Tiểu luận Phương thức mưu sinh của dân tộc Gia rai ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu: Khái quát chung vấn đề nghiên cứu: 2

Phần hai: nội dung: 3

Chương I: Đặc điểm dân tộc Gia rai và môi trường tự nhiên. 3

Chương II: Hoạt động kinh tế. 5

1. Trồng trọt: 5

2. Chăn nuôi: 8

3. Các nghề phụ gia đình: 9

4. Kinh tế chiếm đoạt: 10

Chương III: Đời sống xã hội. 12

1. Quan hệ xã hội: 12

2. Quan hệ dòng họ: 15

3. Quan hệ hôn nhân và gia đình: 18

Phần ba: Kết luận: 19

Tài liệu tham khảo: 20

 

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phương thức mưu sinh của dân tộc Gia rai ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nước mưa đối với cư dân nông nghiệp vốn đã quí, đặc biệt với người Gia rai càng quí hơn. Nơi nào có nước mưa ứ đọng thành hồ, ao, chuôm, vũng, nơi đó thường biến thành khu trồng trọt trù phú. Đnao là tên chỉ những nơi trũng thấp và thường có nước đủ để con người có thể trồng trọt được ngoài ra, những vùng đất khác đều gọi chung là glai rưng – rừng, hoặc chử - núi. Đây vừa là đất làm nương theo kiểu phát đốt trồng tỉa vừa là vùng hoang vu. Trước cách mạng, nông nghiệp dùng cuốc chiếm ưu thế trong đại bộ phận người Gia rai. Mặc dù việc thuần dưỡng gia súc, đặc biệt việc nuôi trâu có rất sớm, nhưng trâu ở đây vẫn chưa dùng làm sức kéo trong nông nghiệp. Đồng bào đã biết phân chia đất đai ra làm hai loại. Đất không canh tác được gọi bằng các thuật ngữ: dế, tná, lơn. Đất trồng trọt được gọi là hma – một thuật ngữ vốn gốc chỉ riêng nương rẫy; nay đã được dùng chỉ cả ruộng đồng, vườn tược…Tùy từng đối tượng trồng trọt cụ thể mà có tên gọi riêng. Hma mnai (moa dế, moa pú) là những khoảnh đất trồng trọt ở trạng thái nửa vườn, nửa nương thuộc quyền sở hữu của các gia đình. Ở thung lũng Cheo Leo, loại đất này tập trung vào giải ven sông Ia Yun và Ia Pa bằng phẳng. Tuy nhiên, những mảnh đất này vẫn ở địa thế cao chưa biến thành ruộng nước để trồng lúa được. Hma mnai còn tương ứng với dang là vườn, đồng bào ở quanh thị xã Plây Cu đã có loại đang gá sang (vườn quanh nhà). Trên các thửa hma mnai dang. Người ta trồng các loại cây ăn quả: chuối, mít, dứa, đu đủ, mía, rau xanh, vừng, cà, tỏi, hành, bầu bí…cây có chất bột: khoai lang, mạch, ý dĩ, sẵn, kê, kê chân vịt (gao)…Ở quanh vùng Ayun Pa người ta còn trồng bắp. Nếu ở ven sông hay soi bãi, đồi thì trồng lúa sớm xen với bắp. Hma rưng (hma ró). Thuật ngữ rưng có nghĩa là rừng. Mảnh đất nào đang trồng lúa thì gọi là hma hay hma rưng. Khi bỏ hóa người ta gọi mảnh đất đó là hma ksor. Cũng như việc làm nương rẫy ở các dân tộc miền núi khác, khi tiến hành làm hma bao giờ cũng bắt đầu bằng động tác phát, ngả cây rừng, để cho khô nó rồi đốt. Sau đó tiến hành dọn, cuốc, xới đất chờ mưa xuống thì gieo trồng. Ở người Gia rai rẫy thường chỉ làm hai vụ rồi bỏ hóa. Rẫy làm năm đầu gọi là hma tna chưa cuốc xới. Từ năm thứ hai trở đi nếu vẫn trồng trọt, đất đều gọi là hma pú (a pú) hay hma dir. Ở đây khâu cuốc đất mới được xem trọng. Chu kỳ bỏ hóa khoảng từ 8 – 12 năm. Sau khi rừng tái sinh chủ rẫy bắt đầu trở lại canh tác. Hma đnao và hma ia – đnao là nơi thấp có nước đọng thành ao, chuôm, đầm nước có lau lách mọc. Hma đnao là ruộng được khai phá từ các đầm lầy, quanh năm có nước. Hma ia là ruộng được tạo ra