Tiểu luận Quá trình hình thành đường lối đổi mới từ năm 1976 đến 1986 và từ 1986 đến nay

Thực tiễn sinh động của cuộc sống đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, đất nước ta đx thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trần trọng kéo dài, giữ được sự ổn định chính trị , đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế , xã hội , chính trị , văn hoá , an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Những thành tựu này đã tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển bền vững, ổn định, tạo tiền đề đưa nước ta bước sang 1 giai đoạn mới, giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình hình thành đường lối đổi mới từ năm 1976 đến 1986 và từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra vô cùng phức tạp: đất nước còn nhiều thiếu thốn, chiến tranh phá hoại luôn rình rập, rồi lệnh cấm vận của Mỹ, rôì sự kiện Campuchia…sẵn sàng đẩy Việt nam rơi vào nguy cơ tái chiến tranh …Đại hội Đảng V đã quyết định : " Trong giai đoạn mới của cách mạng , toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết 1 lòng , ra sức phấn đấu làm 2 nhiệm vụ chiến lược: 1 là xây dựng thành công CNXH, 2 là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt nam XHCN " ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ V …SĐD, tr. 42). Hai nhiệm vụ đó tiến hành đồng thời và mật thiết với nhau… kết quả là mục tiêu mà Đại hội V đề ra : về cơ bản, ổn định tình hình kinh tế - xã hội ,ổn định đời sống nhân dân thì chưa thực hiện được. và thực trạng kinh tế - xã hội đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và sự điều tiết của các cơ quan Nhà nước . Những tiến bộ trong nhận thức lý luận của Đảng chưa tạo ra được sự chuyển biến tương ứng trong hoạt động thực tiễn của nhiệm kỳ Đại hội V, vì quan điểm đổi mới chỉ là bước đầu, thiếu độ sâu, chưa tạo ra sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn dân… Tóm lại, trong 10 năm đổi mới đất nước đi lên CNXH ( 1976 - 1986) đã gặp và mắc phải không ít những sai lầm. "Những sai lầm đó cùng với sự trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu động lực phát triển " ( Đảng cộng sản Việt nam : Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 . NXB Sự thật , HN 1991, tr9 ). Cùng lúc đó tình hình thế giới có nhiều chuyển biến như: cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật làm thay đổi quan hệ của các nước trên thế giới, cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên xô, CNXH thể hiện khuyết tật…Như vậy, vấn đề đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, đồng thời là phù hợp với xu thế chung của thời đại. Và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 12/ 1986) là cái mốc son chói lọi đánh dấu sự kiện đổi mới này. Nguyên nhân và thực trạng của sai lầm mà kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2 ( 1976- 1980 và 1981- 1985) được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI ( 12/ 1986) phân tích và phê phán sâu sắc 1 cách khách quan và thẳng thắn. Từ đó đưa ra chủ trương quan điểm đổi mới đất nước đi lên CNXH. Chủ trương quan điểm đó đã chính thức đi vào cuộc sống và lòng dân và cứ thế tiếp tục cho tới ngày hôm nay. Đó là quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1976- 1986. Câu2: Quá trình đổi mới của Đảng ta từ thời kỳ 86 đến nay Thực tiễn sinh động của cuộc sống đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, đất nước ta đx thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trần trọng kéo dài, giữ được sự ổn định chính trị , đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế , xã hội , chính trị , văn hoá , an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Những thành tựu này đã tạo ra những điều kiện mới cho sự phát triển bền vững, ổn định, tạo tiền đề đưa nước ta bước sang 1 giai đoạn mới, giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên sự phát triển ổn định, bền vững không tự nó diễn ra, mà nó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng. Sự lãnh đạo và chỉ đạo ấy đã thể hiện ở quá trình đổi mới của Đảng ta từ năm 1986 đến nay. Đổi mới theo nghĩa chung nhất đó là sự thay thế cái cũ, lạc hậu không còn phù hợp bằng cái mới tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn, phong phú hơn, chất lượng hơn. Nói cách khác đó là 1 cuộc cải cách lớn về mọi mặt của 1 quốc gia Quá trình đổi mới đó là việc vạch ra đường lối, chính sách , rồi đưa vào cuộc sống. Đó là những giải pháp cơ bản, bao