MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần 1. Một số khái niệm , tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới 2
I. Khái niệm 2
1. Bán phá giá? 2
2. Giá trị thông thường (GTTT): 2
3. Giá xuất khẩu (GXK): 2
4. Biên độ phá giá: 2
II. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới 2
Phần 2. Quá trình một vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ 4
1. Quá trình điều tra 4
a. Cơ sở để điều tra 4
b. Điều tra 4
c. Kết thúc điều tra 5
2. Áp dụng thuế chống bán phá giá 5
a. Thuế tạm thời: 5
b. Tính thuế và áp dụng thuế: đều tuân thủ theo qui định của WTO. 5
c. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá 5
3. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở Mỹ 6
Phần 3. Một số mặt hàng của Việt Nam bị nước ngoài điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá 7
Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sau hơn một thập kỉ thực hiện chính sách đổi mới (kể từ năm 1986) đến nay, nước ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế xã hội.
Chính sách thương mại ngày càng thông thoáng đã góp phần đẩy mạnh các hoạt động thương mại, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới: Việt Nam đã gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực như OPEC, ASEAN,… Việt Nam đang tích cực đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Và như vậy các rào cản đối với hàng nhập khẩu không phù hợp với qui định của WTO phải được rỡ bỏ. Kim ngạch xuất khẩu của ta ngày càng tăng, nhưng lại đối mặt với một vấn đề là sự bảo hộ sản xuất trong nước của một số nước nhập khẩu. Một công cụ hữu hiệu là các nước này áp dụng thuế chống bán phá giá, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Để hiểu thêm vấn đề này ta xem xét một số khái niệm và qui định của các nước về biện pháp áp dụng thuế chống bán phá giá, một số mặt hàng của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá.
Bài tiểu luận gồm 3phần:
Phần 1: Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.
Phần 2: Quá trình điều tra một vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ.
Phần 3: Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Phần 1. Một số khái niệm , tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới
I. khái niệm
1. Bán phá giá?
Theo quan niệm được nhiều người thừa nhận hiện nay thì bán phá giá là bán hàng hoá ra nước ngoài với giá thấp hơn chi phí sản xuất.
Mục đích của việc áp dụng thuế chống bán phá giá là để bảo vệ sản xuất trong nước.
2. Giá trị thông thường (GTTT):
Là mức giá thực của hàng hoá được bán ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.
3. Giá xuất khẩu (GXK):
Là giá hàng hoá được bán cho nhà nhập khẩu, được điều chỉnh bằng cách khấu trừ tất cả các chi phí mà người xuất khẩu phải chịu những chi phí này không có khi bán ở thị trường nội địa.
4. Biên độ phá giá:
Biên độ phá giá = Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu
II. Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới
Năm 1995 cùng với sự ra đời của WTO, một số các hiệp định thương mại liên quan đến thương mại quốc tế cũng được ban hành. Trong đó có Hiệp định chống bán phá giá của WTO mà các nước thành viên phải tuân theo khi áp dụng vào luật chống bán phá giá của nước mình.
Kể từ khi WTO ra đời đến cuối năm 2001, trên thế giới đã có 2132 cuộc điều tra phá giá, trong đó có 1066 lần áp thuế chống bán phá giá (khoảng 50% các vụ điều tra). Các mặt hàng thường bị điều tra và chịu thuế là: sản phẩm dệt may,giầy dép, sắt thép …
Trên thực tế, trước khi WTO ra đời biện pháp chống bán phá giá đã được áp dụng ở một số nước như Canada là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế chống bán phá giá(1904), Newzealand(1905), Australia(1906), Mỹ(1914)…
Thực tế áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các nước phát triển(từ 1995 đến cuối năm 2001):
Số nước
Số cuộc đtra
Bị điều tra
áp thuế
Bị áp thuế
12
899
502
32
745
430
Mỹ
255
169
57
EU
246
153
18
Hàn Quốc
28
70
Nhật
1
60
Thực tế áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các nước đang phát triển(từ 1995 đến cuối năm 2001):
Số nước
Số cuộc đtra
Bị điều tra
áp thuế
Bị áp thuế
23
946
564
60
1100
736
ấn Độ
248
155
37
Achentina
97
7
Brazil
51
45
Phần 2. Quá trình một vụ kiện chống bán phá giá ở Mỹ
Sau khi WTO ra đời, đã đưa ra Hiệp định chống bán phá giá. Theo đó, các qui định của các nước thành viên phải tuân thủ.
