Tiểu luận Qua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước tư bản chủ nghĩa chứng minh quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Nước ta trong những năm trước đổi mớiKTTN thường không được quan tâm đúng mức.Quan niệm của xã hội là “Khu vực KTTN gắn liền với tự phát đi lên CNTB từng ngày từng giờ đẻ ra CNTB nó đói lập với con đường đi lênXHCNNhưng ngày nay có rất nhiều công ty cổ phần năm 1993 sau khi ban hành nghị định 60/ HĐBT đã có khoảng 9 trăm nghìn cá nhân nhóm kinh doanh được cấp đăng ký theo loại hình đơn vị có vốn dưới mứcpháp định Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thời kỳ 1995-2000 của cả nước là 6,9% trong đó của khu vực KTTN là 7,2%.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Qua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước tư bản chủ nghĩa chứng minh quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHầN Mở ĐầU Trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ trước đến nay quy luật của sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX)phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất(LLSX) luôn là quy luật cơ bản nhất trong cả lĩnh vực kinh tế và trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất (PTSX)chúng tồn tại và không tách rời nhau, tác động lẫn nhau. QHSXphù hợp với trình độ và tính chất của LLSXlà động lực thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại QHSX lỗi thời lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.Trong xã hội có giai cấp mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối địch , mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp nổ ra cách mạng xã hội thay thế QHSX cũ lạc hậu bằng QHSX mới tiến bộ hơn. Lịch sử loài người đã trải qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Hiện nay chúng ta vẫn vận dụng những quy luật này để áp dụng vào các thành phần kinh tế của nước ta. Để làm rõ hơn về vấn đề này tôi chọn đề tài “ Qua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước TBCN chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX’’ để làm tiểu luận bộ môn kinh tế chính trị. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo dạy bộ môn chính trị Đỗ Ngọc Minh đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận này. Phần nội dung I- Nội dung QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Trong quá trình sản xuất con người không ngừng thu nhận thêm những kinh nghiệm sản xuất và không ngừng cải tiến công cụ sản xuất. Vì vậy LLSX phát triển không ngừng và đến một trình độ nào đó thì vượt ra khỏi khuôn khổ của QHSX đương thời. Lúc ấy xảy ra xung đột giữa LLSX và QHSX đã lỗi thời, rút cục những QHSX này phải thay đổi bằng những QHSX mới, thích hợp với trình độ phát triển mới của của LLSX. Anghen chỉ ra rằng “ Cac Mac là người đầu tiên đã phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử loài người nghĩa là tìm ra sự thật đơn giản là “Trước hết con người phải ăn uống ở mặc trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị nghệ thuật’. PTSX đời sống vật chất chi phối toàn bộ quá trình đời sống xã hội đời sống chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. 1- lực lượng sản xuất là gì ? 1.1 LLSX Là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kì nhất định. Llsx biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người với tự nhiên biểu hiện trình độ sản xuất của con người ,năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất .LLSX bao gồm tư liệu sản xuất (TLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). LSX được cấu thành từ hai bộ phận đối tượng lao động(ĐTLĐ) và tư liệu lao động (TLLĐ). ĐTLĐ là những sản phẩm của giới tự nhiên được con người trực tiếp sử dụng và đưa vào sản xuất hoặc cũng có thể là những sản phẩm không có sẵn mà con người phải tác động vào nó để biến nó thành sản phẩm có ích. TLLĐ là những vật thể mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Trong TLLĐ có công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất. Trong quá trình sản xuất