Tiểu luận Phương hướng của quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

A.LỜI NÓI ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------- 2

B.NỘI DUNG.

I.Cơ sở lý luận của quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay. -------------3

1.Tính tất yếu khách quan ---------------------------------------------------------------------- 3

1.1.Cơ sở vật chất của một phương thức sản xuất

1.2.CNH-HĐH là tất yếu dể xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH

2.Quan điểm cua Đảng ta về CNH-HĐH------------------------------------------------------ 4

2.1.Tầm quan trọng của CNH-HĐH đối với sự nghiệp xây dựng

CNXH ở nước ta hiện nay.

2.2.Quan điểm về CNH-HĐH của Đảng ta hiện nay.

II.Nội dung CNH-HĐH của nước ta hiện nay.-------------------------------- 6

1.Bối cảnh triển khai CNH-HĐH ở nước ta hiện nay--------------------------------------- 6

2.Nội dung của CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay.------------------------------------------- 9

2.1 Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá : kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại ,tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hoá ở những khâu quyết định .

2.2 Công nghiệp hoá , hiện đại hoá được thực hiện tromh bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, lấy hiệu quả kinh té làm tiêu chuẩn cơ bản .

2.3 Công nghiệp hoá , hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả cac thành phần kinh tế , trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2.4 Công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .

2.5 Khoa học và công nghệ được xác định là nền tảng của công nghiệp hoá , hiện đại hoá.

2.6 Công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững ; công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải gắn với mục tiêu bền vững.

III. Phương hướng của quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay ------- 13

1.CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.------------------------------------------------------- 14

2.Phát triển công nghiệp------------------------------------------------------------------------ 15

3.Xây dựng kết cấu hạ tầng ------------------------------------------------------------------- 17

4.Phát triển khoa học và công nghệ.--------------------------------------------------------- 18

5.Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ--------------------------------------------------------- 20

6.Phát triển kinh tế dịch vụ--------------------------------------------------------------------- 20

7.Phát triển kinh tế đối ngoại ------------------------------------------------------------------ 20

8.Phát triển nguồn lực con người.------------------------------------------------------------- 20

IV.Một số giải pháp .--------------------------------------------------------------20

C.KẾT LUẬN.

 

