MỤC LỤC
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ HỘI NÔNG THÔN. 2
II. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG. 2
1. Hiện trạng: 2
2. Nguyên nhân: 4
3. Hậu quả. 4
4. Giải pháp. 6
KẾT LUẬN: 6
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4981 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát triển nông nghiệp và vấn đề môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------
TIỂU LUẬN
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Giảng viên :
Sinh viên : Nhóm 10
Nguyễn Thị Ngọc
Trần Thị Loan
Trần Kim Thuỳ
Nguyễn Thị Bích Ngoan
Dư Thị Tươi
Hoàng Thị Kim Oanh
Lớp : K51- Triết học
Hà Nội -2006
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ HỘI NÔNG THÔN.
Trong bản báo cáo của BCH Trung ương Đảng khoá VII về các văn kiện trình Đại hội do Tổng bí thư Đỗ Mười trình bày ngày 28/6/1996 có đoạn viết “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”… phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái là mục tiêu xuyên suốt của Đảng ta. Đặc biệt là vấn đề phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường ở nông thôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm là vì;
-Xã hội nông thôn truyền thống tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử nhân loại như một kiểu xã hội có những đặc thù riêng. Cư dân nông thôn chủ yếu gắn với các nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt - nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thủ công nghiệp.
-Cộng đồng nông thôn thường có kích thước nhỏ, mật độ dân cư thấp, quan hệ xã hội mang tính đồng thuận dựa trên tinh thần, huyết thống, hoà đồng… Kiểm soát xã hội dựa trên phản ứng tự phát, tự quản của cộng đồng. Mức độ phân tầng xã hội và chuyên môn hoá lao động chưa cao, văn hoá mang tính truyền thống…
-Tư tưởng “trọng nông - ức thương” (tức là trong nông nghiệp mọi hoạt động sản xuất mang tính tự cung tự cấp là quan trọng hàng đầu. Quá trình giao lưu, buôn bán thông thương để hình thành nên dịch vụ thương mại còn ở mức hạn chế và chưa phát triển). Do phát triển trong điều kiện và hoàn cảnh hết sức khó khăn và khắc nghiệt nên tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, coi trọng tình nghĩa… trong xã hội nông thôn phát triển rất cao.
II. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.
Hiện nay với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp là điều chính cơ cấu sản xuất, phát triển khoa học công nghệ và xúc tiến thị trường, trong đó thị trường là vd xuyên suốt, là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu, là că cứ để định hướngcho khoa học công nghệ nhằm tạo cho nông nghiệp nước ta trở thành ngành sản xuất hàng hoá, hướng ra có hướng xuất khẩu.
1. Hiện trạng:
Nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỉ mang tính truyền thống cao, năng suất lúa thấp, khoảng 12 tạ/ha, phát triển nông nghiệp chủ yếu dựa vào tăng diện tích.
Từ sau “khoán 10 (4/1988) sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh. Sau 10 năm diện tích trồng lúa tăng 27%, năng suất lúa tăng 43,7%. Tổng sản lượng tăng trên 40%. Đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và xuất khẩu 2 - 4 triệu tấn/năm. Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng lương thực: cứ 1kg Nitơ sẽ bội thu 10 - 15 kg thóc.
Khu vực
Tăng phân bón
Tăng diện tích
Tăng vụ
Châu Á
69
11
20
Châu Phi
57
26
17
Mỹ la tinh
49
39
12
90 nước ĐPT
63
22
15
Bảng 4-10. Đóng góp của các yếu tố làm tăng sản phẩm trồng trọt (%).
-Cùng với việc phát triển không ngừng của ngành nông nghiệp thì vd môi trường ở nông thôn Việt Nam cũng đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Hàng loạt các thói quen, giá trị truyền thống đã trở nên lạc hậu với điều kiện sống mới. Bình quân đất nông nghiệp thấp: bình quân đất tự nhiên nước ta khoảng 0,4ha/người gần bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân đất nông nghiệp là 0,1ha/người. Trong khi đó hiện tượng suy thoái và hoang mạc hoá đang diễn ra. Hơn 2/5 diện tích đất tự nhiên nước ta chưa sử dụg được làm khả năng tự túc bị đe doạ, thu nhập và mặt bằng kinh tế thấp. Vì vậy việc bảo vệ môi trường bị hạn chế.