công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Nó là yếu tố động nhất và cánh mạng nhất trong LLSX Công cụ lao động quyết định năng suất lao động hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm, là cơ sở xác định trình độ phát triển của sản xuất, là tiêu chuẩn để phan biệt sự khác nhau qua các thời đại kinh tế. Trong các yếu tố hợp thành LLSX thì người lao động là chủ thể bao giờ cũng là LLSX cơ bản quyết định nhất của xã hội. 1.2-qhsx là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Mối quan hệ đó bao gồm quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ về tổ chức quản lý, quan hệ về phân phối sản phẩm lao động. Mỗi loại QHSX tiêu biểu cho bản chất kinh tế của một PTSX nhất định. Ba mặt nói trên của QHSX có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với tất cả những quan hệ khác. Bản chất của bất kì quan hệ sản xuất nào cũng đều phụ thuộc vào những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về ai (trang 111_sách giáo trình triết học). Có 2 hình thức sở hữu cơ bản về TLSX: sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội. Những hình thức sở hữu đó là những quan hệ kinh tế thực hiện giữa người với người trong xã hội. Quan hệ kinh tế tổ chức xuất hiện trong quá trình tổ chức sản xuất. Nó vừa biểu hiện quan hệ giữa người với người vừa biểu hiện trạng thái tự nhiên kĩ thuật của nền sản xuất. Quan hệ kinh tế tổ chức phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất. Nó do tính chất và trình độ phát triển của LLSX quyết định Cac Mac viết “ Trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên người ta không chỉ quan hệ sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một phong cánh nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến , xã hội tư sản đều là tổng thể các QHSX. Như vậy mỗi tổng thể đó đồng thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại’’. 2 - mối quan hệ giữa llsx và qhsx. LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX chúng tồn tại không tách rời nhau tác động qua lại lẫn nhau tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX _ quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển của LLSX đồng thời QHSX cũng tác động trở lại LLSX. Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển, sự phát triển đó suy cho đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX trước hết là công cụ lao động. Trong lịch sử xã hội LLSX đẫ phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá. LLSX thường xuyên vận động phát triển nên QHSX cũng luôn luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của LLSX nhưng LLSX phát triển nhanh còn QHSX có xu thế tương đối ổn định, khi đó QHSX cũ không còn phù hợp nữa trở thành “xiềng xích’’ của LLSX kìm hãn sự phát triển của LLSX sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX, sự phát triển đó tất yếu dẫn đến việc xoá bỏ QHSX cũ thay thế bằng một kiểu QHSX mới phù hợp với LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. 3-Sự tác động trở lại của qhsx với llsx. LLSX quyết định QHSX nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX nó sẽ thúc đẩy LLSX phát triển và ngược lại. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn này không phải là đơn giản. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua giai cấp hông qua cách mạng xã hội. 4-Chứng minh qhsx phù hợp với trình độ phát triển của llsx qua 3 phương thức sản xuất. 1.1 –Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ. Thời kỳ công xã nguyên thuỷ con người không làm chủ được thiên nhiên Công cụ lao động của họ rất thô sơ và lạc hậu chủ yếu là dùng đồ bằng đá Sau này họ biết mài 2 hòn đá vào nhau để tìm ra lửa , họ cũng bước đầu biết trồng trọt. LLSX thời kì này đạt tới trình độ cao nhất là khi họ phát hiện ra đồng bằng cách nấu quặng Đây là bước ngoặt lớn trong thời kỳ này. Trong xã hội nguyên thuỷ chế độ sở hữu là chế độ công xã Công hữu công xã có quyền làm chủ từng nhóm người. Vào thời đại này chế độ công hữu dựa trên một trình độ rất lạc hậu. Họ sinh sống thành