ở Mỹ, các cơ quan điều tra và ra quyết định cuối cùng về có hay không áp dụng thuế chống bán phá giá là Bộ thương mại (DOC) và Uỷ ban thương mại quốc tế (ITC). Trong đó DOC chịu trách nhiệm điều tra về việc bán phá giá, ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước.
1. Quá trình điều tra
a. Cơ sở để điều tra
Một tổ chức hay một cá nhân đại diện cho một ngành sản xuất trong nước nộp đơn đồng thời lên DOC và ITC đề nghị điều tra phá giá một mặt hàng nhập khẩu. Đơn được coi là hợp lệ nếu sản lượng của những người ủng hộ đơn chiếm 25% và phải lớn hơn sản lượng của những nhà sản xuất phản đối đơn.
Tuy nhiên, DOC và ITC vẫn tiến hành điều tra mà không cần nhận được đơn đề nghị của một cá nhân hay một tập thể các nhà sản xuất nào nếu nhận thấy một mặt hàng nhập khẩu nào đấy gây thiệt hại cho sản xuất trong nước.
b. Điều tra
Sau 20 ngày( có thể là 40 ngày) nhận được đơn, DOC sẽ đưa ra quyết định có hay không tiến hành điều tra và lý do đưa ra quyết định này.
Sau 45 ngày(trong trường hợp đặc biệt có thể là 65 ngày) kể từ ngày nhận đơn ITC sẽ có đánh giá sơ bộ về mức độ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Nếu thấy không có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại thì ICT sẽ ngừng cuộc điều tra.
Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ, DOC cũng sẽ có đánh giá sơ bộ. Nếu thấy có hành vi bán phá giá thì DOC có thể áp dụng biện pháp tạm thời: thuế tạm thời, hay kí quĩ một khoản tiền nhất định.
Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định hàng hoá nhập khẩu đó có hành vi bán phá giá, chỉ rõ biên độ phá giá, các số liệu liên quan: giá trị thông thường, giá xuất khẩu.
Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn ITC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
c. Kết thúc điều tra
Sau khi xem xét đánh giá cuối cùng của DOC, ITC sẽ ra quyết định:
áp dụng thuế đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra với một mức thuế cụ thể. Hoặc
Không áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra.
2. áp dụng thuế chống bán phá giá
a. Thuế tạm thời:
Sau khi đánh giá sơ bộ thấy có hành vi bán phá giá DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời: thuế tạm thời hay kí quĩ một khoản tiền đủ để đảm bảo triệt tiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh.
Thời gian áp dụng biện pháp tạm thời từ 4 đến 6 tháng tuỳ từng trường hợp cụ thể.
b. Tính thuế và áp dụng thuế: đều tuân thủ theo qui định của WTO.
c. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá
DOC là cơ quan tiến hành rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm và đưa ra 1 trong 3 quyết định sau:
Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
3. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá ở Mỹ
Kể từ năm 1995, các cuộc điều tra về phá giá của Mỹ thay đổi theo từng thời kỳ:
Năm 1992 có 84 cuộc điều tra
Năm 1995 có 14 cuộc, 1996 : 21cuộc, 1997 : 15 cuộc. Từ năm 1996 đến 1998 có 72 cuộc điều tra. Riêng năm 1998, do sức ép của các ngành sản xuất trong nước và cạnh tranh nước ngoài số cuộc điều tra phá giá là 36 cuộc.
Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ chủ yếu tập trung vào các mặt hàng chính mang tính chiến lược : sắt thép cacbon cán nóng và cán mỏng. Trong số 72 cuộc điều tra từ 1996 đến 1998 thì có tới 39 cuộc điều tra là sản phẩm thép (chiếm 54%) và mức thuế áp dụng là 25% đến 67,5% đối với sản phẩm thép cán nóng nhập từ Nhật Bản, đối với Brazil là 50,7% đến 71%…
Trong giai đoạn từ 1995 đến cuối năm 2001 Mỹ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá 169 lần. Số cuộc điều tra chống bán phá giá có chiều hướng tăng kể từ 1995 đến cuối năm 2001.
Phần 3. Một số mặt hàng của Việt Nam bị nước ngoài điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá
Cùng với việc hội nhập kinh tế Thế giới, Việt Nam tích cực đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của ta bị các nước nhập khẩu áp thuế chống bán phá giá ngày càng tăng.