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương hướng của quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta đã xác định nước ta tiến hành đẩy mạnh CNH-HĐH có cả “Thuận và khó khăn , thời cơ và nguy cơ đan xen lẫn nhau . Chúng phải chủ động nắm thời cơ , vươn lên phát triển nhanh và vững chắc , tạo ra thế và lực mới ; đồng thời luôn tỉnh táo kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ , kể cả nguy cơ mới nảy sinh , bảo đảm phát triển đúng hướng” .Viêc “Nắm bắt cơ hội , vượt qua thử thách , phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới , đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân đân ta”. Như vậy có thể nói , sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đang được triển khai ở Việt Nam ta trong một bối cảnh mà thuận lợi và thời cơ là lớn , song cung không ít khó khăn phức tạp , thậm chí có cả những nguy cơ , thách thức ở mức độ gay gắt . Một số thuận lợi và thời cơ lớn đó thể hiện ở nhữnh điểm sau : Chúng ta tiến hành CNH-HĐH trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao . Xu thế chung của hầu hết các nước trên thế giới là hoà bình ổn định và hợp tác để cùng nhau phát triển . Trong những năm gần đây , nhiều quốc gia ưu tiên phát triển kinh tế , và do vậy , ngày càng tham gia nhiều vào quá trình liên doanh , liên kết , hợp tác song phương , đa phương , khu vực và quốc tế...Đây là điều kiện thuận để các dân tộc xích lại gần nhau , trao đổi , học tập và giúp đỡ lẫn nhau ... 15 năm đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân , nền độc lập dân tộc và chế xã hội chủ nghĩa dược củng cố vững chắc , vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao .Đó chính là tiền đề đặc biệt quan trọng để nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN . Cùng với đó chúng ta thực hiện chính sách “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực , nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế , bảo đảm dan tộc tự chủ và định hướng XHCN , bảo vệ lợi ích dân tộc , an ninh quốc gia , giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc , bảo vệ môi trường”.Chính điều này đã và đang khơi dậy, thu hút những nguồn lực lớn cho sự phát triển . Nước ta có nguồn đất đai , tài nguyên thiên nhiên phong phú , đặc biệt chúng ta có lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu khá trẻ . Hơn nữa chúng ta được thừa kế được những kinh nghiệm CNH-HĐH của những nước đi trước , cùng với kinh nghiệm đổi mới đất nước ta. Tuy nhiên sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta hiện nay không chỉ có những thuận lợi và thời cơ lớn mà còn có cả nhữnh khó khăn , phức tạp và những nguy cơ thách thức gay gắt. Những khó khăn , phức tạp , những nguy cơ, thách thức này được thể hiện tập trung trong nhữnh vấn đề sau : Nuớc ta vừa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội , nhưnh một số mặt còn chưa vững chắc . Cho đến nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới ,trình độ phát triển kinh tế , năng suất lao động ,hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp , cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu .... Những hậu quả của cơ chế quản lý theo lối mệnh lệnh , tập trung bao cấp còn rơi rớt (quan liêu , cửa quyền , thủ tục hành chính rườm rà ...)lại cùng với những tiêu cực mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường (sùng bái lợi ích cá nhân , sùng bái đồng tiền ,tham nhũng ,các tệ nạn xã hội...). Còn nhiều thế lực sử dụng những chiêu bài “dân chủ” “nhân quyền” ... để mưu toan thực hiện “diễn biến hoà bình” nhằm xoá bỏ những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Trình độ văn hoá chung , trình độ tri thức về khoa họcvà cộng nghệ ,về chính trị và xã hội , luật pháp , tổ chức quản lý ...của đa số cán bộ , Đảng viên và nhân dân ta còn khá thấp so với các nước trong khu vực và còn xa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Như vậy có thể khẳng định sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH ở nước ta hiện nay được triển khai trong bối cảnh khá phức tạp : thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen lẫn nhau .Do vậy , cùng với việc khẳng định tính tất yếu khách quan của CNH-HĐH việc nhận rõ những điều kiện thuận lợi ,thời cơ và những khó khăn phức tạp , đặc biệt là những nguy cơ nhứng thách thức có ý nghĩa lý luận và phương pháp luận đặc biệt quan trọng không chỉ trong việc hoạch định chiến lược , mục tiêu , nội dung và phương pháp tiến hành sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH mà có tác dụng thiết thực trong việc xây dựng , phát triển nguồn nhân lực , củng cố quyết tâm chủ động nắm thời cơ ,vươn lên phát triển nhanh và vững chắc , tạo thế và lực mới , đồng thời luôn tỉnh táo kiên quyết đẩy lùi khắc phục các nguy cơ , kể cả nhữnh nguy cơ mới nảy sinh , đảm bảo phát triển đúng định hướng XHCN. 2.Nội dung của CNH-HĐH ở Việt Nam hiện nay . 2.1 Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá : kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại , tranh thủ đi nhanh vào hiện đại hoá ở những khâu quyết định. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang có những bước phát triển nhanh chóng và xu thế quốc tế hoá kinh tế hiện nay , công nghiệp hoá nhất thiết phải gắn liền với hiện đại hoá .Thực chất của quá trình hiện đại hoá nền kinh tế là không ngừng nâng cao trình độ phát triển của lực lượng sản xuất theo tiến trình phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới. Tuy nhiên ,quá trình này khi thực hiện ở nước ta sẽ gặp phải một nghịch lý . Một mặt , nếu không kịp thời sử dụng các công nghệ hiện đại để nhanh chóng hiện đại hoá nền kinh tế thì nguy cơ tụt hậu xa hơn sẽ tăng lên . Mặt khác , nếu dồn tất cả mọi sự đầu tư cho việc trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại thì lại có nguy cơ không phù hợp điều kiện hiện có , lãng phí nhiều tiềm năng và nảy sinh những vấn đề xã hội bức xúc .Để khắc phục nghịch lý này , trong quá trình CNH-HĐH chúng ta cần áp dụng nhiều trình độ kĩ thuật và công nghệ mà các nước đi trước đã thực hiện ở nhữnh thời điểm khác nhau .Chỉ như vậy , chúng ta mới có thể từng bước hiện đại hoá nền kinh tế , vừa khai thác được các nguồn lực đất nước . Nước ta hiện nay thiếu vốn , dư thừa lao động và mặt hàng có chất lượng lao động còn thấp thì chúng ta không thể đi ngay vào trình độ cao nhất của kĩ thuật và công nghệ trên quy mô toàn xã hội . Nhưng đối với các ngành mũi nhọn , những lĩnh vưc cần ưu tiên phát triển , những công đoạn quan trọng mà điều kiện cho phép thì cần áp dụng ngay trình độ hiện đại , thực hiện “đi tắt đón đầu” để tạo bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển lực lượng sản xuất .Nói cụ thể hơn , con đường CNH-HĐH nền kinh tế phải kết hợp giữa nhảy vọt từ thủ công lên hiện đại , với bước đi tuần tự thủ công , nửa cơ khí , cơ khí , tự động hoá .v.v..Đồng thời phát huy đẩy đủ tính ưu việt của công nghệ truyền thống , giữ vững bản sắc dân tộc . Trong quá trinh lựa chọn cộng nghệ để hiện đại hoá nền kinh tế , chúng ta phải xem xét toàn diện các yêu cầu , không chỉ về tính hiện đại về công nghệ , mà còn hiệu quả kinh tế-xã hội và yếu tố sinh thái của nó. 2.2 CNH-HĐH được thực hiện trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường dịnh hướng XHCN , lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản. Hiện nay , CNH-HĐH được tiến hành theo cơ chế thị trường có sự quả lý của Nhà nước . CNH-HĐH trong bối cảnh đó trước hêt phải tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường , như giá trị , cung cầu , cạnh tranh . Kế hoạch chỉ mang tính định hướng : thị trường là nơi phản ánh nhu cầu xã hội , có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực cho sản xuất và kinh doanh .Cơ chế thị trường có tác dụng làm cho chủ thể của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá năng động , biết tính toán , có ý thức tiết kiệm và luôn đề cao tính hiệu quả .Tuy nhiên , cơ chế thị trường cũng có những hạn chế và khuyết tật của nó , mà nếu không chủ động khắc phục , điều tiết thì qua trình CNH-HĐH sẽ không đạt được mục tiêu ổn định xã hội , an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường . Vì sự lợi nhuận người ta sẵn sàng bất chấp những yêu cầu bảo đảm về mặt xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên của sự phát triển . Thực tế khách quan đòi hỏi phải có sự quản lý khách quan của nhà nước , một bộ phận không thế thiếu của cơ chế quản lý quá trình CNH-HĐH .Nhà nước thực hiện quản lý quá trình CNH-HĐH . Nhà nước thực hiện quả lý của mình thông qua các công cụ chủ yếu như định hướng kế hoạch phát triển , hệ thống pháp luật , các chính sách kinh tế xã hội , các quỹ quốc gia để điều tiết quá trình CNH-HĐH. CNH-HĐH trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN phải hướng vào việc ưu tiên thúc đẩy sư tăng trưởng và phát triển của các ngành, các lĩnh vực , các thành phần kinh tế , các vùng lãnh thổ , các doanh nghiệp có khả năng đem lại tích luỹ nhanh , tích luỹ lớn và hiệu quả kinh tế cao để đạt mục tiêu dân giàu , nước mạnh . Mặt khác , CNH-HĐH còn phải đảm bảo mục tiêu xã hội công bằng , dân chủ , văn minh , bảo đảm an ninh quốc gia và sự phát triển bền vững .Khi hiệu quả kinh tế đã đại dược sẽ cho phép thực hiện hiệu quả xã hội , ngược lại hiệu quả xã hội được bảo đảm lại góp phần tạo nên động lực thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả kinh tế . Khi hoạch định chíng sách , lựa chọn phương hưóng phát triển, phương án đầu tư và trang bị cộng nghệ cho quá trình CNH-HĐH toàn bộ nền KTQD , cũng như từng ngành , từng thành phần kinh tế , từng vùng và từng doanh nghiệp thì phải lấy hiệu quả kinh tế -xã hội làm thước đo chủ yếu quyết định . 