-Trong khi đó nông dân có truyền thống sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng, phân bắc trong trồng trọt. Tuy có kinh nghiệm nhưng vì thiếu nhân lực và thời gian nên họ thường ăn bớt công đoạn xử lý phân rác, thậm chí dùng cả phân tươi để tưới rau, hoa…
-Kỹ thuật canh tác nông nghiệp có nhiều thay đổi với hiều giống lai mới, phân bón hoá học và TTSBVTV (thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật) là những thứ mà họ chưa có kinh nghiệm sử dụng. Họ khuông tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kĩ thuật cần thiết dẫn tới nhiều hậu quả.
-Theo Lê Văn Khoa, lượng phân hoá học sử dụng ở Việt Nam chưa phải là cao.
Kg (N, P2O5, K2O)/ha
Năng suất lúa (tạ/ha)
Trung Quốc
302,7
59,6
Việt Nam
134,7
34,5
Thái Lan
54,4
21,3
Lào
4,2
23,2
Bảng 4.11 - Lượng phân bón và năng suất lúa ở một số nước.
Tuy vậy nhu cầu sử dụng phân bón hoá học ở nước ta tăng nhanh từ 1990 đến 2000, đặc biệt là phân đạm tăng mạnh.
Năm
Chủng loại
1996
1997
1998
1999
2000
N (phân đạm)
109,4
103,2
107,9
106,3
113,6
P2O5 (phân lân)
51,8
73,4
49,5
59,9
54,7
K2O (ka li)
9,1
22,7
24,7
43,9
22,6
Tổng số
184,6
169,3
182,0
210,1
190,8
Đất NN(1000ha)
7681,2
7843
8080,2
8712,8
9345,3
Nhu cầu sử dụng phân hoá học.
So với 1996 lượng đạm Urê tăng 58%, DAP tăng 355%, NPK tăng 6 lần, phân lân chế biến trong nước tăng 156 lần. Bên cạnh đó còn có khoảng 70 triệu tấn phân chuồng được đưa vào đồng ruộng hàng năm. Tập quán sử dụng phân tươi bón cho rau màu vẫn còn phổ biến: 50% phân bắc trộn với tro bếp để bón lót. 10% pha nước tưới cho rau hoa, 40% trộn với tro bếp + vôi bột ủ 10 - 14 ngày trước khi bón cho cây trồng.
-Thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta hiện nay thuộc nhóm: thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ cỏ, kích thích sinh trưởng…
Hàng năm Việt Nam sử dụng khoảng 15000 - 25000 tấn thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật trừ cỏ có nhiều loại cấm.
Nhóm
1991 (%)
2000(%)
Ghi chú
Thuốc trừ sâu
83,30
45,40
Giảm do IPM
Thuốc trừ bệnh
9,50
22,54
Tăng
Thuốc trừ cỏ
4,10
32,03
Tăng
Tỷ lệ nhóm thuốc BVTV đang được sử dụng ở Việt Nam.
(Theo TTTV đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn)
Sau khi được sử dụng thuốc còn lại, vỏ bao bì, chai lọ được vứt bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương.
-Sự phát triển của nông nghiệp căn cứ vào yếu tố nhân lực khiến cho gia đình ở nông nghiệp đẻ nhiều, quy mô gia đình lớn. Trong kinh tế mở hiện nay phát triển sản xuất thiếu quy hoạch không tính tới cơ sở tài nguyên và hạch toán kinh tế đã dẫn tới hậu quả: thiếu nước, thiếu vốn, thiếu nhân lực…
-Các vấn đề môi trường ở nông thôn đặc biệt nghiêm trọng trong các làng nghề ô nhiễm môi trường làng nghề một mặt là do chất thải đa thể, đa dạng, đa lượng với nhiều tính chất phức tạp như tan, không tan, độc, trơ, dễ bay hơi…
Hiện nay nước ta có khoảng 1400 làng nghề, trong đó có trên 300 làng nghề truyền thống. Đồng bằng sông Hồng chiếm 70% tổng số làng nghề, đóng góp bình quân cho xuất khẩu là 600 triệu USD. Nhưng việc phát triển làng nghề theo tính tự phát, chưa có quy hoạch, cơ sở sản xuất lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường vẫn ở mức báo động: 100% mẫu nước thải có thông số vượt tiêu chuẩn, làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, dệt, nhuộm hàm lượng B005 (trong nước thải) rất cao nên tới 2003 mg/l ô nhiễm không khí tập trung ở khu vự sản xuất vật liệu xây dựng: gốm sứ, nhựa do đốt than để nung vôi, gốm sứ. Ở Bát Tràng (Hà Nội) nồng độ khí độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 - 2 lần.
