Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

MỤCLỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2

1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến 2

1.2. Các tính chất của mối liên hệ 3

1.2.1.Tính khách quan 3

1.2.2.Tính phổ biến 3

1.2.3.Tính đa dạng 4

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận 5

CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 6

2.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6

2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6

2.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 7

2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 8

2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan. 8

2.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được 11

2.2.3. Những hạn chế và giải pháp 18

2.2.3.1. Những hạn chế 18

2.2.3.2. Giải pháp 19

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên… Thứ hai là quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Cũng như để xác định đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước. CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Gần hai thập kỷ này, trong nước ta cũng như trên thế giới, ngày càng nhiều những cuộc điều tra khảo sát, những công trình nghiên cứu, những công cuộc thử nghiệm ở nhiều quy mô khác nhau, có khi bao quát cả một quốc gia, về mối quan hệ giữa cái xã hội và cái kinh tế, về thế nào là tăng trưởng kinh tế, thế nào là công bằng xã hội, thế nào là kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Khát vọng và đòi hỏi này biểu hiện nổi bật trong những chủ trương được phổ biến nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về gắn bó văn hoá va phát triển, về phát triển bền vững, về phát triển là dân chủ và tự do, về xoá đói giảm nghèo, về phát huy nguồn vốn xã hội. Vậy trước hết ta cần hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm xã hội và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó; là thước đo của tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng, cụ thể là mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc dân tính theo đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, quy mô và tốc độ phát triển của một nền kinh tế. Sự tăng trưởng đó đạt tới một giới hạn nhất định. Thế nào là công bằng xã hội? Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói, mỗi xã hột đều có chuẩn mực riêng của mình về công bằng xã hội, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở đó quy định. Bàn về sự khác biệt giữa bình đẳng xã hội và công bằng xã hội, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác vạch rõ: trong xã hội XHCN ''mỗi một người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội''. Đó là nguyên tắc công bằng; tuy nhiên, trong điều kiện của CNXH, công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội, nghĩa là bình đẳng không phải là ngang bằng nhau về mọi phương diện. Phải chấp nhận tình trạng bất bình đẳng ở một giới hạn nhất định đối với mọi thành viên trong xã hội. 2.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Trước hết ta cần nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tất yếu cho tiến bộ xã hội. Do đó, trên thực tế, hầu hết chính phủ các nước tìm mọi cách ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội..., làm cơ sở để giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội khác. Như thế, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thịnh suy của từng quốc gia dân tộc. Vậy, phải chăng cứ tăng trưởng kinh tế là có sự tiến bộ xã hội? Nhìn một cách phổ quát là như vậy. Nhưng, trong thực tế, không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùy thuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ nhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì luôn luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Như vậy tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội. CNXH khoa học nhấn mạnh động lực để tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất của khoa học kỹ thuật, nhưng tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội chính là phương thức sản xuất. Quan điểm này giúp chúng ta có cách nhìn biện chứng về sự tăng trưởng kinh tế của CNTB hiện đại. Nền tảng của nó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những năm 50 của thế kỷ 20 đến nay đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì mục đích lợi nhuận dẫn đến chủ nghĩa sô-vanh nước lớn và kỳ thị chủng tộc, áp bức và bóc lột nhiều nước đang phát triển. Công bằng xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm công bằng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong đó, công bằng trong kinh tế là cơ sở, công bằng trong lĩnh vực phân phối có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy nội lực các thành phần kinh tế, đến từng thành viên trong xã hội. Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục đích phục vụ các mục tiêu xã hội và các mục tiêu xã hội phải hướng tới con người. Không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với trình độ nhân dân thấp kém. Công bằng xã hội dẫn đến lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi chủ thể kinh tế được đảm bảo đầy đủ theo mức độ đóng góp bằng nhiều hình thức như bằng lao động bằng vốn, tài sản, trí tuệ, trí thức, trình độ tay nghề. Như vậy khi lợi ích kinh tế được đảm bảo đã tạo ra sự kích thích cho mỗi cá nhân không ngừng phát huy tính năng động và năng lực sáng tạo của mình. Do đó công bằng xã hội là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan. Ở nước ta, trước những năm đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và một nền kinh tế phi thị trưởng, chế độ phân phối bình quân, nền kinh tế, không những không tăng trưởng mà trì trệ, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào giữa thập niên 80, buộc chúng ta phải tiến hành đổi mới. Đổi mới là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Tinh thần đổi mới của Đảng thể hiện trước hết ở đổi mới tư duy kinh tế, hình thành và hoàn thiện qua các Đại hội VI, VII, VIII và IX. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được gần hai thập niên qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã khẳng định rằng, để thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Sự nghiệp CNH, HĐH do Đảng lãnh đạo và đang được thực hiện ở Việt Nam nhằm đến nhiều mục tiêu, trong đó có vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cùng với chế độ chính trị ưu việt là điều kiện, yếu tố quan trọng để có công bằng xã hội, ngày càng tạo ra công bằng xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội biểu hiện một cách đa dạng, chứ tuyệt nhiên không phải tăng trưởng đi trước công bằng theo sau. Mác viết: ''với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh (sản phẩm lao động, vật phẩm tiêu dùng) nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia”. Từ những luận điểm của Mác, chúng ta thấy, công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội, công bằng xã hội, bình đẳng xã hội không có nghĩa là chia đều, ngang bằng nhau, và trong CNXH vẫn tồn tại sự bất bình đẳng; bình đẳng trong CNXH là bình đẳng về địa vị xã hội của con ngưởi. Trong điều kiện ở những nước chậm phát triển như nước ta, liệu có thể vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển và thực hiện công bằng-xã hội được không? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ''Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom''. Vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, công bằng xã hội không có nghĩa là chia đều, bình quân sản phẩm lao động, tư liệu sinh hoạt, vật phẩm tiêu dùng cho mọi người. Nói về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chuyển từ thời bình sang thời chiến, vừa phải dồn sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền nam, vừa phải đánh thắng giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: trong công tác phân phối, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh, có thể nhận định: Trong điều kiện đi lên CNXH ở nước ta, tùy từng giai đoạn vẫn có thể thiết lập được sự công bằng xã hội ở mức độ mà sự phát triển kinh tế - xã hội cho phép; công bằng ở đây là quán triệt, thực hiện đúng nguyên tắc phân phối sản phẩm: ai làm, cống hiến nhiều cho xã hội, thì được hưởng nhiều và ngược lại, chứ không phải là cào bằng một cách bình quân chủ nghĩa dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xã hội. Thấm nhuần tư tưởng của các nhà sáng lập CNXH khoa học, của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nêu rõ tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: ''phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Từ cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ mà Đảng ta đã nêu lên, rõ ràng chúng ta đã có một quan niệm khác với các nước XHCN trước đây là đặt ra các mục tiêu xã hội quá cao so với trình độ phát triển kinh tế hiện tại, rút cục các mục tiêu xã hội trở thành ảo tưởng. Chúng ta cũng không quan niệm như một số nước phương Tây chạy theo sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà hy sinh các mục tiêu xã hội, gây nên những xung đột xã hội, đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo. Chúng ta quan niệm, việc thực hiện các vấn đề xã hội, các mục tiêu xã hội tuy không thể thoát ly tăng trưởng kinh tế, không thể vượt ra ngoài phạm vi cho phép, nhưng không thể nhận thức một cách giản đơn: Cứ tăng trưởng kinh tế thì các vấn đề khác của xã hội sẽ giải quyết được, cũng không chờ đến khi có cho sự tăng trưởng cao của kinh tế mới bắt đầu thực hiện sự công bằng xã hội, mà mỗi bước tiến của chính sách xã hội (qua những mục tiêu đạt được của nó) đều phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế đều thúc đẩy tiến bộ xã hội, công bằng xã hội. Báo cáo gần đây nhất (năm 2003) về phát triển còn người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã nêu rõ chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được tiến hành dựa trên những tính toán các thành tựu về phát triển quan trọng như mức sống, y tế, giáo dục liên tục được cải thiện, từ 0,583 (năm 1985) tăng lên 0,605 (năm 1990) và O,688 (năm 2002-2003). Đồng thời, báo cáo còn nhấn mạnh: kết quả có ấn tượng nhất là tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ trên 70% vào cuối thế kỷ 20 xuống còn khoảng 29% vào năm 2002. 