Tiểu luận Phương pháp cấy tạo trầm trên cây Dó bầu

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TI: 2

1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TI: 2

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CY DĨ BẦU 3

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CY DĨ BẦU: 3

2.1.1. ĐẶC ĐIỂM PHN LOẠI: 4

2.1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CY DĨ BẦU: 6

2.1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THI: 7

2.1.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THI : 10

2.2. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DÓ BẦU: 12

2.2.1. GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM: 12

2.2.1.1 Chọn đất làm vườn ươm cây con: 12

2.2.1.2 Làm đất v thiết kế líp ươm: 12

2.2.1.3 Xử lý đất v bĩn lĩt phn: 13

2.2.1.4 Gieo hạt: 13

2.2.1.5 Lm gin che cy con: 13

2.2.1.6 Tưới nước giữ ẩm sau gieo: 13

2.2.2. GIAI ĐOẠN VƯỜN BẦU: 14

2.2.2.1 Vỏ bầu: 14

2.2.2.2 Xử lý đất vơ bầu (Ruột bầu): 14

2.2.2.3 Thiết kế luống bầu: 14

2.2.2.4 Cấy cy con vo bầu: 14

2.2.2.5 Tưới nước: 15

2.2.2.6 Lm cỏ v bĩn thc: 15

2.2.2.7 Đảo bầu v thay bầu: 15

2.2.2.8 Phịng trừ su bệnh: 16

2.2.3. GIAI ĐOẠN TRỒNG QUY MƠ LỚN: 16

2.2.3.1. Đất trồng: 16

2.2.3.2. Thời vụ trồng: 16

2.2.3.3. Yếu tố khí hậu: 16

2.2.3.4. Yếu tố đất đai: 17

2.2.3.5. Cy Dĩ bầu bị chết do thối rễ: 18

2.3. TÌNH HÌNH TRỒNG V PHT TRIỂN TRONG NƯỚC: 19

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ TRẦM HƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CẤY TẠO TRẦM 21

