Tiểu luận Phóng sự phát thanh - Cái tôi trần thuật

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .3

PHẦN MỘT

Vài nét về thể loại phóng sự 4

I.Sự hình thành và phát triển của phóng sự 4

II.Khái niệm và đặc trưng của phóng sự 5

II.1. Khái niệm phóng sự .5

II.2. Đặc trưng của phóng sự 7

III.Kết cấu tác phẩm phóng sự .10

PHẦN HAI

Vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự .12

I.Cái tôi trần thuật trong phóng sự 12

II.Nhân vật trần thuật với tinh thần nhập cuộc .15

KẾT LUẬN .17

Danh mục tài liệu tham khảo 18

Phụ lục .19

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phóng sự phát thanh - Cái tôi trần thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người cụ thể, tác giả nêu vấn đề mà bài phóng sự sẽ đề cập tới. Ngoài ra, tác giả phóng sự cũng có thể đặt vấn đề xuất phát từ chính kiến thức, kinh nghiệm của mình. Dù dưới hình thức nào thì mục đích chủ yếu của phần này cũng nhằm nêu lên vấn đề mà tác phẩm sẽ tập trung làm rõ. Diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu: Trong phần này, tác giả trình bày những chi tiết, sự việc, con người, số liệu… thật điển hình và chân thật mà tác giả thu thập được. Những dữ kiện ấy được sắp xếp một cách có chủ định nhằm minh hoạ một cách rõ ràng nhất cho những vấn đề đã nêu lên. Cái tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu nối các dữ kiện xuyên suốt toàn bộ nội dung tác phẩm. Một phóng sự hay nhất thiết phải có được những chi tiết có khả năng gây ấn tương với công chúng. Đó là những con số, những sự kiện, tình huống… làm nên luận cứ của tác phẩm, từ đó những luận chứng càng được khắc hoạ và hiệu quả thông tin càng cao. Trong một phóng sự, do sự phong phú của nội dung thông tin, nên ngoài tít chính, tác giả thường đặt thêm nhưng tít phụ. Tít phụ là những phần nhỏ của nội dung mang tính độc lập tương đối. Mỗi phần nội dung ấy có chủ đề riêng của nó, và chủ đề của những phần nhỏ đó làm nên nội dung của tác phẩm. Phần kết luận: Đây được xem là phần quan trọng nhất, vì nó là mục đích chủ yếu mà tác phẩm hướng tới. Sự thật được trình bày càng nổi bật, điển hình bao nhiêu thì những vấn đề rút ra càng nổi bật, quan trọng bấy nhiêu. Trong phần này tác giả cũng phần nào trả lời những câu hỏi mà hiện thực trong tác phẩm đặt ra. Trong trường hợp tác giả đề xuất vấn đề trên cơ sở huy động những dữ kiện xa nhau hoặc chỉ liên quan với nhau về mặt ý nghĩa, tác giả sử dụng một vấn đề làm trung tâm, khi không tìm được vấn đề như vậy thì vai trò trung tâm ấy chính là cái tôi trần thuật. Dạng kết cấu với ba phần này là mô hình cơ bản nhất của thể loại phóng sự. Trên cơ sở kết cấu như vậy, mỗi tác giả lại có sự sáng tạo trong từng tác phẩm cụ thể. Trong thực tế, mỗi tác phẩm phóng sự đều mang đậm dấu ấn cá nhân. Điều đó với văn học không có gì lạ nhưng với báo chí, đây lại là điểm nổi bật, không thể không nhắc tới. PHẦN 2. VAI TRÒ CỦA CÁI TÔI TRẦN THUẬT TRONG PHÓNG SỰ CÁI TÔI TRẦN THUẬT TRONG PHÓNG SỰ: Cái tôi trần thuật được coi là đặc điểm nổi bật của thể kí báo chí, và chỉ trong phóng sự cái tôi trần thuật mới được thể hiện một cách có bề dày và có bản sắc nhất. Nếu như trong truyền ngắn hay kí, cái tôi chỉ được xem như một thủ pháp nghệ thuật thì trong phóng sự, cái tôi bao giờ cũng là tác giả. Với tư cách alà người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật, cái tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ đang được tiếp xúc với sự thật. Nhà báo, nhà văn Cô-lôm-bi-a Gab-rien Gac-xi-a Mác-két nói: “Trong nghề phóng sự, người ta có thể nói điều người ta muốn nói với hai điều kiện: một là phóng sự được làm với hình thức có thể tin được và hai là người làm phóng sự từ trong ý thức của mình phải hiểu rằng điêu mình viết là sự thật”. Phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực. Khác với tin, là thể loại hầu như không có tính chất cá nhân, cái tôi trần thuật trong phóng sự là một nhân vật m định khách quan, khách quan không chỉ với công chúng tiếp nhận mà ngay cả với đối tượng mà tác phẩm đề cập tới. Trong phóng sự, cái tôI - tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày, lí giải những dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới. Công chúng tiệp nhận luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết của tác phẩm. Chính điều này khiến cho Phóng sự khác với các thể loại khác. Trong kí chân dung, tác giả xuật hiện chỉ đóng vai trò gợi mở, nhường chỗ cho vai trò nhân vật của mình. Trong Nhật kí phóng viên, sự thẩm định của cái tôi lại mang tính cá nhân nhiều hơn, còn với kí chính luận, cái tôi lại nghiêng về phía lĩ lẽ nhiều hơn, nó thiếu đi sự uyển chuyển, mềm mại của cảm xúc như trong phóng sự. Tuy nhiên trong khi trình bày và thẩm định hiện thực, cái tôi - tác giả phải khách quan nhưng đồng thời cũng phải tạo được sự đồng cảm với cái ta - công chúng tiếp nhận. Một phóng sự mà ở đó tác giả không đủ khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực đem đen cho công chúng thì không những không tạo ra được sự hưởng ứng mà còn khiến công chúng nghi ngờ tài năng và sự trung thực của chính tác giả. Cái tôi trần thuật cũng góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mô tả và nhằm thẩm định đối tượng đó, giọng điệu trong phóng sự rất sinh động: khi nghiên túc, lí lẽ, lúc hài hước, châm biếm và khi lại tràn đầy cảm xúc. Cùng với nghệ thuật trình bày, nghệ thuật miêu tả.. cái tôi trần thuật khiến phóng sự có khả năng phản ánh hiện thực trong nhiều trạng huống khác nhau. Phóng sự Ngấn ngơ ta xuống ga nào hở em ?, tác giả Ngô Minh Khôi có đoạn mở đầu: “Anh Hoàng Dương, trưởng ga Huế là người cởi mở, thích đùa. Anh yêu văn học và chơi thân với nhiều nhà văn, nhà thơ trong xứ. Trong mâm rượu vui, anh thường hát “bài ruột” tự biên về ngành hoả xa của mình. Bài hát ám ảnh tôi đến nỗi đi đâu gặp đoàn tàu hay nhà ga là tôi lại nhẩm hát. Đặc biệt những lúc tàu đi qua vùng đèo núi hiểm trở, vào ngầm ra dốc như miền Minh Cầm, Kim Lũ, trong tôi lại vang lên da diất bài hát của anh Dương bên chén rượu nơi đất Thần Kinh quen thuộc: Mi cực, tau cực Mi cực, tau cực Mi cực, tau cực … Suỵt!... Chỉ mấy chữ ấy thôi mà đủ trạng huống của đoàn tàu. Tiết tấu nhanh dần là tầu rời ga. Tiết tấu chậm dần là tàu vào ga. Tiếng “ suỵt” là tiếng xả phanh hơi như nỗi khổ nghiệt ngã dồn nén tức tưởi”… Âm hưởng của những lời hát ấy xuyên suốt trong bài phóng sự, tạo ra nỗi ám ảnh đầy trăn trở về thực trạng của những chuyến tài chất chứa bao cảnh đời ngang trái của một xã hội thu nhỏ, được minh hoạ bằng cảnh