2.3 CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân , của tất các thành phần kinh tế , trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo . Trong văn kiện Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành trung ương khoá VII có viết : “ CNH-HĐH là một cuộc cách mạnh toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội , đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều trí tuệ , sức người , sức của .Chỉ có huy động sức mạnh và khả năng sáng tạo to lớn của toàn dân , dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng , sự quản lý có hiệu lực và có hiệu quả của nhà nước thì mới đảm bảo thắng lợi .” Quan điểm CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân thể hiện ở các mặt sau : CNH-HĐH xuất phát từ lợi ích , nguyện vọng của nhân dân , đó là thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ văn minh . CNH-HĐH do nhân dân thực hiện bằng sức lao động , tài năng , năng lực sáng tạo , tiền vốn tài sản của toàn dân , phát huy sức mạnh và lợi thế so sánh của các thành phần kinh tế , trog đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo , dẫn dắt các thành phần kinh tế CNH-HĐH chỉ thực sự là sự nghiệp của nhân dân và do nhân dân khi được xây dựng và thực hiện tố cơ chế phát huy quyền làm chủ của nhân dân , tạo diều kiện để nhân dân tham gia , góp phần xây dựng dường lối CNH-HĐH và kiểm tra quá trình thực hiện dường lối đó . Như vậy , việc phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế -xã hội là biện pháp quan trọng bảo đảm sự thành công của công cuộc CNH-HĐH đất nước . 2.4 CNH - HĐH gắn liền với việc “xây dưng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với sự hội nhập kinh tế.” Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Đảng ta đã khẳng định : “ giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế , đa phương hoá , đa dạng hoá quan hệ đối ngoại . Dựa vào nguồn lực trọng nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài . Xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới ...”. Tiếp tục quan điểm này , tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX một lần nữa , Đảng ta khẳng định : CNH-HĐH đất nước nhất thiết phải gắn liền với với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi vối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ “ trước hết là đôc lập tự chủ về dường lối chính sách” , CNH-HĐH phải thúc đẩy xây dựng nền kinh tế mở . Đó là nền kinh tế dựa trên cơ sở phát triển có quan hệ hợp tác đa phương , đa hình thức , hướng mạnh vào xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả , nhằm tạo nguồn vốn cho CNH-HĐH. Đối vối những nước nghèo như như nước ta thì trong giai đoạn đầu của CNH-HĐH thì việc thu hút vốn nước ngoài giữ một vai trò quan trọng . Nó hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới công nghệ , nhờ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm , tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu . 2.5 Khoa hoc và công nghệ được xác định là nền tảng và động của công nghiệp hoá , hiện đại hoá . Đảng đã có nhiều nghị quyết quan trọng về khoa học và công nghệ . Đặc biệt , Hội nghị lần bảy Ban chấp hành trung ương khoá VII đã khẳng định : “ Khoa học và công nghệ là nền tảng của công nghiệp háo hiện đại hoá . Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương khoá VIII một lần nữa nhấn mạnh : “cùng với giáo dục-đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế-xã hội , là điều kiện cần thiết để giữ vừng độc lập dân tộc và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa , CNH-HĐH đất nước phải bằng và dựa và khoa học công nghệ ” .Và tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX quan điểm coi khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu , là nền tẩng động lực đẩy mạnh CNH-HĐH đã được Đảng ta nhấn mạnh một lần nữa . Kinh nghiệm 15 năm đổi mới đã chứng tỏ việc chúng ta áp dụng khoa học - công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân . Để đạt dước tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) liên tục đạt khoảng 8% những năm qua , ngoài yếu tố chuyển đổi cơ chế , mở cửa ,chủ động hội nhập với thị trường khu vực và thế giới thì yếu tố tăng lực lượng sản xuất qua vốn lao động và công nghệ là rất quan trọng . Trọng hoạt động sản xuất , kinh doanh thường thấy nổi lên vấn đề vốn, nhưng phân tích kĩ thì thực ra vốn phần lớn dùng để đổi mới và tiếp thu công nghệ . Để khoa học và công nghệ thực sự là nền tảng và động lực của CNH-HĐH phải gắn hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn , với quá trình CNH-HĐH , phải tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ theo đúng với nghĩa “quốc sách hàng đầu” . Đồng thời phải tìm ra động lực cho bản thân sự phát triển của khoa học và công nghệ : động lực này nằm ở lợi ích của những người nghiên cứu , phát minh và ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ .Như vậy phải đặc biệt quan tâm xây dựng và phát huy tốt lực lượng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ . 2.6 CNH-HĐH phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; CNH-HĐH phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững . Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương khoá VII , Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định : “ Chăm sóc , bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội văn minh”. Và chỉ rõ việc đánh giá tiến bộ kinh tế-xã hội của một đất nước không phảI chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân như trước , mà còn dựa trên cơ sở của những chỉ tiêu cơ bản : thu nhập , trình độ giáo dục và tuổi thọ của người dân . Trong bối cảnh hiện nay , sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất xã hội .Nếu như trước đây quá trình công nghiệp hoá tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên thì giờ đây quá trình CNH-HĐH lại hướng vào việc khai thác con người , đặc biệt là tài năng trí tuệ của con người . Mặt khác CNH-HĐH không chỉ đơn thuần nhằm vào mục tiêu tăng trưởng mà quan trọng hơn là phải đạt dược mục tiêu phát triển nhanh và phát triển bền vững . Đó không chỉ là sự gia tăng về lượng trước hết là tổng sản phẩn quốc nội (GDP) mà còn về chất , trước hết là phúc lợi nhân dân . Trong toàn bộ quá trình CNH-HĐH phải gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội , với bảo vệ và cải thiện môi trường , vì lợi ích không chỉ về thế hệ hôm nay mà còn của thế hệ tương lai . Do đó quá trình CNH-HĐH ngày nay đòi hỏi phải biết nuôi dưỡng , phát triển và khai thác hợp lý có hiệu quả các nguồn lực con người :CNH-HĐH vì con người và do con người . Như vậy đối với nước ta hiện nay để thực hiện thành công đường lối CNH-HĐH “ rút ngắn thời gian ,vừa có những bước tuần tự vừa có những bước nhảy vọt ” đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phát huy những lợi thế vốn có của đất nước tận dụng tối đa mọi cơ hội , mọi khả năng có thể có để nhanh chóng đạt trình độ tiên tiến : tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn , ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thanh tựu mới về khoa học và công nghệ “từng bước phát triển kinh tế trí thức ” . Cùng với đó chúng ta phải ra sức phát huy nguồn trí thệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam lấy phát triển giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ làm nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH-HĐH . III.Phương hướng cho quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay . Nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ . Qua nhữnh thành tựu đã đạt được Đảng ta đã đề ra phướng hướng phát triển kinh tế -xã hội cho 10 năm tới : “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại . Nguồnlực con người , năng lực khoa học và công nghệ , kết cấu hạ tầng , tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường;thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành cơ bản ; vị thế của nước tâ trên trương quốc tế được nâng cao ”. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã nêu rõ : “Phát triển kinh tế công nghiệp hoá , hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm .”CNH-HĐH phải đảm bảo xây đựnh nền kinh tế độc lập tự chủ , trước hết là độc lập tự chủ về đường lối , chính sách , đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh . Xây dựng nèn kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại , kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước . Định hướng cho việc phát triển các ngành và các vùng , các văn kiện chỉ rõ : Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH . Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế , tăng sức cạnh tranh.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh các lợi thế so sánh của đất nước , gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước ; nhu cầu đời sống của nhân dân và quốc phòng , an ninh. Tạo thêm sức mạnh của thị trường trong nước và mở rộng thi trường ngoài nước và đẩy mạnh xuất khẩu . 1.CNH-HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu , đất đai và lao động của từng vùng , từng địa phượng . ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất , nhất là ứng dụng công nghệ sinh học ; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến ; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ ; hình thanh sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những đất hoang chưa dược sử dụng , phân bố lại lao động dân cư ; giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với sản xuất . Phát triển mạnh ngành , nghề và kết cấu hạ tầng nông thôn , tạo thêm việc làm mới để chuyển lao động nông nghiệp sang làm nghành , nghề phi nông nghiệp , nâng cao đời sống đời sống của dân cư nông thôn . Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần hiên nay ; không còn hộ đói , giảm đáng kể tỉ lệ hộ nghèo . Đẩy mạnh sãn xuất lương thực theo hướng thâm canh , tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản , chất lượng cao . Sản lượng lươnh thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn , đảm bảo an ninh lương thực quốc gia . Phát triển chăn nuôi , hướng chính là tổ chức lại sản xuất , khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn ; đầu tư cải biến đàn giống tăng cường công tác thu y ; chế biến thức ăn chăn nuôi ;... Phát triển khai thác hải sản xa bờ và diều chỉnh nghề cá ven biển hợp lý. Đầu tư phát triển mạnh nghành chăn nuôi , trông thuỷ sản , xây dựng vùng nuôi , trồng tập trung , gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao . Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảmg 2,4 triệu tấn , giá trị sản xuất thuỷ sản khoảng 2,5 tỉ USD. Phát triển mạng lưới thuỷ lợi , bảo đảm cải tạo đất , thâm canh , tăng vụ và khai thác các vùng đất mới . Hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở miền trung như hệ thống thuỷ lợi sông Chu ;thuỷ diện , thuỷ lợi Rào Quán (Quảng Trị ) ; hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế)... Kiên cố hoá những tuyến đê xung yếu ; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương . Phán đấu đến năm 2005 , đưa năng lực tưới lên 6,5 triệu ha trồng lúa và 1,5 triệu ha rau màu , cây công nghiệp ( tăng 60 vạn ha). Bảo vệ và phát triển rừng , tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng . Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới , kết hợp với khoanh nuôi , bảo vệ tái sinh rừng . Trồng mới 1,3 triệu ha rừng tập trung , nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38 - 39% vào năm 2005. Và một số vấn đề cần tập trung phát triển như cơ sở hạ tầng nông thôn , mở mang các làng nghề , phát triển các điểm công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ... Chỉ tiêu dến năm 2005 nghành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5 - 6% ; thuỷ sản khoảng 19 - 20% . 2. Phát triển công nghiệp. Noi gương một số nước công nghiệp mới trong khu vực như Hồng Công , Hàn Quốc , ĐàI Loan đã tiến hành CNH - HĐH bằng các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp chế biến , công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu . Đảng ta đã chủ trương xay dựng kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) về phát triển công nghiêp ở những điểm sau : Phát triển với nhịp độ cao , có hiệu quả , coi trọng đầu tư chiều sâu , đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phân các nghành sản xuất công nghiệp . Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh , trú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ; các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn . Tập trung vào phát triển công nghiệp công nghệ cao , nhất là công nghệ thông tin , viên thông diện tử . Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết . Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô , nhiều trình độ ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ , phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng , từng dịa phương ; trước hết tập trung cho công nghệ chế biến , công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất , phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13%/năm. Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp : Công nghiệp chế biến nông , lâm , thuỷ hải sản phát triển mạnh theo hướng đàu tư công nghệ hiện đại , sản xuất ra sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế ; chú trọng các mặt hàng như chế biến thuỷ sản chế biến lương thực , thịt , sữa , đường , mật , nước giả khát dầu thực vật ... Ngành giấy , đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất giấy hiện có , nghiên cứu xây dựng thêm một số cơ cở sản xuất giấy bột và giấy để có thể tăng công suất thêm 20 vạn tấn , phấn đấu đát sản lượng 50vạn tấn vào năm 2005. Ngành dệt may và da giầy , trú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài .Tăng cường đầu tư , hiện đại hoá một số khâu sản xuất . Trú trọng phát triển nguồn bông và khai thác nguồn da các loại . Đến năm 2005 đạt sản lượng 2,5 – 3 vạn tấn bông xơ , 750 triệu mết vải , nâng sản lượng giầy dép lên 410 triệu đôi . Ngành dầu khí , tiếp tục nguồn vốn hợp tác thăm dò , tìm kiếm khai thác để tăng thêm khả năng khai thác dầu khí . Sản lượng khai thác dầu năm 2005 đạt 27 -28 triệu tấn quy đổi . Nhà máy lọc dầu số 1 đưa vào vận hành năm 2004 nhăm đạt sản lượng 6 triệu tấn xăng , dầu và các sản phẩm dầu vào năm 2005 . Tận dụng khả năng để đầu tư ra nước ngoài nhằm phát triển lâu dài ngành dầu khí nước ta . Ngành công nghệ điện tử và công nghệ thông tin , viễn thông , thực hiện đầu tư chiều sâu , đổi mới công nghệ , hiện đậi hoá những cơ sở sản xuất điện tử đã có , xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước , giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu ; tăng nhanh tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đầu tư và có chính sách để phát triển mạnh công nghiệp phần mềm phục vụ nhu cầu trong nưóc và tham gia xuất khẩu , dưa giá trị sản phảm phần mềm đạt trên 500 triệu USD vào năm 2005 , trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD . Ngành cơ khí , tập trung đầu tư có chiều sâu , đổi mới công nghệ , thiết bị , hiện đại hoá một số khâu then chốt trong chế tạo , trú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu , đặc biệt là các loại tàu có trọng tải lớn . Tăng khả năng chế tạo các dây truyền thiết bị toàn bộ , thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến ; phương tiện vận tải , máy công cụ , máy xây dựng , cơ khí tiêu dùng ... Phát triển một số lĩnh vực hiện đại như cơ điện tử ; từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh , đáp ứng khoảnh 25% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá khoảng 70 - 80% các loại phụ tùng xe máy và 305 phụ tùng lắp ráp ôtô . Một số ngành khác như : điện , than , hoá chất phân bón , thép ...cũng rất quan trọng cho nền kinh tế cần tiếp tục triển khai đầu tư với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50289.doc
Tài liệu liên quan