Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4995 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phong trào công nhân-Nông dân Việt Nam những năm 1930-1931, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
------oOo------
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách và những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử cũng như thời đại, từ thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tới chiến thắng Điện biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, tới chiên thắng vĩ đại mùa xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố tất yếu trong mọi chiến thắng của dân tộc ta. Đảng ra đời đảm nhận sứ mệnh lảnh đạo của cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Trong những thời gian đầu mới thành lập cơ sở đảng tuy chưa nhiều, song đã trở thành hạt nhân của phong trào cách mạng. Những tổ chức quần chúng cách mạng được thành lập ở nhiều nơi. Đường lối của Đảng đã phản ánh đúng nguyện vọng của quần chúng, được tuyên trưyền rộng rải, làm cho ý thức giác ngộ của quần chúng ngày càng được nâng cao.
Dưới sự lãnh đạo của đảng phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ dẫn đến cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Cao trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô Viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, "đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này". Và cũng qua "cuộc chiến đấu xung thiên" của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam mà những người cộng sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới biết tới dân tộc ta. Quốc tế Cộng sản đã khẳng định : "Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sản trong các xứ thuộc địa, nhất là các nước phương Đông”. Trong phiên họp ngày 11-4-1931, Hội nghị toàn thể lần thứ 11 Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Để có được cuộc sống độc lập, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, đã hi sinh biết bao xương máu… Chính vì thế là người dân Việt Nam, tự hào vì những trang sử vàng của dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của nhân dân ta.Là những thế hệ mới của đất nước sinh ra không phải chịu cảnh chiến tranh khốc liệt, Được hưởng những thành quả từ mồ hôi xương máu của cha ông mình tạo ra. Tự nhận thấy mình cần phải hiểu biết rỏ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông mình. Để cố gắng học tập và rèn luyện góp phần xây dựng đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa phát triển.
Vì nội dung lịch sử đa dạng em xin đươc tập trung nghiên cứu đề tài: phong trào công nhân-nông dân Việt Nam những năm 1930-1931.
Nghiên cứu đề tài này nhằm trang bị cho chúng em vốn kiến thức về lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta.
NỘI DUNG
------oOo------
1. Hoàn cảnh nước ta trong thời kì 1930 - 1931:
1.1. Trong nước
Trước cách mạng tháng Mười 1917 của Liên Xô , ở Việt Nam đã từng tồn tại hai xu hướng cứu nước theo con đường Cần Vương và Dân chủ. Trước xu thế phát triển của thời đại con đường Cần Vương nhanh chóng bị thất bại. Có thể coi khởi nghĩa Duy Tân năm 1916 ở Việt Nam là tiếng vang vọng cuối cùng của chiều hướng này.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933)của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam: Giá cả tăng cao,lương giảm,thực dân Pháp ra sức bóc lột,vơ vét, tìm cách trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng đó lên vai nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam nhằm đối phó với sự suy thoái kinh tế.Đã thế chúng còn đàn áp giã man,chống phá cách mạng làm cho đời sống nhân dân càng thêm khổ cực trăm phần. Làm cho mâu thuẫn dân tộc mâu thuẫn giai cấp càng thêm sâu sắc.
1.2 Ngoài Nước
Ngày 7/11/1917, cuộc cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt căn bản trong đời sống chính trị nhân loại, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên.Tạo ra những bài học kinh nghiệp quý báu cho các dân tộc đang đấu tranh chống Chủ Nghĩa Đế Quốc.
Khủng hoảng kinh tế thế gới (1929-1933) Xuất phát từ Mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước tư bản cũng như thuộc địa. Cuộc khủng hoảng năm 1929- 1933 đã gây nên những ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế tư bản Pháp.
Lúc này, ở Đông Nam Á, Đảng cộng sản lần lượt được thành lập ở các nước và trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 5-1920, Đảng Cộng sản Indonesia được thành lập, đây được coi là Đảng cộng sản thành lập đầu tiên trong khu vực..Đảng Cộng sản Malaysia (4-1930), Đảng cộng sản Philippines (11-1930)… Như vậy, sự xuất hiện của các tổ chức Đảng cộng sản lãnh đạo phong trào đấu tranh theo xu hướng xã hội chủ nghĩa là biểu hiện mới đánh dấu sự thức tỉnh của khu vực Đông Nam Á dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười .
Ở Indonesia, trong những năm 1926-1927, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, cuộc khởi nghĩa chống thực dân Hà Lan đã bùng nổ mạnh mẽ ở Xumatơra (11-1926) và đảo Java (1-1927). Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt, song nó đã chứng tỏ rằng giai cấp công nhân, thông qua chính đảng của mình có khả năng lãnh đạo phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc.
Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười vĩ đại, phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á bắt đầu chuyển sang một bước ngoặt mới với nội dung, tính chất và xu hướng phát triển mới khác trước. Phong trào giải phóng dân tộc chuyển dần sang giai cấp vô sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm kim chỉ nam hành động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp ở các nước Đông Nam Á, trong đó có giai cấp công nhân.
2. Nguyên Nhân Dẫn Tới Hoàn Cảnh Lịch Sử Thời Kì 1930 - 1931
Trong hoàn cảnh chung của cả nước: Chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của CNTB làm cho kinh tế nước ta tiêu điều,đời sống nhân dân lao động ngày càng cơ cực, nhất là ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Lúc này , thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố hết sức tàn khốc, thực hiện chính sách khủng bố trắng,làm cho nhân dân căm thù và quyết tâm đấu tranh để giành quyền sống của mình.Đặc biệt sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng Bầu không khí chính trị Việt Nam càng trở nên ngột ngạt.Chính lúc này Đảng cộng sản Việt Nam vừa mới thành lập, đã kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động vùng lên đấu tranh . Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào cách mạng 1930-1931với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh.Trong đó nguyên nhân thành lập đảng cộng sản là nguyên nhân quan trọng nhất.
3. Diễn Biến:
3.1 Phong trào công nhân-nông dân nửa đầu 1930 :
Mở đầu là hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, Hãng dầu Xôcôni (Sài Gòn), đồn điền cao su Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một). Tiếp đến là các cuộc đấu tranh của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, của 4.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định (tháng 4 - 1930), của nhà máy xe lửa Dĩ An, nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy Ba Son, khu mỏ Mông Dương. Cùng với các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân còn có những cuộc đấu tranh của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Ảnh: Công an nhân dân 1930 – 1931
Những cuộc đấu tranh đó là khúc dạo đầu của cao trào cách mạng rộng lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, lần đầu tiên một phong trào đấu tranh có quy mô toàn quốc được phát động.
Ở Nam Kỳ, công nhân nhà máy điện Chợ Quán (Sài Gòn), nhà máy xe lửa Dĩ An đấu tranh. Hòa nhịp với các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân các huyện Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh (Sa Đéc), Chợ Mới (Long Xuyên) và nông dân các tỉnh Gia Định, Vinh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một biểu tình đòi giảm thuế, bỏ sưu.
Ở Trung Kỳ, nông dân các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam đến các tỉnh cực nam như Khánh Hòa, Bình Thuận đã nổi dậy đấu tranh.
Ảnh: Thành lập Hội nông hội Việt nam ( 14/10/1930)
Ở Bắc Kỳ, khu mỏ Hồng Gai trở thành nơi đấu tranh quyết liệt giữa công nhân và giới chủ. Cuộc đấu tranh của nông dân đã diễn ra ở Thái Bình, Hà Nam, Kiến An.
Cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản chủ trương và phát động đã kéo dài trên một năm, diễn ra trên 25 tỉnh thành khắp cả ba miền đất nước và đạt tới đỉnh điểm trên đất Nghệ Tĩnh. Ở Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng ngày 1 - 5 với sự tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các huyện lan cận đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố, ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Chính quyền thực dân đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh đó. Binh lính được điều đàn và xả súng bắn vào đoàn biểu tình, giết chết 7 người, làm bị thương 18 người và bắt đi 98 người. Như lửa đổ thêm dầu, các cuộc đấu tranh của quần chúng lao động càng trở nên quyết liệt hơn. Ngày 1 - 5 - 1930 là một mốc son trong cao trào cách mạng 1930- 1931 . Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sức mạnh to lớn của khối liên minh công - nông đã được biểu hiện rõ ràng trong những cuộc chiến rất vang dội đó.
Sau ngày 1 - 5 cho đến tháng 8 - 1930, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tiếp tục đấu tranh hết sức sôi nổi.Những cuộc xung đột đổ máu giữa những người biểu tình với binh lính, cảnh sát diễn ra thường xuyên hơn.