kiếm sống của những “ thương gia tí hon”, cảnh “rùa đi tàu thống nhất”…Cả một “ mớ thị trường hổ lốn” ấy kết thành khối “ nặng nề và âm thầm, xuyên qua không gian và thời gian trên hai đường ray mưa và nắng và âm điệu bài hát “ ngành nghề ” của anh Dương : Mi cực, tau cực…” Viết về những người thợ lò ở mỏ than Mông Dương, Huỳnh Dũng Nhân cũng có những dòng đầy trăn trở: “ Tôi đã thấy tạn mắt vài trương hợp có đôi ủng rách, đôi tay trần tứa máu trông than đá, vắt xôi đạu cứng quèo gọi là bồi dưỡng giữa ca, thùng nước vẩn đục bụi than, một chiếc nút áo bị đứt tung phải buộc tạm bằng dây mìn…Tôi đã tạm hiểu thế nào là cuộc sống của những người ăn trên than, đi trên than, ngủ trên than, lam lũ suốt ngày mà hai bàn tay họ không có một tài sản gì giá trị. Tôi nhớ lại- vâng - ngay trong lúc bò trong hầm lò này - hình ảnh một nữ công nhân đang đếm lại từng đòng lương ít ỏi, nhầu nát, toàn tiền lẻ với giấy 50 đồng (chắc tất cả không quá 15 ngàn đồng). Một tờ 50 đồng quá rách. chị tần ngần nửa muốn vào đổi, nửa sợ cô phát tiền la mắng nên lại thôi...” Những chi tiết rời rạc vụn vặt được tái hiện trong dòng hồi tưởng khi tác giả đang bò trong đương lò tối đên như mực ấy có một âm hưởng xuyên suốt ở bên trong. Đó là nỗi cảm thông sâu sắc, nôi xám ảnh về một thực trạng còn bất hợp lý trong đời sống. Chính những cảm xúc ấy đã gieo vào lòng người đọc những suy nghĩ trăn trở… Có thể thấy, cái tôi trần thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giọng điệu của tác phẩm phóng sự, cũng chính giọng điệu đó đã thể hiện một cách sinh động thái độ của tác giả trước vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Không chỉ là người chứng kiến khách quan, cái tôi trần thuật có thể bày tỏ nỗi xúc động của mình một cách chủ quan mà vẫn không tạo ra cảm giác về sự áp đặt thái độ thẩm định hiện thực. NHÂN VẬT TRẦN THUẬT VỚI TINH THẦN NHẬP CUỘC: Trong phóng sự, cái tôi trần thuật được thể hiện một cách sinh động và có cá tính. Cái tôi ấy vừa là nhân chứng khách quan đồng thời cũng là người thẩm định, đưa ra cách nhìn đúng đắn để hướng cho công chúng tiếp nhận đúng sự thật. Tác giả viết phóng sự không bao giờ chỉ muốn dừng lại ở việc cung cấp thông tin, phản ánh hiện thực mà còn có cả trách nhiệm thức tỉnh công chúng về những vấn đề cần được giải quyết trong cuộc sống của chính họ. Nhà báo chúng kiến sự việc không phải trên quan điểm cá nhân mà phải trên cơ sở lợi ích của công chúng. Như vậy, vai trò của cái tôi trần thuật ngoài việc trình bày hiện thực còn nhằm giải đáp những vấn đề mà hiện thực đặt ra trên cơ sở quyền lợi của công chúng. Các tác giả của giáo trình “ Hướng dẫn cách viết báo” lưu ý: “Phóng sự là sự tiếp xúc giữa con người và sự việc. Nhà báo sẽ để lại ấn tượng như một tấm ảnh. Trước một sự việc, nhà báo sẽ quan sát những gì xảy ra trước mắt anh ta và thâm nhập vào đó, đặt câu hỏi, nghe ngóng những câu chuyện, đọc tất cả những thể đọc được (áp phích, tài liệu, sách báo), sẵn sàng giúp sức (phương tiện tốt nhất để gây thiện cảm và có nguồn tin tức). Anh ta sẽ luôn tò mò. Người phóng viên, đó là tai, mắt, mũi của anh ta gắn vào cây bút.” Nếu như với thể loại Phỏng vấn, mọi khả năng của nhà báo là ở chỗ đặt câu hỏi và lựa chọn những câu trả lời thật hay, hoặc nếu viết