bởi những mảnh rẫy lâu năm ở vùng đất trũng. Bình thường hma ia không có nước, trời mưa xuống nước đọng lúc đó việc canh tác mới bắt đầu làm được. Đồng bào còn gọi là na (hma na) – một từ có gốc Tày – Thái. Hma đnao (ia) là đất chuyên canh lúa. Hiện nay người ta đã dần dần chuyển nó thành ruộng nước, làm cơ sở sản xuất vững chắc cho công cuộc định canh, định cư. Vì đất hma rất phức tạp nên người ta phải làm nhiều loại cuốc khác nhau. Vùng hma rưng thường có nhiều gốc cây cụt và đá nên phải sử dụng knông, một loại cuốc cầm một tay, hẹp bản (6 cm), nhưng lại dài (20 cm), có tác dụng xới đất xen đá và gốc cây, có nhiều khe kẽ hiểm hóc. Khi chỉ cần xới cỏ, cuốc sơ đất, không đòi hỏi tới độ sâu thì dùng chông, một loại cuốc nhỏ cầm một tay, dùng rất phổ biến ở hầu khắp vùng Tây Nguyên. Làm cỏ ở vùng đất có độ dốc cao thì dùng knor. Có thể gọi đây là một thứ cuốc giẫy cỏ làm bằng một miếng sắt đánh bẹt đầu tựa con dao rựa, vuốt nhỏ thuôn đều về phía đuôi, rồi uốn cho quẹo và tra vào cán tre hay gỗ. Đây là loại công cụ rất phổ biến ở hầu khắp cư dân nương rẫy ở nước ta. Dọn cỏ, dùng cào để kéo chất thành đống rồi đốt. Ở một số vùng Gia rai, chiếc cào không giống các loại thông thường ta vẫn thấy. Nó là một loại công cụ làm bằng gỗ có ba răng. Khi dọn cỏ nương, người ta cũng cầm cào một tay như cuốc để cào (hsar) và xới (chố). Cuốc bàn là một loại công cụ dùng rất phổ biến. Đồng bào gọi là chong (achong). Đối với đất bằng như hma mnai, hma đnao, hma ia thường chỉ thấy cuốc bàn. Xưa kia, vì không kiếm được cuốc lưới sắt, đồng bào đã dùng xương bả vai trâu, đem đẽo gọt tạo ra chuôi cầm làm cuốc. Cung như các cư dân khác sống ở vùng núi Tây Nguyên, đồng bào dùng các loại dao: rbóc, tgạ và rìu (giông) để phát nương rẫy. Động tác chọc lỗ, gieo hạt ở người Gia rai cũng khác với nhiều dân tộc khác. Đàn ông cầm hai chiếc gậy vót nhọn chọc lỗ với một động tác liên tiếp khá nhanh. Chọc hết lượt khắp vùng đất trồng rồi mới lấy hạt giống đã bỏ sẵn vào ống nứa, dốc ra tay tra xuống lỗ. Đến mùa thu hoạch, phổ biến vẫn là động tác suốt từng bông bằng đôi bàn tay trai cứng của mình. Họ tuốt lúa bỏ vào gùi quẩy về nhập kho (hgiai pđai), dựng ngay cạnh hma. Nay ở một số nơi, đồng bào đã dùng liềm. Giống lúa đã có hàng chục loại thích nghi với từng vùng khí hậu và loại đất. Thóc tẻ (pđai), lương thực chính của họ, có các loại: mching, blá, bla, cham, diênh, han, ptoanh, pdô…trừ một số nơi làm ruộng nước, người ta gieo mạ cấy lúa, còn thường vẫn gieo thẳng. Năng suất lúa ở đây khá cao. Ngoài lúa tẻ , đồng bào còn gieo trồng lúa nếp (pđai nhar) ngô, bo bo (pđai brếch), sẵn. Để có thể chủ động trong sản xuất và sinh hoạt, đồng bào đã định ra được lịch nông nghiệp. Xu thế làm ăn theo dương lịch hiện nay đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên người Gia rai vẫn chưa quên lịch tính theo chu kỳ sản xuất và sinh hoạt riêng của mình. Tháng giêng bắt đầu tính từ những ngày có giọt mưa rơi trên mặt đất, bắt đầu sau tháng khô hanh. Đó cũng là lúc những hạt giống đầu tiên của vụ sản xuất được gieo xuống vùng hma. Nhìn trên lịch ta thấy công việc sản xuất của đồng bào khá khẩn trương, đòi hỏi phải tăng cường độ lao động trong những tháng cần thiết để kịp thời vụ. Ở đây họ lấy khâu trồng tỉa làm mốc để định ra