3.1.ĐẶC TÍNH V CƠNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG: 21

3.1.1. TRẦM V SỰ TẠO TRẦM: 21

3.1.2. TÍNH CHẤT CỦA TRẦM HƯƠNG: 23

**Thnh phần hĩa học cĩ trong trầm hương. 23

3.1.3. CƠNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG: 31

3.1.3.1. Hương liệu mỹ phẩm: 32

3.1.3.2. Dược Liệu: 32

3.1.3.3. Trong Đông Y: 32

3.1.3.4 Trong Ty Y: 33

3.1.3.5. Cc lĩnh vực khc: 33

3.2. TÌNH HÌNH KHAI THC V TIU THỤ: 34

3.2.1. TÌNH HÌNH KHAI THC TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIN. 34

3.2.2. NHU CẦU V THỊ TRƯỜNG TIU THỤ TRẦM HƯƠNG: 35

3.3. QU TRÌNH HÌNH THNH TRẦM HƯƠNG 40

3.3.1. SỰ HÌNH THNH TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIN: 40

3.3.2. KỸ THUẬT CẤY TẠO TRẦM: 40

3.3.2.1. Cơ sở lý luận của việc cấy tạo Trầm: 40

3.3.2.2.Các phương pháp cấy tạo Trầm. 41

3.3.2.3. Đặc điểm một số lồi nấm cĩ liên quan đến sự tạo Trầm. 42

3.3.3. THÍ NGHIỆM CẤY TẠO TRẦM: (công ty TNHH TM&DV Tinh Đất Việt) 45

3.3.3.1. Khoan cây để bố trí thí nghiệm: 45

3.3.3.2. Kết quả quan st phản ứng của cy sau khi bố trí nghiệm: 46

3.3.3.3. Kết quả hình thnh Trầm hương. 47

3.3.4. MỘT SỐ THNH TỰU VỀ NGHIN CỨU CẤY TẠO TRẦM TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: 47

3.3.4.1. Trong nước. 48

3.3.4.2. Ngoài nước. 50

3.4.THCH THỨC & TRIỂN VỌNG 50

3.4.1. THCH THỨC: 50

3.4.2. TRIỂN VỌNG: 51

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ 54

4.1. KẾT LUẬN: 54

4.2.KIẾN NGHỊ: 54

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4094 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương pháp cấy tạo trầm trên cây Dó bầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6-7 năm là có thể cấy tạo Trầm và sau thời gian từ 24-36 tháng kể từ khi cấy hóa chất là khai thác Trầm). Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để cây Dó bầu sinh trưởng và phát triển. Những nguyên nhân trên đã làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển vườn Dó bầu ở Việt Nam. Ngày nay nhiều nông dân ở Việt Nam đã làm giàu nhờ vào việc trồng và cấy tạo Trầm hương trên cây Dó bầu (trung bình, lợi nhuận thu được từ 50-150triệu/ ha/năm). Việc nhân giống cây Dó bầu để bán cũng đã mang lợi nhuận rất cao cho nhiều nông dân (Có thời điểm giá một cây Dó bầu giống lên lên đến 25.000 đồng). Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt Nam” tính đến cuối năm 2004 có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây Dó bầu với diện tích trên 7000 hecta trong đó diện tích có thể khai thác Trầm hương vào khoảng 190 hecta. Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ…vừa bắt đầu trồng trong năm 2004 do đó diện tích chưa cao. Các tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Khánh Hòa đã trồng trên 3.240 hecta, trong đó nhiều nhất là Hà Tĩnh (840 hecta), Quảng Bình (740 hecta), kế đến là Quảng Nam (425 hecta), và còn lại các tỉnh khác. Tây Nguyên tổng diện tích trồng khoảng 1.700 hecta bao gồm các tỉnh KonTum (325 hecta), Gia Lai (225 hecta), Đăklăk (615 hecta), ĐăkNông (226 hecta) và Lâm Đồng (265 hecta). Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trồng khoảng 1.743 hecta bao gồm Đồng Nai (345 hecta), Tây Ninh (218 hecta), Bình Dương (230 hecta), và nhiều nhất là Bình Phước (950 hecta). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm hai tỉnh An Giang và Kiên Giang (kể cả đảo Phú Quốc) với diện tích trồng khoảng 387 hecta. Theo ước tính, đến 2010 diện trồng Dó bầu trên cả nước vào khoảng 30.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng từ 2.500-4.000 hecta. CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ TRẦM HƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CẤY TẠO TRẦM 3.1.