tin thì điều quan trọng nhất là ở độ nhanh nhạy thì quá trình thu thập tư liệu của người viết Phóng sự công phu và khắc nghiệt hơn nhiều. Không chỉ là một nhân chứng khách quan, người viết phóng sự còn phải luôn có tinh thần nhập cuộc, sẵn sàng đi đến cùng sự thật, phải lăn sả vào thực tế đời sống, phải đi nhiều, lắng nghe nhiều, tiếp xúc nhiều…Người viết phóng sự giỏi là người khám phá ra những điều không bình thương ở những con người và sự việc trong cuộc sống bình thường. Là nhân chứng khách quan nhưng có xu hướng nhập cuộc mạnh mẽ, tác giả phóng sự thường tận dụng mội khả năng để có được những chuyến đi thực tế. Khác với những người đi chỉ để đưa tin hay viết những bài phản ánh thông thường, người viết phóng sự đi là để nắm bắt những nhân vật. Sự việc, vấn đề mà anh ta cần để thu thập chất liệu cho tác phẩm. Đi không chỉ để gặp được nhân vật, sự kiện mà cong phải đến được với chiều sâu văn hoá của những sự thật đó. Nói về những kinh nghiệm viết phóng sự, nhà báo Đõ Doãn Hoàng cho rằng: “ Trong các cuộc đi rừng cả chục ngày, máy ảnh hết pin cúng đòng nghĩa với việc chuyến đi đã thất bại. Chụp xong cuôn phim nào, ghi xong cuốn sổ tay nào cũng cần phải cho ngay vào túi ni lông và chằng buộc kĩ càng ngay. Sổ tay và máy móc là hai báu vật của người làm phóng sự nên phải bảo quản nó đẻ nếu không may bị rơi xuống suối cũng vẫn không sao. Đó cũng chính là cách tôn trọng các vùng đất và những con người mà anh ta đã đến, đã đi qua…” Tác phẩm phóng sự chỉ có thể gây được ấn tượng với công chúng khi nó tạo ra được những tác động xã hội thực sự và điều này chỉ có thể có được khi tác giả thật sự nhập cuộc, thu thập mọi nguồn tin trong chừng mực có thể để nhìn cho ra được bản chất vấn đề. KẾT LUẬN Phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong một quá trình phát triển. Vừa thông tin sự kiện, phóng sự còn khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thẩm mỹ. Chính điều đó đã tạo nên cho phóng sự sức hấp dẫn riêng, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của cong chúng. Thong qua vai trò của cái tôi trần thuật, tác phẩm phóng sự còn giải đáp những vấn đề mà hiện thực đặt ra. Phóng sự xuật hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề, ở những thưòi điểm cuộc sống đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Nó đề cập đến những sự kiện, vấn đề, hoàn cảnh điẻn hình mà công chúng quan tâm. Không chỉ thông tin tới công chúng về những sự thật đáp ứng yêu cầu thời sự, tác phẩm phóng sự còn có trách nhiệm định hướng tư tưởng cho công chúng. Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, cùng với các thể loại khác, phóng sự có xu hướng ngắn lại và mở rộng phạm vi phản ánh tới những sự kiện, sự việc đa dạng hơn. Một tác phẩm phóng sự trên báo in hiện nay chỉ khoảng ba ngàn chữ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phóng sự hiện đại đã bị tước bỏ những khả năng tiềm tàng của nó mà trái lại điều này còn minh chứng cho sự năng động, linh hoạt của thể loại này trong việc phản ánh hiện thực. Với tư cách là một thể loại hạt nhân của kí báo chí, phóng sự góp phần quan trọng trong việc phản ánh hiện thức một cách sống động và có chiều sâu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đức Dũng- Các thể kí báo chí- NXB Văn hoa thông tin, năm 2001. 