Tính đến hết tháng 7 năm 2002, nước ta đã bị điều tra chống phá giá một số mặt hàng:
Năm
Nước
Mặt hàng
Tiến trỡnh điều tra
1
1994
Colombia
Gạo
Khụng đỏnh thuế vỡ mặc dự cú bỏn phỏ giỏ ở mức 9,07% nhưng khụng gõy tổn hại cho ngành trồng lỳa của Colombia.
2
1998
EU
Mỡ chớnh
Đỏnh thuế chống bỏn phỏ giỏ, mức: 16,8%.
3
1998
EU
Giầy dộp
Khụng đỏnh thuế vỡ thị phần gia tăng nhỏ so với Trung quốc, Indonesia và Thỏi lan.
4
2000
Ba lan
Bật lửa
Đỏnh thuế chống bỏn phỏ giỏ, mức: 0,09 Euro/chiếc.
5
2001
Canada
Tỏi
Đỏnh thuế chống bỏn phỏ giỏ, mức: 1,48 dollar Canada/Kg.
6
2002
Canada
Giày khụng thấm nước
Bắt đầu điều tra từ 4/2002
7
2002
EU
Bật lửa
Bắt đầu điều tra từ 6/2002
8
2002
Mỹ
Cỏ da trơn
Bắt đầu điều tra từ 7/2002
Từ bảng trên ta thấy, cho đến hết năm 2001 trong các mặt hàng xuất khẩu của ta (5 mặt hàng chính) bị các nước điều tra thì có 3 vụ bị áp thuế. Tuy nhiên những mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu nhỏ nên không gây ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu chung.
Các mặt hàng bị áp thuế là: mì chính, bật lửa, tỏi đây đều là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không lớn và thường bị điều tra theo các nước khác. Các mặt hàng chiến lược như :gạo, giầy dép tuy bị điều tra nhưng chưa bị áp thuế.
Tuy nhiên, hai vụ kiện mặt hàng của ta bán phá giá vào thị trường Mỹ là: cá tra và cá basa và vụ kiện tôm làm ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vì đây là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn (tôm mỗi năm thu về khoảng 460 triệu USD), còn kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa từ năm 1999 đến 2002 theo số liệu sau:
Xuất khẩu phi lê cá basa, cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Năm
1999
2000
2001
2002
Khối lượng (tấn)
3269
8624
13475
20965
Giá trị
13,371
29,667
38,286
62,778
*Tóm tắt vụ kiện cá basa, cá tra của Việt Nam :
Ngày 28-6-2002: CFA nộp đơn lên ITC, kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm phi lê cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ.
Ngày 18-7-2002: CFA và VASEP dự phiên điều trần trước ITC.
Ngày 9-8-2002: ITC đưa ra kết luận tạm thời: “Ngành nuôi catfish của Mỹ có thể có nguy cơ bị đe doạ bởi mặt hàng cá da trơn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam ”.
Tháng 11-2002: DOC xếp Việt Nam vào nước có nền kinh tế phi thị trường.
Ngày 27-1-2003: DOC áp đặt mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho các doanh nghiệp Việt Nam từ 37,94% đến 63,88%.
Ngày 27-2-2003: DOC điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá sơ bộ theo chiều hướng giảm.
Giữa tháng 5-2003: Thoả thuận đình chỉ vụ kiện giữa DOC và Bộ thương mại Việt Nam bị đổ vỡ.
Ngày 18-6-2003: DOC ra kết luận cuối cùng, rằng các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá phi lê cá tra, cá basa tại thị trường Mỹ, kèm theo là mức thuế chống bán phá giá từ 36,84% đến 63,88%.
Ngày 18-7: DOC tiếp tục sửa đổi tăng mức thuế lên.
Ngày 24-7: ITC ra phán quyết cuối cùng khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá như kết luận của DOC.
Các mức thuế áp dụng cho từng doanh nghiệp của Việt Nam :
Mức thuế của DOC (%)
Công ty
Kết luận của DOC ngày 18-6-2003
DOC sửa đổi tăng mức thuế ngày 18-7-2003
Nam Việt
52,90
53,68
Agifish
44,76
47,05
Cataco
45,55
45,81
Vĩnh Hoàn
36,84
36,84
7 doanh nghiệp còn lại
44,66
45,55
Các DN không tham gia vụ kiện
63,88
63,88
Với mức thuế như vậy ta gần như mất thị trường Mỹ.
