Tiểu luận Quá trình nhận thức và giải pháp thực hiện hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta

Đối với vấn đề lao động ở nước ta là phải phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Muốn vậy, chúng ta phải phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, đi đôi với việc sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo, sử dụng và đãi ngộ người lao đọng một cách hợp lí. Trong cương lĩnh đại hội Đảng đã nêu rõ “Giáo dục phải được coi là quốc sách hàng đầu”, để “phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ quản lí cua Nhà nước và năng lực lãnh đạo của Đảng ”(Chiến lược phát triển kinh tế đại hội Đảng VII), để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển” (Văn kiện ), “ gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khao học, kĩ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con ngươì mới’’(cương lĩnh ). nước ta đi lên CNXH từ xuất phát điểm rất thấp. nguồn nhân lực và con người việt nam với nhiều ưu điểm truyền thống được coi là nguồn tự quan trong nhất trong chiến lược phát triển đất nước. vì vậy GD-ĐT phải được xem là quốc sách hàng để phát huy nhân tố con người. hiện nay cả xã hội đang lo lắng về hiện tại và tương lai của nền giáo dục, liên quan đến vận mệnh lâu dài của cả dân tộc. Trong nhiều năm quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục giảm sút liên tục, chất lượng giáo dục còn đáng lo hơn. Do đó, chỉ có đặt DG&ĐT là quốc sách hang đầu thì mới có thể chặn đứng tình hình giáo dục xuống cấp.

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình nhận thức và giải pháp thực hiện hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư bản chủ nghĩa,C.Mac khẳng định,sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên,xong không phải quốc gia dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái-xã hội đã có trong lịch sử.Do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định,một quốc gia ,dân tộc nào đó có thể bỏ qua một hình thái kinh tế-xã hội nhất định nào đó ,có thể được rút ngắn và được làm dịu bớt những ''cơn đau đẻ''.Trong tác phẩm Vấn đề xã hội ở nước Nga ,Ph. Ăng –ghen đã khẳng định ,nước Nga có thể ''rút ngắn một khoảng cách đáng kể quá trình phát triển lên xã hộI XHCN và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà Tây Âu …phải trải qua''.Hơn nữa,Người còn cho rằng,''con đường phát triển rút ngắn như vậy …không chỉ đúng với nước Nga,mà còn với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền TBCN'' Khi đặt vấn đề các đân tộc lạc hậu hiện đang trên con đường giải phóng và sau chiến tranh đã có bước tiến bộ,liệu có nhất thiết phải trải qua giai đoạn phát triển TBCN không ?V.I.Lê nin đã khẳng định:''Chúng tôi cho rằng không đúng …Với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến,các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô-viết,và qua những giai đoạn phát triển nhát định,tiến tới CNCS,không phải qua giai đoạn phát triển TBCN'' Theo Lê-nin: Con đường quá độ lên CNXH có thể có những hình thức khác nhau điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.Hình thức quá độ trực tiếp là con đường phát triển tuần tự từ CNTB lên CNXH;còn hình thức quá độ gián tiếp là con đường phát triển rút ngắn,phát triển bỏ qua chế độ TBCN-con đường từ tiền TBCN lên CNXH.Tuy nhiên,phát triển tuần tự hay rút ngắn đều tuân theo quy luật khách quan và đều là con đường phát triển lịch sử- tự nhiên Và trong sự phát triển tuần tự cũng có thể có khả năng rút ngắn nào đó,nghĩa là con đường phát triển này không nhất thiết phải trải qua toàn bộ sự phát triển đầy đủ của chủ nghĩa tư bản rồi mới lên CNXH.Và nước Nga với Chính sách Kinh tế mới chính là một trường hợp như vậy.Lê-nin còn nói tới con đường quá độ trực tiếp hay gián tiếp với tư cách là những phương thức,cách thức phát triển khác nhau. Ông cho rằng, phát triển tuần tự