Trong quá trình quan sát và PVS cho thấy, những nghi lễ trước khi đang hấp hối theo người dân là những tục lệ cổ hủ và mang tính mê tín dị đoan nên đã mất dần và một số tục đã mất hẳn như thuỵ hiệu, phục hồn hay thiết hồn bạch và thay vào đó là những nghi thức đơn giản hơn.
- Trước khi nhập quan:
+ Lập tang chủ, chủ phụ: tức đặt một người làm chủ lễ tang.
+ Cáo phó: loan báo việc tang chế, ngày giờ mất
+ Trị quan: là việc sửa sang lại quan tài cho mới.
+ Mộc dục: tắm rửa cho người quá cố.
+ Phạn hàm: bỏ tiền và gạo vào miệng người đã chết.
+ Y phục thức: mặc quần áo cho người chết
+ Khâm liệm: bọc thây người chết bằng vải trắng trước khi bỏ vào quan tài.
+ Nhập quan: là đặt thi thể người chết vào quan tài.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phong tục về Tang Ma, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người là hạt gạo, bát cơm. Hình ảnh bát cơm, quả trứng (đất- âm) cắm giữa đũa bông là mây ( trời- dương) thể hiện trời đất, âm dương hoà hợp, nhắc lại sự biến hoá âm dương sinh ra con người. Cũng là để sau sự chết mất đi, sự sống sinh sôi, nảy nở.
Theo Phạm Minh Thảo, bát cơm thể hiện sự đầy đặn, lòng hiếu thảo. Quả trứng ( sau này sẽ là con gà) là dấu tích của việc thờ thần Mặt Trời.
Mỗi nhà nghiên cứu lý giải theo một hướng khác nhau, từ những cách tiếp cận, quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu những điều kiêng kỵ đó theo một khía cạnh khoa học cũng rất hợp lý như sau:
Lý giải việc nước mắt rơi vào thi hài theo khoa học thì hoàn toàn khác, nhỏ nước mắt vào thi hài cũng giống như việc kiêng không cho mèo nhảy qua xác chết, có bát cơm và quả trứng phía trước quan tài, việc dỡ ngói hoặc lá tranh ở nhà chật hẹp, thai phụ, sản phụ không nên ở gần linh cữu khi nhập quan, đốt đèn hương xung quanh linh cữu… tất cả những điều kiêng kỵ này đều xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, tuy chưa có chứng thực khoa học nhưng rất hợp về việc cân bằng âm dương.
Trên nắp quan tài thường có khúc chuối để cắm hương, hoặc khi rước tang, bao giờ cũng có bốn cây chuối làm bàn khiêng di ảnh. Đó là do cây chuối là đại hàn chi phẩm, chuối rất lạnh, đầy yếu tố âm, người chết cũng rất lạnh, đầy âm khí, nên phải dùng âm đẩy âm, tống tiễn âm đi. Cũng như ở trên chùa thường cúng chuối và oản, cả hai đều thuộc âm bởi vì cúng lễ ở trên chùa không cầu sinh. Hoặc khăn áo tang màu trắng ( gần đây có màu đen) đều thuộc âm, âm tống tiễn âm đi.
Theo quan niệm xưa, người chết thường có âm khí, mang hơi lạnh. Việc kiêng kỵ nêu trên nhằm điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để chống hơi lạnh và đề xa hiện tượng “quỷ nhập tràng” ( hiện tượng người chết đột nhiên ngồi dậy). Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần trở thành phong tục, tập quán.
Dùng khói lửa ( hương, đèn, nến…) để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng bát cơm, quả trứng để thu hút hơi lạnh ( có thể thấy điều này khi bổ đôi quả trứng, thấy nhiều quả trứng có lòng đỏ xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió). Nhốt mèo, không cho mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào người chết…nhằm đề phòng, triệt tiêu việc âm dương hút nhau xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnh ở nhà người chết là hiện tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh ốm cũng là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là những người mắc bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao, tâm thần…còn những thanh niên khoẻ mạnh thì không mấy ai bị ảnh hưởng.
Những người đến dự lễ tang, nhất là dự khâm liệm nhập áo quan có những thuật để phòng hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.