Từ thực tế các vụ kiện bán phá giá hàng hoá của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Phải tham gia vụ kiện:
Từ kinh nghiệm vụ kiện tỏi của Trung Quốc bán phá giá vào thị trường Mỹ, vì phía Mỹ không tham gia vụ kiện nên DOC quyết định dùng các con số của nguyên đơn Mỹ. Kết quả là với vụ kiện này Trung Quốc bị áp biên độ phá giá là376%. Và như vậy từ năm 1994 Trung Quốc không nhập khẩu được tỏi vào thị trường Mỹ.
Mặt khác nếu không tham gia vụ kiện thì các nguyên đơn thắng kiện, đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới một số vụ kiện các mặt hàng khác. ví dụ của Trung Quốc, một loạt các mặt hàng bị kiện tiếp theo là: mật ong, xe đạp, nấm và cây tràm.
Cố gắng để cuộc điều tra sơ khởi đạt kết quả tốt nhất- tức là mức áp thuế là thấp nhất.
Khi họ điều tra thấy có biên độ phá giá, có sự tổn hại hay nguy cơ tổn hại thì công ty ngoại quốc cần tìm cách tranh thủ DOC giảm tối đa biên độ phá giá. Phải làm thế nào cho cuộc điều tra sơ khởi dẫn đến kết luận tốt nhất. Có 3 cách như sau:
+ Thuyết phục ITC là không có tổn hại ( dẫn đến là không bị thuế).
+ Thuyết phục DOC là biên độ phá giá không đáng kể.
+ Thương lượng với phía Mỹ để DOC ngưng thủ tục áp thuế với điều kiện: tuân thủ hạn ngạch, áp dụng một mức giá tối thiểu do DOC qui định.
Liên kết với các công ty nhập khẩu của Mỹ, ví dụ trong 2 vụ kiện tôm hùm và nấm các công ty của Trung Quốc bị thua vì đơn thương độc mã, không có đồng minh. Tuy nhiên trong các vụ đường hoá học, cacbure silicium, thuốc nhuộm gốc lưu huỳnh những thuyết trình của các công ty nhập khẩu đã thuyết phục ITC quyết định là không có tổn hại…
Kết luận
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá, ngoài việc bảo vệ sản xuất trong nước nó còn có những mặt hạn chế:
Hạn chế tính cạnh tranh
Tạo một sân chơi không bình đẳng .
Lợi ích của người tiêu dùng giảm do bị áp thuế, giá tăng dẫn đến lợi ích của toàn xã hội giảm.
Hiện nay Việt Nam đang thúc đẩy quá trình đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO, vì vậy mà một số hàng rào thuế quan sẽ được rỡ bỏ, thực hiện tự do hoá thương mại. Để tránh những thiệt hại cho nền sản xuất trong nước, Việt Nam cần có pháp lệnh về chống bán phá giá. Đây sẽ là cơ sở pháp lý áp dụng thuế chống bán phá giá mà không trái qui định của WTO. Theo dự kiến, trong năm 2004, nước ta sẽ hoàn thiện pháp lệnh chống bán phá giá.
Một vấn đề nữa cũng không mấy thuận lợi, đó là khả năng thực hiện pháp lệnh chống bán phá giá ở Việt Nam - điều đó thật không dễ chút nào. Khi đó cần có một bộ phận chuyên trách thực hiện, các thành viên là đội ngũ cán bộ chuyên về bán phá giá để có thể tham gia giải quyết các tranh chấp xung quanh việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Quá trình điều tra phá giá và điều tra thiệt hại phức tạp và tốn kém nhiều nguồn lực, đòi hỏi một đội ngũ những nhà kinh tế giỏi, hiểu biết về thương mại quốc tế, luật quốc tế… mà đội ngũ cán bộ của ta còn thiếu.
Tài liệu tham khảo
1. Chống bán phá giá - Mặt trái của thương mại của tập thể tác giả:
Hoàng Tích Phúc
Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
2.Kinh tế Việt Nam: số 10, 11 tháng 3 năm 2003.
3. Thời báo Kinh tế Sàigòn,ra ngày 31 tháng 7 năm 2003.
4. Thời báo Kinh tế Sàigòn: ra ngày 14 tháng 8 năm 2003.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35576.doc