từ CNTB lên CNXH là con đường quá độ trực tiếp.Và cho đến nay ,như chúng ta đã biết,con đường này vẫn chỉ là một khả năng,một xu hướng phát triển mà cả C.Mác ,PH. Ăng-ghen và V.I.Lê nin đều đã dự báo. Trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại được qui định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất.Tương ứng với mỗi loại giai đoạn phát triển nhất định của LLSX là một QHSX tương ứng ,phù hợp.Sự ra đời của QHSX mới trên cơ sở phát triển của LLSX là tất yếu,khách quan và toàn bộ các nội dung của QHSX này hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội mà trên đó,dựng nên một thượng tầng kiến trúc pháp lí và chính trị với những hình thái ý thức xã hội tương ứng.Sự vận động đi lên của xã hội loài người được qui định bởi các qui luật khách quan,trong đó qui luật nền tảng là qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ,tính chất phát triển của LLSX.Trên phạm vi toàn thế giới,sư thay thế lẫn nhau của các hình thái KT-XH là một quá trình lịch sử tự nhiên.Dù là phát triển tuần tự hay nhảy vọt thì cũng đều là sự phát triển liên tục của LLSX ,mọi sự rút ngắn đều phải nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sự vượt bậc ,thậm trí nhảy vọt của LLSX.Do vậy,thực chất phát triển rút ngắn chí có thể là rút ngắn các giai đoạn hay bước đi trong tiến trình phát triển liên tục của LLSX. Tính tất yếu quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Theo Lê-nin để thực hiện con đường quá độ nhảy vọt thì các quốc gia phải thiết lập được những điều kiện cả bên trong và bên ngoài Đối với điều kiện bên trong thì bắt buộc phải có một Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo và Đảng đó phải liên minh được với những người lao động (nông dân) Còn đối với những điều kiện bên ngoài Lê-nin chỉ rõ phải có một nước làm cách mạng XHCN thành công giúp đỡ .Từ những điểm nói trên và thực tiễn sinh động của 17 năm tiến hành đổi mới đất nước,chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng,con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam hiện nay là sự vận dụng đúng đắn sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Với Việt Nam,con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường phát triển tất yếu,khách quan và hợp qui luật.Nước ta đi lên CNXH mặc dù từ một xuất phát điểm rất thấp: Đó là một nền kinh tế lạc hậu nông nghiệp,kĩ thuật thủ công,năng xuất thấp, đất nước lại liên tục trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc.Tuy vậy,trong thời quá độ đi lên CNXH ở nước ta,chúng ta đã tạo lập được những khả năng hết sức to lớn cả về mặt khách quan và chủ quan. Khả năng về mặt khách quan mà chúng ta cần phải kể đến yếu tố thời đại mà cả nhân loại đều hướng đến mục tiêu xây dựng một mô hình nhà nước CNXH tiến bộ, yếu tố thời đại đóng vai trò tích cực để hướng dẫn các cuộc phát triển nền kinh tế theo mô hình CNXH.Nước ta sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Miền bắc nước ta bước vào thời kì quá độ (1955),trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đã hình thành ra hệ thống kinh tế XHCN,tạo hậu thuẫn cả về tiềm lực kinh tế lẫn sức mạnh chính trị giúp nhân dân ta xây dựng thành công CNXH.Sau khi đất nước thống nhất (30-4-1975) cả nước ta bước vào thời kì quá độ tiến lên CNXH.Trong bối cảnh hết sức thuận lợi đó là tất cả các nước các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới đều nhiệt tình ủng hộ nhân dân ta.Vì vậy,nó tạo cả thời cơ và những thuận lợi hết sức to lớn giúp nhân dân ta xây dựng XHCN Khả năng về mặt chủ quan đó là: Việt Nam là một nước có nguồn lực dồi dào, nhân dân ta cần cù lao động, thông minh dễ đào tạo. Nhân dân ta có sự lãnh đạo của đảng và Đảng ta liên minh được với tầng lớp lao động tạo ra khối đại đoàn kết toàn dân. Nước ta có sư quản lí và điều tiết của nhà nước XHCN ngày càng được củng cố và hoàn thiện to