2. Đức Dũng - Viết báo như thế nào?- NXB Văn hoá thông tin, năm 2001. 3. Đức Dũng- Nguyễn Thị Thoa (chủ biên)- Phóng sự báo chí- PNXB Lí luận chính trị, năm 2005. 4. Hà Minh Đức (chủ biên)- Báo chí những vấn đề lí luận và thực tiễn-NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 1997. 5. Nhiều tác giả- Thể loại báo chí- NXB ĐH Quốc gia TP HCM, năm 2005. 6. Dương Xuân Sơn- Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật-NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2004. 7. Phóng sự trên các báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, Dantri.com… PHỤ LỤC 1. “Làm luật” ở cảng Sài Gũn Trước khi khởi hành, tài xế Lân căn dặn: “Ông mới đi lần đầu phải biết mấy khoản “đầu tiên” (tiền đâu) với mấy tay bảo vệ cổng, bằng không bị lên danh sách cấm vô cảng là húp cháo cả đám”. Hàng trăm lượt xe tải, xe container ra vào cảng Sài Gũn mỗi ngày, đều phải gánh nhiều khoản phí bất thành văn… Vé cổng 5.000 đồng nhưng thu gấp đôi! Ngày 7/11, chúng tôi vào cảng Khánh Hội (đường Nguyễn Tất Thành, quận 4, TPHCM) để nhận cám chở về Bỡnh Dương. Khi xe tới cổng Bến Sỳc, tụi thấy cú bảng thông báo: “Phí xe tải 5.000 đồng/lượt”. Tuy nhiên, tài xế đưa tôi 10.000 đồng bảo vào mua vé. Mặc dù có bảng thông báo như vậy nhưng tôi vẫn hỏi một nữ bảo vệ: “Vé vào cổng bao nhiêu hả chị?”. “Mười ngàn” (10.000 đồng) - chị nhân viên này đáp cộc lốc. Tôi đưa tiền, chị nhân viên đưa lại một vé thu tiền giá 5.000 đồng và một “giấy vào cảng” do trưởng phũng bảo vệ Hoàng Văn Biên ký, giấy khụng số, khụng ngày cấp... Chỳng tụi thắc mắc: “Sao vộ ghi năm ngàn mà thu tới mười ngàn?”. Chị nhân viên nhỡn chỳng tôi với vẻ mặt khó chịu: “Thêm tờ giấy này (giấy vào cảng) năm ngàn nữa ông ơi”. Vé vào cổng đó thế nhưng khi ra cổng vẫn phải chi thấp nhất từ 5.000-10.000 đồng, mặc dù khoản tiền này không hề có trong qui định. Theo một lơ xe, có hai cổng ra là cổng Kho 5 và cổng Nhà Rồng. Tiền chi phụ thuộc ca trực của bảo vệ. Có người lấy 5.000 đồng nhưng cũng có người “chặt” 10.000 đồng. Theo thống kờ, bỡnh quõn ban ngày cú hơn 500 lượt xe vào, ra cảng (ngày cao điểm lên đến 800 xe) thỡ ước tính nhân viên bảo vệ các cổng cảng đó thu hơn 10 triệu đồng (cả xe vào lẫn xe ra), trong đó chỉ có 4 triệu đồng là thu theo qui định (5.000 đồng/vé vào cổng). Hoạnh họe để làm tiền Đêm 7/11, tôi theo xe vào cảng Khánh Hội để chờ nhận hàng. Đang lim dim định chợp mắt thỡ nghe những tiếng đập thỡnh thỡnh vào thựng xe. Mở cửa xe, tụi thấy một nhõn viờn bảo vệ đứng dưới đất, tay chống nạnh nhỡn lờn hất hàm hỏi: “Xe lấy hàng gỡ mà đậu đây ngon vậy? Muốn ghi số xe không?”. Tôi hiểu “ghi số xe” là để phạt tiền vỡ nơi đây không được đậu xe. Tôi nói xe đang chờ lấy sắt chở về Bỡnh Dương, xin đậu qua đêm. Nhân viên bảo vệ nhỡn biển số xe rồi phỏn: “Xe này trước đây bị phạt một lần rồi, lần này cấm vô luôn”. Tôi năn nỉ xin bỏ qua, anh nhân viên bảo vệ nhỡn trước ngó sau rồi hạ giọng: “Bây giờ muốn gỡ thỡ núi?”