3.4. Lễ thành phục (phát tang)
Sau khi tiến hành khâm liệm nhập quan là lễ thành phục ( phát tang), con cháu xoã tóc mặc đồ tang tuỳ ý theo thứ bậc, sắp hàng trước hương án để lạy khóc người quá cố.
3.5. Lễ đưa tang
Còn gọi là lễ phát dẫn. Thông thường dân gian thường xem ngày giờ để chôn cất, nhiều khi để chậm lại một hai ngày. Trước đó, người thân, xóm giềng có mặt đông đủ làm lễ tưởng niệm. Một người thân đại diện đọc điếu văn tỏ lòng thương tiếc và lời hậu tạ tới những người đã đến đưa tiễn người chết. Sau khi người thân lạy khóc, người chấp sự hô: “Được ngày giờ, xin rước linh cữu lên đường”.
Đi đầu là người rải tiền vàng với dụng ý đó là tiền mãi lộ, dẫn đường cho người chết qua sông, qua suối một cách dễ dàng. Đồng thời, tiền đó cũng là tiền hối lộ cho ma quỷ ko quấy nhiễu người chết trên đường siêu thoát.
Tiếp theo là hương án bày giá gương, bát hương, mâm hoa quả… Trướng đối của con cháu thân thuộc và bạn hữu phúng đều căng lên trục và đem đi rước. Ở thôn quê trướng đối thường là vải trắng chữ viết mực đen; những năm gần đây, người ta thường dùng tơ lụa nhung màu sắc rực rỡ thêu vẽ.
Con trai trưởng hoặc cháu trưởng cầm di ảnh đi trước xe tang. Đi sau xe sẽ là con cháu khóc than, níu giữ không cho những người đẩy xe mang người thân của mình đi.
Một vài nét về lễ tang tại Hiệp Hoà- Bắc Giang trong những năm gần đây
Quan niệm về cái chết
Các cụ Nho học xưa truyền lại câu “Vị tri sinh, yên tri tử”, việc sống còn chưa biết hết, biết làm sao được sự chết. Cửa miệng dân gian ta cũng có câu “Khi sống thì chẳng thấy đâu, lúc chết bày cỗ giết trâu tế ruồi”. Như vậy, sự sống, khi sống là cái quý giá thiêng liêng nhất. Không lo cho cái sống chu đáo, tốt đẹp thì đến khi lo cho cái chết dù thế nào đi nữa cũng là mỉa mai. Xã Thái Sơn, Hiệp Hoà, Bắc Giang là một vùng quê có điều kiện xã hội nông nghiệp từ lâu đời, dân số còn thưa, đất đai còn rộng, người dân quan niệm rằng, tang lễ là tổng hợp những hoạt động của người sống dành cho người chết, qua đó thể hiện quan niệm sinh tử của con người. Qua kết quả nghiên cứu PVS 15 người dân tại thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn có thể nhận định một số quan niệm xung quanh vấn đề sinh tử như sau:
Qua tiến hành quan sát và PVS cho thấy trong nhận thức của người dân nông thôn nơi đây cho rằng, chết không có nghĩa là chấm dứt tất cả mà họ cho rằng có linh hồn người chết và có thế giới bên kia.
Ngày bố tôi mới mất, mẹ tôi bảo thường thấy ông trở về, lúc thì đi lại trong phòng, lúc thì ngồi uống trà ngoài gian nhà giống y hệt như lúc ông còn sống. ( Chị H, phiếu số 1).
Lúc sống thế nào thì chết đi vẫn mang hình dạng đó thôi, chỉ khác là con người có thể xác vật chất còn linh hồn thì giống như cái bong, có thể nhập vào người khác, bóng ma lúc ẩn lúc hiện nên có lúc nhìn thấy, có lúc thì không nhìn thấy, có người có thể nhìn thấy ma nhưng có người thì không bao giờ nhìn thấy được. Những người làm nghề bói, lên đồng nhìn thấy được người chết. ( Anh L, phiếu số 4).
Người chết đi thì hồn của họ cũng vẫn như khi còn sống, chỉ khác là hồn vô hình nên chúng ta không nhìn thấy được, nhưng linh hồn người chết nhìn thấy được chúng ta, đọc được tất cả những gì chúng ta đang nghĩ. ( Bà Q, phiếu số 2).