ĐẶC TÍNH VÀ CÔNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG: 3.1.1. TRẦM VÀ SỰ TẠO TRẦM: Mặc dầu số lượng cá thể các loài Aquilaria spp cũng như nguồn cung cấp đã bị cạn kiệt, nhưng nhu cầu về Trầm hương trong nền thương mại thế giới lại gia tăng đáng kể. Hiện nay các nước tiêu thụ Trầm hương mạnh là Trung Cận Đông và Châu Á, và ngay cả ở Mỹ và Châu Âu (TRP, 1997). Theo Vũ Văn Cần và Vũ Văn Dũng (1978) có thể phân loại nguồn gốc hai loại Trầm sinh (Trầm lấy từ cây sống) và Trầm rục (Trầm lấy từ cây đốn hay cây chết đổ lâu ngày). Trầm sinh từ cây còn sống thường có hai màu sáng. Ngược lại Trầm rục thì thường có màu cánh dán, hay đen xỉ. Thường người ta lấy Trầm rục từ gốc hoặc rễ. Giá Trầm sinh thường cao hơn Trầm rục từ 2-3 lần và trên mỗi cây có Trầm có thể thu hoạch được từ 5-10kg Trầm. Ngoài ra phần xung quanh khối Trầm Kỳ cũng bị biến đổi ít nhiều với sự Hình 3.1: Trầm hương xuất hiện của các chỉ Trầm xen kẽ với gỗ thường gọi là Tóc trong tiếng Khmer. Tóc khi cháy cho mùi hương thơm và được dùng làm Nhang Trầm. Theo Phillips (1997), các dạng Trầm và sản phẩm của Trầm được ghi nhận trên thị trường là: Trầm mảnh, Trầm bóng, Trầm vụn và bột Trầm, Trầm bánh, tinh dầu Trầm (dùng làm hương liệu và dược liệu). Việc phân tích Trầm và tinh dầu Trầm đã được Erhartdt, Lê Công Thuân và Hopwood (1997) thực hiện bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp với khối phổ (Gas Chromatography/Mass Spectrometry). Ghi nhận có hai sesquiterpen tồn tại phổ biến trong gỗ cũng như trong tinh dầu, đó là(+)-Aromadendrene và -Selinene. Tuy nhiên, slinene không xuất hiện trong mẫu Trầm chất lượng thấp. Ngoài ra, Guaiene, một Sesquiterpene khác có trong mẫu gỗ Trầm tự nhiên nhưng chỉ gặp trong mẫu tinh dầu, trong khi Guriunene, một đồng phân của Aromadendrene có nhiều trong các mẫu tinh dầu nhưng không thấy trong mẫu gỗ tự nhiên. Cho đến năm 2004 có một vài công trình nghiên cứu về sự tạo Trầm, tuy nhiên, việc vận dụng các hiểu biết một cách chắc chắn về cơ chế tạo Trầm để sản xuất Trầm một cách bền vững vẫn đang là thử thách đối với các nhà khoa học. Lý do là cho đến nay, chưa có thực nghiệm hoàn chỉnh nào, mặc dù có rải rác vài công trình đã được tiến hành trên những cây Dó bầu còn non trồng trong môi trường được kiểm soát. Theo Phạm Hoàng Hộ (1985) Dó bầu có Trầm là cây Dó bầu bị bệnh. Nguồn gốc bị bệnh đó chỉ mới được biết trong những năm gần đây. Khảo sát của Julaluddin (1977) cho rằng vùng Tóc Trầm chứa một loại nấm được xác định là Cryptosphaeria mangifera. Ông đã xác định bằng cách cho những cây Dó bầu lành mạnh nhiễm nấm. Sau một thời gian, vùng bị nhiễm trở nên sẫm màu và trở thành Tóc rõ rệt và khi đốt cũng tỏa mùi Trầm rõ rệt. Tuy nhiên đó chỉ là những tín hiệu bước đầu của sự hình thành Trầm. Việc nghiên cứu này còn quá ngắn để đến giai đoạn Trầm Kỳ. Đến nay đã xác định được nấm Cytosphaera mangiferae có ở Trầm của loài A. malaccensis và nấm Melanotus flavolives chứa trong khối Trầm từ loài A. sinensis. Trầm có thể xuất hiện trên cây Dó bầu đã to hay còn nhỏ. Trong thực tế, có nhiều cây Dó bầu đã to, với đường kính 50-60cm đã có Trầm. Ngược lại, có những cây Dó bầu đường kính mới chỉ có 15cm đã có Trầm. Các thí nghiệm gần đây cho thấy có thể kích thích tạo Trầm ở những cây Dó bầu trồng ở 4-5 năm tuổi. Tuy nhiên, trên những cây Dó bầu to, già cỗi Trầm xuất hiện nhiều hơn. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể phân biệt cây đã có Trầm qua một số đặc điểm hình thái của cây và điều kiện hoàn cảnh nơi mọc như sau: Cây đã lớn đường kính trên 20cm. Thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương. Lá cằn cỗi, màu xanh vàng. Vỏ khó bóc hơn những cây bình thường. Gỗ màu vàng. Cây mọc trên đất xấu nhiều sỏi đá. Trong cây Trầm hương xuất hiện ở ba nơi: rễ, gốc, đoạn thân, cành ở độ cao trên 60cm so với mặt đất rất hiếm khi có Trầm hương. Phần nhiều Trầm hương nằm nhiều ở quanh gốc, nhất là ở rễ. Chính vì thế, khi tìm Trầm hương, rễ mọc tới đâu phải đào tới đó. Người tìm Trầm không sợ bị rắn rết cắn vì họ tin rằng khi có Trầm thì rắn rết đã bị đuổi đi hết. Ở Ba Rền (Bình Trị Thiên) đôi khi người ta chặt cành để cho Trầm hình thành thấp. Gần đây, nhóm nghiên cứu Rừng Mưa Nhiệt Đới Châu Âu kết hợp với trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và hai tỉnh Kiên Giang và An Giang đã tiến hành một chương trình nghiên cứu nhằm gây tạo Trầm hương trên cây Dó bầu trồng từ hạt ở Phú Quốc. Huỳnh Văn Mỹ (1997) cho biết ở Tiên Phước (Quảng Nam), nông dân đã đã tự nghiên cứu xử lý kỹ thuật tạo Trầm trên cây Dó bầu từ 10 năm tuổi trở lên kết Trầm theo ý muốn. Đây là một trong những vấn đề mà các nhà khoa học cần nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và nhân rộng. 3.1.2. TÍNH CHẤT CỦA TRẦM HƯƠNG: Kỳ nam Trầm hương -Chất nhẹ, mềm, dẻo và nhuyễn. Khi nếm có đủ vị chua, cay, ngọt, đắng. - Có 4 màu chính: trắng ngà, xanh xám, vàng và đen chàm. - Cho nhiều dầu, khi đốt lên rất thơm và có khói xanh. Khói Kỳ bay thẳng lên không trung và dài. - Chất nặng, vị đắng, màu mun hoặc đỏ, dễ cháy. - Cho ít dầu, khi đốt khói Trầm có màu trắng, bay vòng quanh rồi tan ngay. Có 4 thứ chính: Bạch Kỳ, Thanh Kỳ, Huỳnh Kỳ và Hắc Kỳ (trong đó Bạch Kỳ là quý nhất) - Có 4 thứ chính: Trầm mắt kiến, Trầm rễ, Trầm mắt tử và Trầm tóc. Bảng 3.1. Tính chất của Trầm hương và Kỳ nam **Thành phần hóa học có trong trầm hương: Loại Trầm Hương tốt sản xuất từ cây Dó Bầu có thành phần tan trong cồn lên tới 40-50%, sau khi xà phòng hóa bằng KOH rồi cất hơi nước sẽ được khoảng 13% tinh dầu. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu là Benzylacetone (C2H5-CH2COCH3) 26%, Methoxybenzylacetone 53% và Terpene alcohol 11%. Ngoài ra còn có cinamic acid và các dẫn xuất của nó (acid B-fenilacrilic, C6H5CH-CHCOOH). Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu chứa trong mẫu cây khác nhau có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp chưng cất hơi nước, và kết quả hàm lượng tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1% – 1,2%. Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp tinh dầu Trầm hương, mà trước đây đã được thực hiện bằng việc trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng từ một số loại gỗ đã bị nhiễm nấm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng họ đã tổng hợp được ba hợp chất furanosesquiterpen mới, thuộc nhóm selinan. Ngoài ra vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Nakanishi đã thực hiện việc so sánh thành phần hóa học của 2 loại tinh dầu trầm hương: Aquilaria agallocha Roxb. (nguồn gốc tại Việt Nam); Aquilaria malaccensis (nguồn gốc từ Indonesia) bằng phương pháp GC/MS (Gas Chromatography/ Mass spectrometry), thu được kết quả như sau: Bảng 3.2: Bảng so sánh Trầm hương của nhóm nghiên cứu Nakanishi Hợp chất Thành phần % Aquilaria agallocha Roxb. Aquilaria malaccensis b-Agarofuran 0,6 - a-Agarofuran - 1,3 Nor-cetoagarofuran 0,6 - 10-Epi-g-eudesmol - 6,2 Agarospirol 4,7 - Jinkohol - 5,2 Jinkohol-eremol 4,0 3,7 Kusunol 2,9 3,4 Dihidrokaranon 2,4 - Jinkohol II 2,4 - Oxo-agarospirol - 5,6 Vào năm 1993, nhóm nghiên cứu của Ishihara đã tiến hành chưng cất thử một mẫu gỗ Trầm hương lấy từ Ấn Độ và thu được kết quả như sau: Bảng 3.3. Bảng thành phần hóa học của nhóm nghiên cứu Ishihara STT Công thức hóa học Thành phần % 1 2-(2-(4 methoxyphenyl)ethyl)chromone 27.0 2 2-(2-phenylethyl)chromone 15.5 3 Oxoagarospiro 5.0 4 9,11-eremophiladien-8-one 3.0 5 6-methoxy-2(2-(4-methoxyphenyl)ethyl)chormone 2.5 6 Guaia-1(10),11-dien-15-oic acid 1.5 7 Selina-3,11-dien-ol 1.5 8 Kusonol 1.4 9 Selina-2,11-dien-14-ol 1.0 10 Acid Guaia-1(10), 11-dien-15-oic acid 1.0 11 Selina-3,11-dien-9-one 0.8 12 Jinko-eremol 