Điểm mới của phong trào:
- Có nhiều truyền đơn, cờ đỏ, búa liềm của Đảng xuất hiện ở Hà Nội và nhiều nơi khác .
- Phong trào đấu tranh đặc biệt mạnh mẽ từ đầu tháng 5/1930.Và tiếp tục dâng cao từ thời điểm này.
- 1/5/1930 Diễn ra nhiều cuộc biểu tình, mít tinh từ thành thị đến nông thôn cho thấy ảnh hưởng của đảng bắt đầu lan rộng.
3.2 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931:
Ảnh: Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, đồng chí Nguyễn ái Quốc, đại diện Quốc tế cộng sản đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức cộng sản trong nước để thống nhất và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Giai đoạn này, cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản đã đến lúc nghiêm trọng, tác động dữ dội vào đời sống của nhân dân Việt Nam và Nghệ Tĩnh. Giá cả tăng, lương giảm, đã thế chúng còn đàn áp, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, các tỉnh bộ và công hội đỏ đã lãnh đạo tổ chức công nhân Nghệ Tĩnh đứng lên đấu tranh giành quyền sống. Ngày 13-3-1930, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Thái Hợp; ngày 15-3, cuộc đình công của công nhân Nhà máy cưa Lao Xiên; ngày 16-3, cuộc đình công của công nhân Nhà mày diêm, với những yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm...
Chỉ sau hơn một tháng kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản, ở Nghệ Tĩnh phong trào đấu tranh của công nhân đã phát triển mãnh mẽ, đặc biệt đã giữ vững tính độc lập và ý thức giai cấp trong các cuộc đấu tranh. Những cuộc đấu tranh trên có sự lãnh đạo tổ chức của Đảng và công hội. Thời gian này, số hội viên của công hội ở Nghệ Tĩnh đã lên tới 312 hội viên chiếm 43,5% tổng số hội viên toàn quốc.
Cuộc biểu tình ngày 1-5-1930 ở Bến Thuỷ- Vinh đã nổi lên như một sự kiện điển hình. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, công nhân và nông dân đã liên minh tổ chức cuộc đấu tranh đó.
Công nhân các nhà máy lần lượt đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm, phá hoại công cụ sản xuất... Phong trào của công nhân đã tác động mạnh mẽ và thu hút được lực lượng nông dân vào cuộc.
Một trong những cuộc đấu tranh của nông dân là cuộc biểu tình ngày 12 tháng 9 của 5.000 nông dân huyện Hưng Nguyên và một số nông dân huyện Nam Đàn có công nhân tham gia. Trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp, bằng bạo lực cách mạng với hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp giữa thành thị với nông thôn, giữa công nhân với nông dân, quần chúng cách mạng đã tiến công dồn dập vào chính quyền thực dân, phong kiến, làm rung chuyển bộ máy cai trị từ huyện xuống xã. Sự sụp đổ của chính quyền thực dân phong kiến ở làng xã đồng thời cũng là quá trình xây dựng các Xô- viết ở nông thôn.
Chính quyền Xô- viết được thành lập là kết quả phong trào đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh. Trước những hành động nham hiểm của kẻ thù, công nhân các nhà máy đã tổ chức bãi công, tiêu biểu là công nhân Vinh- Bến Thuỷ. Cuộc bãi công kéo dài từ 15-9 đến 27-9, công hội đỏ đã ủng hộ bằng lời kêu gọi anh chị em cùng góp sức giúp Nhà máy diêm.
Từ năm 1931 , thực dân Pháp và tay sai đã thực hiện một cuộc khủng bố tàn bạo ở Nghệ- Tĩnh. Đồn bốt được dựng lên, những đơn vị lính lê dương, lính khố đỏ được điều tới lệnh thiết quân luật được ban bố, cùng lúc, chúng sử dụng những thủ đoạn thâm độc như tổ chức "rước cờ vàng" "nhận thẻ quy thuận", tung các loại sách báo vu cáo chủ nghĩa cộng sản, ráo riết truy lùng, bắt bớ các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước.
Mặc dù quần chúng cách mạng đã tích cực đấu tranh chống mọi thủ đoạn đàn áp, lừa bịp của địch, nhưng do lực lượng không cân sức, phong trào Nghệ - Tĩnh dần dần đi xuống.
Tuy cuối cùng vẫn bị kẻ thù dìm trong máu lửa bạo tàn, nhưng cao trào cách mạng 1930-1931 là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển tiếp theo của cách mạng nước ta.
4. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
4.1 Ý nghĩa:
Cao trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ- Tĩnh chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Cao trào cách mạng cùng sự ra đời của chính quyền Xô Viết là kết tinh sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo, "đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này"
Và cũng qua "cuộc chiến đấu xung thiên" của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam mà những người cộng sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới biết tới dân tộc ta. Quốc tế Cộng sản đã khẳng định :"Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sàn trong các xứ thuộc địa, nhất là các nước phương Đông. Trong phiên họp ngày 11-4-1931. Hội nghị toàn thể lần thứ 11 Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Cao trào cách mạng 1930-1931 đã khẳng định trên thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của Đảng. Qua cao trào, uy tín tuyệt đối của Đảng đã được xác lập trong quần chúng. Cao trào đã chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng cơ bản của quần chúng là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Một kết quả to lớn và cơ bản nữa của cao trào cách mạng 1930-1931 là đã xây dựng trong thực tế khối liên minh giữa giai cấp nông dân và công dân, làm cơ sở để hình thành mặt trận thống nhất phản đế.
Phong trào cách mạng trong hai năm 1930- 1931 tuy bị thực dân, phong kiến dìm trong biển máu, nhưng thành quả của Xô-viết Nghệ Tĩnh đã xác định: lần đầu tiên trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm một cuộc tổng diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thắng lợi“ Trực tiếp mà nói không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyễn đất những năm 1930-1931 trong đó công nông đã diễn ra cuộc cách mạng phi thường của mình thì không thể nào có cao trào những năm 1936-1939 (Lê Duẩn)
4.2 Bài học kinh nghiêm:
Phong trào cáhc mạng 1930-1931 đã để lại cho đảng ta những kinh nghiệm bước đầu về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến, kết hợp phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân,thực hiện liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân; kết hợp phong trào cách mạng ở đô thị; kết hợp các hình thức tổ chức và đấu tranh cách mạng của quần chúng.Tạo nên sức mạnh vũ trang cho cách mạng.
Tuy nhiên do nhấn mạnh một chiều về vấn đề giai cấp mà chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề dân tộc nên trong cao trào 1930-1931, vấn đề sách lựơc và phương pháp cách mạng chừng nào đó còn thiếu linh hoạt, mềm dẻo do đó mặt trận phản đế chưa được phát triển rộng rãi.
Cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tỉnh còn để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng nước ta. Đó là bước đầu về phương pháp dành chính quyền và bảo vệ chính quyền bằng bạo lực cách mạng của quần chúng.
KẾT LUẬN
-------oOo-------
Qua quá trình tìm hiểu ta hiểu được hoàn cảnh lịch sử của thời kì 1930 – 1931 về kinh tế, chính trị văn hóa tư tưởng, thông qua đó tìm hiểu đường lối cách mạng của Đảng về giải quyết tình hình khó khăn trước mắt. Từ đó khẳng định vai trò và vị thế của Đảng trong lãnh đạo cách mạng và chính quyền cách mạng.
Hiểu được quá trình đấu tranh giành chính quyền của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn qua đó ra được nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm cho Đảng từng bước lớn mạnh đồng thời cũng rút ra được kinh nghiệm, bài học của bản thân trong thời kì mới .
Thấy được sự gian nan vất vả ,sự hi sinh to lớn của ông ta cha để làm nên những trang sử hào hùng cho tổ quốc ,làm cho bản thân càng thêm tự hào khi mang trong dòng máu Việt Nam .
Thấy được vai trò và sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của mọi cuộc đấu tranh.
Mỗi bản thân tự nhủ ,tự phấn đấu trong thời kì mới để tiếp bước cha ông trên con đường xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia. 2009
Hỏi Đáp Lịch sử Đảng, NXB Trẻ, 2000
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam,NXB Giáo dục.2005
Website: dangcongsan.vn
Website: hochiminhcity.gov.vn
Website: congannghean.vn
Website: bachkhoatoanthu.gov.vn
Website: lichsuvietnam.vn
MỤC LỤC:
Lời mở đầu
Nội Dung
1.Hoàn cảnh
2.Nguyên nhân
3.Diễn biến:
3.1.Phong trào công nhân-nông dân nữa đầu 1930
3.2.Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
4.Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
Kết Luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đảng cộng sản việt nam trong phong trào 1930-1931.doc