(Báo Nhân dân ngày 13/4/2003).
2. Nguyên nhân:
Do dân số tăng quá nhanh.
Tư tưởng trọng nông ức thương đã làm làng xã Việt Nam phình ra nhanh chóng.
Truyền thống, kinh nghiệm sử dụng các loại phân tán.
Do nhu cầu đất sản xuất, quy hoạch nhà ở, địa hình trũng và các vùng mặt nước sông hồ bị khai thác quá mức.
Sự ô nhiễm làng nghề là do cách thải bỏ và ứng xử với các chất thải của cộng đồng - sự phát triển tự phát của nghề phụ nông thôn khiến nó phân tán.
3. Hậu quả.
-Sự ra tăng dân số quá mức ở nông thôn đã khiến cho đất nông nghiệp bị thu hẹp, bị khai thác quá mức và bất hợp lí, nhiều chỗ đã trở nên suy thoái và hoang mạc hoá. Cơ hội phát triển bị hạn chế. Khả năng bỏ vốn để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đều hạn chế.
-Do sử dụng phân hữu cơ nên gây ô nhiễm môi trường và nông sản sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật không đúng gây lãng phí tiền bạc, tài nguyên, ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước, nông sản… thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật có thể xâm nhập qua đường hô hấp, qua da, thức ăn, nước uống gây ngộ độc trực tiếp, ảnh hưởng di truyền, ung thư, dị ứng.
-Đặc biệt là sự phát triển của làng nghề đã thải ra một lượng lớn các chất thải độc hại. Do không kịp thu gom nên môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng: Nguồn nước mặt hầu như bị ô nhiễm.
(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp, số 97 ngày 6/12/2002 tr.9).
*Môi trường làng nghề:
“Theo kết quả cuộc tổng khảo sát mới đây của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội tại 83 cơ sở thuộc các làng nghề thì có đến 57 cơ sở có nồng độ bụi vượt mức tiêu chuẩn cho phép, 53 cơ sở có nhiệt độ vượt mức tiêu chuẩn cho phép, ở các khu vực đó sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh ngoài da, đường ruột, đau mắt hột, phụ khoa… đang có chiều hướng ra tăng. Ngoài ra tại các làng nghề tỉ lệ người lao động bị mắc bệnh đau lưng, bệnh hô hấp cao hơn so với các loại bệnh khác”…
*Một số hậu quả từ làng nghề.
Ô nhiễm môi trường làng nghề Sơn Mài Hạ Thái - Hà Tây.
“Những năm gần đây làng nghề sơn mài Hạ Thái - xã Duyên Thái - Huyện Thường Tín - Hà Tây có phần “thay da đổi thịt”. Đóng góp cho sự đổi thay ấy là 75%. Nguồn thu từ nghề Sơn mài. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển về kinh tế là những vấn đề môi trường đang ở mức báo động, phần lớn trẻ sơ sinh nơi đây bị viêm phế quản. Cuộc sống của người dân Hạ Thái đang hàng ngày phải đối mặt với những hơi độc từ các dung môi hữu cơ và xăng…”.
Xám xịt “Làng chì”
“Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, nghề đúc đồng truyền thống nay được thay thế bàng chì thủ công. Hằng năm thôn sản xuất khoảng 3000 tấn chì thành phẩm thu hút 700 lao động. Lợi nhuận không nhỏ, nhưng nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra: Người bị bao bệnh, hoa màu, vật nuôi chết yểu.
*”Làng chì” đầy màu xám.
Xanh Lê Nhân Hiếu (trưởng thôn Đông Mai) cho biết: toàn thôn có 25 hộ nấu chì khoảng 500 lao động tại xưởng, 200 lao động chuyên thu mua ác quy hỏng. Họ tiếp tục thường xuyên với chì mà không có trang phục bảo hộ, khi được hỏi nhiều người ngơ ngác không biết chì độc hại như thế nào?
*Nấu chì .. sinh bệnh.