lớn.Kết quả của mấy chục năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam tạo ra cả thế và lực cho phép nước ta đi lên CNXH không cần phải trải qua chế độ TBCN. Con đường cách mạng XHCN mà Đảng ta đã lựa chọn phù hợp với những gì đã có trong lịch sử, phù hợp với thực tiễn của cách mạng nước ta và không hề trái với qui luật phát triển của xã hội loài người. Nhìn vào lịch sử phát triển của xã hội loài người, chúng ta thấy không phải mọi nước đều phải tuần tự trải qua các chế độ cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ phong kiến, tư bản. Trong thời đại phong kiến có nước còn ở trình độ bộ tộc, nhưng do nhiều nguyên nhân đã phát triển thành phong kiến. Trong thời đại TBCN có nước ở trình độ thấp cũng đã đi vào quĩ đạo phát triển TBCN.Cho nên, trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới,chúng ta hoàn toàn có thể đưa đất nước tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Đưa đất nước tiến lên CNXH là con đường phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta. Lòng yêu nước của nhân dân là lòng yêu nước XHCN, mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền dân chủ nhân dân đều dựa trên liên minh công nông; quân đội nhân dân mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc … Lẽ nào lịch sử lại chấp nhận một sự ngược đời là sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã thành công lại xoá bỏ chính quyền dân chủ nhân dân, thiết lập chính quyền giai cấp tư sản, chuyển toàn bộ TLSX và tài nguyên của đất nước vào tay các ông chủ tư bản, biến chế độ ta thành chế độ TBCN và nhân dân ta thành kẻ nô lệ làm thuê. Trước sau như một, Đảng ta, nhân dân ta quyết tâm phấn đấu tiến lên phía trước, xây dựng một chế độ xã hội thực sự có ấm no, tự do, hạnh phúc và hoà bình, nhất quyết không đi vào CNTB, một chế độ xã hội mà lịch sử đã lên án. Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử tự nhiên, phụ thuộc vào qui luật khách quan độc lập với ý muốn của con người. Nhưng con người lại hoàn toàn không bất lực trước qui luật. Con ngườI có thể nhận thức được qui luật khách quan và tạo ra những điều kiện để qui luật phát huy tác dụng có lợi cho mình. Đó là tính năng động chủ quan của ý thức xã hội của con người Thời đại ngày nay cho phép các nước kém phát triển đã hoàn thành các mạng dân tộc dân chủ nhân dân có thể quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN, nhưng không cho phép bỏ qua việc xây dựng những tiền đề kinh tế, kĩ thuật, văn hoá, xã hội cần thiết cho sự quá độ đó.Chúng ta không tạo ra những tiền đề đó bằng con đường phát triển TBCN thì phải tạo ra trong thời kì quá độ lên CNXH.Chúng ta hoàn toàn có khả năng làm việc đó vì chúng ta có những yếu tố cơ bản bên trong của cách mạng Việt Nam và những yếu tố bên ngoài của thời đại Chúng ta có Đảng lãnh đạo, có chính quyền của nhân dân, do dân và vì nhân dân, có mặt trận đoàn kết toàn dân, có nhân dân anh hùng, có tài nguyên đa dạng và phong phú, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ tri thức ngày càng đông đảo, đất nước có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu. Thời đại đưa chúng ta tới những thuận lợi mới. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ bão và đã quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác quốc tế. Khi chúng ta có chính sách đúng đắn biết phát huy nguồn lực bên trong làm cơ sở cho khai thác nguồn lực bên ngoài thì có thể tranh thủ vốn, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển để xây dựng đất nước, mặc dù đây không phải là công việc dễ dàng. Nhận thức mới về con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.Trước đây trong một thời gian rất dài ở nước ta tồn tại một quan điểm phổ biến là đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là chúng ta phủ định sạch trơn toàn bộ nền kinh tế TBCN bao gồm cả quan điểm kinh tế hay thực lực