Tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước

Kế thừa và phát huy những quan điểm khác nhau của tư tưởng phân chia quyền lực trong những giai đoạn trước, ngày nay, người ta không chỉ phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang mà còn có sự phân lập các quyền lực theo chiều dọc.

a) Phân quyền ngang

Đây là cách thức phân quyền khá phổ biến, được thể hiện khá rõ trong tư tưởng phân quyền của Aristote, Montesquieu, Rousseau.

Các đặc điểm chính của hình thức phân quyền ngang có thể kể đến như: quyền lực nhà nước được phân chia thành ba bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp do ba cơ quan khác nhau đảm nhận; sự tồn tại tương đối độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan; các cơ quan quyền lực kiểm tra, giám sát lẫn nhau để tránh tình trạng chuyên quyền.

Tuy nhiên, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, chủ yếu ở số nhánh quyền lực phân chia ra từ quyền lực nhà nước. Cụ thể hơn, quyền lực nhà nước ở những nước này được phân chia thành 4,5 hoặc 6 bộ phận. Ví dụ: ở một số nước Mỹ La tinh, ngoài các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có quyền lực thứ tư là quyền bầu cử.

Việc áp dụng tư tưởng phân quyền ngang được thể hiện ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước. Đối với chính thể cộng hòa tổng thống như Mỹ, tư tưởng phân quyền ngang được áp dụng một cách cứng rắn, triệt để; đối với chính thể cộng hòa đại nghị như Anh, tư tưởng phân quyền ngang được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo,.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tư tưởng phân chia quyền lực là cơ sở hình thành nên nguyên tắc phân quyền - nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là của những nước tư sản. Phân quyền như là một đòi hỏi của dân chủ, một nội dung chính của Hiến pháp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, với công cuộc đổi mới, mở cửa, và nhất là với công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, việc tiếp thu và áp dụng những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng phân chia quyền lực, hay đúng hơn là học thuyết phân quyền của Montesquieu đã được chúng ta ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001. Điều 2 của Hiến pháp quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.". PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước có mầm mống xuất hiện từ rất lâu và đạt đến mức độ hoàn thiện nhất khi được Montesquieu nâng lên thành học thuyết phân quyền được giai cấp tư sản áp dụng rộng rãi. Việc áp dụng tư tưởng phân quyền vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có tác động tích cực trong việc chống nạn độc tài, chuyên chế của các công việc nhà nước. Học thuyết phân chia quyền lực (học thuyết phân quyền) gắn liền với tên tuổi của John Locke, Montesquieu, đặc biệt là Montesquieu. Tuy nhiên, mầm mống của tư tưởng phân quyền đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội sơ khai đầu tiên của nhân loại. Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ cổ đại. Tư tưởng phân chia quyền lực lần đầu tiên được xuất hiện trong tác phẩm Politics (Chính trị) của Aristote (384 - 322 TCN). Trong tác phẩm của mình, ông cho rằng nhà nước nào được tổ chức quy củ, đảm bảo công bằng trong dân chúng thì nhà nước đó phải có ba bộ phận: bộ phận tư vấn pháp lý về hoạt động của nhà nước làm ra luật và có trách nhiệm trông coi việc nước, bộ phận các tòa thị chính có chức năng chăm lo từng việc cụ thể trong nhà nước như quản lý thị trường, đất đai,... và bộ phận các cơ quan tư pháp được chia thành nhiều loại tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của ác vụ việc cần giải quyết. Aristote là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực, quan điểm của ông mới chỉ dừng lại ở mức sơ khai khi mô tả bộ máy nhà nước mà chưa chỉ ra nguyên nhân phải phân chia quyền lực nhà nước, cũng như chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước. Sau Aristote là Polybe và Ciceron cũng thể hiện tư tưởng phân chia quyền lực. Theo Polybe, một nhà nước được tổ chức một cách hợp lý là nhà nước hỗn hợp của ba chính quyền: chính quyền quốc vương, chính quyền quý tộc và chính quyền nhân dân tương ứng với ba thứ quyền lực: quyền hành pháp, quyền lập pháp và quyền tư pháp. Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra được cách thức thực hiện quyền lực, mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa các cơ quan nhà nước. Ciceron cũng ủng hộ hình thức nhà nước có sự cân bằng trong việc phân chia quyền lực. Có thể thấy, tư tưởng phân chia quyền lực thời kì này không chỉ dừng lại ở những quan điểm mà đã được thể hiện khá rõ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, mà tiêu biểu là nhà nước La Mã, nhà nước Athene. Đặc biệt, bộ máy nhà nước La Mã đã có sự phân chia quyền lực nhà nước thành ba thứ quyền lực khác nhau là lập pháp, hành pháp và tư pháp do ba cơ quan nhà nước khác nhau đảm nhiệm; giữa các cơ quan đã có những mối quan hệ nhất định, có sự tác động qua lại lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng tư sản. Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ phong kiến hầu như bị lãng quên do hầu hết các nhà nước lúc bấy giờ đều theo chính thể quân chủ chuyên chế. Chính hình thức chính thể này đã chi phối tới việc áp dụng nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, thay vì chú trọng đến nguyên tắc phân quyền. Tuy nhiên, từ khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản lên cầm quyền thì nhà nước và pháp luật theo chế độ phong kiến buộc phải thay đổi để thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để loại trừ sự chuyên quyền, độc đoán khi quyền lực nhà nước chỉ tập trung trong tay một hay một nhóm người, làm sao để bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của mọi cá nhân trong xã hội...? Trước tình trạng đó, tư tưởng phân chia quyền lực một lần nữa đã chứng minh được những giá trị có ý nghĩa lớn lao của mình. Tư tưởng phân chia quyền lực của John Locke (1632 - 1704) Tư tưởng phân quyền được John Locke thể hiện rất rõ trong phần hai của Hai khảo luận về chính quyền - một trong những tác phẩm kinh điển về triết học chính trị và chính trị học nhân loại. Trong hệ thống quan điểm về tư tưởng phân chia quyền lực của Locke, ta có thể nhận thấy ông đã đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp. Cơ quan lập pháp là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp luật. Bên cạnh đó, Locke cũng chỉ ra những ranh giới mà cơ quan lập pháp không được phép vượt qua như nó không thể là quyền lực chuyên chế, độc đoán đặt trên cuộc sống và vận mệnh của nhân dân, không được trao quyền lập pháp cho một ai khác,... Về cách thức thành lập cơ quan lập pháp, Locke đưa ra mô hình cơ quan lập pháp là tập hợp của những người khác nhau trong một thời gian nhất định để làm luật, và khi hết nhiệm kỳ, họ sẽ lại trở thành những thành viên của cộng đồng và chịu sự chi phối của những luật mình làm ra. Cơ quan hành pháp được thành lập do yêu cầu cần có một cơ quan thường trực thực hiện và quản lý những công việc chung trong khi cơ quan lập pháp không nên tồn tại một cách thường xuyên. Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu của cơ quan hành pháp là thực hiện cũng như giám sát sự thực hiện các đạo luật đã được cơ quan hành pháp ban hành. Ngoài ra, cơ quan hành pháp còn có đặc quyền hành động nhất định. Đặc quyền đó được thể hiện khi có những vấn đề xã hội mới nảy sinh mà cơ quan lập pháp chưa kịp ban hành những điều luật để điều chỉnh thì cơ quan hành pháp có toàn quyền quyết định hướng giải quyết nhưng vẫn phải đặt lợi ích của cộng đồng lên hàng đầu. Vì cơ quan hành pháp do cơ quan lập pháp thành lập và chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp nên cơ quan lập pháp có quyền bãi bỏ cơ quan hành pháp. Tồn tại bên cạnh quyền lập pháp và quyền hành pháp là quyền liên hiệp. Quyền liên hiệp là sự bảo đảm an ninh và lợi ích của cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng trong mối liên quan bên ngoài với các cá nhân và cộng đồng khác. Tuy quyền hành pháp và quyền liên hiệp là hai thứ quyền lực khác nhau, nhưng thực chất chúng luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, quyền hành pháp và quyền liên hiệp thường do một cơ quan đảm nhận. Ngày nay, quyền liên hiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tư tưởng phân chia quyền lực của Charles Louis Montesquieu Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước của Montesquieu đã được nâng lên thành thuyết phân quyền trong tác phẩm "Bàn về Tinh thần pháp luật". Thuyết phân quyền của Montesquieu là cơ sở hình thành nên nguyên tắc phân quyền - nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của nhiều quốc gia. Tuy được xây dựng trên cơ sở là sự hiểu biết thiếu chính xác của Montesquieu về tình hình chính trị của Anh quốc, thuyết phân quyền đã có những ảnh hưởng quan trọng lên tiến trình phát triển chính trị ở Tây phương. Từ việc đúc rút kinh nghiệm lịch sử qua các thời đại, Montesquieu đã chứng minh được những kẻ cầm quyền thường dễ lạm dụng quyền hành và thường sử dụng quyền lực chính trị một cách tối đa để phục vụ lợi ích cá nhân. Nhằm hạn chế tình trạng này, theo quan điểm của Montesquieu thì quyền lực chính trị phải bị quyền lực chính trị kiềm chế hay kiểm soát và