trùm, là 1 quá trình phấn đấu khó khăn gian khổ trong nhiều năm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta . Sự cần thiết phải đổi mới: Thứ nhất: Việt nam ta là 1 nước vừa bước ra khỏi hai cuộc chiến tranh phá hoại của thực dân và đế quốc, trước đó lại chìm trong ách đô hộ hàng trăm năm của phong kiến phương Bắc. Điều đó là cho nước ta là 1 nước nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Vậy muốn tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN thì nhất thiết phải đổi mới đất nước. Thứ hai: Do sự khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát đến mức phi mã của đất nước vào giữa những năm 80. Nguyên nhân đó là do ta mắc phải " sai lầm nghiêm trọng kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện" ( Đảng cộng sản Việt nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Sự thật, 1987, tr.26) Sai lầm nghiêm trọng trên thể hiện ở sự nóng vội, muốn lên thẳng CNXH vừa nhanh, vừa mạnh, vừa vững chắc, nhưng khi thực hiện lại quá nóng vội, không tuân thủ tính tuần tự của lịch sử , dẫn đến vi phạm những "quy luật khách quan" cụ thể: - Trong cải tạo: nôn nóng, muốn cải tạo nhanh theo kiểu " chiến dịch” , đồng nhất với cải tạo nhanh là "xoá bỏ nhanh, dứt điểm" các thành phần kinh tế tư nhân và cá thể, bất kể nó còn hay không còn tác dụng thúc đẩy sản xuất , nên khi thực hiện đã dẫn đến sai phạm " nguyên tắc tự nguyện" và không thực hiện đầy đủ các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là quản lý dân chủ, cùng có lợi…chỉ duy trì 2 hình thức sở hữu Nhà nước và tập thể nên không phát huy được sức mạnh toàn dân, sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần. - Trong công nghiệp hoá: nôn nóng muốn đẩy mạnh, nhanh công nghiệp nặng, nhưng xuất phát điểm quá thấp, thiếu những tiền đề cần thiết nên cũng đi đến thất bại - Trong xây dựng kinh tế : chủ yếu xây dựng kinh tế bằng 2 hình thức sở hữu thông qua 2 thành phần kinh tế là Quốc doanh và hợp tác xã, có thành kiến với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với CNTB…thành kiến không đúng, không thực tế, không chịu thừa nhận những quy luật khách quan…dẫn đến thất bại - Những sai lầm trên cộng với sự trì trệ trong công tác tổ chức cán bộ (chỉ say sưa với chiến thắng trong quá khứ mà quên đi rằng cuộc sống luôn vận động và đổi mới không ngừng) đã kìm hãm lực lượng sản xuất và tiêu diệt động lực phát triển . Vậy việc đổi mới là cần thiết và cấp bách. Sau 1 loạt những sai lầm đó, Đảng và Nhà nước ta đã nhận ra và xác định lại rằng: giải pháp có ý nghĩa quyết định nhất là phải nhận thức lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Phải hiểu thật đúng và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương pháp biện chứng duy vật, theo quan điểm phát triển , phải thay đổi, đổi mới nhận thức về CNXH và các mô hình xây dựng XHCN, phải tôn trọng các quy luật khách quan về sự phát triển kinh tế - xã hội , phải xuất phát từ thực tiễn đất nước. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định tiến hành cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc mọi lĩnh vực đới sống kinh tế - xã hội , mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp phát triển đất nước trong vòng gần 20 năm qua Đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH: "không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà là phải làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức , bước đi, và biện pháp thích hợp " ( Ban tư tưởng - văn hoá Trung ương: Những nội dung cần nắm vững về Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI. HN. 10/1989, tr. 20 ) Đổi mới nghĩa là kế thừa và phát huy những thành quả, những giá trị mà CNXH đã đạt được, đồng thời sửa chữa, uốn nắn cho phù hợp với sự phát triển của thời đại mới Đổi mới là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế , đến chính trị , văn hoá, giáo dục, nghệ thuật , tư tưởng…và phải thật sự vững chắc, mang lại kết quả và hiệu quả thực sự. Nhưng trước hết và cơ bản nhất là phải đổi mới cách nghĩ, đổi mới nhận thức và tư duy. Đó là đòi hỏi khách quan, là sự đòi hỏi bức bách của tình thế. Xét về mặt chủ quan , nó là ý thức, trách nhiệm, là sự trung thành với bản lĩnh chính trị của Đảng Những nhận thức mới về CNXH của Đảng và Nhà nước ta đã làm cho tính cách mạng và khoa học của nó ngày càng được nâng cao, phát triển phong phú và toàn diện, thể hiện: - Nhận thức lại con đường phát triển lịch sử của đất nước: Đảng và Nhà nước ta đã phân tích