ngày mở đầu của vụ sản xuất. Các công việc đồng áng phải dồn vào mùa khô (từ tháng 7 đến tháng 11 theo lịch Gia rai). Trước khi bước vào hai tháng 11, 12 để nghỉ ngơi , mọi việc sản xuất được coi như đã hoàn tất vừa thu hoạch xong vụ mùa, lại chuẩn bị được đất đai cho vụ tới. Tháng 12 mang tên blan vơr (tháng quên) “quên” cầm cuốc, rìu, rựa; “quên những ngày tháng lao động. Trồng trọt là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng không phải duy nhất. Do những nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người đã phải mở rộng nhiều hoạt động kinh tế khác. Về mặt này ta thấy ở người Gia rai đã nổi lên những nét đặc biệt trên các lĩnh vực: chăn nuôi, nghề phụ gia đình và săn bắn. 2. Chăn nuôi: Chăn nuôi gia đình là một trong những ngành hoạt động kinh tế phát triển rất sớm ở người Gia rai. Họ nuôi khá nhiều gia súc, trong đó có: trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà… Trâu nuôi để phục vụ cho lễ thức tôn giáo và để trao đổi lấy những vật phẩm cần thiết cho đời sống. Trước đây, mỗi gia đình thường nuôi từ năm ba đến 15 con trâu trở lên. Trâu đã được chọn làm vật nngang giá trong việc trao đổi những vật quý. Có những chiếc chiêng Lào trị giá tới 15 – 20 con trâu, ché (túc) có loại phải đổi 30 con trâu, nô lệ từ 1 – 5 con trâu. Xưa việc nuôi ngựa cũng phát triển. Ngựa dùng để cưỡi, thồ hàng, dùng trong việc săn bò tót và làm vật trao đổi với thương lái từ Lào và Campuchia sang hoặc từ vùng xuôi tới. Tây Nguyên nói chung hay vùng Gia rai nói riêng vốn là đát nuôi voi. Voi không những để cưỡi, thồ như ngựa mà còn được sử dụng để káo gỗ. Người Gia rai chưa biết bắt voi rừng về nuôi, mặc dù đất của họ cũng là quê hương của loài dã thú này. Theo đồng bào, người Gia rai chưa biết huấn luyện voi chọi, như ở cao nguyên Bôlôven (Lào). Đồng bào nuôi lợn để phục vụ cho lễ thức tôn giáo, trao đổi lấy hàng hóa cần thiết, theo phương pháp nửa thả rông, nửa chăm sóc. Khi mổ lợn to, tập quán chia đều cho các gia đình trong làng vẫn được duy trì. Đồng bào còn nuôi dê và chó. Dê để cúng và ăn thịt, còn chó để di săn và để giữ nhà. Gà là loại gia cầm phổ biến được sử dụng thường xuyên làm vật hiến sinh trong lễ thức và đem trao đổi lấy những hàng hóa cần thiêt cho cuộc sống hàng ngày. Ở nhiều nơi còn giữ tục lệ “dựng chuồng gà”. Việc dựng chuồng gà phải tiến hành ngay sau ngày dựng nhà. Trong một làng chuồng gà thường thống nhất dựng theo một kiểu. 3. Các nghề phụ gia đình: Các gia đình Gia rai còn tiến hành làm các nghề phụ: mộc, rèn, đan lát và đặc biệt phải kể tới nghề dệt. Nghề mộc của đồng bào chưa đạt tới mức phát triển. Họ mới chỉ khuôn trong phạm vi làm nhà ở, lều trại và chuồng gia súc. Cho đến nay người ta đã có thể rèn tự túc được các loại nông cụ cần thiết, kể cả lưỡi cày. Tất nhiên không phải người đàn ông nào cũng đều biết rèn. Thường trong một thậm chí có thể tới hai, ba làng mới có một lò rèn. Đã vậy, những “ông thợ rèn” không phải đã được chuyên môn hóa. Do phải tập trung vào việc rèn các loại công cụ phục vụ cho trồng trọt nên thường tiến hành trong thời gian sắp bắt tay vào sản xuất (khoảng tháng 8 lịch Gia rai). Nghề đan lát của người Gia rai khá phát triển. Hầu như người đàn ông nào cũng biết chẻ, vót nan để đan, vì đó là một tiêu chuẩn có tính chất