00.7 selina-4,11-dien-14-al 0.7 13 Dihydrokaranone 0.7 14 Selina-3,11-dien-14-al 0.6 15 2-hydroxyguaia-1(10),11-dien-15-oic acid 0.4 16 B-agarfuran 0.4 17 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0.3 18 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 0.3 19 Selina-3,11-dien-14-oic acid 0.3 20 Norketoagarfuran 0.2 21 Agarspirol 0.2 22 Sinenofuranol 0.2 23 Selina-4,11-dien-14-oic acid 0.2 24 9-hydroxyselina-4,11-dien-14-oic acid 0.2 25 Dehydrojinkoh-eremol 00.1 rotundone 0.2 26 A-bulnesene 0.1 27 Karanone 0.1 28 A-guaiene 0.1 29 Bulnesene oxide 0.1 30 Guaia-1(10),11-dien-9-one 0.1 31 1,5-epoxy-norketoguaiene 0.1 32 Rotundon 0,1 33 Oxid bulnesen 0,1 Tổng 65.4 Sau đó nhóm nghiên cứu này so sánh thành phần hóa học của bốn loại tinh dầu được trích ra từ 4 loại gỗ Trầm hương thu từ các nguồn khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các mẫu tinh dầu thu được khi được phân tích bằng phổ GC/MS đều cho thấy chúng có chứa rất nhiều các sesquiterpen và chromon và được trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3.4. Bảng so sánh thành phần hóa học của nhóm nghiên cứu Ishhara từ 4 loại gỗ Trầm tại Việt Nam STT Hợp chất Thành phần % I II III IV 01 a-Guaien 0,1 0,1 <0,05 - 02 b-Agarofuran 0,3 0,2 0,1 0,8 03 a-Bulnesen 0,2 0,2 <0,05 - 04 Nor-cetoagarofuran 0,1 0,1 0,1 0,4 05 1,10-Epoxi bulnesen 0,1 <0,05 - - 06 1,5-Epoxi-nor-cetoguaien 0,1 <0,05 - - 07 Agarospirol <0,05 <0,05 0,1 0,7 08 Jinkoh-eremol 0,4 0,7 0,8 1,0 09 Kusunol 1,7 1,0 1,0 1,8 10 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05 0,1 0,3 11 Selina-3,11-dien-9-on 0,9 2,1 0,2 - 12 Routundon 0,2 0,1 - - 13 Selina-3,11-dien-14-al 1,2 2,8 0,4 - 14 9,11-Eremophiladien-8-on 0,7 0,6 0,8 0,4 15 Selina-3,11-dien-14-ol 1,1 1,2 0,3 8,1 16 Guaia-1(10),11-dien-9-on 1,2 1,5 0,4 <0,05 17 Selina-4,11-dien-14-al 0,1 <0,05 - - 18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,8 0,6 0,4 0,2 19 Sinenofuranol 0,6 1,2 - - 20 Dihidrokaranon - - 0,2 0,8 21 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,0 0,7 0,2 2,6 22 Karanon 3,4 2,5 0,4 - 23 Oxo-agarospirol 0,1 0,1 <0,05 0,3 24 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 1,6 1,4 5,3 11,6 25 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,5 0,5 0,2 - 26 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,6 - - - 27 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 0,9 0,2 - - 28 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,7 <0,05 - - 29 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 1,8 0,3 - - 30 2-(2-Pheniletil) chromon 0,8 <0,05 - - 31 2-(2-(4-Metoxiphenil)etil) chromon 16,1 17,2 23,6 0,3 32 6-Metoxi-2(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 21,2 24,5 33,0 0,7 33 Selina-3,11-dien-9-ol 2,0 3,2 3,7 0,3 I = Kanankoh (Ryoku-yu) ex. VietNam (A. agallocha) II = Kanankoh (Cha-yu) ex. VietNam (A. agallocha) III = Kanankoh (Murasaki) ex. VietNam (A. agallocha) IV = Jinkoh (Bateikei) ex. VietNam (A. sinensis) Hàm lượng các chất dễ bay hơi từ mỗi mẫu tinh dầu thu được ở trên là: – mẫu I (41%), – mẫu II (45%), – mẫu III (34%), – mẫu IV (2,7%). Hàm lượng các chất không bay hơi (bao gồm các dẫn xuất của chromon) của các mẫu I – III từ 57,3–70,5%, còn trong mẫu IV thì chỉ vào khoảng 14,8%. Ngoài ra, thành phần chính của các mẫu cây từ I – III còn được chia làm 2 nhóm như sau: - Thành phần sesquiterpen chính của các mẫu tinh dầu I và II là: guaia-1(10)-dien15-al; guaia-1(10),11-dien-15,2-olide; selina-3,11-dien-9-on; và selina-3,11-dien-9-ol. - Thành phần sesquiterpen chính của mẫu tinh dầu III là oxo-agarospirol. Không những thế, nhóm nghiên cứu này còn tiến hành việc so sánh thành phần hóa học của các mẫu cây khi bị đốt cháy, bằng cách đốt các mẫu cây thu được (mẫu I và IV) trong một hệ thống kính, nhiệt