LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 4
I. TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN 4
1. Khái niệm Tuần hoàn của tư bản 4
2. Ba hình thái tuần hoàn của tư bản 5
2.1. Tuần hoàn của tư bản tiền tệ 5
2.2. Tuần hoàn của tư bản sản xuất 7
2.3. Tuần hoàn của tư bản hàng hóa 8
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA BA HÌNH THÁI TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN 9
1. Tuần hoàn của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của sản xuất và lưu thông 10
2. Sự vận động thống nhất biện chứng của ba hình thái tuần hoàn: 18
3. Điều kiện để tư bản có thể vận động liên tục 26
III. Ý NGHĨA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG 29
1. Ý nghĩa nghiên cứu về lý luận 29
2. Ý nghĩa thực tiễn: 30
3. Định hướng vận dụng 31
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
35 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình lưu thông TBCN - Chủ đề: Phân tích mối quan hệ giữa ba hình thái tuần hoàn, ý nghĩa và định hướng vận dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g vật chất của hành vi T- H bao gồm
TLSX
thì T - SLĐ được coi là đặc trưng tư bản chủ nghĩa. Nhưng T - SLĐ là đặc trưng tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn mua: không phải ở chỗ có thể mua được sức lao động bằng T, mà là do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho sức lao động biến thành hàng hoá trước khi dùng T mua được nó, vì khi sức lao động trở thành hàng hoá thì việc mua hàng hoá sức lao động giống như việc mua các hàng hoá khác.
Ở đây, không phải bản chất của T đẻ ra mối quan hệ tư bản chủ nghĩa mà trái lại chính sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mới làm cho T trở thành tư bản. Điều đó có nghĩa rằng, chính trên cơ sở tư liệu sản xuất và sức lao động đã bị tách rời nhau, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quan hệ giai cấp giữa tư bản và lao động làm thuê đã có, thì T của nhà tư bản ứng ra để thực hiện hành vi T - H mới là tư bản tiền tệ hay nói chính xác hơn là khoác áo tư bản tư bản tiền tệ.
Hành vi T - SLĐ là hành vi đặc trưng để T mang quan hệ tư bản chủ nghĩa, tức T- SLĐ là điều kiện để T chuyển hoá thành tư bản.
Kết quả của giai đoạn mua, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.
Giai đoạn thứ hai: giai đoạn sản xuất, thực hiện chức năng của tư bản sản xuất.
Kết quả của giai đoạn 1: T - H, là bước đầu của giai đoạn thứ hai: giai đoạn sản xuất.
Trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa: T - H đã được thực hiện, thì tất yếu phải được bổ sung bằng H’- T’, nhưng trước khi có H’- T’ thì buộc tư bản phải đi vào sản xuất, thì buộc người mua - tức nhà tư bản phải tiêu dùng sản xuất những hàng hoá đã mua được là sức lao động và tư liệu sản xuất. Bởi vì muốn đạt được mục đích của mình, thì nhà tư bản phải phải tiêu dùng những hàng hoá đã mua được để sản xuất ra hàng hoá mới có giá trị lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất ra nó. Do đó, tiếp theo giai đoạn một tất yếu phải dẫn đến giai đoạn hai: giai đoạn sản xuất.
Ở đây C.Mác đã viết: “Do sự chuyển hoá của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, giá trị tư bản mang một hình thái hiện vật trong đó, nó không thể tiếp tục lưu thông được nữa mà phải đi vào tiêu dùng, cụ thể là đi vào tiêu dùng sản xuất. Việc tiêu dùng sức lao động, tức là lao động chỉ có thể thực hiện được trong quá trình lao động thôi Như vậy, kết quả của giai đoạn thứ nhất là bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn sản xuất của tư bản” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 59
.