nền kinh tế tư bản cũng như ý đồ chính trị và quan điểm giai cấp tư sản. Hiện nay trước bối cảnh nền kinh tế thế giới mới, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế thì Đảng và nhà nước ta đã đổi mới tư duy lí luận kinh tế, đặc biệt là tư duy thời kì quá độ cụ thể: Đảng ta xác định chúng ta chỉ bỏ qua QHSX TBCN để cho nó khônh trở thành thống trị nền kinh tế; Chúng ta bỏ qua quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản; Chúng ta bỏ qua ý đồ xâm lược đen tốI của CNTB Còn chúng ta không bỏ qua nền kinh tế hàng hoá và các quan hệ của nó, chúng ta không bỏ qua những thành tựu của nhân loại đã đạt được trong CNTB có nghĩa là chúng ta phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu của nhân loại đã đạt được trong CNTB. Đặc biệt là LLSX; Bỏ qua nghĩa là chúng ta phải biết tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế trong nước để phát triển nhanh nền kinh tế nước ta theo định hướng XHCN; Bỏ qua chế độ TBCN lên CNXH đây là một quá trình hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi nhân dân ta phải nỗ lực vượt bậc để thực hiện được. Nước ta bỏ qua chế độ TBCN vì đây là một tất yếu khách quan của lịch sử ở nước ta, Đảng và nhân dân ta chọn con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đó là con đường đúng đắn với điều kiện nước ta ngày nay vì: Đây là con đường phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại,với qui luật phát triển của xã hội loài người; Đây cũng là con đường phù hợp với nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động ở nước ta,là muốn thoát khỏi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Đó là con đường phù hợp với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đã được xây dựng trong luận cương chính trị Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ phải gắn liền với cách mạng XHCN;Trên thế giới đã có nhiều nước theo con đường TBCN nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển.Theo Kissinger Châu phi đói, Châu Á nghèo, Châu Mỹ la tinh nợ nần chồng chất. Trước sự thất bại của mô hình cũ về CNXH ở một loạt nước Đông Âu và Liên xô, có người cho rằng CNXH là ảo tưởng, cứ theo con đường TBCN hoặc theo mô hình xã hội dân chủ ở Thôy Điển thì kinh tế xã hội mới phát triển được. Đại hội Đảng đã khẳng định: đối với kinh tế nước ta “kiên trì con đường XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn” và mặc dù hiện nay còn những hạn chế về lí luận và thực tiễn, song Đảng và nhân dân ta cần có đủ khả năng nêu ra: “một quan niệm về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở nước ta trên những đường nét chủ yếu” (Báo cáo chung tại Đại hội VII ) Kinh nghiệm lịch sử toàn thế giới và của nước ta đã giúp chúng ta nhận thức được rằng, theo con đường TBCN là đi vào ngõ cụt, vì CNTB phát triển cao cũng vẫn giữ bản chất cố hữu của một chế độ áp bức, bóc lột. trong mấy thập kỉ vừa qua, nhờ lợi dụng được các thành quả của cách mạng khoa học và công nghệ, CNTB có sự phát triển nhanh, song nó không thể giải quyết những mâu thuẫn cơ bản vốn có. Có người viện dẫn “ 4 con rồng” để chứng minh những nước chậm phát triển đi theo CNTB thì phát triển nhanh. Song hàng trăm nước đang phát triển chỉ có “4 con rồng”, còn đại bộ phận vẫn khó khăn nợ nần chồng chất, khủng hoảng nhiều mặt, sở dĩ “4 con rồng” lên nhanh là nhờ sự viện trợ ồ ạt của Mỹ, có vị trí địa lý thuận lợi, có lợi thế về tiềm lực phát triển… hơn nữa, con đường đi lên của họ cũng không thuận buồm xuôi gió, nhân dân lao động vẫn ở địa vị làm thuê. Những nhiệm vụ cơ bản trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam Do đặc điểm thấp kém của nước ta, đặc biẹt là về kinh tế, trong thời kì qua độ tiến lên CNXH chúng ta phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: Phát triển nhanh LLSX: Từ lí luận cũng như thực tiễn chúng ta thấy CNXH không ra đời từ mảnh đất