tập quán của nam giới đã trưởng thành. Ngay từ lúc niên thiếu, họ đã bắt đầu tập đan những dụng cụ đơn giản như chiếc dậu thưa, để dần dần lớn lên, người ta có thể cài những hoa văn xinh đẹp và phức tạp trên những đồ đan lát. Trong sản phẩm của nghề đan lát, đặc biệt chú ý đến cái gùi Gia rai. Đây là một loại dụng cụ vừa đựng đồ tại chỗ như hòm xiểng, lại có thể đeo trên vai để mang những thứ cần thiết đem đi tựa như chiếc ba lô. Người ta còn xem nó như một thứ trang sức của các cô gái, mang sắc thái dân tộc rõ rệt. Nghề dệt một ngành thủ công tương đối đặc sắc của dân tộc này. Để có thể dệt, người ta bắt đầu trồng bông luồi (kpái). Đó là một loại cây trồng mang tính chất công nghiệp truyền thống của đồng bào. Ngoài bông, ở vài nơi còn dệt bằng một loại lanh (nhanh) hoang dại. Cũng như các dân tộc ở Tây Nguyên, người phụ nữ Gia rai không dệt trên khung cửi. Họ giăng sợi thành một đường vòng kín, rồi lấy hai đoạn cây căng cho thẳng sao cho đường sợi trải ra thành hai mặt phẳng song song kề nhau, móc nối nhau bởi một chiếc go đơn giản. Khi dệt người ta lấy dây buộc đoạn cây chằng qua lưng và đầu kia buộc vào cột để cho toàn bộ sợi căng tạo thành một cái khung dệt. Họ không dùng thoi mà cầm suốt chỉ luồn để hai tầng sợi đan vào nhau thành tấm vải. Đây là kiểu dệt vải phổ biến ở phương nam. Tuy còn thô sơ, nhưng lại cho phép người ta có thể làm ra những dải khổ hẹp 40 cm hay những tấm vải khổ rộng tới 90 cm, hoặc hơn nữa, một khổ vải chưa bao giờ thấy ở những dân tộc dệt vải bằng những khung cửi như Tày, Thái, Lào, Mường…Phương pháp dệt hoa văn cũng chưa có lối đan các que trên mặt go thẳng đứng để tạo ra những hình kỷ hà cần thiết và đều đặn trên mặt vải như kiểu Thái, Lào….mà chỉ dùng tay cầm từng sợi chỉ đan trực tiếp, tương tự như dết tấm thảm len vậy. Với kiểu dệt ấy, người phụ nữ có thể sáng tạo các loại hoa văn bằng sợi chỉ màu theo ý muốn của mình, không bị cứng đờ, dập theo một loại khuôn mẫu như đã định sẵn trong việc đan que trên chiếc go thẳng đứng. Bởi vậy có những chị em, với đôi bàn tay khéo léo của mình đã đệt được các hình phức tạp: Hình người, súc vật, hình đất nước…. Sản phẩm dệt của chị em thường là những chiếc váy, cái áo, dải khố hoặc những tấm vải khổ rộng để làm chăn đắp, khoác…vải của họ trước hết làm ra để dùng trong nhà, nhưng cũng không ít trường hợp đem đổi trực tiếp lấy vật phẩm cần thiết hoặc bán ra thị trường. 4. Kinh tế chiếm đoạt: Sống với thiên nhiên giàu có, đồng bào Gia rai không những chỉ bỏ công lao động vào lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất, mà còn tiến hành hái lượm, đánh cá và săn bắn.Họ có thể thu lượm nhưng sản phẩm có sẵn trong tự nhiên như; rau rừng, các loại nấm… rồi đến các loại thú rừng… Đối với vùng Tây Nguyên, vị trí săn bắn rất được coi trọng. Việc săn cá nhân (hiu loa) của đồng bào được tiến hành dới nhiều hình thức, tróng đó thấy nổi lên việc sử dụng cây nỏ (ná) và các loại bẫy để diệt thú. Với những công cụ ấy, người ta có thể diệt từ những con chuột, chim cho đến hươu, nai, hổ, báo, voi và tê giác. Săn tập thể (hiu pư) cũng rất phổ biến và nhiều cách thức. Ngoài lối săn đón, săn vây, đáng lưu ý hình thức săn dượt. Người đi săn có thể sử dụng đoạn cây tre, nứa vót nhọn hoặc dao mác cùng đoàn chó săn đuổi dượt thú