TLSX
Quá trình này được diễn ra như sau: H SX H’
SLĐ
Sản xuất nói chung và sản xuất tư bản chủ nghĩa nói riêng bao giờ cũng là quá trình kết hợp hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Nhưng tại sao sản xuất ở đây lại là sản xuất tư bản chủ nghĩa và tại sao sản xuất ở đây lại là một giai đoạn của tuần hoàn tư bản? Vì:
Thứ nhất, nét đặc trưng tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn này là ở chỗ: Trước khi buớc vào sản xuất, hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất tách rời nhau và là những nhân tố trong trạng thái khả năng, muốn sản xuất thì hai yếu tố đó phải được kết hợp với nhau, nhà tư bản đã có công là ứng tư bản của mình ra để thực hiện sự kết hợp hai yếu tố này. Tư bản được ứng ra mua hai yếu tố đó rồi lại kết hợp lại trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa.
C.Mác viết: “Dù hình thái xã hội của sản xuất là những hình thái nào chăng nữa, thì người lao động và tư liệu sản xuất bao giờ cũng vẫn là những nhân tố của sản xuất. Nhưng chừng nào còn bị tách rời nhau, thì cả hai cũng vẫn chỉ là những nhân tố trong trạng thái khả năng thôi. Nói chung, muốn sản xuất thì hai cái đó phải kết hợp với nhau” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 62
.
Như vậy tư liệu sản xuất và sức lao động từ chỗ là những yếu tố trôi nổi trên thị trường, chưa phải là tư bản, sau khi kết thúc giai đoạn 1, giờ đây trở thành hình thái tồn tại của giá trị tư bản ứng trước, được phân thành những yếu tố khác nhau của tư bản sản xuất. Quá trình sản xuất ở xã hội tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải có sự vận động của tư bản, chức năng sản xuất ở đây trở thành một chức năng của tư bản- đây chính là tính xã hội đặc thù.
“Vậy sức lao động của con người không phải là tư bản do bản chất của nó, cũng giống hệt như tư liệu sản xuất không phải là do bản chất của chúng. Chỉ trong những điều kiện phát triển lịch sử nhất định, thì những tư liệu sản xuất mới có tính xã hội đặc thù ấy” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 63
.
Chức năng tư bản sản xuất chính là chức năng tạo tạo ra giá trị thặng dư, vì quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tiêu dùng tư liệu sản xuất và sức lao động để tạo ra giá trị sử dụng mới và một giá trị mới lớn. Nghĩa là, ở giai đoạn này tiến hành sản xuất không phải là hàng hoá, mà là hàng hoá chứa đựng giá trị thặng dư (m), tức H’ = giá trị tư bản sản xuất + giá trị thặng dư.
“Lao động thặng dư của sức lao động là lao động không công cho nhà tư bản, nghĩa là một giá trị mà nhà tư bản không phải trả bằng vật ngang giá. Do đó, sản phẩm không phải chỉ là hàng hoá, mà là một hàng hoá đã mang trong mình một giá trị thặng dư. Giá trị của nó = Sx + Giá trị thặng dư, tức bằng giá trị của tư liệu sản xuất Sx đã tiêu dùng để chế tạo ra nó cộng với giá trị thặng dư do tư bản sản xuất ấy đẻ ra” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 66
.
Kết thúc giai đoạn 1: T - H, thì tư liệu sản xuất và sức lao động không còn đơn thuần là các yếu tố của sản xuất, mà chúng đã mang trong mình giá trị tư bản ứng trước, chúng đã trở thành hình thái tư bản sản xuất của tư bản.
Thứ hai, tính chất và phương thức kết hợp hai yếu tố sản xuất là cái để phân biệt các thời kỳ kinh tế khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản, phương thức đặc thù kết hợp hai yếu tố này do tư bản thực hiện không chỉ là kết quả, mà còn là yêu cầu của sự vận động của tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản, sự kết hợp hai yếu tố thực hiện trong tay nhà tư bản với tư cách là hình thái tồn tại có tính chất sản xuất của tư bản của hắn. Vì vậy quá trình sản xuất ở đây trở thành một chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực hiện một giai đoạn tuần hoàn của tư bản. Vì giá trị tư bản buộc phải đi qua giai đoạn này để T tự lớn lên.