độ đốt cháy khoảng 180–210oC. Thu lấy hơi khói bằng cách trích với diethyl eter, đem phân tích bằng máy GC/MS, thu được kết quả như sau: Bảng 3.5. Bảng so sánh thành phần hóa học khi đốt cháy mẫu I, IV của nhóm nghiên cứu Ishihara STT Hợp chất Thành phần % Kanankoh (Ryoku-ku) Jinkoh (Bateikei) 01 Acid acetic 3,97 2,76 02 Acid propionic 0,14 0,18 03 Toluen 0,12 0,19 04 Furfural 0,72 2,79 05 Alcol furfuryl 0,32 0,11 06 Anisole <0,05 0,26 07 Benzaldehid 0,57 3,53 08 Phenol 0,29 0,98 09 p-Metilanisole <0,05 1,47 10 Acetophenon <0,05 0,37 11 Guaiacol 0,21 1,02 12 p-Metoxiphenol <0,05 0,79 13 p-Vinilphenol <0,05 1,22 14 Benzilaceton 0,24 2,36 15 Anisaldehid 0,26 3,29 16 p-Vinilguaiacol 0,20 0,46 17 3,4-Dimetoxiphenol 0,42 2,72 18 Vanilin 0,38 0,56 19 a-Guaien <0,05 - 20 p-Metoxibenzilaceton 0,16 2,37 21 b-Agarofuran 1,36 2,75 22 a-Bulnesen 0,33 - 23 Nor-cetoagarofuran 0,25 0,97 24 4-Hidroxi-3,5-dimetoxibenzaldehid - 1,02 25 Agarospirol 0,13 <0,05 26 4-(4-Hidroxi-3-metoxiphenil)-2-butanon - 1,88 27 Jinkoh-eremol 1,02 <0,05 28 Kusunol 3,00 0,93 29 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05 30 Selina-3,11-dien-9-on 1,99 - 31 Selina-3,11-dien-9-ol 1,78 - 32 Selina-3,11-dien-14-al 0,31 1,40 33 9,11-Eremophiladien-8-on 0,31 2,67 34 Selina-3,11-dien-14-ol 0,64 0,50 35 Selina-4,11-dien-14-al 0,41 0,39 36 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,65 - 37 Sinenofuranol - 0,37 38 Dihidrokaranon 1,37 4,73 39 Guaia-1(10),11-dien-15-al 2,30 - 40 Karanon Vết 1,36 41 Oxo-agarospirol 4,54 3,04 42 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 1,68 - 43 Acid selina-4,11-dien-14-oic 1,32 - 44 Acid selina-3,11-dien-14-oic 1,02 - 45 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 9,92 - 46 Acid palmitic 1,42 - 47 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,23 - 48 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 2,33 - 49 Acid linoleic 0,46 - 50 Acid oleic 0,87 - 51 Acid stearic 0,35 - 52 2-(2-Pheniletil) chromon 5,83 0,28 53 2-(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 1,59 - Và gần đây nhất là vào năm 1995, nhóm nghiên cứu của Näf đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của một mẫu gỗ tươi (2 năm tuổi) có nguồn gốc từ gỗ Trầm ở Ấn Độ (Aquilaria agallocha Roxb.), và thu được các kết quả sau khi đem phân tích mẫu tinh dầu bằng các phương pháp: GC/MS, 1H-NMR, 13C-NMR, COSY-HMQC và NOE. Bảng 3.6. Bảng thành phần hóa học tinh dầu một mẫu gỗ tươi của nhóm nghiên cứu Naf STT Hợp chất Thành phần % 01 b-Agarofuran 6,4 02 (S)-4a-metil-2-(1-metiletil)-3,4,4a,5,6,7-hexahidronaptalen 0,6 03 4-Phenil-2-butanon 3,5 04 a-Vetispiren 1,8 05 (1R,2R)-9-isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.01,6]-4,6-dodecadien 6,6 06 (1R,2R)-9-isopropil-2-metil-8-oxatriciclo[7.2.1.01,6]-5-dodecen 3,3 07 (2R,4aS)-2-(4a-metil-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidro-2-naptil)propanol 0,7 08 Nor-cetoagarofuran 0,5 09 Epi-g-eudesmol 3,8 10 2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)propanal 0,5 11 Agarospirol 4,8 12 Jinkoh-eremol 4,7 13 Valerianol 5,6 14 (1S,2S,6S,9R)-6,10,10-trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.01,6]dodecan-2-carbaldehid 0,9 15 4-(4-Metoxiphenil)-2-butanon 2,4 16 (5R,10R)-2-isopropiliden-10-metil-spiro[4.5]-6-decen-6-carbaldehid 1,1 17 (2R,8S,8aS)-2-(1,2,6,7,8,8a-hexahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)-2-propanol 4,4 18 (5R,7S,10R)-2-isopropiliden-10-metil-6-metilen-spiro[4.5]-7-decanol 0,6 19 Dihidrokaranon 6,6 20 (2R,8R,8aS)-2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-octahidro-8,8a-dimetil-2-naptil)-2-propenol 2,7 21 Karanon 2,2 3.1.3. CÔNG DỤNG CỦA TRẦM HƯƠNG: Cây Dó bầu và sản phẩm chính của nó là Trầm hương đã có lịch sử từ lâu đời của Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đó là việc Trầm hương thường có mặt trong các tác phẩm văn học, trong tín ngưỡng tôn giáo, trong các đền đài.v.v… (Nguyễn Hiền và Võ Văn Chi -1991). Theo tài liệu khảo cổ học thì từ thời cổ đại xa xưa ông cha ta đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương Đời nhà Hán (206-220TCN) nhiều nước trên thế giới đã đến Giao Châu để mua bán mà chủ yếu mua các sản vật từ Phương Nam đặc biệt quý hiếm như sừng Tê Giác, Ngà Voi, Trầm hương để đóng những chiếc rương đựng gia bảo như Long Bào của Hoàng Đế. Trầm hương còn là sản vật dùng để cống nộp hoặc là tặng phẩm của vua chúa ở nhiều nước trên thế giới. Như là ở các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, IRan, IRắc, Hy Lạp.v.v…Những người theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Ky Tô…đều tôn sùng Trầm hương trong những buổi cúng lễ. Hầu hết các tín đồ theo các đạo kể trên đều coi Trầm hương là vật linh thiêng, giao lưu truyền cảm giữa người sống và tâm linh. Trầm hương đã được đề cao đặc biệt trong văn học Phương Đông cũng như trong nền văn học Việt Nam, cả văn học dân gian cũng như văn học chính thống. Như Nguyễn Du đã nói đến Trầm hương trong Truyện Kiều, Nguyễn Gia Thiều trong “Cung Oán Ngâm Khúc”.v.v…Và cả trong ca dao tục ngữ. Ngày nay cùng với tiến bộ của khoa học kĩ thuật con người không ngừng tôn vinh giá trị của Trầm hương. Đó là việc chiết xuất tinh dầu Trầm để làm nước hoa đã và đang được phụ nữ trên thế giới ưa chuộng. Việc chiết xuất các chất thứ cấp có trong tinh dầu Trầm để làm dược liệu .v.v…chính vì những vấn đề đó mà Trầm hương ngày càng có giá trị kinh tế cao, và được sử dụng trong các lĩnh vực sau: 3.1.3.1. Hương liệu mỹ phẩm: Hình 3.2: Nước hoa Làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua chúa thời trước. 3.1.3.2. Dược Liệu: Là vị thuốc quý hiếm, có công dụng chữa bệnh. 3.1.3.3. Trong Đông Y: - Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông Trầm trong nhà để trừ khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí. Ở một vài vùng, là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ. - Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài với nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ. - Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt cau, vỏ cây Mộc lan, Sa nhơn, Can khương...trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9 phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau. - Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện. - Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3 phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun sôi mà uống. - Chống chỉ định + Trầm Kỳ là thuốc trụy thai, nên phụ nữ có thai không nên uống hoặc mang trong mình, có thể làm sảy thai. + Những người suy nhược và biếng ăn, suy gan…không nên dùng Trầm hương. 3.1.3.4 Trong Tây Y: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu (bí tiểu tiện)… 3.1.3.5. Các lĩnh vực khác: -Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao - Ướp xác… -Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ…vào dịp lễ đặc biệt, làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến. - Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: Tượng, vật cảnh, đồ trang trí… -Làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh…) Các nhà khoa học ở Trường Ðại học Rutgers, bang New Jersey (Mỹ) đã sử dụng một số loại Hình 3.3: Nhang từ Trầm cây Trầm hương phổ biến có tên khoa học là Commiphora myrrha để tiến hành thử nghiệm trên loại tế bào ung thư vú MCF-7, vốn có tính năng kháng các thuốc trị ung thư. Kết quả toàn bộ tế bào ung thư đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Phát hiện này cho thấy thêm một giá trị nữa của nhựa Trầm hương trong lĩnh vực y khoa ngoài tác dụng làm thuốc giảm đau, làm lành vết thương, chống sâu răng. Hình 3.4: Đồ thủ công mỹ nghệ 3.