Chẳng hạn, có thể thấy, khi một người vừa chết thì họ hú gọi hồn trở về với thể xác hoặc hú gọi hồn nhập quan các vị thầy cúng…Thủ tục này cho thấy quan niệm linh hồn là một thực thể vô hình, độc lập với thể xác, trú ngụ trong thể xác. Vì vậy, để chuẩn bị cho người chết về với tổ tiên, thì người ta chuẩn bị cho người chết những thứ cần thiết, thiết yếu nhất ( mang tính tượng trưng) cho một cuộc sống, đó là: tiền gạo, quần áo và một số vận dụng đồ dùng sinh hoạt khác…Nghi thức này được tiến hành trong đám tang đã phản ánh quan niệm của người dân về sự tồn tại của linh hồn con người sau khi chết.
Trong tâm tưởng người dân nơi đây, họ đều coi linh hồn của con người vẫn tồn tại sau khi chết và những linh hồn này cũng có đời sống sinh hoạt như người sống. Nhìn chung, mọi người đều quan niệm rằng có thế giới thứ hai cho các linh hồn và thế giới đó như một cõi vô hình là nơi trú ngụ của thánh thần và của con người sau khi chết. Nhưng thế giới đó không hề xa lạ với con người mà nó lại rất gần gũi trên quan niệm “trần sao âm vậy”. Cụ thể như sau:
7/15 người cho rằng thế giới bên kia rất giống với thế giới hiện tại mà con người đang sống (trong đó 4/7 người cho rằng cõi âm giống hệt cõi dương, 3/7 người cho rằng cõi âm giống cõi dương nhưng cõi âm có cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, công bằng hơn).
5/15 người cho rằng thế giới bên kia khác hoàn toàn thế giới hiện tại. Nó lung linh, huyền ảo, vĩnh hằng. Linh hồn con người sống trong thế giới ấy tự do, nhàn hạ, không có chiến tranh, không cướp bóc, không ốm đau bệnh tật và không có cái chết.
3/15 người cho rằng không có thế giới bên kia, có chăng chỉ tồn tại trong đầu óc con người mà thôi.
Nhưng thế giới bên kia cũng không phải hết sức xa lạ với đời sống của họ mà nó hết sức gần gũi và cảm nhận được một cách trực quan. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng, linh hồn người chết không phải cư ngụ trên trời hay dưới đất, cũng chẳng phải ở nơi nào đó quá xa xôi. Linh hồn người chết ở trong ngôi mộ, bàn thờ là nơi cư ngụ khi linh hồn trở về với những người thân thiết của mình.
Với logic như vậy, người dân tin là họ và linh hồn người chết có thể liên hệ, giao tiếp được với nhau ( 9/15 người tuyệt đối tin tưởng, 6/15 người bán tín bán nghi), nghĩa là có tồn tại mối quan hệ giữa thế giới hiện thực họ đang sống với thế giới bên kia. Cụ thể, khi thờ cúng người chết, người dân thường cúng những món ăn, đồ uống ngon nhất và gửi cả đồ dùng sinh hoạt cho tổ tiên.
“ Khi bố tôi mới mất, tôi thường xuyên nằm mơ thấy bố tôi trở về nói rằng ở dưới ấy (cõi âm) ông đói lắm, rét lắm và bảo chúng tôi gửi cho ít áo quần, tiền bạc. Thực ra thì chúng tôi vẫn gửi lễ và cúng tế thường xuyên nhưng có lẽ bị thất lạc hoặc ma quỷ cướp hết rồi”. ( Chị H1, phiếu số 3).
Hình thức tổ chức lễ tang
Tang lễ, nói theo ngôn ngữ thông thường là việc hiếu, là một công việc quan trọng, thiêng liêng của gia đình đối với người qua đời, đặc biệt là đối với người bậc trên như ông bà, cha mẹ. Nhưng quan trọng thiêng liêng không phải ở chỗ làm tang to, bày cỗ lớn; cái chính là lòng thành kính, xót thương chứ không phải làm phô trương xa xỉ để làm oai với xóm làng. Hơn nữa, việc tang chỉ có ý nghĩa thiêng liêng khi sinh thời của ông bà, cha mẹ thì con cháu ăn ở, đối đãi có tình, có hiếu; khi ông bà, cha mẹ qua đời thì con cháu đồng thuận chung lo việc tang lễ cho trang nghiêm chu đáo. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc tang lễ tại thôn Quế Sơn cũng ngày một được lược giản cho phù hợp với nếp sống mới. Một nhận định chung là hình thức tang lễ đã thay đổi theo chiều hướng đơn giản hơn cả về nghi lễ lẫn đồ phúng viếng trong lễ tang.