“Tính chất và phương thức đặc thù trong việc thực hiện sự kết hợp ấy, chính là cái phân biệt các thời kỳ kinh tế khác nhau của chế độ xã hội. Trong trường hợp đang nghiên cứu, tình trạng người công nhân tự do bị tách khỏi tư liệu sản xuất của anh ta là điểm xuất phát đã cho sẵn trước, và chúng ta đã thấy hai yếu tố ấy kết hợp với nhau trong tay nhà tư bản như thế nào và trong những kinh doanh nào, cụ thể là kết hợp với tư cách là hình thái tồn tại có tính chất sản xuất của tư bản của hắn. Vì vậy, cái quá trình hiện thực trong đó những nhân tố hình thành hàng hoá - nhân tố người và nhân tố vật- kết hợp với nhau như thế, tức là bản thân quá trình sản xuất trở thành một chức năng của tư bản” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 62
.
Như vậy khi hoàn thành giai đoạn chuyển hoá này, tiền đã trở thành tư bản thực sự vì nó được rút ra từ sản xuất không những giá trị cũ mà còn thêm giá trị thặng dư với tư cách là con đẻ của nó.
Kết quả, kết thúc giai đoạn 2 là tư bản sản xuất chuyển thành tư bản hàng hoá.
Giai đoạn thứ ba: giai đoạn bán, trong giai đoạn này nhà tư bản thực hiện hành vi H - T’
Kết thúc giai đoạn thứ hai: giá trị tư bản từ hình thái tư bản sản xuất biến thành hình thái tư bản hàng hoá và tư bản chưa thể ngừng vận động. Bởi vì: cả giá trị tư bản ứng trước lẫn giá trị thặng dư đều đang tồn tại dưới dạng sản phẩm, dưới dạng giá trị sử dụng cần cho người khác, do đó tư bản với tư cách tư bản đang vận động, tất yếu phải tiến hành một giai đoạn biến hoá hình thái nữa, tức chuyển hoá giá trị dưới hình thái hàng hoá thành tiền. Nhưng tại sao ở đây lưu thông H trở thành một chức năng của tư bản? H’- T’ trở thành một giai đoạn tuần hoàn của tư bản? Bởi vì:
Thứ nhất, giống như mọi hàng hoá, H trong chủ nghĩa tư bản được ném vào lưu thông cũng chỉ thực hiện chức năng thông thường của H là bán để lấy T nhằm thực hiện giá trị H
Thứ hai, điểm đặc trưng tư bản chủ nghĩa là ở chỗ, ngoài việc thực hiện giá trị H, chức năng quan trọng hơn của tư bản hàng hoá là thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất.
Như vậy, ngay khi vừa mới được sản xuất ra, hàng hoá đã là tư bản hàng hoá với tư cách là hình thái tồn tại chức năng của giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị vì ngay sau khi sản xuất, nó đã là H’ có giá trị = giá trị tư bản ứng trước + giá trị thặng dư.
“H’ biểu hiện một quan hệ giá trị - quan hệ giữa giá trị của sản phẩm hàng hoá với giá trị của tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đó; do đó H’ nói lên rằng giá trị của nó gồm có giá trị của tư bản và giá trị thặng dư” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 66
.
Ở đây cần lưu ý, H chỉ có thể làm chức năng tư bản chừng nào mà trước khi đi vào lưu thông, nó đã mang tính chất tư bản, đã có sẵn từ trong quá trình sản xuất. H trở thành H’ là do lượng giá trị của H’ lớn hơn giá trị của tư bản sản xuất (hàng hoá) đã tiêu dùng khi sinh ra nó (H’= H + h). Nên khi tiến hành trao đổi theo nguyên tắc ngang giá thì H’ cũng thu về T’, nghĩa là thu được số t trội hơn số tiền ứng ra ban đầu. Chính chức năng thực hiện giá trị thặng dư này (h - t) đã làm cho hành vi H’- T’ trở thành một giai đoạn của tuần hoàn tư bản.