những bầy đàn ăn uống sinh hoạt chung với nhau không có sự phân chia giai cấp Sự bình đẳng này là một sự tất yếu dựa trên một trình độ xã hội thấp kém. 1.2- Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Thời kỳ này LLSX phát triển cao con người đã biết luyện sắt về chế tạo ra những công cụ lao động bằng sắt để nâng cao năng suất lao động. Trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển. Từ đây dẫn đến sự phân công lao động xã hội , chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Trong giai đoạn này có nhiều thành tựu về khoa học Thuỷ lợi, kiến trúc đều phát triển. Lúc này QHSX ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ trước đây không phù hợp nữa thay vào đó là QHSX mới ra đời Chế độ tư hữu thay thế cho chế độ công hữu, xã hội có giai cấp thay thế công xã thị tộc và cuối cùng chế độ chiếm hữu nô lệ đã ra đời. Người chủ nô chiếm hữu TLSX và có quyền “sinh” quyền “sát’’ với nô lệ. Nô lệ phải chịu sự áp bức bóc lột một cách nặng nề. Đối với chủ nô thì nô lệ chỉ là những công cụ lao động, không được hưởng quyền lợi gì, bị tước đoạt quyền làm người. Toàn bộ sản phẩm do nô lệ làm ra đều thuộc của chủ nô.Họ chỉ có ở trong tay rất ít tư liệu sinh hoạt để lao động tạo ra sản phẩm cho chủ nô. 1.3- Phương thức sản xuất phong kiến. Đây là thời kỳ mà cả LLSX và QHSX đều có những sự thay đổi lớn. Con người ở xã hội này đã biết chế tạo ra công cụ bằng thép, dùng súc vật để thay thế sức kéo của con người. Nông nghiệp và thủ công nghiệp được chuyên môn hoá và đa dạng hoá những vật dụng mang tính trình độ cao ra đời như la bàn, đồng hồ … Lúc này QHSX cũng thay đổi, cơ sở của QHSX phong kiến là chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất Lãnh chúa không được giết nông nô Địa tô là hình thức bóc lột chủ yếu của chúa phong kiến. Thời kỳ đầu của chế độ phong kiến địa tô lao dịch được áp dụng phổ biến. Trong khi làm lao dịch cho chúa phong kiến nông nô thường không chú ý đến việc năng cao năng suất lao động. Vì vậy khi chế độ phong kiến đã phát triển thì địa tô lao dịch được thay thế bằng địa tô hiện vật, nghĩa là lãnh chúa bắt nông nô phải nộp sản phẩm cho mình. Vào giai đoạn cuối của chế độ phong kiến, khi sản xuất và trao đổi hàng háo đã mở rộng thì địa tô tiền tệ trở thành phổ biến. Nông dân phải bán sản phẩm của mình đi nộp tô. Địa tô tiền tệ là đặc điểm của thời kỳ mà QHSX phong kiến tan rã và quan hệ tư bản chủ nghĩa ra đời. ii-Vận dụng vào Việt Nam. ở Việt Nam cơ cấu kinh tế gồm 6 thành phần là bộ phận là bước khởi đầu đặt nền móng cho thời kỳ quá độ cho thời kỳ quá độ với cơ sở vật chất, kỹ thuật Dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước nền kinh tế nước ta đang có những bước tiến đáng kể theo định hướng phát triển XHCN với một hệ thống chính trị phù hợp mà hạt nhân của nó là Nhà nước. Theo nghị quyết đại hội IX nền kinh tế Việt Nam đã thực hiện chủ trương phát triển chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta vận đông theo cơ chế thị trường và có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Kinh tế Nhà nước Cuối năm 1989 có trên 12 nghìn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) với số tài sản cố định tương đương là 10 tỷ USD Khi được thay đổi bằng quốc hữu hoá hàng năm kinh tế quốc doanh(KTQD) tạo 30 – 40% tổng sản phẩm xã hội (năm 1981:35,2% , năm 1990:38,8%) Vào đầu những năm 1990 KTQD là điều kiện và là cơ sở để đảm bảo những cân đối chủ yếu cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế hợp tác (KTHT) Một bộ phận rất quan trọng trong liên quan và chi phối tới cuộc sống của 80%dân số Việt Nam là thành phầnKTHT bộ phận này chiếm tới 37,2%(19840) và 42,9%(1985)thu nhập quốc dân nhưng hiệu quả sản xuất kém vì vậy đã làm cho toàn bộ nền KT quốc dân tăng trưởng chậm. Năm 1996 kết thúc mô hình kiểu cũ chuyển sang thời kỳ xây dựng và phất triển hợp tác xã theo mô hình mới bằng việc ban hành luật hợp tác xã tháng3/1996. Kinh tế tư nhân(KTTN) Nước ta trong những năm trước đổi mớiKTTN thường không được quan tâm đúng