Thay đổi về nghi lễ
Theo phong tục cổ truyền của người Việt, việc tang ma phải được tiến hành với đầy đủ các nghi thức, nghi lễ trang trọng. Sách Thọ mai gia lễ gồm trên 40 nghi thức nhưng có thể đưa ra những nghi lễ truyền thống theo 5 tiểu mục sau:
Khi đang hấp hối: Trong lúc người xấu số đang hấp hối, chưa tắt thở hẳn thì có những lễ tiết sau:
+ Thiên chính tẩm: tất cả mọi người đứng xung quanh, im lặng để tỏ lòng tôn kính, thương tiếc và lắng nghe lời dặn dò của người hấp hối.
+ Di ngôn: người thân thiết nhất như vợ, chồng, con, cháu… cẩn thận nghe từng lời di ngôn để không bị sai lạc.
+ Thuỵ hiệu: tức đặt tên thuỵ.
+ Gia tân y: tức mặc áo mới cho người sắp chết.
+ Khiết xỉ: lấy một chiếc đũa đặt ngang miệng người sắp chết để tiện cho việc phạn hàm.
+ Hạ tịch: nếu chưa thật tắt thở hoặc không nói được nữa thì nhẹ nhàng đặt người hấp hối xuống đất để hấp thụ sinh khí.
+ Phục hồn: lấy cái áo mới người hấp hối vừa mặc hoặc cái áo người đó thường hay mặc, tay trái cầm cổ áo, tay phải cầm lưng áo, đứng vào chỗ cao nhất để gọi hồn.
+ Thiết hồn bạch: khi biết chắc người thân sắp tắt thở, lấy 7 thước lụa trắng đặt lên ngực để lấy chút hơi nóng còn sót lại, sau khi tắt hơi mới đem kết thành hình nhân có đủ đầu mình và tứ chi đặt lên ngực người ấy, bao giờ nhập quan mới lấy ra đặt lên linh sang để thờ cúng.
Trong quá trình quan sát và PVS cho thấy, những nghi lễ trước khi đang hấp hối theo người dân là những tục lệ cổ hủ và mang tính mê tín dị đoan nên đã mất dần và một số tục đã mất hẳn như thuỵ hiệu, phục hồn hay thiết hồn bạch…và thay vào đó là những nghi thức đơn giản hơn.
Trước khi nhập quan:
+ Lập tang chủ, chủ phụ: tức đặt một người làm chủ lễ tang.
+ Cáo phó: loan báo việc tang chế, ngày giờ mất…
+ Trị quan: là việc sửa sang lại quan tài cho mới.
+ Mộc dục: tắm rửa cho người quá cố.
+ Phạn hàm: bỏ tiền và gạo vào miệng người đã chết.
+ Y phục thức: mặc quần áo cho người chết
+ Khâm liệm: bọc thây người chết bằng vải trắng trước khi bỏ vào quan tài.
+ Nhập quan: là đặt thi thể người chết vào quan tài.
Hầu hết những nghi thức trên vẫn tồn tại, ngoại trừ nghi lễ trị quan do quan niệm nghi lễ này là không cần thiết vì áo quan bây giờ đều là “áo mới” được sơn son thiếp vàng.
Tang lễ trước khi di cữu:
+ Thiết linh toạ, linh sàng: tức đặt bàn thờ và giường thờ. Hiện nay người ta không lập linh sang vì chiếm nhiều chỗ trống.
+ Lễ an vị: mọi người đứng trước linh cữu và tiến hành cử ai.
+ Thiết minh tinh: tục lệ này khá phức tạp và đã mất hẳn. Tục lệ này ghi lại sơ lược chức vụ, tên họ, số năm hưởng thọ bằng phấn trắng trên vải hay lụa đỏ theo quy tắc nhất định.
+ Lễ thành phục: lễ phát tang và mặc đồ tang.