quyền lực nhà nước nên phân chia thành ba thành phần: lập pháp để đưa ra luật lệ; hành pháp để quản trị quốc sự và đối ngoại; và tư pháp nhằm phụ trách hình sự và phân giải các vụ tranh chấp của nhân dân. Quyền lập pháp chỉ phản ánh ý muốn chung của nhân dân. Cơ quan thực hiện quyền lập pháp là cơ quan lập pháp (Nghị viện). Về cách thức thành lập cơ quan lập pháp, cơ quan lập pháp do nhân dân bầu lên bằng cách cử ra các vị đại diện của họ. Các đại diện nhân dân sẽ được tư do bàn bạc cà quyết định về các chính sách quốc gia mà không bị dân chúng cản trở. Cơ quan lập pháp lại tiếp tuc được chia thành hai nhánh nhỏ: nhánh thứ nhất gồm các đại diện thường dân có quyền ban hành luật lệ; nhánh thứ hai gồm các đại diện của giới quý tộc không có khả năng lập pháp nhưng có quyền phủ quyết các dự luật của thường dân mà ảnh hưởng đến quyền lợi quý tộc. Cơ quan lập pháp tự nó cũng có thể trở nên độc tài, vì vậy cho nên nghị viện thường dân phải được bầu cử theo định kì. Khi bàn về sự tương quan giữa ngành lập pháp và hành pháp, Montesquieu cho rằng hai ngành này phải có khả năng kiểm soát hay khống chế lẫn nhau. Quyền hành pháp không thể nằm trong tay những nhà lập pháp bởi vì như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc phân quyền. Theo ông, nhà vua nên nắm quyền hành pháp. Nhà vua cũng mang nhiệm vụ nhóm họp hay giải tán Nghị viện. Ngược lại, Nghị viện có thể giới hạn khả năng kiềm chế của ngành hành pháp. Nghị viện có quyền điều tra các hành vi của ngành hành pháp và trừng trị những vị đại diện vua lạm dụng chức vụ hành pháp. Ngoài ra, Montesquieu còn bàn nhiều đến hình luật bởi hình luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do của công dân. Tóm lại, theo Montesquieu, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia do năng quyền ngăn cản hỗ tương. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập pháp ràng buộc.” Tư tưởng của Montesquieu tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước của Jean - Jacques Rousseau Rousseau (1712 - 1778) chủ trương nâng cao nguyên tắc tập quyền nhưng cũng gián tiếp thể hiện sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước qua những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ được thể hiện trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị. Tư tưởng phân quyền của Rousseau khác xa so với những quan điểm của Aristote và Montesquieu khi trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội ông không hề đề cập đến quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Dù nêu cao tư tưởng quyền lực là không thể phân chia, Rousseau lại cho rằng phân quyền là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lạm quyền. Về quyền lực lập pháp, ông cho rằng đây thực chất là ý chí. Quyền lập pháp thuộc về nhân dân, tuy nhiên, không thể là toàn thể dân chúng do sự chênh lệch về trình độ trong dân chúng và tính chất phức tạp của ngành lập pháp. Chính vì vậy, quyền lập pháp chỉ có thể trao cho một nhóm người đại diện cho dân chúng đứng ra vạch đường chỉ lối cho ý chí chung và ghi chép ý chí chung ấy thành luật. Quyền hành pháp, Rousseau trao cho chính phủ hay đúng hơn là thuộc về một cá nhân cụ thể, cá nhân ấy được gọi là pháp quan, tức người cai trị. Về bản chất quyền hành pháp, ông cho rằng nó chỉ là một cơ quan thực hành và có thể bị giải tán nếu người cầm đầu chính phủ không cai trị theo luật, lấn át cơ quan quyền lực tối cao hoặc nếu các thành viên của chính phủ thoán đoạt quyền hành một cách riêng rẽ. Theo quan điểm của Rousseau, cơ quan tư pháp không phải là một bộ phận cấu thành của nhà nước, nhưng vai trò và vị trí của nó lại được đề cao. Nhiệm vụ của cơ quan tư pháp là bảo tồn luật và quyền lập pháp. Rousseau quan niệm, cơ quan tư pháp chỉ là cơ quan nói lên lời phán xét của nhân dân. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Kế thừa và phát huy những quan điểm khác nhau của tư tưởng phân chia quyền lực trong những giai đoạn trước, ngày nay, người ta không chỉ phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang mà còn có sự phân lập các quyền lực theo chiều dọc. Phân quyền ngang Đây là cách thức phân quyền khá phổ biến, được thể hiện khá rõ trong tư tưởng phân quyền của Aristote, Montesquieu, Rousseau. Các đặc điểm chính của hình thức phân quyền ngang có thể kể đến như: quyền lực nhà nước được phân chia thành ba bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp do ba cơ quan khác nhau đảm nhận; sự tồn tại tương đối độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan; các cơ quan quyền lực kiểm tra, giám sát lẫn nhau để tránh tình trạng chuyên quyền. Tuy nhiên, ở nhiều nhà nước hiện nay, tư tưởng phân