. Biết ý, chúng tôi rút tờ 50.000 đồng, anh này lập tức cầm đút vào túi. Các tài xế xe chờ hàng phải đậu qua đêm cho biết: “Muốn đậu đêm ở cảng phải gặp các “sếp” trưởng, phó ca trực để nhờ giúp đỡ”. Theo hướng dẫn của các tài xế tụi tỡm gặp Vũ Gia Khỏnh, phú ca trực cổng Bến Sỳc (đội bảo vệ cảng Nhà Rồng) lúc 23h ngày 7/11. Sau vài câu chào hỏi, tôi nhập đề: “Tụi tôi có mấy xe đậu dưới cảng Khánh Hội mất đồ dữ quá nên xin lên trên này đậu, nhờ anh giúp”. Khỏnh làm bộ khú dễ: “Trờn này cũn chỗ nào đâu mà đậu”. Tôi hỏi tiếp: “Anh chiếu cố giúp cho đậu chừng 6-7 chiếc được không?”. Khánh đổi giọng: “Thôi, đưa danh sách xe coi. Được rồi, để đây đi”. Chúng tôi hỏi tiếp: “Lấy bao nhiêu hả anh?”. Khánh nháy mắt đưa một ngón tay (100.000 đồng). Khoảng 22h ngày 9/11, tôi tiếp tục theo xe vào nhận hàng ở khu vực cảng Khánh Hội. Đêm nay là ca trực của Trần Văn Bon, thuộc đội bảo vệ cảng Nhà Rồng. Gặp chúng tôi, ông Bon hỏi có mấy xe muốn đậu qua đêm, sau khi chúng tôi nói sáu xe, ông Bon quay qua bà Nguyệt (nhõn viờn thu phớ) hội ý rồi núi: “Phải đi sớm mới được, đưa danh sách đây”. Liếc qua danh sách của chúng tôi đưa, ông Bon chỡa tay ra hiệu đưa tiền. Tiếp đó, ông Bon lên tiếng: “Sáu xe sáu chục ngàn”. Tương tự, trong ca trực đêm 17/11 do ông Kế làm trưởng ca, lúc 22h chúng tôi chứng kiến một nhóm tài xế đến gặp ông Kế để xin đậu qua đêm. Ông Kế dọa một tài xế: “May mà ông gặp tui, tám xe đưa đây 100.000 đồng thôi”. Theo thống kê của chúng tôi, hằng đêm trung bỡnh cú 250-300 lượt xe vào cảng giao nhận hàng hóa, trong đó số lượng xe phải đậu qua đêm chờ giao nhận hàng hơn 100 xe/đêm. Tính ra một ca trực (bảy người) đó bỏ tỳi riờng 5-6 triệu đồng/đêm. Ngoài lỗi đậu xe qua đêm, những xe nào chở vượt tải trọng đều bị bảo vệ xử “triệt để” theo kiểu phạt vạ hoặc đũi chung tiền rồi mới ra quyết định giải tỏa biên bản vi phạm. Theo các tài xế, muốn giải quyết xe vi phạm phải gặp “bộ tứ” Nhỏ - Thanh - Hải và Hoàng. 12h30 ngày 24/11, chúng tôi gừ cửa phũng bảo vệ cảng Sài Gũn để gặp ông Huỳnh Văn Nhỏ, phú phũng. Sau một hồi nghe tôi ca cẩm về việc xe bị cấm vào cảng, ông Nhỏ đọc qua “giấy cam kết”, số xe và tỡnh trạng vi phạm rồi phỏn: “Xe này bị nặng quỏ. Gặp Thanh chưa? (Thanh là đội trưởng đội điều tra thụ lý - PV). Cỏi gỡ biết trước mới dễ giải quyết. Xuống đội đi, tí tao xuống”. 12h40, tụi cú mặt tại phũng bảo vệ quõn sự cảng Sài Gũn (đội điều tra thụ lý nằm chung ở đây) đặt ở cổng Kho 5. Tôi trỡnh bày với ụng Hải cú chiếc xe vi phạm đậu đêm, nhờ giải tỏa để xe vào cảng lấy hàng. Cũng như thái độ của ông Nhỏ, ông Hải nhắc đi nhắc lại rằng “xe vi phạm quá nặng”, nhưng cuối cùng nói: “Để đơn lại đây, lên cổng Bến Súc gặp thằng Khánh nói nó gọi điện xuống đây cho chú”. Thấy hai tờ giấy bạc loại 50.000 đồng kẹp vào đơn xin giải tỏa xe, ông Hải mỉm cười bảo “để đó đi”... 10 phút sau đó tại cổng Bến Súc, chúng tôi gặp Khánh theo như chỉ dẫn của ông Hải. Khánh nói chắc như đinh đóng cột: “Tí nữa lên đội điều tra thụ lý tao giỳp giải tỏa gọn ghẽ cho mày luụn”. Theo H. Khương – V.H.Quỳnh Bỏo Tuổi Trẻ 2. Cổ tớch ở làng chài Ngay trong lũng Thủ đô có một lớp học chỉ vỏn vẹn vài cái ghế băng; không phấn, không bảng, nắng rọi qua những khe liếp mỏng, trũng trành theo súng nước. Nơi đó, có những đứa học trũ mặc quần cộc, ỏo lấm và những “chị giỏo, anh giáo” vẫn cặm cụi bên từng trang vở học sinh. Làng tụ quây bằng mấy con thuyền neo vào bờ, không sống bằng nghề chài lưới, nhưng khu lao động này từ lâu đó quen gọi lớp học của cỏc học sinh, sinh viờn tỡnh nguyện