Kết thúc giai đoạn ba: giá trị tư bản từ hình thái tư bản hàng hoá biến hoá thành tư bản tiền tệ.
Kết thúc một vòng tuần hoàn thì mục đích của vận động tư bản được thực hiện: giá trị tư bản trở lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn trước. vì vậy, đến đây, tổng hợp quá trình vận động của tư bản trong cả 3 giai đoạn với ba biến hoá hình thái chúng ta có công thức
SLĐ
T-H SX H’- T’
TLSX
Trong công thức này, với tư cách là một giá trị, tư bản đã trải qua một chuỗi biến hoá hình thái có quan hệ với nhau, quy định lẫn nhau. Có bao nhiêu biến hoá hình thái là có bấy nhiêu giai đoạn của quá trình vận động của tư bản. Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông và một giai đoạn thuộc lĩnh vực sản xuất.
Trong công thức trên chúng ta thấy có hai hàng hoá khác nhau H và H’, xét về lượng giá trị thì H’ lớn hơn H, lượng giá trị tăng lên đó là do quá trình sản xuất mà ra, còn trong các giai đoạn lưu thông phải có giá trị bằng nhau tồn tại cùng một lúc đối diện với nhau và thay thế lẫn nhau. Nghĩa là, sự biến đổi về đại lượng của giá trị chỉ nằm trong phạm vi biến hoá hình thái của tư bản sản xuất trong giai đoạn sản xuất, tức trong quá trình sản xuất. Bởi vậy, quá trình sản xuất là sự biến hoá hình thái hiện thực của tư bản. Còn trong các giai đoạn lưu thông chỉ là những biến hoá hình thái có tính chất hình thức
Qua sự phân tích 3 giai đoạn trên, chúng ta thấy quá trình tuần hoàn của tư bản là sự thống nhất của cả 3 giai đoạn hay là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông. Nếu chỉ xét hai giai đoạn T - H và H’ - T’ thì lưu thông tư bản là một bộ phận của lưu thông chung của hàng hoá. Nhưng tuần hoàn của tư bản không những thuộc về lĩnh vực lưu thông mà còn thuộc về lĩnh vực sản xuất, nên vòng tuần hoàn của tư bản là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.
“Vậy, quá trình tuần hoàn của tư bản là sự thống nhất giữa lưu thông và sản xuất, nó bao hàm cả hai. Chừng nào mà hai giai đoạn T - H, H’ - T là những hành vi của lưu thông thì lưu thông của tư bản là một bộ phận của lưu thông chung của hàng hoá. Nhưng trong chừng mực chúng là những khâu, những giai đoạn có những chức năng nhất định trong tuần hoàn của tư bản - tuần hoàn không những thuộc về lĩnh vực lưu thông mà còn thuộc về lĩnh vực sản xuất nữa- thì tư bản hoàn thành vòng tuần hoàn của bản thân nó trong lĩnh vực lưu thông chung của hàng hoá” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 95
.
2. Sự vận động thống nhất biện chứng của ba hình thái tuần hoàn:
Đây là một quá trình liên tục không ngừng và đứt quãng không ngừng. Bởi lẽ, trong quá trình vận động liên tục không ngừng, bản thân tuần hoàn lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định để thực hiện chức năng của mình.
T - H ... SX ... H' - T' - H ... SX ... H' - T' - H ... SX ... H' ..