+ Triêu tịch điện: nghĩa là sớm hôm lo lắng trước điện thờ giống như người chết vẫn còn sống vậy. Người thân đứng hai bên linh cữu theo thứ tự nhất định.
+ Điếu tang: là phần thân thuộc, xóm làng, bằng hữu đến phúng viếng.
Nghi tiết tống tang:
+ Chuyển cữu: tức là di chuyển quan tài khi sang một ngày mới, ngày đưa tang.
+ Cáo thần đạo lộ: làm ở ngã ba đường gần nhất theo nghi lễ tế thần.
+ Cáo thần thổ địa: trước khi khai huyệt chọn một người đi làm lễ khấn thổ địa.
+ Phát dẫn: lễ chuyển cữu đưa đi an táng.
Nghi lễ lúc đi đường
+ Nghi trượng trên đường đưa tang: lần lượt là người rải vàng mã, người cầm trướng, đối, đội khiêng ban thờ, cầm di ảnh, rồi đến xe tang.
+ Trú điện (nhà trạm giữa đường): thường ở nông thôn, đưa người chết đến nơi an nghỉ thường là một quãng đường xa, nên người ta làm nhà trạm giữa đường.
Nghi lễ lúc hạ huyệt
+ Lễ thắp hương cho các mộ phần xung quanh
+ Nghi thức bỏ đất khi hạ huyệt
Hầu hết trong các tang lễ, do quy định nếp sống văn hoá mới của thôn, làng nên các thủ tục, hủ tục đã được lược giản.
“ Bây giờ, con trai trưởng không phải chống gậy đi giật lùi, con gái không phải lăn đường như trước nữa. Nhưng con cháu vẫn phải quỳ lạy làm một hàng dài để khiêng quan tài đi qua đầu. Tôi cũng không biết làm thế để làm gì…”. ( Chú S, phiếu số 13).
“ Một số nghi thức vẫn phải kiêng kỵ, đấy là việc phụ nữ mang thai hoặc người trùng tuổi phải tránh đi khi nhập áo quan, vì sợ hợp với hồn người chết, bị hồn nhập”. ( Cô B, phiếu số 11).
“ Lúc nhà có tang, tôi phải nhờ đến họ hàng, chứ lúc ấy, còn biết gì nữa mà nghi với lễ. Người ta bảo tang gia bối rồi mà. Thấy người ta bảo phải làm gì thì tôi làm cái đấy. Thậm chí lúc mọi việc xong xuôi, cũng chẳng nhớ là mình đã làm những gì nữa”. ( Chị H, phiếu số 3).
“ Người ta bảo có kiêng có lành, có những nghi lễ gì thì mình cứ làm đủ cả, không sau này có chuyện gì xảy ra, lại không nói trước được”. ( Chị C, phiếu số 6).
Thay đổi về đồ phúng viếng trong tang lễ
Xưa, lễ cúng viếng thường là trầu cau trà rượu, nhưng cũng có người cúng viếng những câu đối, những bức trướng trong đó có nhắc lại cách ăn ở hay tính tốt của người vừa qua đời. Trong đám tang từ xưa, phổ biến tại Thái Sơn đó là gạo và trứng gà.
“ Ngày xưa, cách đây khoảng chục năm thôi, người ta vẫn mang một đấu gạo hoặc chục trứng gà đến phúng. Tuỳ nơi thôi, như ở dưới làng dưới, một đấu chỉ có cân hai, nhưng trên này thì một đấu là cân rưỡi. Tang chủ để hai cái mâm đựng gạo hai bên, khi nào đầy thì lại đổ vào thúng”. ( Anh T, phiếu số 5).
“Đám hiếu nhà tôi, người ta đến thì mang theo cân gạo với nén nhang, chỉ cần tấm lòng thương tiếc của làng xóm thôi, người chết thì đã chết rồi, cần gì hơn đâu”. ( Chị P, phiếu số 7).
Cùng với những đổi thay của làng quê, giờ người dân không đi phúng viếng bằng hiện vật nữa mà thay vào đó là “lễ đen” ( tiền), nhang đèn, giấy tiền vàng bạc, vòng hoa giấy hay hoa tươi.