Cháu Lê Thị Thương con anh Lê Viết Chiến, một người nấu chì có tiếng, 10 tuổi mà không bằng đứa trẻ lên 5, chân teo tóp, người cứng đờ không cử động được. Mọi sinh hoạt đều tại chỗ.
Gia đình anh Đỗ văn Nhinh có 4 người con. Đứa đầu chết ngay khi sinh, đứa thứ 2, 3 đều không có tròng mắt từ khi lọt lòng mẹ. Nguyên nhân đều do chì sinh ra. Thôn Đông Mai là một trong những thôn có nhiều trẻ dị tật nhất tỉnh Hưng Yên với 48 em với các bệnh thần kinh, bại não, liệt, hô hấp… là do chì.
Theo thống kê của Sở KHCN và Môi trường Hưng Yên: tỉ lệ bụi chì, khí SO3, CO cao gấp 8 - 25 lần cho phép, nồng độ Pb, Mn trong đất cũng vượt 8 - 14 lần.
Dự án “Quy hoạch và áp dụng biện pháp kĩ thuật làm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường trong làng nghề tái chế chì thủ công tại địa phương (thôn Đông Mai) “Do PTS Lê Đức Khoa (Khoa Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội) kết luận: 537 ca bệnh (tuổi 15-49): 3 tử vong, 157 người bị bệnh đường ruột, 160 người bị bệnh hô hấp, (4 người lao phổi), 59 người viêm phế quản, 97 trẻ em da xanh xao.
Hàm lượng Pb trong khí thải khá cao dao động từ 26,332mg/m3 à 46,414 mg/m3. Hàm lượng Pb vượt tiêu chuẩn 7,7 - 15,4 lần; tại xưởng vượt 32 - 65 lần, tới mức “cực kì nguy hiểm”. Biện pháp xử lý ở Đông Mai chưa có: Đông mai cho xây một lò nấu chì, hút bụt chì ngay giữa cánh đồng, nhưng chỉ đáp ứng được phần nào việc xử lý bụi khói chì…”.
4. Giải pháp.
*Hệ thống các chính sách kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái tài nguyên môi trường nông thôn.
-Ngăn ngừa ô nhiễm chất thải rắn.
-Ngăn ô nhiễm chất thải lỏng, không khí.
-Khắc phục suy thoái tài nguyên về chất lượng, về giá trị kinh tế.
-Bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng và đa dạng sinh học.
*Hình thành một chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về môi trường nông thôn với nhiều đề tài:
-Chính sách quản lý tổng hợp môi trường nông thôn phục vụ phát triển bền vững.
-Cơ chế và giải pháp xã hội hoá các vấn đề môi trường nông thôn.
-Đánh giá mức độ suy thoái và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nông thôn.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón hoá học và TBVTV và sản xuất nước sạch.
-Nghiên cứu nâng cao việc xây dựng các mô hình để đa dạng hoá việc quản lý chất thải rắn nông thôn.
-Đánh giá tác hại của vấn đề nuôi trồng thuỷ sản đến môi trường.
*Đối với các làng nghề:
-Mang tính phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm sản xuất sạch, giảm lượng thải ngay đầu nguồn. Quản lý tốt nội vi, nguyên liệu sản phẩm, thay đổi công nghệ thiết bị.
-Mang tính xử lý chất thải cuối đường - thu gom xử lý nước thải - Quản lý, kiểm soát chất thải rắn.
-Quy hoạch lại khu vực sản xuất.
+ Bố trí khoảng cách khu vực sản xuất thông thoáng hợp lí, khu vực sản xuất nên tách khỏi dân cư, có hệ thống xử lý chất thải.
+ Hệ thống thu gom rác thài, bố trí bãi rác hợp lý, vệ sinh, thành lập bộ phận đảm trách về môi trường. Lập quỹ môi trường thu phí vệ sinh.
*Tăng cường giáo dục môi trường: Tập huấn, đào tạo, in ápphich, tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết luận:
Ô nhiễm môi trường nông thôn xảy ra mang tính chất cục bộ, đặc biệt tại các làng nghề và ở các vùng sinh thái nông thôn ven đô, ven biển, vùng đồng bằng là nơi đang sử dụng không hợp lý số lượng lớn các loại hoá chất nông nghiệp, phát triển nông thôn là điều rất cần thiết nhưng cũng phải xem xét những khía cạnh chưa hợp lý ảnh hưởng đến môi trường nông thôn.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT (39).doc