ấy bằng cỏi tờn giản dị “lớp học làng chài”. Thắp lên những ước mơ Bố bị lao phổi nặng, lay lắt từng ngày. Mẹ quanh năm đầu tắt, mặt tối lang thang khắp ngừ chợ tỡm việc thuờ mướn. Mới 6 tuổi đầu nhưng là con cả trong gia đỡnh, ban ngày Mai phải thay mẹ một mỡnh trụng 4 em nhỏ, chăm bố. Lúc nào rảnh rang, Mai lại tranh thủ đi nhặt rác, rửa bát để thêm đồng thuốc thang cho bố. Đến tuổi đi học, được đưa vào dạy trong mái ấm tỡnh thương Phúc Xá, nhưng với Mai và lũ trẻ làng chài thỡ thời khoỏ biểu tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ không thể đem nổi những dũng chữ, con số chiến thắng những bức bối, quắt quay cơm áo gạo tiền đó chạm vào tuổi thơ, đó len vào những cỏi đầu bé nhỏ. 2, 3 năm vẫn không lên nổi một lớp. Lại chán… Rồi bỏ… Với Mai, với những đứa trẻ xóm chài khi giấc ngủ cũng chênh chao với sông nước thỡ đi học là một điều xa xỉ, xa xỉ cả về thời gian- lúc đó, chúng có thể trông em phụ bố mẹ; xa xỉ về cả mặt tiền bạc- chúng có thể đi lượm rác, bán vé số… Sẽ hữu ích hơn rất nhiều việc ngồi nghe những điều mà chúng khó hiểu và cũng không muốn hiểu. Mai chẳng bao giờ dám ước mơ. Bầu trời với em chỉ là một khuôn cửa sổ nhỏ, nơi luôn luôn sáng nhất kể cả vào ban đêm… Đó là câu chuyện của Vũ Thị Mai, một cô bé ở xóm chài dưới chân cầu Long Biên 3 năm về trước. Mai bây giờ đó 9 tuổi. Mai sắp được lên lớp 2 ở trường Mái ấm tỡnh thương Phúc Xá. Mai đó thuộc hết mặt chữ, viết được tên từng thành viên trong gia đỡnh, đó thuộc làu bản cửu chương và đến trường không cũn là một cực hỡnh nữa. Em trai của Mai cũng sắp được lên học lớp 2 với chị. Thế là hai chị em lại cùng một lớp, lại cùng được đến trường. Nó không cũn lặp lại thành tớch 3 năm 1 lớp của chị nó. Bố Mai cũng có tiền để thuốc thang nên bệnh thuyên giảm nhiều. Con thuyền của gia đỡnh Mai được các anh chị giúp đỡ sửa chữa nên không cũn dột như ngày xưa. Buổi sáng, lang thang lên chợ Đồng Xuân kiếm sống, buổi chiều Mai và lũ trẻ lấm lem nơi xóm chài lại ngong ngóng tiếng bước chân của các anh chị đến dạy: Chị Dương, anh Khiêm, chị Thuỳ, chị Hương… Không chỉ Mai mà Thu, Hùng, Xuân, Lĩnh… quý và biết ơn cỏc anh chị lắm. Giờ, Mai vẫn nhút nhát và lỏn lẻn nhưng Mai bắt đầu xây ước mơ rồi, ước mơ duy nhất và cháy bỏng lắm: “Em sẽ cố gắng để trở thành cô giáo, cũng giống như các anh chị tỡnh nguyện, em sẽ dạy cho những đứa trẻ ở xóm vạn chài này, những đứa trẻ lang thang này để chúng không cũn cảnh thất học, mự chữ và căm ghét việc đến trường nữa”. Những “bảo mẫu” đa năng Chớnh xỏc phải gọi những học sinh, sinh viờn tỡnh nguyện xuống làng chài dạy học là những bảo mẫu đa năng của lũ trẻ. “Đâu phải cứ muốn làm gia sư cho chúng là được ngay” - Nguyễn Thuỳ Dương (sinh viên trường trung cấp du lịch), trưởng nhóm phụ trách lớp học tâm sự. Cũng phải nhọc công lắm mới thuyết phục được các em đến lớp. Mất 3 tháng trời để làm quen, thuyết phục, gây lũng tin với cỏc bậc phụ huynh để chỉ mỗi mục đích là cho những đứa trẻ đến lớp. Hồi đó, Dương, Khiêm, Bảo thậm chí cũn phải lao động chân tay, giúp họ sửa từng cái thuyền, chỗ dột, chỗ ngấm nước, tất bật đi vận động quyên góp cho họ vay vốn để làm ăn. Và gấp đôi thời gian thế nữa để làm quen, chơi, gây lũng tin và thiện cảm với lũ trẻ. Chơi mà học. Ban đầu, chỉ có 