Ở thôn quê, người trong cùng thôn xóm khi phúng viếng một số tiền để trực tiếp giúp đỡ tang gia lúc cần thiết. Đây là một việc rất thực tiễn. Mọi món tiền hoặc đồ phúng viếng đều được ghi rõ ràng và ghi vào quyển sổ, để về sau tang chủ coi theo mà cảm ơn, trả ơn, hoặc khi có người nào lâm vào cảnh tang chế như mình thì phúng viếng giúp đỡ lại. Đây là một đặc điểm của tương quan giao tế xã hội mà người Việt đã có ý thức từ lâu trong cuộc sống cộng đồng tập thể.
“ Bây giờ đời sống khá hơn rồi, không còn ai đi phúng bằng gạo nữa, người ta chỉ đi phúng bằng tiền cho tiện. Nói thật chứ, đám ma bây giờ lãi lắm, vì chi thì ít mà người ta đi phúng thì nhiều”. ( Anh H, phiếu số 8).
“ Phúng tiền thì vẫn hơn vì như thế linh hoạt hơn. Sau đám tang còn là đám giỗ, thường người ta lấy tiền đó để làm đám bốn chín ngày hoặc trăm ngày”. ( Bác M, phiếu số 12).
Hình thức lễ tang đã đơn giản hơn cả về nghi lễ lẫn đồ phúng viếng chính là những chuyển biến tích cực của một nét văn hoá truyền thống, ở đó, những nghi lễ tích cực, phù hợp với đạo hiếu, với truyền thống của người Việt Nam. Những nghi lễ tuy rằng có mang nội dung, ý nghĩa trong đó, nhưng ẩn chứa nhiều tư tưởng mê tín dị đoan thì dần dần bị loại bỏ. Đây là chiếu hướng chuyển biến tích cực của đời sống, văn hoá nông thôn theo nếp sống văn hoá mới.
Việc xem tử vi hoặc xem bói trước lễ tang
Trong ý niệm của người Việt thì “ nghĩa tử là nghĩa tận”, “sống gửi, thác về” đồng thời người chết vẫn luôn quanh quẩn phù hộ độ trì cho cháu con. Do vậy dân ta luôn xem trọng việc ngày giờ chết có phạm gì không hoặc cố tìm được ngày giờ đưa ma hạ huyệt để tránh hậu hoạ cho con cháu. Ở đây có thể nhắc đến những khái niệm như “trùng tang”, “nhập mộ”…
“Trùng tang tức là người chết vào giờ mà hồn người chết bị con quỷ sứ bắt rồi nó tra khảo bắt linh hồn dẫn về nhà để nó bắt thêm người nhà còn sống đi. Cách giải là vào chùa nhờ nhà chùa nhốt vong hồn đó lại không cho con quỷ kia tra khảo bắt ép đi tìm người nhà”. ( Bà X, phiếu số 15).
“ Theo tôi biết thì trùng tang là chết vào giờ tuổi hoặc ngày tuổi hoặc năm tuổi, như thế thì rất độc, phải bắt người sống đi theo mình. Lúc bố tôi mất, mẹ tôi được thầy bói dặn là đêm ngủ, nếu thấy ai gọi phải trên ba câu thì mới được thưa, nếu không, sẽ bị bắt đi”. ( Anh T, phiếu số 5).
Những ý kiến đưa ra ít nhiều có vẻ mê tín, nhưng hầu hết những mẫu PVS đều khẳng định mình đã được trải nghiệm hoặc có nghe về những việc xung quanh trùng tang hoặc bắt hồn người sống. Họ cho rằng việc xem bói là cần thiết và không thể thiếu, thậm chí nhiều gia đình cán bộ, Đảng viên nhưng vẫn thực hiện hành vi này như một truyền thống, thủ tục cần phải có.
“ Phải xem bói chứ, không xem là chết đấy! Vướng vào điểm gở là nhiều lúc trở tay không kịp đâu. Xem cho người chết được thanh thản, cả người sống cũng thấy an tâm”. ( Chị P, phiếu số 7).