Sự vận động của ba hình thái tuần hoàn có sự kế tục nhau trong thời gian và sắp xếp kề nhau trong không gian hay tồn tại kề nhau trong không gian để được liên tục vận động trong thời gian (sự thống nhất ba hình thái tuần hoàn đòi hỏi 3 tuần hoàn phải tồn tại cùng một thời gian, trong không gian thì xen kẽ nhau):
T-H SX H' - T' - H SX H' - T' - H SX
T - H ... SX ... H' - T'
SX ... H' - T' - H' ... SX
H' - T' - H ... SX ... H’
“Cả ba tuần hoàn đều có một điểm chung là: chúng đều lấy việc làm tăng giá trị làm mục đích có tính chất quyết định, làm động cơ” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 154
. Và tổng tuần hoàn là sự thống nhất hiện thực của ba hình thái tuần hoàn. Nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, thì mỗi hình thái tuần hoàn chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện làm nổi bật mặt bản chất này và che giấu mặt bản chất khác của sự vận động của tư bản công nghiệp. Do đó, phải xem xét đồng thời cả ba hình thái tuần hoàn, thì mới nhận thức được đầy đủ sự vận động hiện thực của tư bản công nghiệp, mới hiểu đúng bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó
Vì thế, tuần hoàn hiện thực của tư bản công nghiệp, trong sự liên tục của nó, không những là sự thống nhất giữa sản xuất và lưu thông, mà còn là sự thống nhất của cả ba tuần hoàn của nó nữa. Chỉ có trong sự thống nhất của cả ba tuần hoàn, thì sự liên tục của tổng quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp mới thực hiện được.
Trên thực tế, mỗi tư bản công nghiệp cá biệt đều ở trong cả ba tuần hoàn cùng một lúc và nằm cạnh nhau trong không gian. Ba hình thái tuần hoàn đều không ngừng diễn ra bên cạnh nhau, kế tiếp nhau. Và chỉ có sự thống nhất cả ba hình thái tuần hoàn thì quá trình vận động của tư bản mới có thể tiến hành một cách liên tục không ngừng.
Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba tuần hoàn chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một tuần hoàn của hình thái nào đó ngừng trệ, thì toàn bộ tuần hoàn sẽ bị phá hoại. Song, muốn bảo đảm sự tuần hoàn không ngừng của TB, bảo đảm cho TB liên tục chuyển hóa hình thái qua các giai đoạn kế tiếp nhau, thì phải có đủ hai điều kiện:
- Thứ nhất, toàn bộ TB phải phân ra làm ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái.
- Thứ hai, mỗi bộ phận TB ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua ba hình thái, và ba giai đoạn vận động.
Hai điều kiện này quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. "Vì thế, chỉ có thể hiểu TB là một sự vận động, chứ không phải là một vật đứng yên" C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 162
.
Chi khi có sự sắp xếp kề nhau của các bộ phận tư bản tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái, thì mới có sự kế tục nhau của các bộ phận tư bản ấy ; ngược lại, cũng chỉ khi các hình thái tư bản kế tục nhau không ngừng, thì tư bản mới tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái được.
Trong sự vận động liên tục của tư bản công nghiệp mỗi hình thái của tư bản đều có thể làm điểm mở đầu và kết thúc của tuần hoàn, tạo nên các hình thái tuần hoàn khác nhau của tư bản công nghiệp.
Tuần hoàn của tư bản - tiền tệ: T - HSx H’- T’ hay: T - T’
Mở đầu và kết thúc đều dưới hình thái tiền. Sự vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của tiền. Hàng hoá hay sản xuất chỉ là những yếu tố trung gian, chỉ là “những tai vạ cần thiết” để đẻ ra tiền. Trong T - T’ mọi quá trình trung gian đều biến mất, quan hệ bóc lột của tư bản với lao động làm thuê bị che giấu, hình như lưu thông đẻ ra giá trị lớn hơn.
Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ rệt nhất mục đích, động cơ vận động của tư bản là làm tăng giá trị, là đem lại giá trị thặng dư. Hơn nữa, giá trị thặng dư lại biểu hiện dưới hình thức chói lọi nhất của nó là hình thái tiền. Bởi vậy, T - T’ là hình thái biểu hiện phiến diện nhất, che dấu nhất, nhưng cũng đặc trưng nhất, nối bật nhất cho sự vận động của tư bản.
C.Mác đã viết: “Tuần hoàn của tư bản tiền tệ là hình thái phiến diện nhất, và chính do đó mà nó là hình thái nổi bật nhất và đặc trưng nhất trong các hình thái của tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Mục tiêu và động cơ của tuần hoàn này- làm tăng thêm giá trị, làm ra tiền và tích luỹ tiền- trực tiếp biểu lộ ra trước mắt (mua để bán đắt hơn)” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 95
.
Tư bản tiền tệ xuất hiện trong lưu thông chung của hàng hoá với tư cách một số tiền ứng ra và một số tiền quay về lớn hơn, đã gây ra sự nhầm lẫn về khả năng tự đẻ ra tiền của tiền
Ông viết tiếp: “Công thức T - HSXH’- T’, mà kết quả của nó là T’ = T + t, có cái bề ngoài làm người ta dễ bị nhầm lẫn; nó mang tính chất lừa dối do chỗ giá trị ứng trước đã tăng thêm giá trị tồn tại ở đây dưới hình thái ngang giá của nó là tiền. Công thức ấy không nhấn mạnh việc giá trị tăng thêm giá trị mà nhấn mạnh hình thái tiền của quá trình ấy, nhấn mạnh sự liện là cuối cùng, người ta rút ra ở lưu thông một giá trị bằng tiền lớn hơn giá trị ứng ra lúc đầu - tức là nhấn mạnh sự tăng thêm của khối lượng vàng và bạc thuộc về nhà tư bản” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 97
.
Theo C.Mác cái hình thức biểu hiện bề ngoài làm cho người ta nhầm lẫn đó hay là sự lừa dối sẽ bị mất đi nếu chúng ta không xét tuần hoàn của tư bản tiền tệ như là một hình thái duy nhất mà là một sự phối hợp nối tiếp liên tục của nhiều vòng tuần hoàn với nhau. Chúng ta có thể minh hoạ bằng công thức sau:
T - HSXH’- T’- HSxH’- T’- HSX
T - HSXH’- T’: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.
SXH’- T’- H SX: Tuần hoàn của tư bản sản xuất.
H’- T’- HSXH’: Tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
“Ngay khi tuần hoàn lặp lại lần đầu tiên, thì trước khi tuần hoàn thứ hai của T kết thúc, chúng ta đã thấy xuất hiện tuần hoàn SXH’- T’. T- HSX, như thế là tất cả các tuần hoàn sau đó của T đều có thể được xem xét dưới giác độ của hình thái SXH’- T- HSX, trong lúc đó thì T- H, giai đoạn thứ nhất của tuần hoàn thứ nhất, chỉ là sự chuẩn bị có tính chất nhất thời cho tuần hoàn luôn luôn lặp lại của tư bản sản xuất, điều này diễn ra trong thực tế khi tư bản công nghiệp được đầu tư lần đầu tiên dưới hình thái tư bản tiền tệ.
Mặt khác, trước khi tuần hoàn thứ hai của sản xuất chấm dứt thì tuần hoàn thứ nhất H’- T’. T - HSX H’ tức là tuần hoàn của tư bản hàng hoá, đã hoàn thành rồi. Như vậy hình thái thứ nhất đã bao hàm hai hình thái kia rồi, và do đó hình thái tiền biến đi, vì nó không phải chỉ là biểu hiện của giá trị, mà là biểu hiện của giá trị dưới hình thái ngang giá, tức là dưới hình thái tiền” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 99
.
Nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, làm nổi bật mặt bản chất này và che dấu mặt bản chất khác của sự vận động tư bản công nghiệp. Do đó phải xem xét đồng thời cả ba hình thái tuần hoàn mới nhận thức được đầy đủ sự vận động hiện thực của tư bản, mới hiểu đúng bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó.