quyền ngang có một số thay đổi, chủ yếu ở số nhánh quyền lực phân chia ra từ quyền lực nhà nước. Cụ thể hơn, quyền lực nhà nước ở những nước này được phân chia thành 4,5 hoặc 6 bộ phận. Ví dụ: ở một số nước Mỹ La tinh, ngoài các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp còn có quyền lực thứ tư là quyền bầu cử... Việc áp dụng tư tưởng phân quyền ngang được thể hiện ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào hình thức chính thể của nhà nước. Đối với chính thể cộng hòa tổng thống như Mỹ, tư tưởng phân quyền ngang được áp dụng một cách cứng rắn, triệt để; đối với chính thể cộng hòa đại nghị như Anh, tư tưởng phân quyền ngang được áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo,... Phân quyền dọc Tư tưởng phân quyền dọc có mầm mống xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng vì ít được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản nên nó tỏ ra khá mới mẻ. Nội dung cơ bản của tư tưởng phân quyền dọc có thể được tóm tắt: tồn tại hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do dân bầu ở cấp địa phương, song song với bộ máy nhà nước trung ương; có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương; các cấp chính quyền tồn tại và hoạt động tương đối độc lập với nhau. Phân quyền dọc có thể được thực hiện theo hai phương pháp: phân quyền theo lãnh thổ (cách phân quyền của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương theo đơn vị hành chính lãnh thổ) và phân quyền theo ngành chuyên môn (cách phân quyền giữa các bộ phận chuyên môn với chính quyền địa phương). Phân quyền dọc là cách thức có thể áp dụng ở hầu hết các chính thể nhà nước. PHẦN II: TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG ÁP DỤNG THỰC TẾ Việc áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Mỹ. Mỹ được coi là thể nghiệm thành công nhất của tư tưởng phân quyền, chính thể Mỹ áp dụng nguyên tắc này một cách cứng rắn. Việc áp dụng tư tưởng phân quyền đã được thể hiện rất rõ trong bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1789 với sự phân chia quyền lực nhà nước thành ba thứ quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp do ba cơ quan tương ứng là Nghị viện, Chính phủ và hệ thống tòa án đảm nhiệm cùng cơ chế kiểm soát và đối trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Về Nghị viện, đây được coi là cơ quan đại diện cao nhất. Ở Mỹ, Nghị viện được tổ chức thành hai viện: Hạ viện và Thượng viện đều tham gia vào thực hiện quyền hạn của nghị viện cho thấy tính triệt để của việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước. Về cơ quan hành pháp, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Các thành viên của cơ quan hành do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống. Cơ quan hành pháp quyết định phần lớn các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Ở đây, lập pháp không được đứng ra thành lập hành pháp và hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Do đó, nghị viện không có quyền giải tán chính phủ và chính phủ cũng không có quyền lật đổ nghị viện. Một trong những nguyên tắc hiến định của chính thể cộng hoà tổng thống là: các thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị viện. Cơ quan tư pháp hay đúng hơn là hệ thống toàn án về hình thức, được coi là bộ phận độc lập với các cơ quan nhà nước khác nhưng thực chất nó là công cụ đắc lực để bổ sung cho những lỗ hổng trong chính sách mà nhà nước tư sản không thể bịt kín bằng cơ quan lập pháp và hành pháp. Việc phân chia quyền lực trong chính thể cộng hoà tổng thống ở Mỹ không chỉ dừng ở mặt phân chia chức năng, mà còn đi đến chỗ phân định về mặt nhân sự. Người được Tống thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp phải là nghị sỹ, hoặc ngược lại, muốn làm nghị sỹ thì phải thôi làm bộ trưởng. Tuy nhiên, theo quy định của Hiến pháp Mỹ, Tổng thống không có sáng quyền lập pháp. Nhưng trên thực tế, Tổng thống Mỹ, bằng nhiều biện pháp khác nhau, thường can thiệp rất sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ (ví dụ như việc đọc thông điệp liên bang hàng năm trước Quốc hội,v.v..). Việc áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách tuyệt đối này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp và hành pháp, mà thay vào đó là cơ chế kìm chế và đối trọng. Lập pháp và hành pháp kìm chế và đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và ngược lại, Tổng thống - nguyên thủ quốc gia - cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Chính sự phân quyền này là cơ sở hình thành nên những quy định về cơ chế tự kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, không phải thụ động chờ đến lúc những người thi