2.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được Nền kinh tế phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Tốc độ tăng sản phẩm trong nước(GDP) đạt bình quân 7,5%/ năm, xấp xỉ mục tiêu đề ra và cao hơn tốc độ bình quân 5 năm 1996 – 2000)tăng 6,9%/năm). Cả 3 khu vực kinh tế trọng yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá cao,trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10,3%, khu vực nông –lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,0%. Xu hướng tăng trưởng có tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 6,9%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,7%; và năm 2005 tăng khoảng 8,4%. Quy mô GDP năm 2005 đạt khoảng 815 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế, gấp đôi năm 1995. Như vậy tốc nđộ tăng GDP 10 năm qua đạt bình quân 7,2%. Giá trị GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/năm tương đương 600 triệu USD; gấp 2 lần năm 1995. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP. 2001 2002 2003 2004 2005 Chung nền kinh tế Khu vực nông- lâm thuỷ sản(I) Khu vực công nghiệp, xây dựng(II) Khu vực dịch vụ 100 23,24 38,13 38,63 100 23,03 38,49 38,48 100 22,54 39,47 37,99 100 21,89 40,21 37,81 100 20,69 41,03 38,08 Đơn vị tính: % Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) Trong gần 5 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông – lâm và thuỷ sản đã giảm hơn 3%,trung bình mỗi năm giảm hơn 0,7%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng gần 3%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%, khu vực dịch vụ ổn định ở mức trên 38%. Tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế tuy còn chậm so với yêu cầu, song xu hướng chung thời kì sau nhanh hơn thời kì trước. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong khu vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp tự túc, thuần nông, năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuấthàng hoá đa ngành, đa sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao. Đó là xu hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp từ 77,4% giá trị sản xuất toàn khu vực xuống 75%; tăng tỉ trọng thuỷ sản từ 14,6% lên trên 21,5% năm 2005. Về công nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm 2001 – 2005 đạt trên 16,5%/năm với xu hướng ổn định năm sau cao hơn năm truớc (năm 2001 tăng 14,6%; năm 2002 tảng 14,8%; năm 2003 tăng 16%; năm 2004 tăng 15,8%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp đã đạt và vượt mục tiêu đề ra dù có nhiều khó khăn về thị trường và giá cả nguyên nhiên liệu nhập khẩu biến động bất lợi, nhất là tăng giá thép, xăng dầu, chất dẻo, hoá chất. Tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các thành phần, khu vực kinh tế. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,1%/năm; khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 21,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 17,5%. Khu vực Nhà nước tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng chiếm tỉ trọng lớn (29% đến 30% tổng giá trị sản xuất toàn ngành), sản xuấtcác sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế. Nhiều ngành sản xuấtvà sản phẩm công nghiệp quốc doanh đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó : động cơ điezen tăng 31,7%; ô tô lắp ráp tăng 60,1%. Công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng trên 27% và tăng trưởng ngoạn mục : năm 2003 tăng hơn 23,3%, năm 2004 tăng 22,8%, năm 2005 ước tăng 24,5%, cao nhất trong 3 khu vực. Công nghiệp có vốn FDI chiếm tỉ trọng trên 43% giá trị sản xuất, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao : năm 2001 tăng 12,6%; năm 2002 tăng 15,2%; năm 2003 tăng 18,1%; năm 2004 tăng 15,7% và năm 2005 tăng trên 17%. Nhiều sản phẩm công nghiệp FDI đạt chất lượng cao, đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Xu hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp có công nghệ cao tuy còn nhỏ nhưng khá nhanh : năm 2000 chiếm 15,6%, năm 2005 chiếm 20,8%, trong đó sản xuất ô tô từ 1,75% lên 3,15%, sản xuất thiết bị điện - điện tử từ 2,29% lên 2,76%, sản xuất thiết bị văn phòng – máy tính từ 0,52% lên 1,18%. Trong giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn khu vực dịch vụ đạt 7,6%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị tăng thêm của khu vực này đạt 7%/năm, cao hơn các thời kì trước đó. Các ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao là thương mại, nhất là xuất nhập khẩu, bưu chính viễn thông, du lịch. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ đạt tốc độ tăng bình quân 14,8%/năm. Phương thức kinh doanh đa dạng, mạng lưới kinh doanh mở rộng cả trong và ngoài nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 năm đạt 110,2 tỉ USD, bình quân mỗi năm tăng 16,2% trong đó năm 2005 đạt 69,1 tỉ USD, gấp 2,21 lần năm 2001, bình quân đầu người đạt 370 USD. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,23 tỉ USD, gấp 2,13 lần so với năm 2001, kim ngạch nhập khẩu đạt 36,88 tỉ USD, gấp 2,27 lần. Không chỉ tăng trưởng nhanh cơ cấu hoạt động dịch vụ cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỉ trọng các ngành dịch vụ thông thường, chất lượng thấp như thương nghiệp, nhà hàng…giảm từ 37% những năm 1996 – 2000 xuống còn 35 -36% các năm 2001 – 2005. Tỉ trọng các ngành dịch vụ mới, chất lượng cao như bưu chính viễn thông, khoa học – công nghệ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn kinh doanh bất động sản… tăng dần. Tỉ trọng dịch vụ vận tải, bưu điện tăng từ 10% năm 2001 lên 11%, dịch vụ khoa học công nghệ từ 1,3% lên 1,45% các năm 2003 – 2005. Kinh tế vĩ mô và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế có nhiều tiến bộ. Tổng quỹ tiêu dùng vẫn tăng khá, đạt bình quân 7,5% so với mục tiêu đề ra là 5,5%. Tỉ lệ tích luỹ trong nước so với GDP đạt 29,4%. tỷ lệ huy động nguồn vốn nội địa cho đầu tư phát triển trung bình hàng năm đạt 80%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân khoảng 10,3%/năm và đạt tỉ lệ đầu tư trên GDP là 36,5% năm 2005. Nền tài chính quốc gia lành mạnh. Tính chung 5 năm, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 745,7 nghìn tỷ đồng, tăng 125,7 nghìn tỉ đồng so với mục tiêu kế hoạch ( vượt 20,3%). Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP đạt 23,5%, vượt mục tiêu đề ra là 20% đến 21%. Bội chi ngân sách được khống chế dưới 5% GDP. Cơ cấu thu ngân sách đã chuyển hướng mạnh vào tăng tỉ trọng nguồn thu trong nứoc giảm tỉ trọng nguồn thu từ bên ngoài. Tỉ trọng thu nội địa tư 50,7% năm 2001 lên 54,2% năm 2005. Nhờ tăng thu nên các khoản chi ngân sách đều đạt và vượt kế hoạch, nhất là chi cho đầu tư phát triển bình quân 5 năm đạt khoảng 29,7%, vượt kế hoạch đề ra là 255 đến 26%. Như vậy tăng trưởng kinh tế của nước ta đáp ứng cả hai yêu cầu : một mặt tanưg trưởng với tốc độ cao, mặt khác tăng trưởng bền vững. Tăng trưởng với tốc độ cao không chỉ là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà còn để khắc phục, chống tụt hậu xa hơn về kinh tế. Xã hội ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện Hầu hết các chỉ tiêu xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm đều đạt và vượt kế hoạch. Nhiều lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, dân số, gia đình, nhất là xoá đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ. Thứ nhất là về xoá đói giảm nghèo.Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Thực hiện đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội đã hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng. Trong thời gian qua,nhờ việc thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả, công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh nên công cuộc xoá đói giảm nghèo đã đạt nhiều kết quả to lớn.Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh từ 17,5% năm 2001 xuống dưới 7% (theo chuẩn nghèo cũ), trung bình mỗi năm giảm 2 – 2,25%, tương ứng 300 – 310 nghìn người, đạt mục tiêu đề ra. Nếu theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam, tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước năm 2002 là 23%, năm 2004 là 18,1% và năm 2005 còn dưới 17%. Tỷ lệ hộ nghèo chung theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 28,9% năm 2002 xuống còn 24,1% năm 2004. Trong 5 năm qua, dù năm nào cũng có hạn hán, bão lũ lớn, dịch cúm gia cầm, dịch SARS, nhưng số hộ, số khẩu thiếu đói giáp vụ ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ thấp, cao nhất là 1% và giảm dần, cón phổ biến là 0,5% số hộ nông thôn. Thu nhập và đời sống của dân cư được cải thiện và tăng dần. Thu nhập bình quân một người 1 tháng của dân cư tăng từ 356,1 nghìn đồng năm 2001 – 2002 lên 484,5 nghìn đồng năm 2003 – 2004, trong đó khu vực nông thôn từ 275,1 nghìn đồng lên 376,5 nghìn đồng( tăng 36,7%). Thứ hai, về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện. Mạng lưới y tế cơ sở được nâng cấp, gần 100% xã phường có trạm y tế, trong đó 15% đạt chuẩn quốc gia. Năm 2005, nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, ttrẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác thông qua bảo hiểm y tế. Tuổi tho trung bình của người dân năm 2005 đạt 71,3 – cao hơn các năm trước. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống 14%, vượt mục tiêu đề ra là 15%. Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi giảm xuống còn 1,8% và trẻ em dưới 5 tuổi dưới 3,15%, bằng mức phổ biến ở các nước có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2,3 lần Việt Nam. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ giảm xuống còn 8/10.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ người dân nông thôn dùng nước sạch là 62%, đạt mục tiêu đề ra. Thứ ba, về vấn đề công ăn việc làm. Đây là một vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội cực kỳ quan trọng. Chúng ta đã phấn đấu để từng bước cho mỗi người lao động có việc làm hữu ích, sau đó tiến lên có việc làm hợp lý, hàng năm thu xếp công việc cho hàng triệu người đến tưổi lao động, giảm số người lao động ở các thành thị, giảm tình trạng nông dân hàng năm mỗi người thừa hàng trăm ngày không có việc làm ở nông thôn, trí thức chưa được sử dụng hết thời gian và khả năng lao động trí óc, thanh niên tốt nghiệp các loại trường khó tìm việc làm, phải chờ đợi dài ngày, số đông người lao động không được đào tạo nên chỉ có thể được giao làm lao động giản đơn. Năm 2005 đã tạo việc làm mới cho 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu việc làm / năm. Nhờ đó mà tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 6,28% năm 2001; 6,01% năm 2002; 5,78% năm 2003; 5,6% năm 2004 và xuống 5,3% năm 2005. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động trong độ tuổi ở nông thôn từ 74,28% năm 2001 lên 79,1% năm 2004 và 80,7% năm 2005. Cơ cấu lao động xã hội đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 63,4% năm 2001 xuống 58,8% và 56,8% năm 2005; tỷ trọngld công nghiệp và xây dựng tăng từ 13,3% đến 17,4% và 17,9%; tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 22,4% lên 24% và 25,4% trong 3 năm tương ứng. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ dưới 20,56% năm 2001 lên 21,8% năm 2004 và 24% năm 2005, là kết quả đáng ghi nhận nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá. Thứ tư, về giáo dục đào tạo của Việt Nam đã có bước chuyển tích cực. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã phủ khắp các phường, xã trong nước. Số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi ngày càng cao: năm học 2004 – 2005 đạt 97,5%, vượt mục tiêu đề ra là 97%. Học sinh trung học cơ sở tăng bình quân 2,8%/năm. Đến hết năm 2005 có 30 tỉnh, thành đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. 2.2.3. Những hạn chế và giải pháp 2.2.3.1. Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng có những hạn chế. Tính bền vững và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hóa và sản phẩm dịch vụ còn hạn chế. Nhiều vấn đề xã hội còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chưa thực sự hài hoà. Hạn chế trong nông – lâm nghiệp và thuỷ sản là chưa gắn với thị trường trong nước với thế giới. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tuy cao nhưng đóng góp của khu vực này trong tốc độ tăng trưởng GDP cả nước chưa đến 1%. Chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với vị trí của khu vực này trong nền kinh tế quốc dân. Sản xuất lương thực vẫn trong tình trạng chạy theo năng suất, sản lượng, chưa thật coi trọng chất lượng. Hoạt động dịch vụ tuy có tiến bộ trên một số mặt nhưng chưa đều và chưa vững. thị trường trong nước trầm lắng, sức mua tăng chậm. Giá cả một số mặt hàng biến động lớn ngoài vòng kiểm soát của Nhà nước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ kực như dầu thô, dệt may, giày dép, túi xách tăng không ổn định do phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên hoặc thị trường thế giới. Bằng chứng là hai năm 2004 và 2005 hàng xuất khẩu dệt may chỉ tăng 8,1%, giày dép tăng 10,3%, túi xách tăng 12,8%. Tỉ lệ nhập siêu còn lớn, tốc độ giải ngân vốn ODA chậm… Các vấn đề xã hội còn nhiều bất cấp. Tộc độ tăng dân số và lao động vẫn cao nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến và đang trở thành áp lực đối với tăng trưởng. Tỉ lệ lao động qua đào tạo mới bằng 24% không đạt kế hoạch đề ra (30%). Trong khi đó, các vùng kinh tếtrọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn thiếu lao động Lchất lượng cao. Sức ép về việc làm đối với lao động trẻ ở khu vực thành thị còn lớn do tỉ lệ thất nghiệp còn cao. Số hộ tái nghèo tuy có giảm nhưng chưa vững. Các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo có tiến bộ nhưng chưa đều và chưa vững. 2.2.3.2. Giải pháp Một là, do nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm phát triển, muốn cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả thì con đường duy nhất là thực hiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình đó phải đề phòng và khắc phục các tác động mặt trái của kinh tế thị trường. Định hướng Xã hội chủ nghĩa là sự phát triển gắn liền với công bằng xã hội, bình đẳng trong phân phối, để dẫn tới bình đẳng xã hội. Hai là, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội dưới sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảngcó vai trò quyết định và vai trò quản lý trực tiếp của Nhà nước phải được nâng lên tầm cao mới để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.doc
Tài liệu liên quan