Tuần hoàn của tư bản sản xuất: SXH’- T’- H SX.
Mở đầu và kết thúc tuần hoàn là sản xuất, vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động không ngừng của sản xuất. Trong hình thái tuần hoàn này, hàng hoá và tiền tệ chỉ là những yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H’- T’- H’ chỉ là điều kiện cho sản xuất. Tuần hoàn này chỉ rõ tư bản - hàng hoá từ quá trình sản xuất mà ra, là kết quả trực tiếp của sản xuất, còn tư bản - tiền tệ là kết quả của việc thực hiện tư bản - hàng hoá, đồng thời là phương tiện mua, chuẩn bị các yếu tố cho quá trình sản xuất mới, nghĩa là tư bản - tiền tệ chỉ làm môi giới trung gian cho tư bản - hàng hoá chuyển biến thành tư bản - sản xuất.
Từ công thức chung của tuần hoàn tư bản sản xuất, chúng ta thấy nổi bật hai vấn đề:
Một là, toàn bộ quá trình lưu thông của tư bản công nghiệp chỉ hình thành một sự gián đoạn và chỉ là khâu trung gian giữa tư bản sản xuất mở đầu tuần hoàn và tư bản sản xuất kết thúc tuần hoàn đó.
Hai là, tuần hoàn lưu thông biểu hiện ra dưới hình thái ngược lại với hình thái mà nó mang trong tuần hoàn tư bản tiền tệ, tức là về hình thức giống như lưu thông hàng hoá giản đơn.
Trong tái sản xuất giản đơn toàn bộ giá trị thặng dư sẽ đi vào tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản và ra khỏi tuần hoàn của tư bản sản xuất nói riêng và ra khỏi lưu thông tư bản nói chung nhưng vẫn thuộc lưu thông chung của hàng hoá. Bây giờ quá trình sản xuất thứ hai được lặp lại theo quy mô cũ. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng H’- T’ là giai đoạn tuần thứ hai của tuần hoàn của tư bản sản xuất thì đồng thời cũng là giai đoạn thứ ba của tuần hoàn của tư bản tiền tệ và giai đoạn đầu tiên của tuần hoàn của tư bản hàng hoá.
Việc tách riêng các hình thái tuần hoàn của tư bản chỉ là phương pháp của tư duy để nghiên cứu thực chất của tuần hoàn thực tế, còn trong thực tiễn, ba hình thái tuần hoàn này hoà nhập với nhau. Điều đáng lưu ý ở đây là mặc dù đã tách rời nhau nhưng h - t - h và H - T - H đều thuộc lĩnh vực lưu thông hàng hoá, vì vậy:
Một mặt, dễ gây sự nhầm lẫn là sản xuất tư bản chủ nghĩa là nhằm sản xuất ra giá trị sử dụng để trao đổi lẫn nhau.
“Cả hai lưu thông h - t - h và H - T - H, xét về hình thái chung, đều thuộc về lưu thông hàng hoá, vì vậy người ta dễ quan niệm - như khoa kinh tế tầm thường đã làm- rằng quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ đơn thuần là việc sản xuất ra hàng hoá, ra những giá trị sử dụng nhằm thoả mãn một loại tiêu dùng nào đó và do nhà tư bản sản xuất ra để chỉ nhằm đem thay thế chúng bằng những hàng hoá có một giá trị sử dụng khác” C.Mác và Ph.Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2002, tập 24, trang 107-109
.
Mặt khác, nếu một sự đình trệ nào đó xảy ra ngay cả với H - T - H thì tuần hoàn của tư bản cũng ảnh hưởng đến lưu thông chung. Nếu tuần hoàn của tư bản bị đình trệ hoặc xảy ra một sự rối loạn nào đó thì không phải việc tiêu dùng h mà đồng thời việc tiêu thụ cái loạt hàng hoá đem trao đổi với h cũng bị thu hẹp hoặc đình trệ.