sự sụp đổ của phe XHCN ở Đông Âu, phân tích lại tình hình trong nước và quốc tế , Đảng khẳng dịnh: " quyết tâm đi theo con đường XHCN nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng", chứ không để thành quả cách mạng của bao thế hệ người Việt nam ta đi theo con đường TBCN- con đường chắc chắn sẽ không đem lại tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho nhân dân . - Nhận thức lại đặc điểm thời đại mới tác động như thế nào đến cách mạng nước ta trong thời kỳ quá độ: Quá độ lên CNXH của nước ta diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đang diễn ra như vũ bão, cuốn hút mọi nước trên thế giới có bước phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất , chuyển dịch cơ cấu kinh tế , hình thành cấc mối quan hệ nhiều mặt , vừa đối lập, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, vừa nương tựa….Đồng thời vấn đề thảm hoạ toàn cầu về môi trường sinh thái, về chiến tranh huỷ diệt , về chạy đua vũ trang, nguy cơ bùng nổ dân số…lại đang phát triển với tốc độ chóng mặt. mặt khác CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ, thoái trào. Xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đã bắt đầu khởi sắc - Nhận thức chính xác về xuất phát điểm của cách mạng nước ta: thấp cả về kinh tế - xã hội , cả về chính trị - Nhận thức đặc điểm của cách mạng Việt nam trong thời kỳ quá độ: thuộc kiểu quá độ thứ 3 đó là : từ nước thuộc địa, phụ thuộc, không qua TBXN lên CNXH- là kiểu qúa độ gián tiếp, chưa được thực tế kiểm chứng, quá độ vẫn còn trong giai đoạn tìm tòi, khám phá. Khi đã nhận thức lại rõ ràng con đường đi lên CNXH, Đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã được đề xướng và được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII điều chỉnh, bổ sung, phát triển: 1 đường lối đáp ứng yêu cầu cấp bách của Dân tộc , khi đi vào cuộc sống được sự hưởng ứng rộng rãi của dư luận xã hội, và đã đạt được những thành tựu , ưu điểm lơn lao. Đường lối ấy lại 1 lần nữa được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 6/1996) điều chỉnh, bổ sung, phát triển. Rồi đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ( 4/2001) lại tiếp tục được hoàn thiện, nâng lên 1 tầm cao mới, và kết quả là cuộc sống ấm no, hạnh phúc , văn minh như hiện nay của Việt nam ta . Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay: Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay là 1 quá trình hình thành từ thấp đến cao, từ bộ phận đến tổng thể, thể hiện tính quy luật của nhận thức, kết hợp lý luận với thực tiễn. Sự kết hợp đổi mới tư duy của Đảng lãnh đạo với tinh thần chủ động sáng tạo của cán bộ, đảng viên và quần chúng đã tháo gớ được các vướng mắc, thoát khỏi sự trì trệ trong sản xuất và trong đời sống xã hội , tạo được 1 sức mạnh mới của toàn dân, của cả nước, dẫn đến thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Quá trình đổi mới diễn ra như sau: Thực hiện thành công nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra là: trong 5 năm ( 1986- 1990 ) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ , mục tiêu của 3 chương trình lương thực- thực phẩm; hàng tiêu dùng ; và hàng xuất khẩu. Cụ thể là: đảm bảo nhu cầu lương thực trong xã hội và có dự trữ, đáp ứng 1 cách ổn định nhu cầu thiết yếu về thực phẩm. Lương thực và thực phẩm ít nhất là phải đủ để sản xuất ra sức lao động . Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, tạo 1 số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và hàng hoá cần thiết cho đất nước. Kết quả bước đầu của việc triển khai thực hiện 3 chương trình kinh tế đó của Đại hội VI là những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế …hình thành 1 số ngành sản xuất mới có triển vọng như dâu khí, 1 số loại hình kinh tế dịch vụ mới ra đời và phát triển nhanh, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt nam đi lên rõ rệt. Điểm đột phá đi lên của kinh tế Việt nam có được phải kể đến sự khẳng định " phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần" của Hội nghị lần thứ VI ( 3/ 1989) của Ban chấp hành TW Đảng . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ( 24- 27/6/1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đề ra chủ trương kế thừa và phát huy những thành tựu và những ưu điểm đã đạt được; kkhắc phục khó khăn, hạn chế của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới đề ra lần này . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã quyết định 1 số vấn đề về chiến lược lâu dài " ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đường lối chiến lược mới của Đảng tại Đại hội VII đã đi vào cuộc sống, được sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân . Kết quả là cục diện chính trị nước ta ổn định, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội , đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng trước kia. Nhịp độ phát triển kinh tế được nâng dần lên, nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm đã hoàn thành vượt mức. Đường lối đổi mới của Đảng 1 lần nữa được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII ( 6/1996) điều chỉnh, bổ sung, phát triển , tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên Đại hội IX ( tháng 4/ 2001) họp đúng vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử trọng đại : Loài người đã kết thúc thế kỷ XX, bước vào thế kỷ XXI. Đaị hội IX là mốc son chói lọi của lịch sử , đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt nam , thời kỳ phát huy sức mạnh của toàn Dân tộc , tiếp tục đổi mới , đẩy nhanh CNH, HĐH vì 1 đất nước Việt nam giàu , mạnh, công bằng, văn minh, dân chủ và vững bước tiến lên CNXH Đại Hội IX đã nhìn lại chặng đường 71 năm của cách mạng Việt nam; đi sâu vào tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quuyết của Đại hội VIII; 15 năm đổi mới ; 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội . Rồi rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc. Từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Kế thừa những bài học và những thành tựu mà Đại hội VI, VII, VIII mang lại, Đại hội IX đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Trong quá trình đổi mới đất nước phải kiên trì mục tiêu độc lập Dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Đổi mới phải kết hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại - Đổi mới phải dựa vào nhân dân , vì lợi ích của nhân dân , luôn luôn sáng tạo nhưng phải phù hợp thực tiễn Đường lối đúng đắn của Đảng chính là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới Đại hội IX đã và đang được vận dụng trong các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước , trong thực tiễn phát triển kinh tế , văn hoá , xã hội , an ninh, quốc phòng, trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị …Đại hội IX đã nắm bắt được cơ hội mới của thời đại, tận dụng được thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa cách mạng Việt nam tiến lên mạnh mẽ trong những năm đầu của thế kỷ XXI này. Những kết quả mà công cuộc đổi mới đã mang lại cho nước ta : + Đổi mới hệ thống chính trị trong toàn xã hội : khởi đầu là đổi mới cơ cấu kinh tế , các chính sách kinh tế và cơ chế kinh tế , tạo ra động lực mới, làm cho sản xuất và kinh doanh " bung ra " với tốc độ chưa từng thấy, dẫn đến những biến đổi rất nhanh về kinh tế - xã hội , làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước chỉ trong vòng 1 thập kỷ. ( 1986- 1996) + Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế : 1 cuộc cải cách lớn trên mặt trận kinh tế . Việc quyết định cải cách cơ chế kinh tế dẫn đến thay đổi phương pháp quản lý kinh tế , thể hiện ở việc Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và mở rộng đồng bộ các yếu tố thị trường , xoá bỏ bao cấp trong hoạt động kinh tế , xoá bỏ sự chỉ huy quan liêu của cơ quan hành chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh , mọi đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , có quan hệ bình dẳng, cạnh tranh lành mạnh hợp pháp, hợp tác và liên doanh tự nguyện, thị trường đóng vai trò hướng dẫn , điều tiết các đơn vị kinh tế lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của họ. Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế kinh tế mới đã tác động rất mạnh đến sản xuất và đời sống của mội tầng lớp nhân dân , giải phóng các năng lực sản xuất , phát huy dân chủ về kinh tế , ổn định đời sống chính trị - xã hội trong cả nước. Giá trị và ý nghĩa sự nghiệp đổi mới này của Đảng và Nhà nước ta đã nhằm trúng và khơi dậy động lực chủ yếu của phát triển sản xuất kinh doanh , phát triển ky , làm cho người lao động say xưa phấn khởi vì lợi ích chính đáng của họ được thoả đáng. Do vậy mà mội người đã sống và lao động hết mình cả về lao động trí óc lẫn chân tay. Khẩu hiệu: " ích nước lợi nhà " trước kia chỉ được hiểu 1 cách trừu tượng , nay đã đi vào thực tế, gắn kết lợi ích cá nhân với lọi ích cộng đồng + Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế , đổi mới