Tiểu luận Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Theo quy định này, thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lại chưa được Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này cũng như các văn bản pháp luật có liên quan chỉ rõ. Vì thế trên thực tế đã xảy ra không ít các trường hợp đương sự không xác định được cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân của họ. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp, đối với trường hợp yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà không có tranh chấp thì Tòa án không có thẩm quyền giải quyết. Tuy vậy, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan lại không quy định, hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền giải quyết trường hợp này nên yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà không có tranh chấp của đương sự không có cơ quan nào giải quyết. Theo các điều từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự thì nhiều vụ việc về quyền nhân thân chưa được quy định cụ thể cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết như yêu cầu bảo vệ tên họ, hình ảnh; yêu cầu bảo vệ bí mật đời tư; yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (không thuộc trường hợp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí)

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân nào của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau. Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật. Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra. Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm. Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm dứt hành vi đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tòa án áp dụng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật. Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm hại có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên để bảo vệ quyền nhân thân của mình. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định. Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả. III. Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyền nhân thân và một số kiến nghị Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận lợi cho việc thực hiện trên thực tế. Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều lĩnh vực của quyền nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền bí mật đời tư v.v… Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của một cơ quan,tổ chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thông tin đại chúng thì trong những năm gần đây dường như các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức tạp. Trong đó, có vụ với những hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân rất nghiêm trọng không chỉ phải xử lý về dân sự mà còn phải xử lý về hình sự như vụ vợ chồng Chu Văn Đức – Trịnh Thị Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội trong hơn 10 năm đã hành hạ cô gái Nguyễn Thị Bình để lại trên người tới 424 vết thương; vụ Đào Văn Tuyến ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang do đam mê cờ bạc thua cờ bạc về ngược đãi vợ là chị Lý Thị Nghi với hành vi lột quần áo nhốt vào chuồng chó, vụ Phạm Thị Mai ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh đánh chết con là cháu Phạm Huy Hoàng, 5 tuổi v.v.. Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, những người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã thực hiện được các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ, yêu cầu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của họ chấm dứt hành vi đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, trong đó có việc yêu cầu Tòa án bảo vệ. So với các phương thức bảo vệ quyền nhân thân khác, phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền nhân thân được các chủ thể thực hiện tương đối phổ biến. Các vụ việc dân sự về quyền nhân thân Tòa án đã thụ lý giải quyết ngày một nhiều. Trong đó, có những vụ việc khá phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và lần đầu Tòa án thụ lý giải quyết nên không tránh khỏi những lúng túng, vướng mắc cả về mặt xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ việc và cả về mặt áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc, do vậy sau khi Tòa án xét xử các đương sự vẫn không đồng ý với quyết định của Tòa án mà còn kháng cáo hoặc khiếu nại qua nhiều cấp Tòa án. Trong các vụ việc này phải kể đến vụ ông Trần Thanh Minh (Chủ tịch Ủy ban nhân phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết) khởi kiện ông Đồng Văn Thanh (Bí thư Đảng ủy phường này) tới Tòa án nhân dân thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại vì cho rằng tháng 4/2006 ông Thanh “dựng chuyện” cán bộ, nhân dân phường phản ánh về “mối quan hệ không lành mạnh” giữa ông và bà cựu phó chủ tịch HĐND phường, cùng việc hai người hùn vốn kinh doanh Internet để chỉ đạo kiểm tra nhằm mục đích hạ uy tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ông; vụ ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Lê Nguyễn Hương Trà (chủ nhân của blog Cogaidolong) đến Tòa án nhân quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu phải xin lỗi công khai vì cho rằng bà Lê Nguyễn Hương Trà đã có hai bài viết trong blog của mình về cô với nội dung sai sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín của cô v.v… Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và khảo sát thực tiễn áp dụng chúng cho thấy về cơ bản các quy định của Bộ luật Dân sự đã quy định đủ các phương thức, biện pháp mà người có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện để bảo vệ quyền nhân thân của họ trong trường hợp bị xâm phạm. Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 còn chung chung, mới chỉ mang tính định hướng trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này lại không hướng dẫn cụ thể nên việc thực hiện chúng trên thực tế đã gặp nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 BLDS, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó được bảo vệ bằng cách tự mình cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ mà không nhất thiết phải chờ người có hành vi xâm phạm thực hiện việc cải chính. Việc Bộ luật Dân sự quy định người có quyền nhân thân bị xâm phạm được tự cải chính có tác dụng giúp họ ngăn chặn và khắc phục kịp thời được hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của họ. Để người có quyền nhân thân bị xâm phạm thực hiện được việc tự cải chính thì pháp luật phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện việc tự cải chính của người họ nhưng do các văn bản pháp luật liên quan không có quy định, hướng dẫn cụ thể nên việc tự cải chính những tin tức xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên thực tế hầu như không thể thực hiện được hoặc có thực hiện thì cũng không hiệu quả. Hơn nữa, về tâm lý thì cũng không mấy ai tin việc cải chính của chính người có quyền nhân thân bị xâm phạm. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Theo quy định này, thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lại chưa được Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này cũng như các văn bản pháp luật có liên quan chỉ rõ. Vì thế trên thực tế đã xảy ra không ít các trường hợp đương sự không xác định được cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền bảo vệ quyền nhân thân của họ. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp, đối với trường hợp yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà không có tranh chấp thì Tòa án không có thẩm quyền giải quyết. Tuy vậy, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan lại không quy định, hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền giải quyết trường hợp này nên yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà không có tranh chấp của đương sự không có cơ quan nào giải quyết. Theo các điều từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự thì nhiều vụ việc về quyền nhân thân chưa được quy định cụ thể cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết như yêu cầu bảo vệ tên họ, hình ảnh; yêu cầu bảo vệ bí mật đời tư; yêu cầu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (không thuộc trường hợp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí) v.v.. Hơn nữa, trong các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân của người có quyền nhân thân bị xâm phạm trong trường hợp họ đã chết. Tuy dù họ đã chết nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân của họ vẫn phải đặt ra vì trong nhiều trường hợp việc xâm phạm đến các quyền nhân thân của họ cũng có những ảnh hưởng xấu nhất định tới những người thân và những người liên quan đến họ. Từ việc pháp luật không quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân, các loại vụ việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết nên trong thực tiễn xét xử của Tòa án có việc được Tòa án thụ lý giải quyết, có việc Tòa án không thụ lý giải quyết và quan điểm về thẩm quyền về giải quyết các vụ việc về quyền nhân thân giữa Tòa án cũng rất khác nhau dẫn đến cùng loại vụ việc Tòa án này thì thụ lý giải quyết nhưng Tòa án khác lại không thụ lý giải quyết. Từ những vấn đề nêu trên, để bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự chúng tôi cho rằng cần phải giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây: - Về pháp luật nội dung, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Đối với các quy định của BLDS, cần sửa đổi, bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy định không chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà cả người đại diện của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã chết vì như đã nêu trên việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân trong nhiều trường hợp không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ mà còn gây thiệt hại, ảnh hưởng xấu tới cả quyền lợi của người thân và người liên quan đến họ. Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 BLDS theo hướng quy định rõ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân để tạo thuận lợi cho cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời thực hiện được việc bảo vệ quyền nhân thân của mình. Đối với Luật hôn nhân và gia đình cần sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình theo hướng quy định quyền của cha mẹ trong việc yêu cầu xác định con trong cả trường hợp con đã chết vì đây cũng là vấn đề thuộc về việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trong trường hợp cha mẹ chết thì pháp luật quy định con vẫn có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho mình (Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình) vậy tại sao con chết pháp luật lại không quy định cha mẹ có quyền yêu cầu Tòa án xác định con cho họ? Ngoài ra, phải xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Tố tụng dân sự v.v… về trình tự, thủ tục thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân. Trong đó, cần chú trọng quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục tự cải chính; yêu cầu cơ quan, tổ chức khác (ngoài việc yêu cầu Tòa án) bảo vệ vì hiện nay vấn đề này hầu như bị bỏ ngỏ không có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn. Thực tế cho thấy, việc bảo vệ quyền nhân thân có nhiều điểm khác với việc bảo vệ các quyền dân sự khác. Trong nhiều trường hợp việc bảo vệ phải được thực hiện kịp thì mới có hiệu quả, nếu bảo vệ chậm sẽ khó khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Việc xây dựng, ban hành được các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục tự cải chính và yêu cầu cơ quan, tổ chức khác bảo vệ sẽ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan, tổ chức. Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong cơ chế bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể. Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tuy đã đầy đủ. Tuy nhiên, để việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thực sự có hiệu quả trên thực tế ngoài việc phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng, bảo vệ các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân thì việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đã nêu trên là cần thiết vì nó góp phần tạo nên sự đồng bộ của cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể. IV, Một số quy định về quyền nhân thân của cá nhân và phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong Bộ luật dân sự sửa đổi, thực tiễn, ý nghĩa và một số kiến nghị. 1. Qui định tại khoản 3 Điều 32 Dự thảo về quyền bảo đảm an toàn thân thể trong“việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người,… thì phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh, thì phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ, vợ hoặc chồng và con đã thành niên của người đó; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên, thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế”. Qui định này đã đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cần thiết trong việc cấp cứu người bệnh. Tuy nhiên, việc trao quyền cho người đứng đầu cơ sở y tế quyết định việc chữa bệnh khi không thể chờ được ý kiến của thân nhân, như cách qui định trên, sẽ gây ra những hậu quả bất lợi cho tính mạng của bệnh nhân và gây ra tâm trạng bất an cho gia đình, những người thân thích nhất của bệnh nhân. Bởi lẽ, thực tế hiện nay tại một số cơ sở chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở chỉ là người quản lý mà không nắm bắt hoặc hiểu biết hết về các lĩnh vực y khoa chuyên sâu. Do đó, để những người này ra các quyết định về việc áp dụng phương pháp chữa bệnh mới, cắt bỏ bộ phận cơ thể, cấy hoặc ghép nội tạng… thì rất mạo hiểm đối với sự an toàn cơ thể và sinh mạng của người bệnh, trong khi chúng ta chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ về việc ra các quyết định này của người đứng đầu cơ sở chữa bệnh, nhất là đối với các phòng khám cơ sở, các cơ sở chữa bệnh tư nhân… Vì thế, nên bổ sung thêm đoạn cuối khoản 3 Điều 33 Dự thảo với nội dung như sau “… quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế, dựa trên kết luận của hội đồng y khoa của cơ sở chữa bệnh đó gồm từ 3 bác sỹ chuyên khoa trở lên có liên quan đến căn bệnh cần phải xử lý bằng các phương pháp y khoa kể trên, sau khi đã hội chẩn về căn bệnh đó. Kết luận của Hội đồng phải được lập thành văn bản hoặc thể hiện trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân”. Qui định như vậy sẽ hạn chế tối đa những sai lầm cá nhân của người đứng đầu cơ sở y tế khi ra các quyết định hệ trọng liên quan đến sự sống và sức khỏe, sự an toàn cơ thể của bệnh nhân (trong khi pháp luật hiện hành không có một qui định nào về trách nhiệm, chế tài hay biện pháp cần thiết để hạn chế sai lầm của người này khi ra các qui định đó). Nếu cẩn thận hơn, cần xác định thêm là cơ sở y tế tuyến nào hoặc cấp nào mới có quyền ra những quyết định nói trên. Chỉ  nên cho phép những sơ sở chữa bệnh từ cấp huyện trở lên có đủ các bác sỹ chuyên khoa có chuyên môn để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về phương pháp chữa bệnh thích ứng mới được quyền quyết định việc áp dụng phương pháp chữa bệnh, khi việc áp dụng các phương pháp đã kể trên (không bao gồm các phương pháp y khoa cần thiết để cấp cứu bệnh nhân) trường hợp khẩn cấp mà không thể chờ được ý kiến của thân nhân người bệnh. Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp đó phải được thông báo cho những người thân thích nhất gồm những người được nêu trong điều luật, nếu họ có yêu cầu, trừ trường hợp việc thông báo đó xâm phạm bí mật đời tư của bệnh nhân. Nếu chỉ quan tâm đến việc áp dụng các phương pháp đặc biệt để cứu chữa bệnh nhân mà không tạo ra cơ chế bảo đảm cho việc đó được thực hiện một cách an toàn, thì đó sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng - nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc không lường trước được. 2. Qui định về quyền hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác sau khi chết tại Điều 34 (mới) còn nhiều điểm chưa chặt chẽ. Việc hiến tặng bộ phận cơ thể hay hiến xác cho khoa học hay chữa bệnh là việc làm cao thượng của người quá cố, là một quyền dân sự thể hiện sự tự định đoạt của cá nhân, cần phải được mọi người trong xã hội tôn trọng. Nhưng sự toàn vẹn cơ thể người chết là một vấn đề nhạy cảm đối với bản thân người chết cũng như đối với gia đình họ. Dân gian rất kiêng kỵ “cái chết không toàn thây” nên dù cho việc hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác của người chết là một nghĩa cử cao thượng đi nữa, thì cũng rất dễ bị những người thân thích nhất phản đối, dẫn đến việc khó mà lấy được xác hoặc bộ phận trên cơ thể của người chết. Cả về pháp lý và về đạo lý, người ta không thể kiện ra tòa để yêu cầu một phán quyết ngay lập tức của tòa án về việc buộc những người thân của người chết phải giao xác người. Cho dù đã cầm được một quyết định có hiệu lực của tòa án, cơ quan thi hành án cũng khó có thể cưỡng chế thân nhân người chết phải giao xác chết, trong khi gia đình của họ đang tổ chức việc tang. Nếu cứ cưỡng chế để buộc những người này phải giao thi thể của người chết, thì không phù hợp với tình cảm và đạo lý con người. Do đó, việc hiến tặng xác và bộ phận cơ thể như đã nói trên vừa phải được sự đồng ý của người quá cố trước khi chết, đồng thời phải không có sự phản đối của những người thân thích của người chết. Về nội dung và về kỹ thuật liên quan đến vấn đề này, có những ý kiển về sửa đổi những điểm sau đây: 2.1. Cần phải bổ sung về thủ tục và điều kiện thể hiện sự đồng ý của người quá cố. Con người được quyền chết trong sự toàn vẹn thân thể. Nhưng chết là không còn đối chứng, nên không thể dựa vào “lời trăn trối” hay lời kể của một ai đó để chứng minh sự đồng ý của người chết mà việc đồng ý đó phải thể hiện bằng một bằng chứng rõ ràng, chẳng hạn bằng một bức thư, trong di chúc hay bằng một văn bản riêng thể hiện ý nguyện hiến tặng xác hoặc bộ phận cơ thể cho một cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền và xác định. Do vậy, có kiến nghị bổ sung đoạn 1 qui định: “Việc hiến bộ phận cơ thể hoặc hiến xác phải được người chết tự mình thực hiện một cách tự nguyện, bằng văn bản. Nội dung văn bản phải ghi rõ ngày tháng năm lậpvăn bản; họ, tên, tuổi, địa chỉ của người hiến tặng thi thể hay bộ phận cơ thể sau khi chết; chỉ định người có quyền nhận thi thể hay bộ phận cơ thể là cá nhân, tổ chức y tế hữu quan…”. 2.2. Qui định việc người chết hiến xác, bộ phận cơ thể của họ phải được những người thân “đồng ý” như đoạn hai của điều luật là cần thiết và hợp tình, nhưng chưa hợp lý và không khả thi. Việc lấy xác hoặc bộ phận cơ thể người chết ngoài việc phải được chính người chết đồng ý trước khi chết, nhà làm luật còn phải tính đến thực tế xã hội, những biểu hiện tâm lý, tình cảm và các phong tục tập quán của người Việt Nam. Vì nếu việc lấy xác hoặc bộ phận cơ thể của người chết mà bị những người thân thích của họ (được kể trong điều luật) phản đối, không cho mang xác chết đi, thì người được chỉ định nhận xác hoặc bộ phận cơ thể người chết cũng không thể thực hiện được ý nguyện của người đã chết. Với cách tiếp cận vấn đề như vậy, thì qui định về vấn đề này trong Dự thảo còn có hai điểm bất lợi, đe dọa khả năng có thể lấy được xác hoặc bộ phận cơ thể của người chết: + Thứ nhất, điều luật qui định “phải được sự đồng ý” của tất cả những người được liệt kê là không khả thi trong nhiều trường hợp. Qui định như vậy sẽ đe dọa đến sự an toàn pháp lý cho những người trực tiếp tiến hành các hoạt động lấy xác hoặc lấy các bộ phận cơ thể người chết. Vì những người thân thích chưa thể hiện ý chí hoặc có nhiều người đã không có mặt để ký tên thể hiện sự đồng ý cho lấy xác có thể sẽ khởi kiện những người có liên quan đến việc lấy xác hay lấy bộ phận cơ thể người chết. Ngược lại, để có thể lấy được tất cả các chữ ký của những người thân thích của người chết thì quả là chuyện không đơn giản, nhất là những người đang vắng mặt hoặc những người có mặt tuy không phản đối, nhưng lại không chịu ký tên vào văn bản thể hiện sự đồng ý của mình. Đó là chưa kể việc yêu cầu ký tên đồng ý vào văn bản cho lấy xác có thể sẽ gợi thêm cho họ những tình cảm thiêng liêng đối với người chết. Không qui định về “sự đồng ý” của người thân thích thì sẽ không phù hợp với thực tế, nhưng phải có “sự đồng ý” của tất cả những người thân thích thì điều luật sẽ trở nên không khả thi và không thực hiện được quyền định đoạt cá nhân đối với thân thể của mình và vì thế cũng sẽ không thực hiện được ý nguyện cao thượng của người quá cố. Do đó, để dung hòa giữa hai loại quyền nói trên, nên thay cụm từ “được sự đồng ý của…” trong Dự thảo thành “nếu không bị phản đối bởi…”. Hậu quả của việc “đồng ý” so với hậu quả của việc “không bị phản đối” là rất khác nhau. Theo Dự thảo, việc lấy xác hoặc lấy bộ phận cơ thể của người chết phải được sự đồng ý, tức buộc phải có chữ ký của những người thân thích của người chết, trong một văn bản, khi thể hiện “sự đồng ý”. Ngược lại, nếu qui địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài học kỳ luật dân sự modul 1 về quyền nhân thân.doc
Tài liệu liên quan