Trong tái sản xuất mở rộng, giả định toàn bộ giá trị thặng dư được tích luỹ hết thì tuần hoàn của tư bản sản xuất sẽ có dạng:
SLĐ
Sx H’- T’- H’ Sx
TLSX.
Công thức này không nói lên việc sản xuất giá trị thặng dư mà nói lên việc muốn có tái sản xuất mở rộng phải có tích luỹ, phải có một bộ phận giá trị thặng dư được tư bản hoá.
Muốn có t bổ sung cho T làm tư bản tiền tệ. Vậy phần t bổ sung là bao nhiêu? Không phải tuỳ tiện, mà theo tỷ lệ của điều kiện kỹ thuật, cấu tạo hữu cơ tư bản quy định.
Muốn có t bổ sung thì giá trị thặng dư phải được tích luỹ lại một phần và tích luỹ đến mức đủ lớn để ném vào quá trình sản xuất. Mức đủ lớn ở đây là bao nhiêu do yếu tố kỹ thuật sản xuất, do cấu tạo hữu cơ tư bản quy định. Vì các tỷ lệ theo đó quá trình sản xuất có thể mở rộng ra, không phải tuỳ tiện mà do kỹ thuật quy định. Cho nên giá trị thặng dư đã thực hiện, tuy đã để dành để tư bản hoá, nhưng phải qua một số tuần hoàn mới đủ quy mô làm chức năng tư bản phụ thêm.
Công thức SxSx’ biểu thị một tư bản sản xuất được tái sản xuất trên quy mô mở rộng. Khi tuần hoàn thứ hai bắt đầu, chúng ta thấy sản xuất lại xuất hiện ở điểm xuất phát, nhưng khác ở chỗ quy mô của nó lớn hơn.
Cũng giống như trong công thức T - T’ tuần hoàn thứ hai bắt đầu với T’ thì T’ lớn hơn T nhưng làm chức năng như T. Bởi vì khi TT’ tiến hành xong, và một khi T’ lại bắt đầu trở lại tuần hoàn, thì T’ không còn biểu hiện ra thành T, ngay cả trong trường hợp người ta tư bản hoá toàn bộ giá trị thặng dư chứa đựng trong T’.
Đối với tuần hoàn của tư bản sản xuất cũng vậy, Sx’ đã lớn lên, Sx’ lớn hơn Sx, nhưng khi bắt đầu tuần hoàn mới, nó cũng xuất hiện với tư cách là Sx giống như Sx trong tái sản xuất giản đơn vậy.
Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ ra được động cơ, mục đích vận động của tư bản, nhưng lại làm rõ được nguồn gốc của tư bản. Nguồn gốc đó là lao động của công nhân tích luỹ lại, là từ trong quá trình sản xuất.
Tuần hoàn của tư bản hàng hoá: H’- T’- HSxH’.
Ở đây H’ không chỉ là điểm bắt đầu của tuần hoàn của tư bản hàng hoá mà còn là giai đoạn thứ ba của tuần hoàn của tư bản tiền tệ và giai đoạn thứ hai của tuần hoàn của tư bản sản xuất. Nếu tái sản xuất tiến hành trên quy mô mở rộng, thì H’ ở giai đoạn sau lớn hơn H’ ở điểm bắt đầu.
Trong hình thái tuần hoàn này lưu thông là giai đoạn mở đầu đã lập tức đã là tư bản hàng hoá, tức một khối lượng sản phẩm đã chứa đựng giá trị thặng dư.
C.Mác viết: “Trong tất cả mọi trường hợp, H’ thường xuyên mở đầu tuần hoàn với tư cách một tư bản hàng hoá = giá trị tư bản ứng trước +
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_qua_trinh_luu_thong_tbcn_chu_de_phan_tich_moi_quan.docx