sao cho thú mệt hoặc cùng đường phải rúc vào bụi rậm hoặc nhảy xuống nước. Đoàn săn reo hò vây kín lại và đâm chết thú. Người Gia rai nổi tiếng về việc săn bò tót. Người đi săn cưỡi ngựa, dùng lao phóng hay lùa thú ngã xuống vực sâu. Họ cũng hay đặt rào bằng tre gỗ vây quanh khu rẫy bỏ hóa lâu năm, rồi vào sua đuổi đâm chết lợn lòi. Việc săn bò tót và lợn lòi này chính cũng là dịp để thử thách tài năng và lòng dũng cảm nhằm tuyển lựa và rèn luyện các dũng sĩ để đứng đầu dân làng trong các cuộc chinh chiến thuở trước. Thú săn được như hươu, nai…thường được mang về làng rồi chia thịt theo tập quán bình quân, giống như giết trâu, mổ lợn để phục vụ nghi lễ tôn giáo. Chương III: Đời sống xã hội. 1. Quan hệ xã hội: Plơi (bôn) là đơn vị cư trú của các gia đình nhỏ mẫu hệ. Mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế cá thể, có tư liệu sản xuất riêng do quyền chiếm hữu nương rẫy và ruộng đất được đảm bảo. Từ thực tế đó nên khi cần thiết, họ có thể đi khỏi làng một cách dễ dàng. Họ không bị câu nệ nặng nề bởi mối quan hệ dòng họ hay làng xóm. Song do đã cư trú trong một plơi (bôn) nên các gia đình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổ chức làng đảm nhiệm chức năng điều hòa, tập hợp các gia đình thành một khối cộng cư thống nhất trên cơ sở sở hữu tập thể. Ở các làng đã hình thành một cách tự nhiên phun pô bút (những ông già chủ trì của làng), một tổ chức “hội đồng” sơ khai mà thành viên của nó là những đàn ông có độ tuổi từ 40 năm trở lên làm chủ nóc, được lựa chọn theo tập quán. Đó là những đàn ông thạo ăn nói, giao thiệp rộng, biết thu xếp công việc, thông hiểu tục lệ, tôn giáo, trong chiến đấu tỏ ra dũng cảm, giàu kinh nghiệm sản xuất. Gần đây có thêm những người do khéo làm ăn, gặp may mắn mà trở nên khá giả. Người ta gọi họ là già làng (tha plơi) hay “ông già” (ơi pơ thun). “Hội đồng” cử ra một người đứng đầu. Theo tập quán, người đứng đầu “hội đồng” được tín nhiệm do một cuộc đề cử mang ý nghĩa tôn giáo. Người ta đưa cho các “ông già trong hội đồng” mỗi người một hột gạo để bỏ xuống một cái lỗ đào trên mặt đất, rồi gọi giàng đến tha đi. Họ coi thử, nếu con kiến bò đến cắn vào một hột nào trước, người ấy sẽ là chủ làng. Ông ta vừa lĩnh trách nhiệm người đứng đầu, cao nhất trong làng, đồng thời là người đại diện hoặc hiện thân của tổ chức phun pô bút. Do đó ông được mang tên tha plơi pô bút hay pô bôn (già làng, chủ làng) và về sau là khoa plơi (thủ lĩnh của làng), một chức vị có từ thời Pháp thuộc. Thay mặt cho toàn thể “hội đồng”, khoa plơi đứng ra lãnh đạo các công việc chung như dời làng, dựng nahf cho tàng gia đình, đặt tên làng, tiếp khách, tổ chức các lễ thức tôn giáo, hội hè vui chơi, tổ chức cứu trợ các gia đình neo đơn, nghèo túng…Trong sản xuất, đồng bào có tập quán a nham (bỏ của giúp công). Người chủ hma thường đặt chẽ rượu cần mời làng đến uống để giúp công làm cho xong những khâu việc khẩn trương như phát rừng, cuốc đất, gieo hạt, thu hoạch…Trong chừng mực nào đó, chính các “ông già” nhất là khoa plơi đã dùng uy tín của mình tổ chức khá nhiều cuộc a nham để huy động lao động của làng xóm làm cái khâu sản xuất đòi hỏi nhiều nhân công, khai phá thêm hma mới. Nhờ vậy họ trở nên giàu có. Trong làng đã hình thành những luật tục quy định nhưng điều mà tất