chính sách kinh tế , là sự đổi mới về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Với khẩu hiêu: " Việt nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới", đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế đối ngoại, kkhai thác các thị trường mới, tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, từng bước hoọi nhập kinh tế với khu vực, và thế giới. Kết quả là trong hơn 10 năm qua: nước ta đã phá được thế bị bao vây kinh tế , cấm vận, đã mở rộng rất nhanh quan hệ ngoại giao, kinh tế , văn hoá với các nước và cá tổ chức quốc té, đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức ASEAN, APEC, rồi sắp tới là WTO, thu hút được 1 khối lượng rất lớn vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kim ngạch xuất khẩu, đem lại bao thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho đất nước để phát triển kinh tế với tốc độ cao, và giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội . + Song song với đổi mới kinh tế , Đảng và Nhà nước ta đã từng bước đổi mới tổ chức , phương thức hoạt động của hệ thống chính trị : Bởi vì xu thế của thế kỷ 21 là xu thế của khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong mọi giao lưu từ thương mại, kinh tế , khoa học kỹ thuật, công nghệ…đến văn hoá, nghệ thuật , tinh thần… nên với hệ thống chính trị cũ thì không phù hợp, không có khả năng đứng vững chứ chưa nói dến lãnh đạo quốc gia phát triển đi lên trước sự thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ, của thông tin, của nền văn minh trí tuệ và tri thức…, không thể thoát khỏi mối đe doạ, thử thách, cũng như không có khả năng chớp cơ hội của thời đại được. Do đó 1 hệ thống chính trị sáng suốt , linh hoạt là 1 đòi hỏi bức thiết của nước ta trong công cuộc đổi mới này. Tuy nhiên trong thực tế, còn có 1 khoảng cách giữa đổi mới tư duy kinh tế , chính sách kinh tế với sự đổi mới của phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị . tức là: bộ máy Nhà nước ở các cấp, các ngành chưa được đổi mới mới nhiều, sự phân cấp giữa các cấp chính quyền chưa thật rành rõ, về trách nhiệm và thẩm quyền…mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý chưa thật sáng tỏ, nhiều cấp uỷ Đảng vẫn cón làm việc theo kiểu thut công, sự vụ, bao biện công việc quản lý của cơ quan Nhà nước Gần 20 năm qua, quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã đưa đến cho nhân dân cuộc sống ấm no , hạnh phúc, mức hưởng thụ về đời sống vật chất tinh thần, về văn hoá , thông tin được nâng cao, các dịch vụ y tế phát triển …sự " bùng nổ" về nhu cầu học tập, sự dân chủ hoá đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội , văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo…là những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế -xã hội . Những tiến bộ này đã được đánh giá trong các Nghị quyết của Đại hội VII, VIII và IX Tuy có xuất hiện không ít những vấn đề mới phức tạp trong điều kiện nền kinh tế thị trường , đã có những hệ quả tiêu cực trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới về phát triển kinh tế - xã hội điển hình là các vụ án: Tăng Minh Phụng, Tân Trường Sanh , Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh…là kết quả của chính sách cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội Nhưng không thể phủ nhận những kết quả đổi mới mà chúng ta thu được, những kết quả đó thể hiện nổi bật trên những vấn đề chủ yếu sau: - Khẳng định rằng: Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Phát huy nhân tố nguồn lực con người chính là phát huy sức mạnh nội sinh của đất nước, của Dân tộc . - Tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu nhưng phải gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ( công bằng chứ kkhông phải là chủ nghĩa bình quân) -Trong khi đất nước đi lên phía trước với tốc độ cao, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát huy hết khả năng, năng lực của mình để làm giàu cho cá nhân, đồng thời góp phần vào sự giàu mạnh của quốc gia, của Dân tộc : như thực hiện các biện pháp cụ thẻ "đền ơn đáp nghĩa", " xoá đói giảm nghèo" trên tinh thần tương thân tương ái - Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội , vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bác Hồ của chúng ta đã nói:"văn hoá soi đường cho quốc dân đi". Bởi chỉ có những con người có văn hoá, có tri thức mới có đủ khả năng nắm bắt và xử lý các tình huống một cách dễ dàng, chỉ có những con người có văn hoá, tri thức mới co kkhả năng lãnh đạo , góp phần đưa đất nước đi lên trong điều kiện mới. Nhưng phát triển văn hoá phải đi đooi với giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, nâng cao lòng tự hào Dân tộc khi mở cửa để giao lưu với nước ngoài. Tóm lại, Quá trình đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1986 đến nay: không chỉ là đổi mới trong nhận thức mà đã và đang thực hiện thành công trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. Những sản phẩm của đổi mới đó là : đó là những nhận thức mới về các vấn đề kinh tế - xã hội , đồng thời những nhận thức đó quay lại phục vụ thực tiễn đời sống, là lý luận soi đường cho công cuộc đổi mới của nước ta, làm cho nước ta vững bước tiến nhanh trong thế kỷ XXI này- thế kỷ mà nền văn minh tri thức, văn minh trí tuệ đang ngự trị. Câu3: Những bài học về Đảng cộng sản Việt nam Một hoạt động lý luận mà Đảng Cộng sản Việt nam rất chú trọng đó là tổng kết những bài học kinh nghiệm. Đây là một " phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý luận phân tích thực tiễn, từ phân tích thực tiễn mà rút ra lý luận . Nó là 1 phương pháp tốt để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên và cũng là phương pháp tốt để khắc phục những xu hướng giáo điều chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa " ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt nam - Tập I - Ban chấp hành Trung ương Đảng - xuất bản tháng 9/ 1960, tr. 155) Trong và sau mỗi kỳ vận động cách mạng , và nhất là vào các dịp Đại hội Đảng, kể từ Đại hội Đảng lần thứ III trở đi, Đảng ta đều chú trọng tổng kết thực tiễn và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm và lý luận bổ ích. Bài học lớn thứ nhất : Nắm vững ngọn cờ độc lập Dân tộc và chủ nghĩa xã hội : Đây là bài học xuuyên suốt toàn bộ quá trình Cách mạng nước ta và là 1 trong những cội nguồn thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được từ khi có Đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo. Đặt cuộc Cách mạng giaỉa phóng Dân tộc ở nước ta theo con đường cách mạng vô sản, kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, với cuộc đấu tranh vì Chủ nghĩa xã hội, nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập Dân tộc và chủ nghĩa xã hội , đó là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị : " Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được Dân tộc; cả 2 cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới" ( trích bài "Cuộc kháng chiến" của Hồ Chí Minh viết khi tìm đến Chủ nghĩa Mác - Lênin). Sau đó Bác lại viết : " Muốn cứu nước và giải phóng Dân tộc không có con đường nào kháccon đường cách mạng vô sản" ( Hồ Chí Minh toàn tập - NXB chính trị quốc gia Hà nội 1995, tr 416 và 1996, tr. 314 ) Tư tưởng chiến lược đó của Bác Hồ đã được Đảng cộng sản Việt nam tiếp nhận và ghi trên ngọn cờ Cách mạng của mình từ khi ra đời, là sự giải quyết đúng đắn mối qun hệ giữa vấn đề Dân tộc và vấn đề giai cấp trong thời đại mới. Mục đích của Đảng cộng sản Việt nam là thực hiện Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản ở trên đất Việt nam. Trong quá trình lịch sử lâu dài đó, mấu chốt đảm bảo cho Cách mạng phát triển đó là liên minh công nông và tầng lớp trí thức. Cho nên ở giai đoạn cách mạng Dân tộc dân chủ thời kỳ Cách mạng 1930 - 1945 trên cả nước và 1954 - 1975 ở miền Nam, Đảng ta đã xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là chống Đế quốc và chống phong kiến nhằm giành độc lập và đêm lại ruộng đất cho người cày. Bài học trong giai đoạn này của Đảng ta là thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ trên, và không thể tách rời, nhưng không phải tiến hành nhất loạt ngang nhau. Bước vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tuy chưa có tiền lệ lịch sử hoàn toàn phù hợp với nước ta trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Nhưng bằng những bài học kinh nghiệm , vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, đảng ta đã đưa ra đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược Cách mạng khác nhau ở 2 miền đó là: Cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc. thực tiễn Cách mạng thời kỳ này đã rút ra được bài học kinh nghiệm: xác định đúng đắn vị trí và mối quan hệ giữa 2 chiến lược đúng đắn tiến hành đồng thời ở cả 2 miền trên 1 đất nước. Từ năm 1975 trở đi, đường lối chiến lược kết hợp độc lập Dân tộc và CNXH được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLich su Dang 4.doc
Tài liệu liên quan