Khi biết được người chết “trùng tang”, nhiều gia đình tìm cách hoá giải bằng nhiều hình thức khác nhau dựa trên lời phán của thầy cúng, của người cao tuổi có kinh nghiệm. Đây là vấn đề thuộc về tâm linh, nên 15/15 người trả lời PVS đều cho rằng, họ tin tưởng tuyệt đối vào việc xem bói hoặc xem tử vi trước khi cử hành tang lễ. Ngoài ra, người dân cũng ủng hộ việc coi bói sau tang lễ vào các thời điểm như bốn chín ngày, trăm ngày…nhằm xem xem người chết có mong muốn gì, có điều gì nhắn gửi với người sống, có gì thiếu thốn cần phải cúng tế không? Việc đi xem bói, tử vi là nhu cầu tâm lý, thói quen chưa được thay đổi trong suy nghĩ của người dân Thái Sơn. Đây là điểm cần chú ý trong việc tuyên truyền chống mê tín dị đoan trong nếp sống của người dân. Đôi khi việc xem bói dẫn đến những lo lắng, hoảng sợ không cần thiết bởi thực chất, đây là những vấn đề mà nhiều nhà khoa học cũng chưa lý giải được hết.
Ngày nay, nhiều nghi lễ đã được giản tiện, phù hợp với hoàn cảnh sống trong thực tế xã hội. Tuy nhiên một số lễ chính có ý nghĩa quan trọng vẫn còn được áp dụng. Vì tinh thần báo hiếu vẫn luôn là vấn đề thiết yếu trong đời sống con người Việt Nam, được đặt lên hàng đầu, nên khi cha mẹ chết, ai ai cũng muốn lo cho đủ lễ và toàn vẹn. Không những là cha mẹ, những người thân trưởng thượng hay là bất cứ người nào trong quyến thuộc khi từ trần cũng được thân nhân lo lắng chu toàn mọi việc. Sinh hoạt xã hội Á Đông nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân tộc hơn, nên từ hàng ngàn năm trước, vấn đề tang lễ đã đươc đặt ra một cách có qui củ. Rất nhiều sách vở, tư tưởng của các triết gia Á Đông đã nói đến bổn phận của người ta trong việc tang ma một cách cẩn thận chu đáo. "Sinh", "lão", "bệnh", "tử" là bốn điều phải có trong một đời người, không ai tránh khỏi. Cái chết còn có ý nghĩa chấm dứt sự sống một cuộc đời. Từ xưa, tang lễ rất nghiêm trọng. Ngay từ giờ hấp hối của một người sẽ phải vĩnh viễn ra đi, không khí trong gia đình trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng. Con cháu ở xa gần được báo tin vội vã quay về, tuy đông vầy, đều im lặng với nỗi buồn da diết. Với tinh thần có, đám tang của người dân Thái Sơn vẫn mang nhiều nét cổ truyền, đậm chất dân tộc.
Quy mô tổ chức lễ tang
Cùng với những quy định của nếp sống văn hoá mới, quy mô tổ chức lễ tang cũng được thu hẹp hơn.
“ Trước đây làm đám ma to lắm. Đám ma nhà ông X cạnh nhà tôi này, to nhất làng, thịt mấy tạ lợn, cả làng ăn uống 3,4 ngày. Tôi thì tôi cho đấy là không hay, nhưng quy định ngày trước của làng nó là thế”. ( Anh Th, phiếu số 14).
“ Họ cứ cho rằng, làm đám ma càng to thì càng chứng tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ. Ôi giới, lúc sống thì chẳng hiếu thuận, giờ chết rồi, có hiếu cũng có biết đâu. Chủ yếu giải quyết khâu oai thôi”. ( Chú S, phiếu số 13).
Như vậy có thể thấy, ngày trước, cùng với quan niệm báo hiếu, chứng hiếu với người quá cố là khi tổ chức đám ma phải thật linh đình. Tuy nhiên, cũng có một lý do khá thú vị khác được đưa ra:
“ Họ nhà tôi đông nhất làng, lại ở phân táng nữa. Khi nhà có tang, họ hàng thân thích đều phải về, giọt máu đào hơn ao nước lã, mọi người đến mà không ăn uống thì đói và mệt lắm. Họ hàng đông, tính ra đã được hơn 30 mâm rồi, tính cả người đến hộ tang nữa cũng phải 40 mâm”. ( Chị Q, phiếu số 7).
Qua điều tra, hầu hết người dân đều ủng hộ việc thu hẹp quy mô tổ chức đám tang bởi việc đám tang linh đình vừa khiến người nhà lo âu, mệt mỏi lại ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giếng. Đó là việc làm không cần thiết.
Kết luận
Qua kết quả khảo sát tại xã Thái Sơn huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang có thể thấy đôi nét về sự biến đổi phong tục tang ma ở nông thôn trung du miền Bắc Việt Nam nói chung và của người dân nơi đây nói riêng.
Nếu như trước đây, trước thời kỳ đổi mới, hình thức tổ chức đám tang đòi hỏi nhiều nghi lễ rườm rà, phức tạp và phải tuân thủ theo từng bước chặt chẽ thì từ sau đổi mới, với nhiều quy định của Chính phủ về nếp sống văn hoá mới, các nghi lễ này đã được giản lược. Các nghi lễ có nội dung, tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan bị xoá bỏ dần dần. Việc các nghi lễ này được xoá bỏ bớt bên cạnh việc những nghi lễ được giữ lại được thực hiện một cách quy củ hơn, sâu sắc hơn.
Đồ phúng viếng cũng theo đó cũng được thay thế bởi hình thức đi phúng bằng “tiền đen” đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều. Đây là một việc làm rất thực tiễn vì số tiền đó có thể giúp tang chủ trong lúc đau buồn được giúp đỡ không chỉ về mặt tinh thần mà có cả vật chất.
Quy mô tổ chức lễ tang đã được thu hẹp lại, chỉ trong phạm vi nội tộc, không cỗ bàn ăn uống linh đình như trước. Một phần do quy định của nếp sống văn hoá mới, một phần do quan niệm của người dân cũng đã thay đổi rất nhiều, hướng về người chết với tấm lòng thành kính là chủ yếu. Đây là một nét tiến bộ rất đáng phát huy.
Tuy nhiên, việc xem bói, cúng bái khi có người thân qua đời vẫn còn tồn tại ở tất cả các đám tang. Đây được coi như một tập tục lâu đời của người dân Thái Sơn. Nó là vấn đề thuộc về tâm lý, thuộc về thế giới tâm linh và xung quanh việc cúng bái, phục hồn…còn nhiều điều chưa thể lý giải được. Do đó, tục lệ này (có phần mê tín dị đoan) chưa thể mất đi trong nay mai, những người làm công tác tư tưởng, công tác văn hoá cần dựa vào những yếu tố đó để tuyên truyền, bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan trong đời sống văn hoá ở nông thôn hiện nay.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO (ĐÍNH KÈM) (76-98)
Phong tục về Tang Ma
Nguyễn Dư , Từ điển văn hoáTang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất. Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thụy, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, có người nói đặt lên ngực (1) để hồn người sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch. Khi tắt thở rồi thì tang chủ (người chủ lễ, thường là con trai trưởng) lấy một chiếc đũa để ngang hàm, dùng một miếng khăn hoặc một miếng giấy phủ lên mặt để tránh ma quỷ ám hại.
Xong, khiêng xác đặt xuống đất, rồi lại khiêng lên giường, mong rằng người chết hấp thụ sinh khí của đất, may ra sống lại. Phan Kế Bính cho rằng tục này mang ý nghĩa là người ta bởi đất sinh ra thì khi chết lại về đất (2). Có lẽ Phan Kế Bính đã chịu ảnh hưởng của Đạo Thiên Chúa chăng ? Người con cầm cái áo của người chết mới thay, đi đường phía trước trèo lên mái nhà hú vía ba lần (lễ phục hồn, chiêu hồn) : ba hồn, bảy vía, cha đâu về với con hoặc ba hồn, chín vía mẹ đâu về với con, tỏ ý mong cha mẹ sống lại. Theo quan niệm của Đạo giáo thì phách (hay vía) là phần tinh thần của người phải phụ vào xác mới tồn tại, khi người chết thì tan đi, còn hồn là phần tinh thần không có xác vẫn tồn tại được. Hú vía xong tụt xuống bằng lối phía sau. Mang áo vừa được hú vía phủ lên xác. Dùng nước thơm tắm rửa cho người chết (lễ mộc dục ), chải tóc, cắt móng tay móng chân, thay quần áo mới. Con trai tắm rửa cho cha, con gái tắm rửa cho mẹ. Người chết được mặc quần áo san
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tang ma ( Xã hội học văn hóa - nghiên cứu ở Hiệp Hòa Bắc Giang ).doc