mức.Quan niệm của xã hội là “Khu vực KTTN gắn liền với tự phát đi lên CNTB từng ngày từng giờ đẻ ra CNTB nó đói lập với con đường đi lênXHCNNhưng ngày nay có rất nhiều công ty cổ phần năm 1993 sau khi ban hành nghị định 60/ HĐBT đã có khoảng 9 trăm nghìn cá nhân nhóm kinh doanh được cấp đăng ký theo loại hình đơn vị có vốn dưới mứcpháp định Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thời kỳ 1995-2000 của cả nước là 6,9% trong đó của khu vực KTTN là 7,2%. Kinh tế tư bản nhà nước (KTTBNN) Năm 1998 sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài VN đã có 3 dự án đầu tư được cấp phép dưới hình thức doanh nghiệp với 100% vốn đầu tư của nước ngoài đến đầu tháng 12/2000 số dự án được cấp phép lên tới 3112 dự án với vốn đăng ký là 43,16TỷUSD. Kinh tế cá thể tiểu chủ Thành phần kinh tế này cũng có nhiều sự thay đổi lớn sau khi bước vào thời kỳ đổi mới. Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài Cuối năm 2000 cả nước có khoảng 3000 dự án của hơn 700 doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 36,7 tỷ USD vốn thực hiện là 16,89tỷ USD hoạt động đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 1,52 tỷ USD tạo 21,6 tỷ USD hàng hoá xuất nhập khẩu giải quyết lao động cho công nhân và nông dân góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là kết quả của tiến trình lịch sử. Có nghĩa là cùng với sự phát triển củaLLSX, QHSXcũng được hoàn thiện tương ứng. Trong đó tất cốt lõi là hoàn thiện QHSX theo hướng tập trung hoá và xã hội hoá. Khi LLSX còn ở mức thấp ứng với nó là sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu nhỏ và phân tán LLSX từng bước sẽ tỷ lệ thuận với tiến trình tập trung hoá và xã hội hoá quan hệ sở hữu. Các nhà lập chính sách VN thừa nhận kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của CNTBmà là sản phẩm tất yếu của PTSX của nhân loại trong quá trình phát triển của mình với sự tất yếu đi lên của CNXH. Chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế là vận dụng đúng đắn quy luật trên tuy nhiên việc xác định được một giải pháp, những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do nền kinh tế nước ta có nhiều loại hình và thành phần kinh tế ở những trình đọ khác nhau vì vậy cần phải tạo được những hình thức QHSX đa dạng thích ứng với trình độ LLSX ở các thành phần kinh tế của nước ta. Kết luận Dù cho xã hội loài người đang thay đổi nhưng có một điều chắc chắn rằngđó là vai trò quyết định của sản xuất vật chất không suy giảm. Nó là nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế xã hội và đồng thời giúp ta thấy được căn nguyên cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người là sự thay đổi phương thức sản xuất vật chất. Qua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước CNTB chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng “QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX là một quy luật kinh tế cơ bản ,phổ biến’’ chi phối mọi phương thức sản xuất không loại trừ một quốc gia , một dân tộc nào trên thế giới. Đây cũng chính là điều mà nhà nước ta đi theo để xây dựng và phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Lời cam đoan Trong quá trình làm tiểu luận này em đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo dạy bộ môn triết học Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Ngọc Minh. Đây là lần đầu tiên em viết tiểu luận nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót em mong các thầy cô góp ý để em có thể rút kinh nghiệm cho những bài viết sau. Bài tiểu luận này do em tự nghiên cứu và trình bày em xin cam đoan những thông tin trong bài là do em tự tìm hiểu không sao chép của ai. Danh mục tham khảo 1- Giáo trình triết học Mac-Lê Nin . 2- Giáo trình kinh tế chính trị. 3-Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam ( Chủ biên :TS Nguyễn Công Nhự ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQua lịch sử 3 phương thức sản xuất trước TBCN chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX (10 trang).DOC
Tài liệu liên quan