cả dân chúng phải theo. Những người xúc phạm luật tục như xâm phạm vùng hma đã có chủ, trồm cắp, cướp của giết người, loạn luân, hiếp dâm, chửa hoang…đều bị sử phạt. Trong làng chưa có các cơ quan lập pháp và hành pháp. Việc sử tội hầu như còn tuân thủ các quy định có tính chất “công bằng tự nhiên” mang ý niệm nặng nề của tôn giáo. Nếu bắt được quả tang, bên nguyên hoàn toàn có thể đưa bên bị ra trước làng để xét xử. Tội nặng được xử theo lối sỉ nhục như trói can phạm ở giữa làng để cả làng kéo đến phỉ nhổ. Sau đó, tội nhân bị bắt làm nô lệ (hlun) cho khoa lơi. Nếu tội nhẹ hơn, tùy từng mức độ mà bắt bồi thường lợn hoặc trâu để cho làng cúng giàng. Nếu bên bị chưa có của bồi thường cũng phải chịu làm nô lệ cho già làng. Nếu chứng cớ không rõ ràng bên bị cũng có thể cho đó là sự vu oan giá họa, đề nghị làng xử lại. Nếu vẫn chưa chịu, các ông già phun pô bút và khoa plơi phải tổ chức cho hai bên lamd các lễ “thần phán” dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có ba cách phổ biến hơn cả: Hai bên thi nhau lặn xuống nước, ai chịu hụp được trong nước được lâu hơn, người đó thắng cuộc. Đun chì chảy rồi đổ lên lòng bàn tay có lót lá môn. Người nào bị bỏng, người đó thua cuộc. Chặt đầu gà vứt xuống nước. Tùy người làm chứng định trước, nếu đầu gà ai chìm xuống hay nổi lên thì người đó thắng cuộc. Người làm chứng là người xét xử đều là khoa plơi và phun pô bút. Trong xã hội Gia rai, cũng đã có những “già làng” tỏ ra có tài ăn nói, do miệng lưỡi khôn khéo, do tỏ ra am hiểu phong tục tập quán, tỏ ra có tài xét xử…lợi dụng các vụ kiện để ăn của đút lót trở nên giàu có. Tổ chức xã hội của người Gia rai đã vượt ra khỏi phạm vi làng độc lập, để hình thành những cộng đồng lớn hơn thu hút cả một vùng gọi là tơring. Tơring vốn là một cộng đồng lãnh thổ. Những làng cùng một tơring có thể do một làng gốc sau đó phát triển thành những làng lân cận. Theo tập quán họ vẫn quen coi nhau như người trong một làng. Tuy nhiên, ta cũng không thể loại trừ nguyên nhân của lịch sử chinh chiến đã làm xuất hiện các liên minh làng (hrom bít plơi). Lúc đó tơring vốn là một cộng đồng lãnh thổ lại có thể phát triển thành một liên minh có tính chất quân sự. Đến khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tức là trước khi thực dân pháp xâm lược, ở vùng Gia rai đã có thể có một số vùng tơring rộng lớn. Về sau chính thực dân Pháp đã đưa vào cộng đồng này để lập ra các đơn vị hành chính của chúng. Đơn vị này có thể tượng trưng một huyện của ta hiện nay như tơring lăn Chú Chơreo nay là huyện Ayun Pa…Hình như ở họ đã xuất hiện những ý niệm ban đầu về vùng lãnh thổ liên minh cộng đồng gọi là đế char (vùng rộng lớn). Pơ tao là những vị “vua” đã có ảnh hưởng rộng lớn ở toàn vùng đế char. Họ là hiện thân của sự tín ngưỡng giàng. Nên đế char cũng có thể coi như một lãnh thổ tập hợp các tơring dưới hình thức tôn giáo. Xét về nguồn gốc, tơring là cộng đồng lãnh thổ. Song ở người Gia rai ngoài “hội đồng” của một làng (phun pô bút) cũng còn có cả hình thức hội đồng những người đứng đầu làng (pơgiơnum bing khoa plơi). Có thể coi đây là một tập hợp các làng lại thành tơring. Hội đồng đó còn đề cử một vị đứng đầu của một làng có uy tín cao nhất làm người đứng đầu tơring (khoa tơring) hay gơng khoa pơgiơnum bing bang (trụ cột đứng đầu tất cả hội đồng). Như vậy khoa tơring vừa là người chủ làng của một làng lớn, vừa có nhiệm vụ tập hợp những người đứng đầu các làng trong một tơring (pơgiơnum bing khoa plơi). Người đứng đầu tơring còn có thể chỉ định những người trong hội đồng để giúp việc. Một người chuyên việc xử kiện gọi là pô phắt hơđi. Một người chuyên việc biện lý gọi là thao kơđi. Việc chiến tranh thường do khoa tơring và khoa plơi đảm nhiệm. Lúc đó, họ được gọi là pơ blá. Nghiên cứu sự hình thành xã hôi Gia rai, Ê đê…không thể không xem xét tới nguồn gốc của các khan anh hùng như: Đăm San, Xinh Nhã, Đăm di…nổi tiếng cũng như xem xét các điệu múa liên quan đến những cuộc chiến chinh. Như soang bơ lá; múa biểu diễn lúc gọi làng tập hợp chuẩn bị đi đánh giặc; soang bagan nat lây; múa biểu hiện ban đầu sự phản đối việc đi đánh nhau của dân làng và sau sự giảng giải của người chỉ huy, dân làng giơ lao mác, mộc, khiên lên tỏ vẻ đồng tình; soang gơr; múa biểu hiện đánh nhau và chết chóc; soang đao: múa kiếm xung trận; soang quat: múa lấy cành cây quạt biểu hiện sự lừa miếng trong lúc đánh nhau giữa hai bên; soang bơgơi măng đum: mua dựng lại tập quán; soang plông: nhảy chân cao, biểu hiện sát khí – soang nàng glé: gây sự; soang bơ ni môt: ca ngợi chiến binh đánh giỏi; soang bơ ni hai: lấy thuốc về chữa người bị thương; soang lá tong chinh (đánh chiêng mừng chiến thắng). Những khan và điệu múa nói trên phản ánh một thời đại anh hùng của dân tộc này. Vậy trước khi Pháp xâm lược, xã hội Gia rai là một xã hội đương tiến tới sự phân hóa giai cấp. Tuy đã có những thủ lĩnh làng và khu vực (khoa plơi, khoa tơring) nhưng tự bản thân sự phát triển xã hội đó chưa đẩy họ trở thành một tầng lớp hay giai cấp bóc lột mà chỉ coi họ là những tầng lớp trên đã có một số đặc quyền nào đó. Họ vẫn chưa thoát ly hẳn khỏi cuộc sống lao động trực tiếp và của cải của họ cũng chưa chênh lệch là bao nhiêu so với mọi người, đặc biệt là chưa dùng của cải để bóc lột người cùng làng hay cùng tộc. Lại thêm địa vị của họ cũng chưa ổn định. Trong xã hội tuy đã có nô lệ (hlun), nhưng ở Tây Nguyên nói chung và ở người Gia rai nói riêng, tính chất của lớp người này có khác với nhiều nơi. Nô lệ không thế tập, đời cha có thể bị bắt làm nô lệ, sang đến đời co đã là dân tự do. Nô lệ có quyền lấy con gái của chủ và nếu giỏi cũng có thể tham gia hội đồng làng và làm khoa plơi. Hlun khi lập gia đình ra ở riêng thì được giải phóng…cho nên ta thấy nô lệ không bị tước quyền công dân của làng. Dưới thời thực dân Pháp và Mĩ đã đào tạo một số tri thức tay sai, dần biến người vốn có uy tín trong làng thành kẻ bóc lột, ăn bám. Xã hội Gia rai đã biến chất đi ít nhiều. 2. Quan hệ dòng họ: Hiện nay theo diều tra chưa đầy đủ, người Gia rai thuộc người Chor, Tbuăn Mthur có mười họ: Rchom, Nây, Rơô, Siu, Rơma, Ksor, Rahlan, Hleo, Kpa, Pui. Từ những họ ấy lại phân chia thành các ngành khác nhau. Có họ phân thành hai ngành như Rchom: Rchom prông (lớn) là ngành trưởng, con Rchom đét (bé) là ngành thứ. Họ Ksơr: Ksơr tôn kreng (mi kreng); Ksơr Sabôm ta (một mắt). Có họ phân làm bốn ngành như Nây: (Nây) Thang, Tbách, Bông bách và Xốp. Xét sâu vào ý nghĩa của các dòng họ ấy thật là phức tạp vì hiện nay nhiều tên gọi không ai có thể giải thích được. Tuy nhiên, đồng