những mong muốn tốt đẹp dành cho phát triển con người và nguồn nhân lực, làm sai lệch hướng vận dụng mọi nguồn lực.
- Không lường đúng những khó khăn, mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là khả năng cho phép của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển, không lường đúng những mặt phức tạp và những khó khăn rất đa dạng, sâu xa của lĩnh vực rất thiết yếu bậc nhất và rất nhạy cảm này trong đời sống quốc gia, không nhận thức đúng những yếu kém lớn về năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy nhà nước. Duy ý chí và bệnh thành tích đầu độc trầm trọng thêm tình trạng này.
- Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dục của nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thế giới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duy ý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng nhưng thực tế là lạc lõng, bệnh thành tích còn nặng nề (Ví dụ: định thay bảng chữ cái ABC,abc bằng bảng E,e; tình trạng bất cập của chương trình chuẩn,giáo án chuẩn; kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sỹ; sáng tác ra học vị phó giáo sư; việc ồ ạt xây dựng trường đại học tại nhiều tỉnh - trong khi đó bằng đại học của nước ta không được quốc tế công nhận...).
- Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý lĩnh vực quản lý giáo dục và nguồn lực con người, dưới tầm so với đòi hỏi của nhiệm vụ.
- Tình trạng “nặng lý thuyết,nhẹ thực hành” là do Việt Nam chưa tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển nhân lực cấp quốc gia nên việc cụ thể hóa chiến lược phát triển nhân lực còn gặp khó khăn. Tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với làm.
- Kỷ luật,kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy cồng kềnh. Một bộ phận công chức, cán bộ yếu cả về năng lực và phẩm chất.
- Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi.
Vị trí của Việt Nam hiện nay trong toàn cầu hóa:
- Về chính trị: Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng. Bằng chứng là chúng ta đã tham gia có hiệu quả vào một số công việc của khu vực và thế giới.
- Về nguồn nhân lực: nước ta có dân số đông (khoảng 84 triệu người), nguồn nhân lực dồi dào. Nếu đào tạo chu đáo thì với bản chất cần cù, thông minh, hiếu học, lao động của Việt Nam sẽ tiếp thu tốt các tri thức của nhân loại và tham gia có hiệu quả về phân công lao động quốc tế. Về vấn đề này trong thời gian vừa qua chúng ta đã chú trọng đến chính sách giáo dục-đào tạo và đã được đánh giá là thành công so với một số nước trong khu vực. Quy mô giáo dục được mở rộng, chất lượng giáo dục đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, chất lượng giáo dục và đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập, nhất là cơ cấu đào tạo. Đào tạo chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động trong nước và quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế. Đầu tư cho việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là khâu then chốt của phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thế giới bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Về lĩnh vực này chúng ta đã có nhiều tiến bộ và đã rút ngắn được khoảng cách với các nước khác trong khu vực, tuy nhiên để đảm bảo có một “chỗ đứng” vững chắc của kinh tế nước nhà trong điều kiện toàn cầu hóa thì vẫn chưa thể đáp ứng được, biểu hiện ở một số mặt:
+) Số lượng tuy đông nhưng nếu tính trên 1000 dân thì số cán bộ khoa học của ta chưa đến 10 người, trong khi đó ở Singapore là 16, Hàn Quốc là 52 và Nhật Bản là 70...
+) Chất lượng khá tốt, nhiều người đẫ được đào tạo ở nước ngoài nhưng khả năng thực hành, ứng dụng còn yếu. Mặt khác đã có sự già hóa trong đội ngũ cán bộ khoa học nhưng lực lượng kế cận còn mỏng.
+) Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp nên hạn chế khả năng nghiên cứu của cán bộ khoa học. Một số người đã vì kế sinh nhai mà phải bỏ nghiên cứu để đi làm kinh tế.
- Về kinh tế: dù vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới nhưng nền kinh tế của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, kinh tế tăng trưởng khá cao và ổn định. Chúng ta đã xây dựng được một số ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, viễn thông và gần đây là tin học tuy còn non trẻ nhưng cũng đã bước đầu thâm nhập được vào thị trường thế giới bằng việc xuất khẩu những chương trình phần mềm. Mặc dù vậy nền kinh tế nước ta vẫn còn thấp kém, vẫn mang dáng dấp của nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy khi hội nhập khả năng cạnh tranh của chúng ta trên thị trường thế giới sẽ kém, làm ảnh hưởng đến vị thế kinh tế của nước ta trong nền kinh tế thế giới.
- Về mặt xã hội: Việt Nam là một nước đa dân tộc, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng nhưng hòa chung vào bản sắc văn hóa của toàn dân tộc. Khi hòa nhập kinh tế thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc không những sẽ không bị hòa tan mà trái lại sẽ được phát huy, trở thành một thế mạnh của quốc gia mà không phải nước nào cũng có được.
2)Giải pháp:
Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta coq bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề còn đang xác định là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu trên. Sau đây là một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam:
- Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Một đất nước có số lượng tài nguyên thiên nhiên không nhiều như ở Việt Nam hiện nay thì cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên con người. Việc tuyển sinh, đào tạo, phát triển nhân lực là để phát triển đất nước nên cần phải loại bỏ ngay tư tưởng cục bộ, địa phương, nể nang, qua lại và phải tuyển dụng theo bằng cấp, xóa bỏ tệ nạn con ông cháu cha.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Chất lượng con người, trước hết phải tính đến vấn đề chất lượng sinh nở. Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, di truyền,... trước khi sinh nở. Hiện nay, ở Việt Nam đang có tình trạng sinh nở vô tội vạ, không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn là cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ; thậm trí có những người bị nhiễm chất độc màu da cam mà vẫn sinh ra những đứa con bị dị tật.
- Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
- Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thực sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, tri thức, doanh nhân, dịch vụ...
- Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, tri thức. Có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.
- Không ngừng nâng cao trình độ học vấn. Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc.
- Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và các chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến. Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai. Trả lương theo giá trị tạo ra, theo giá thị trường.
- Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong nguồn nhân lực, cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng,hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay.
- Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới. Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh. Giáo dục tư tưởng cống hiến xã hội, chống tư tưởng vị kỷ, cá nhân, làm quan để đục khoét của dân, của công, của Nhà nước.
- Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được và chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam (như chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề; chính sách dự báo về nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, cấp trình độ...).
- Chống tham nhũng, hối lộ; chống móc nối tư lợi, lũng đoạn kinh tế, quan liêu.
- Ngăn chặn và xóa bỏ mọi tệ nạn xã hội.
- Đối với việc huy động vốn từ người dân, Nhà nước có cơ chế, chính sách mạnhđể tăng cường huy độngcác nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nhân lực bằng các hình thức: trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển đào tạo nhân lực, góp vốn, mua công trái, hình thành các loại quỹ khuyến học của cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện và có cơ chế, chính sách mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tăng đầu tư kinh phí để xây dựng, phát triển hệ thống đào tạo ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 6.doc