2 đứa trẻ. Dần dần lũ trẻ đó kộo nhau đến đông hơn. Giờ quân số của lớp học đó lờn đến 20. Lớp học nằm trọn trong một cái thuyền. Bàn học chỉ là một tấm gỗ mỏng kờ khộo thỡ vừa, cũn lại thỡ cả trũ lẫn thầy đều lấy luôn sàn làm bàn “nhưng đứa nào cũng ham lắm”… Ban ngày không đủ sáng. Đóng cửa sổ thỡ tối mà mở cửa ra thỡ lạnh. Những đứa trẻ quen với sông nước đến mấy thỡ tấm ỏo mỏng cũng khụng đủ ấm trong mùa đông. Một mỡnh Dương phải xoay xở cùng một lúc tập viết cho lớp 1, đọc chính tả cho lớp 3, dạy toán cho lớp 4, lớp 5. Sau có thêm Bảo, Khiêm, Long, Thuỳ, Hương… Lớp học cũng thế mà dời từ thuyền ông bà- cái bè mà nhóm quyên góp đóng để làm lớp học - lên đến một phũng nhỏ chưa đầy chục m2 trên bờ. Tháng tháng, cả nhóm lại quyên góp 350. 000 đồng để trả tiền thuê lớp học cho các em. Rồi chia ca, chia lịch đi dạy. Giờ không chỉ cũn 2 buổi/tuần mà tới gần 10 buổi/tuần. “Vất vả nhất không phải dạy những đứa trẻ ở đây kiến thức. - Hương, cô giáo trẻ đang học lớp 10 trường HN- Amsterdam tâm sự - Phải vừa dạy, vừa dỗ dành chúng học, mà khó nhất là phải đối xử thật công bằng. Rồi lại phải dạy làm sao để khi nói với chúng rằng: “Hôm nay em thó được 10 quả cam trên chợ” là việc làm khụng tốt, khụng nờn”. Cú những ngày, cả nhúm cũn phải cắt cử người ở lại đêm trông các em. Đấy là khi mùa bóo đến, những con thuyền nhỏ vốn chũng chành và mong manh lắm. Bố mẹ những đứa trẻ thường lao động kiếm sống cả đêm trên chợ Long Biên. Sau tai nạn của Sơn- một em nhỏ dưới làng chài, thương và lo cho các em, Bảo, Khiêm lại thay phần việc của bố mẹ chúng, ở lại cả đêm trông nom, chăm sóc lũ trẻ. Có đứa trẻ nào ốm, lại tất tả lo thuốc thang, nhờ bác sỹ đến khám giúp cho các em. Gắn bú với làng chài, những thầy giỏo, cụ giỏo tỡnh nguyện ấy vẫn đang miệt mài với các em nhỏ để đem con chữ, kiến thức và cả những ước mơ đến với các em từ những việc làm nhỏ nhất, thường nhật nhất. Và họ đang âm thầm dệt nên những câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.  Diệu Linh Tiền phong 3. Dân chơi Hà thành và những chiếc xe bạc tỷ Đó là những chiếc xe đời mới giá không dưới 100.000 USD. Song, giá trị đích thực của những chiếc xe không chỉ tính bằng tiền... Một xu hướng chơi xe hơi hàng hiệu đang hiện hữu ngày một rừ giữa lũng Hà Nội. Kiểu cách độc đáo, tính cách mạnh mẽ, đa công năng... những chiếc xe được gắn cái mác “hoàng tử trên phố” này đang gây chú ý khụng chỉ với dõn sành xe đất Hà thành. Xe “hàng hiệu” tung hoành trờn phố! Ngó ba Quang Trung - Hồ Xuân Hương một ngày giữa tháng 11/2005. Giữa trưa nắng ấm, đám viên chức làm việc tại mấy cao ốc gần đó xúm đen xúm đỏ quanh một chiếc ô tô màu đen, BKS 29V –77… lừng lững đậu ngay đầu ngó ba. Không có chủ, nhiều khách mạnh dạn đặt tay lên sườn chiếc xe vuốt một cỏi rừ dài thật õu yếm, miệng trầm trồ: “Đi xe này mới đó! Đúng xe hàng hiệu!”. Nhưng hiệu gỡ thỡ chẳng ai biết vỡ xe chẳng cú chữ, cỏi lụ gụ hỡnh e lớp khuyết gắn phớa sau nom lạ hoắc. Mấy phú nhỏy đi qua không bỏ lỡ cơ hội chộp vài kiểu ảnh làm tư liệu. Một bác cao niên, chẳng hiểu mô tê thế nào dọa: “Gọi CSGT đến kéo xe đi, ai lại đỗ nghênh ngang thế này”. Cuối cùng thỡ chủ xe cũng xuất hiện, tự tin mở cửa xe nổ mỏy. Chiếc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 34.doc