bào cũng kể khá nhiều chuyện cổ để nói lên sự phát sinh của dòng họ và các ngành của một dòng họ. Họ cho rằng các họ đều là con cháu của nàng Hbia (Hkrang). Khi nàng có mang, ngủ ở gốc cây ania rsiu, sinh ra họ Siu. Nàng đẻ dưới lùm cây um tùm Brang rchom và sinh ra họ Rchom. Nàng ngủ trong rẫy bỏ hoang sinh ra họ Ksơr. Nàng đau quá phải ôm gốc cây Rma (Mãng cầu) để đẻ ra họ Rma. Đi trên đường, nàng đẻ ra họ Rahlan. Nàng đẻ ở gốc tre sinh ra họ Rơô. Nàng đẻ dưới bóng cây Kbla sinh ra họ Kpa và Pui. Đẻ dưới bóng cây Hieo, nàng đặt họ Hieo và đẻ ở dưới gốc cây đa sống trăm tuổi, sinh ra họ Nây. Có nhiều chuyện lại cho rằng từ một họ gốc đã sinh ra họ khác. Họ Ksơr sinh ra họ Siu. Họ Kpa sinh ra họ Pui. Họ Nây sinh ra họ Rơô. Họ Rhlan với họ Hieo vốn chung một gốc…Ở đây xin ghi lại chuyện nguồn gốc của họ Rơô. Xưa có một ông họ Nây bỏ nhà đi làm mướn. Vợ ở nhà ngoại tình và sinh con. Khi chồng về nhà, bà ta sợ quá đành bỏ đứa bé giấu vào bụi tre. Bà giả vờ đi tắm, nghe con nhỏ khóc, vội quay về nói với chồng. Chồng ra xem, thương bé quá bế về nuôi. Từ đó đứa bé được lấy họ Rơô (tre). Đáng chú ý là mỗi một họ hay một ngành trong một họ thường kiêng một vật tổ. Ít họ còn giải thích được lý do tại sao phải theo lệ đó. Từ những kiêng cữ của các họ Gia rai ấy, ta có thể thấy rằng đấy là những dấu ấn còn in khá rõ tín ngưỡng tôtem ngày trước. Hiện nay, có thể phân các vật kiêng của các dòng họ theo hai loại chính: Vật trên cạn: họ Rchom kiêng ăn thịt bò. Họ Nây Tơnang kiêng một loại chim đi ăn lúc chập tối gọi là hiăc. Siu Prông (ngành trưởng) kiêng làm nhà ở cạnh tổ mối, còn Siu đét (ngành thứ) lại không ăn được con chim khướu đầu bạc (xim brang). Vật nửa ở trên cạn, nửa ở dưới nước. Họ Nây xốp kiêng con cóc. Họ Kpa kiêng một loại bò sát lớn hơn kỳ đà, nhỏ hơn cá sấu gọi là ria. Con ria sống dưới nước, nhưng thỉng thoảng cũng hay bám những cây khô bên bờ sông để phơi mình dưới nắng ấm. Nhìn chung, tất cả dòng họ của người Gia rai đều mang tên thực vật và vật vô tri theo thần thoại nói về nguồn gốc. Những thứ đó hoàn toàn không liên quan gì đến tôtem. Trái lại vật tôtem đều là động vật, lại không có mối liên hệ nào với tên của dòng họ. Nghiên cứu dòng họ của người Gia rai ta cũng còn cần chú ý tới hiện tượng là họ Siu được giữ địa vị làm pơtao (pơtao Ia và pơtao Pui). Những người phụ nữ của họ Rchom mới được lấy pơtao làm chồng. Nên dòng họ Rchom là dòng họ được tôn trọng. Người Gia rai đã được nhiều tác giả miêu tả như là một dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ. Song khi nghiên cứu về dòng họ và hệ thống thuật ngữ thân tộc của họ thì có thể thấy ba hình thái phân bố ở ba vùng khác nhau. Vùng Buôn Săm nơi giáp với Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắc Lắc, hầu như giống với hệ thống của người Ê Đê theo dòng mẹ. Vùng Aráp (thị xã Công Tum) thì lại gần với hệ thống song hệ của người Ba na. Hệ thống thuật ngữ thân tộc của vùng Gia rai ở vùng trung tâm mà điển hình là ở Ayun Pa thì có xu thế đơn giản hóa. Nó mang những yếu tố Mã Lai như gọi thế hệ thứ ba là êgô là ađôn, thế hệ thứ hai và thứ ba sau êgô là tchế, tché. Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Phương thức mưu sinh của dân tộc Gia rai ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan