Trong thời gian gần đây vai trò tích cực của doanh nghiệp nhà nước đã giảm dần. Sức cạnh tranh thấp trên cả thị trường trong và ngoài nước đang là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhà ước trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế theo lịch trình và sẽ cam kết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó là:
+ Các chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước đều được triển khai nhưng chưa thực hiện được đồng bộ và triệt để cho đến nay vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, chưa được nhận thức cụ thể và thống nhất đã gây khó khăn lúng túng khi định hướng và thực hiện các biện pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước là các biện pháp sắp xếp, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình cổ phần hoá của nước ta trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam hiện nay, thì cần phải có những doanh nghiệp và Công ty có sức cạnh tranh, hiệu quả cao về kinh tế và làm tiền đề để thúc đẩy các thành phần kinh tế.
Đó chỉ có một loại hình doanh nghiệp làm được là công ty cổ phần.
Công ty cổ phần đã được xuất hiện từ lâu ở các nước tư bản và nó rất phổ biến ở các nước đó. Nhưng ở Việt Nam công ty cổ phần chỉ được chú ý và phát triển trong một thập kỷ gần đây. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để phát triển loại hình doanh nghiệp này chưa. Vậy trong bài tiểu luận này với kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế, nhưng em mạnh dạn đề cập tới quá trình cổ phần hoá của nước ta trong thập kỷ qua và em cũng có một số kiến nghị và giải pháp để tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
PHẦN I.
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ
1. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần hoá.
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ 16 ở các nước phát triển đến nay đã có lịch sử phát triển hàng mấy trăm năm. Nó được hình thành từ một kiểu doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất kỳ lực lượng nào mà là một quá trình phát triển kinh tế khách quan, do những nguyên nhân sau:
Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường tích lũy và tập trung tư bản ngày càng cao để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Song đây là một pháp hết sức khó khăn và hơn nữa việc huy động vốn phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hiện được. Một lối thoát có hiệu quả là các nhà tư bản vừa và nhỏ phải liên kết với nhau các nhà tư bản khác.
Sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ khí tiến bộ kỹ thuật tạo động lực thúc đẩy cổ phần hoá ra đời và phát triển. Công ty cổ phần hoá ra đời từ thế kỷ 19 nó mới được phát triển rộng rãi và trở thành phổ biến ở các nước tư bản. Công ty cổ phần được hình thành và phát triển mạnh mẽ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu khắc nghiệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng cũng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ phát triển không những cho doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường.
Như vậy công ty cổ phần hoá là một loại hình thành doanh nghiệp, một loại hình trên cơ sở tín dụng. Trong lịch sử công ty cổ phần là một độc quyền đã sử dụng các tổ chức tài chính đa dạng để tạo khả năng huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Tâm lý cũng như cơ sở pháp luật thuận lợi thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá toạ điều kiện ra đời các công ty cổ phần. Với động tác này các công ty cổ phần đã phát triển mạnh và thịnh hành trong giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tư bản độc quyền Nhà nước có nền kinh tế phát triển.
2. Đôi nét định nghĩa của công ty cổ phần.
* Khái niệm.
Công ty cổ phần là một loại doanh nghiệp trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về nợ vdà nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn (tức là cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp.
* Một số dấu hiệu cần chú ý.
- Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình cho nên cũng là loại công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần phát triển cổ phiếu để huy động vốn. Mỗi cổ phiếu có giá trị bằng nhau. Người mua cổ phiếu gọi là cổ đông.
- Cổ đông có thể là một cá nhân, một tổ chức. Số lượng cổ đông của công ty tối thiểu là 3 không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo luật chứng khoán.
- Công ty cổ phần là một pháp nhân.
- Công ty cổ phần là một công ty đối vốn.
PHẦN II
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ
1. Khái quát tình hình cổ phần hoá DNNN trong những năm qua
Từ năm 1992 đến nay, cả nước đã có khoảng 1000 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi sở hữu, trong đó cổ phần hoá khoảng trên 828 doanh nghiệp, số còn lại là chuyển giao, bán và khoán kinh doanh.
Chương trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được triển khai thí điểm từ năm 1992. Mục đích của chương trình này là tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có chủ sở hữu là người lao động, để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tạo cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn trong toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp. Song do chưa có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này và chư có hướng dẫn cụ thể nên từ năm 1992 đến 1997, cả nước mới chỉ có 38 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
Tiến trình cổ phần háo doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghị định về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998 trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bảy đưa lộ trình cổ phần hoá đi nhanh hơn.
Tính đến đầu năm 2003, cả nước đã có 828 doanh nghiệp được cổ phần hoá, chiếm 3% tổng số vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong đó, có khoảng 13% doanh nghiệp độc lập thuộc các bộ, 5,5% doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty; 81,5% doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành. Ngành nghề có doanh nghiệp chuyển đổi nhất là công nghiệp - xây dựng (53,3%), thương mại - dịch vụ (34,28%), giao thông vận tải (7,7%), còn lại là các ngành khác. Ngoài ra, đã có khoảng 130 doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi theo phương thức giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá
Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần không chỉ giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn mà còn tăng đáng kể tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn. Các doanh nghiệp hoạt động năng động nhạy bén và tự chủ hơn trong kinh doanh. Quá trình cổ phần hoá đã thu hút rộng rãi các nguồn vốn của người lao động cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội, nhờ đó doanh nghiệp có vốn đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh theo chiều sâu. Tính chung với trên 400 doanh nghiệp đã cổ phần hoá trên 1 năm, doanh thu tăng 1,43 lần, lợi nhuận tăng 2,04 lần, nộp ngân sách tăng 1,98 lần, thu nhập người lao động tăng 22%.
Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình về kết quả khả quan cổ phần hoá. Từ năm 1992 đến nay, thành phố đã có hơn 100 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, chiếm 12,5% tổng số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá cả nước. Qua khảo sát hoạt động của 22 doanh nghiệp đã cổ phần hoá, doanh thu bình quân hàng năm là 41%, lợi nhuận tăng 39,5%, nộp ngân sách tăng 30,9%, cổ tức hàng năm từ 6% đến 24%, thu nhập người lao động tăng 10,5%.
3. Triển vọng trong tương lai
Để đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sắp tới nhà nước sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và doanh nghiệp, nhất là quyền chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp, ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý, đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành quy định của nhà nước tại doanh nghiệp.
Kế hoạch của chính phủ đến năm 2005 số doanh nghiệp rút xuống còn 2000 thay vì 5600 doanh nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên vẫn có thể lập thêm doanh nghiệp nhà nước nếu thực sự cần thiết.
Việc thành lập doanh nghiệp này phải được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương và theo nguyên tắc chỉ lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà nhà nước độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng tham gia.
4. Một số khó khăn trong khi cổ phần hoá
Trong thời gian gần đây vai trò tích cực của doanh nghiệp nhà nước đã giảm dần. Sức cạnh tranh thấp trên cả thị trường trong và ngoài nước đang là điểm yếu nhất của doanh nghiệp nhà ước trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế theo lịch trình và sẽ cam kết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó là:
+ Các chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước đều được triển khai nhưng chưa thực hiện được đồng bộ và triệt để cho đến nay vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, chưa được nhận thức cụ thể và thống nhất đã gây khó khăn lúng túng khi định hướng và thực hiện các biện pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước là các biện pháp sắp xếp, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
+ Cơ chế tạo động lực cho doanh nghiệp chưa thật hợp lý và chưa xác lập được đại diện chủ sở hữu cụ thể tại doanh nghiệp. Cơ chế tài chính có nhiều đổi mới và tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều qui định chưa hợp lý, doanh nghiệp vẫn còn bị gò bó, quyền hạn và trách nhiệm chưa rõ ràng, việc giám sát nhà nước quá chi tiết nhưng lại kém hiệu lực.
+ Đội ngũ giám đốc có vai trò quan trọng nhưng cơ chế theo dõi tuyển chọn và đào tạo chậm đổi mới, ngoài ra còn e ngại đối với cổ phần hoá.
+ Công nghệ quá cũ và lạc hậu nhưng lại thiếu vốn nghiêm trọng, thiếu cơ chế thúc đảy đầu tư trong khi vẫn duy trì số lượng quá lớn doanh nghiệp nhà nước. Ngoài phần đóng góp cho ngân sách nhà nước, doanh nghiệp còn đóng góp nhiều khoản khác cho yêu cầu của địa phương.
+ Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được điều chỉnh thông qua chấn chỉnh việc thành lập và sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện có. Nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn còn quá nhỏ, khong đủ điều kiện đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh và chưa khắc phục được tình trạng trùng dẫn. Mặt khác, việc phân định chức năng quản lý nhà nước vẫn còn chồng chéo và sơ hở, lại thiếu điều hoà phối hợp để nâng cao hiệu quả giữa các ngành, giữa doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương.
+ Sự chậm trễ trong việc thực hiện chủ trương đa dạng hoá sở hữu và cổ phần hoá đã làm nghẽn các kênh huy động vốn của xã hội cho yêu cầu bù đắp phần thiếu hụt đầu tư của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước.
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG, KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP TIẾP TỤC
ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Phương hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Để đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, cần phải bước tiến mạnh mẽ hơn trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo chiều sâu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp nhà nước, bao gồm những doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do nhà nước đầu tư được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nưóc và những doanh nghiệp có tỷ lệ cổ phần chi phối nhà nước được thành lập và hoạt động theo luật công ty tiếp tục hoàn thiện môi trường luật pháp, chính sách và môi trường kinh tế ổn định đồng tời tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực sự phát huy được tác dụng nòng cốt, nêu gương, dẫn dắt các thành phần kinh tế ổn định khác cùng phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế xã hội là phương hướng cấp bách và lâu dài.
2. Một số kiến nghị và biện pháp để tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
2.1. Về căn cứ thì đều đưa ra nghị quyết TW 3 nhưng nội dung thì chưa áp dụng tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo QĐ số 58/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể là số lượng doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi không cần Nhà nước giữ 100% vốn còn để lại nhiều và không đúng thành phần qui định.
Số lượng doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi sở hữu còn chưa đúng chưa đủ, phần lớn dồn vào những năm cuối hạn định nhằm kéo dài thêm thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và có thể đang "làm phép" với cấp trên. Nhiều doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước giữ cổ phần chi phối nhưng vẫn đề nghị khi cổ phần hoá phải có cổ phần chi phối của nhà nước.
2.2. Các bộ ngành, thành phố lớn có các Tổng công ty Nhà nước trực thuộc vẫn loanh quanh muốn giữ nguyên, ví dụ như 3/4 trong số 77 Tổng công ty 90 hiện không có đủ tiêu chuẩn tồn tại kể cả về ngành nghề, qui mô, hoặc vốn nhà nước, cần phải sắp xếp lại. Đây là một ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, vì hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang tổ chức theo mô hình hành chính các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thành viên không có liên quan mật thiết, với nhan đề công nghệ, tài chính và thị trường mà chỉ được lắp ghép lại để thành Tổng công ty. Do đó thực chất Tổng công ty trở thành bộ máy trung gian, điều khiển doanh nghiệp thành viên thông qua mệnh lệnh hành chính và chủ yếu vẫn hưởng kinh phí doanh nộp lên. Đây là loại tổ chức chưa hợp lý với nền kinh tế đang chuyển dổi.
Hơn thế nữa, bộ máy hành chính của Tổng công ty nhà nước hiện còn quá cồng kềnh và tiêu tốn nhiều chi phí. Tính chung mỗi lãnh đạo Tỏng Công ty, tổng giám đốc, chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị, mỗi tháng chi phí trên 20 triẹu đồng. Mà khả năng làm ra của từng người trong số đó thì chưa rõ được bao nhiêu. Nếu trong thời gian tới, chúng ta giải thể và hạ cấp số lớn Tổng công ty không đủ tiêu chuẩn tồn tại một cách đúng mức thì sẽ giải quyết được hoạ "kìm kẹp" của Tổng công ty, nếu làm được điều đó thì nó sẽ là tiền đề cho doanh nghiệp nhà nước thành viên phát triển mạnh mẽ hơn và theo đó sẽ cắt giảm được một khoản chi phí hành chính không nhỏ.
2.3. Một số phương án lại lấy việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo NĐ 63/2001 NĐ-CP ngày 24/9/2001 làm cơ sở duy trì nhiều doanh nghiệp nhà nước. Đây là một điều bất lợi cho cả doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý sau này, vì những loại doanh nghiệp nhà nước này chỉ là hình thức công ty hoá chưa tạo ra động lực cho doanh nghiệp phát triển. Việc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh mà nhà nước phải giữ 100% vốn, không áp dụng rộng cho các doanh nghiệp khác.
2.4. Giải thể doanh nghiệp nhà nước là giải pháp cuối cùng, cực chẳng đã mới áp dụng, vì hình thức này không tận dụng được tài sản nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp, không tạo việc làm cho người lao động - gây khó khăn cho xã hội. Vì vậy nhiều phương án chưa tìm hết giải pháp cho doanh nghiệp đã đưa vào giải thể, gây bất ổn cho người lao động. Tuy nhiên, khi đã tìm mọi giải pháp mà vẫn không cứu được để doanh nghiệp tồn tại thì mới giải thể - phá sản.
2.5. Khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp nhà nước chỉ là một giải pháp tình thế, chưa hẳn đã hữu hiệu nhằm vực lại doanh nghiệp, sau đó phải tổ chức lại theo hướng chuyển đổi sở hữu. Nhưng nhiều phương án sắp xếp doanh nghiệp giai đoạn 2002-2005 lại rất say sưa với hình thức này. Điều đó phải được đổi mới và cách tân ngay trong thời gian tới thì sẽ tạo một động lực để cổ phần hoá một cách nhanh hơn.
2.5. Một số địa phương trong khi phương án tổng thể chẳng những không sắp xếp triệt để mà còn đề nghị thành lập thêm doanh nghiệp nhà nước, mặc dù vốn - điều kiện hiện nay cho doanh nghiệp ra đời chưa có cơ sở chắc chắn.
Đó là một số phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2002-2005 của các bộ, ngành địa phương chủ yếu không phải từ nhận thức, mà có thể là sợ va chạm, ngại xáo trộn ảnh hưởng đến quyền lợi của một nhóm người trong doanh nghiệp và một số ít cơ quan công quyền. Nếu các phương án này trở thành hiện thực thì bước phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới bị kiềm chế.
Vì vậy các cơ quan quản lý tổng hợp của nhà nước cần đề xuất chính phủ những giải pháp kiên quyết hữu hiệu để quyết định tổ chức sắp xếp chuyển đổi các hình thức doanh nghiệp nhà nước hiếm có thực sự gắn với yêu cầu của nền kinh tế hội nhập khu vực, quốc tế, phù hợp với pháp luật hiện hành.
KẾT LUẬN
Như chúng ta đã biết vai trò to lớn của công ty cổ phần là điều không thể phủ nhận, nhưng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thì gặp không ít những khó khăn về phía Nhà nước thì khung pháp luật chưa theo kịp của quá trình, về phía doanh nghiệp thì chưa mạnh dạn và còn e ngại v.v.. Nhưng trong thời gian qua chúng ta đã có một con số rất khả quan về quá trình cổ phần hoá, từ năm 1998 đến nay đã có trên 800 doanh nghiệp được cổ phần hoá, và năm nay sẽ có khoảng 10% doanh nghiệp nữa sẽ được cổ phần hoá. Trong thời gian tới Đảng và Nhà nước ta sẽ cần phải đưa ra nhiều biện pháp hơn nữa để cho kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ năm 2002-2005 được hoàn tất.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần hoá 3
1. Sự ra đờivà phát triển của công ty cổ phần hoá 3
2. Đôi nét định nghĩa của công ty cổ phần 4
Phần II: Thực trạng quá trình cổ phần hoá 5
1. Khái quát tình hình cổ phần oá DNNN trong nhưng năm qua 5
2. Một số kết quả sau khi cổ phần hoá 6
3. Triển vọng trong tương lai 6
4. Một số khó khăn trong khi cổ phần hoá 7
Phần III: Phương hướng, kiến nghị và biện pháp tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước 9
1. Phương hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước 9
2. Một số kiến nghị và biện pháp để tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước 9
Kết luận 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan iii (co phan hoa) .docx