hành công vụ buộc phải đưa đến vòng xét xử của các cơ quan tư pháp. Việc áp dụng những hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền là phải có sự phân công quyền lực thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việt Nam chúng ta, một khi đã khẳng định trong Hiến pháp việc xây dựng nhà nước pháp quyền thì không thể không hoàn thiện cơ chế phân công quyền lực nhà nước. Tuy nhiên chúng ta chỉ lấy yếu tố hợp lý của học thuyết phân quyền là sự phân công quyền lực chứ không áp dụng toàn bộ nội  dung của học thuyết này. Thực tế, việc áp dụng tư tưởng phân quyền ở hầu hết các nước tư sản đã chứng minh những hạn chế của tư tưởng này. Ta có thể dễ dàng chỉ ra những hoạt động của hành pháp can thiệp vào lập pháp và ngược lại. Điều đó cho thấy quyền lực nhà nước không phải là sự cộng lại đơn thuần của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, mà có thể yêu cầu chúng tách biệt, độc lập khỏi nhau. Không có một cơ quan nào thuần tuý chỉ thực hiện một quyền, mà không tham gia vào việc thực hiện các quyền khác. Không có một quyền nào chỉ được thực hiện duy nhất bởi một cơ quan mà không có sự tham gia của các cơ quan khác. Các cơ quan không thể độc lập hành xử quyền hạn của mình. Cho nên chúng ta không áp dụng thuyết phân quyền theo cách tách biệt các nhánh quyền lực, mà chỉ có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Về hệ thống kìm hãm, đối trọng, dưới chế độ ta, lợi ích về cơ bản là thống nhất vì lợi ích của giai cấp công nhân về cơ bản thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc. Tính thống nhất về lợi ích của nhân dân là cơ sở cho tính thống nhất của quyền lực.Vì vậy, quyền lực phải thống nhất vào nhân dân. Cho nên chúng ta cũng không áp dụng thuyết phân quyền ở yêu cầu kìm chế, đối trọng giữa các nhánh quyền lực, mà chỉ có giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, nhất là chúng ta nhấn mạnh đến sự giám sát của Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước để đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước. KẾT LUẬN Tóm lại, tư tưởng phân chia quyền lực đã đem lại những giá trị chính trị to lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm của mọi thời đại về tổ chức nhà nước, đặc biệt là nhà nước tư sản. Ưu điểm quan trọng nhất của tư tưởng phân quyền là tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước, đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý. Do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. Cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb.Công an nhân dân,2009. TS. Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005. TS. Bùi Ngọc Sơn, Học thuyết phân chia quyền lực – một cách tư duy về quyền lực nhà nước, khoa Luật, ĐH Quốc Gia Hà Nội. TS. Nguyễn Minh Đoan, “Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 2/2007 Phạm Việt Anh, Nguyễn Huy Hoàng, Lữ Mai Thanh Tùng: Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước và sự vận dụng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2005-2006, Trường Đại học Luật Hà Nội. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC............................................................1 Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ cổ đại...................................2 Tư tưởng phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng tư sản...............2 Tư tưởng phân chia quyền lực của John Locke(1632 - 1704)...................2 Tư tưởng phân chia quyền lực của Charles Louis Montesquieu................3 Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước của Jean - Jacques Rousseau....................................................................................................4 Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong giai đoạn hiện nay.........4 Phân quyền ngang......................................................................................5 Phân quyền dọc..........................................................................................5 PHẦN II: TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG ÁP DỤNG THỰC TẾ.................................................................................................................5 Việc áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Mỹ..............................................................................5 Việc áp dụng những hạt nhân hợp lý của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam...........6 KẾT LUẬN..............................................................................................................7 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng phân chia quyền lực.doc
Tài liệu liên quan