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ: 3.2.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC TRẦM HƯƠNG TRONG TỰ NHIÊN. Trầm hương, Đinh hương, Nhục quế, Dầu thơm…xuất hiện rất sớm trên thị trường cùng với muối ăn. Trong đó Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo. Ở Việt Nam, việc khai thác và sử dụng Trầm hương đã có từ rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý giá như Ngà Voi, Sừng Tê Giác, Ngọc Trai…Trong đó có cả Trầm hương. Dưới triều nhà Nguyễn, việc khai thác Trầm hương được nhà nước quản lý hết sức chặt chẽ. Đối với những vùng có nguồn Trầm hương để khai thác, triều đình cắt đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm về cống nạp. Vào thời Pháp thuộc, lệ bắt dân lấy Trầm nạp cho vua quan được bãi bỏ, nhưng bù vào đó chính quyền thực dân Pháp tăng cường kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu để khai thác Trầm. Sau năm 1975, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó bầu bị bệnh, bom đạn hủy hoại lại sản sinh ra những loại Trầm Kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng Trầm hương tương đối tập trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đăklăk, Gia Lai, Kontum và đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép khai thác và xuất khẩu Trầm hương để thu hút ngoại tệ và đổi một số máy móc thiết bị mà địa phương đang cần. Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm hương, nhưng thực tế số lượng những đội khai thác lâm sản của nhà nước tại địa phương lại quá ít ỏi so với nhu cầu. Trong thời kỳ này, sự khai thác Trầm hương phần lớn qua đường dây thương buôn cá thể. Trầm hương của nhà nước thu mua, một phần để phục vụ sản xuất dược liệu, phần khác thì xuất khẩu qua Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản… Đến cuối thập niên 1990, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như cạn kiệt và để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác, mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm. Trong tự nhiên, không phải bất kỳ cây Dó bầu nào cũng có Trầm hương và Kỳ nam. Thông thường chỉ có 1/10 những cây trưởng thành có đường kính thân trên 20cm có khả năng tạo Trầm, đó là những cây bị bệnh sau một thời gian từ 10-20 năm hoặc lâu hơn nữa. Do đó, từ xưa đến nay, công việc tìm kiếm Trầm hương va Kỳ nam là một công việc khó khăn gian khổ. Gần đây con người đã chủ động trồng cây Dó bầu để khai thác Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm. Nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu thành công các phương pháp cấy tạo Trầm trên thân gỗ của cây Dó bầu từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã mở ra một hướng đi mới cho thị trường Trầm hương trong nước cũng như thế giới. 3.2.2. NHU CẦU VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRẦM HƯƠNG: Như cầu tiêu thụ Trầm hương và tinh dầu Trầm trên thế giới hiện nay rất lớn, nhưng do hạn chế về vùng nguyên liệu nên lượng cung cấp chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu. Trên thế giới, các nước có nhu cầu nhập khẩu Trầm hương lớn bao gồm Đài Loan, Ả Rập Saudi, Hồng Kông, Ai Cập, Ấn Độ, Nhật, Oman, Trung Quốc và một số quốc gia khác. Trong đó, thị trường nhập khẩu Trầm hương lớn nhất là Đài Loan, kế đến là Ả Rập Saudi và Hồng Kông. Chỉ tính từ 1993 đến 1998, Đài Loan đã nhập khẩu 4.500 tấn Trầm hương từ các quốc gia như: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan… nhưng nhiều nhất là từ Indonesia (2829,5 tấn) và Việt Nam (531,8 tấn). Trước đây Trầm hương là sản vật c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính KL.doc
  • docxDANH SÁCH HÌNH ẢNH.docx
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
Tài liệu liên quan