trống không mà từ một nền sản xuất do xã hội cũ để lại. Cho nên, xây dựng CNXH trong thời kì quá độ không có nghĩa là phủ định triệt để nhanh chóng cái cũ mà phải biết xây dựng cái mới, vừa sử dụng và cải tạo cái cũ để thúc đẩy chế độ kinh tế mới ra đời. Vì thế trong thời kì quá độ, chúng ta thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là để huy động mọi năng lực sản xuất với những trình độ kĩ thuật, vốn liếng quy mô khác nhau để phát triển LLSX,phát triển nền kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân. Mác đã dạy chúng ta rằng: QHSX phải phù hợp với trình độ và tính chất của LLSX.QHSX XHCN không thể thiết lập trên một LLSX thấp kém.Cái thiếu của nước ta hiện nay là một LLSX phát triển.Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là để phát triển LLSX, phát triển nền sản xuất xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và tuỳ theo sự phát triển của LLSX mà nâng dần QHSX XHCN lên.Muốn vậy chúng ta phải thực hiện quá trình công nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân để trang bị kĩ thuật hiện đại cho xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí phải phát triển khoa học công nghệ.Công nghiệp, hoá hiện đại hoá rút ngắn theo dịnh hướng XHCN là hoàn toàn cần thiét và có thể. Đây là một tiến trình phải thực hiện ba nhiệm vụ: vượt qua nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, xây dựng nền kinh tế nông ngiệp hiện đại và từng bước tiếp cận nền kinh tế tri thức; chủ độnh hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó, tạo được những điều kiện vật chất cần thiết cho sự định hướng XHCN, bỏ qua chế độ TB ở nước ta. Đối với vấn đề lao động ở nước ta là phải phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Muốn vậy, chúng ta phải phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, đi đôi với việc sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo, sử dụng và đãi ngộ người lao đọng một cách hợp lí. Trong cương lĩnh đại hội Đảng đã nêu rõ “Giáo dục phải được coi là quốc sách hàng đầu”, để “phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ quản lí cua Nhà nước và năng lực lãnh đạo của Đảng ”(Chiến lược phát triển kinh tế đại hội Đảng VII), để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển” (Văn kiện …), “ gắn liền với sự phát triển kinh tế, phát triển khao học, kĩ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con ngươì mới’’(cương lĩnh …). nước ta đi lên CNXH từ xuất phát điểm rất thấp. nguồn nhân lực và con người việt nam với nhiều ưu điểm truyền thống được coi là nguồn tự quan trong nhất trong chiến lược phát triển đất nước. vì vậy GD-ĐT phải được xem là quốc sách hàng để phát huy nhân tố con người. hiện nay cả xã hội đang lo lắng về hiện tại và tương lai của nền giáo dục, liên quan đến vận mệnh lâu dài của cả dân tộc. Trong nhiều năm quy mô, chất lượng và hiệu quả của giáo dục giảm sút liên tục, chất lượng giáo dục còn đáng lo hơn. Do đó, chỉ có đặt DG&ĐT là quốc sách hang đầu thì mới có thể chặn đứng tình hình giáo dục xuống cấp. phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ sở hữu tương ứng với nó là hình thành và phát triển nhiều thành phần kinh tế để phát huy tốt nhất vị trí và vai tro của từng thành phần kinh tế trong nền KTQD. Đặc biệt là tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước. Xây dựng phát triển QHSX nước ta trong thời kì quá độ phải quán triệt quan điểm sau : Phải làm cho QHSX luôn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu của nền kinh tế xã hội đặt ra. Phải nâng cao hiệu lực vai trò quản lí điều tiết của nhà nước, phải thực hiện phân phối theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, đẩy mạnh phúc lợi xã hội và công bằng xã hội Xây dựng và phát triển QHSX vừa tạo ra điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo vừa phải đảm bảo tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền KTQD. Xây dựng và phát triển QHSX phải phù hợp với mục tiêu và đặc điểm của thời đại mà đặc trưng cơ bản của nó là mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nhiệm vụ thứ ba là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. xu thế của thời đại la hội nhập và phát triển. Ngày nay không thể có một nước nào đứng ngoài xu thế đó mà có thể nhanh chóng xây dựng đất nước thành công . chúng ta hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa la tranh thủ vốn, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lí để xây dựng đất nước. Đó là con đường để đổi mới công nghệ, từ công nghệ lạc hậu NSLĐ thấp chuyển lên công nghệ tiên tiến, NSLĐ cao, làm cho khoa học và công nghệ trở thành yếu tố bên trong của nền sản xuất, thành động lực của nền kinh tế. Dĩ nhiên hội nhập nhưng không hoà nhập. hợp tác nhưng không từ bỏ đấu tranh. Chúng ta chỉ có thể tranh thủ được nguồn lực bên ngoài khi chúng ta biết phát huy cao độ nguồn lực bên trong, đồng thời phải luôn cảnh giác với kẻ thù đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hoà bình”, sử dụng sức mạnh kinh tế để lũng đoạn sự nghiệp nước ta. Chúng ta càng không ảo tưởng , quá trông chờ vào bên ngoài, vì CNĐQ không bao giờ có thiện chí giup chúng ta xây dựng CNXH mà trước hết là vì lợi nhuận, vì sự tồn tại và phát triển của bản thân họ. Chúng ta phải mở cửa cả ngoài và trong, về bên ngoài có nghĩa là mở rộng quan hệ kinh tế với các nước khác, về bên trong là làm cho hàng hoá trong nước theo đúng tiêu chuẩn thế giới, đây là một tất yếu trong điều kiện ngày nay. Do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho LLSX ngày cang mang tính quốc tế hoá cao. Do vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Do vậy mọi quốc gia phải mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài. II. Quá trình nhận thức và giải pháp thực hiện hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta. 1.Quá trình nhận thức. Không thể vin vào sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu mà phản bác con đường cách mạng XHCN ở nước ta.Những tổn thất mà phong trào XHCN đã gánh chịu chỉ là những khúc quanh của lịch sử. Nhìn vào lịch sử xưa nay chưa có một cuộc cách mạng nào lại diễn ra mà không có sự giành đi giật lại giữa những giai cấp đại diện cho thế lực đi lên và giai cấp đã lỗi thời.Cuộc cách mạng Tư sản ở Anh đã nổ ra giữa thế kỉ XVII phải đến năm 1832 giai cấp tư sản Anh mới thực sự thiết lập được chế độ tư bản.Cuộc cách mạng Tư sản Pháp diễn ra từ năm 1789 mãi đến năm 1871 mới được khẳng định, đều là những cuộc cách mạng thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác.Thời gian diễn ra cách mạng XHCN ở nước lâu nhất là trên 70 năm còn ở phần lớn các nước khác là trên 40 năm. Đây là một sự nghiệp mới mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử, vừa làm vừa khai phá, thử nghiệm nên có cái đúng cái sai, có cả thành công và thất bại. Ngay sau khi giành được độc lập dân tộc, Nhà nước non trẻ của chúng ta vừa phải chống thù trong giặc ngoài, vừa tiến hành kiến quốc, nhưng ngay từ năm 1953, trong tác phẩm thường trực chính trị,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến sự tồn tại của năm loại kinh tế khác nhau trong chế độ mới: “A-Kinh tế quốc doanh,B-Các hợp tác xã,C-Kinh tế cá nhân,D-Tư bản tư nhân,E-Tư bản của nhà nước.Trong năm loại ấy, loại A là nền kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả.Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng CNXH chứ không theo hướng CNTB”. Tuy nhiên, sau Đại thắng Mùa xuân năm 1975,miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, chúng ta chưa quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh do mắc bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong cải tạo XHCN nên đã muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế “phi xã hội chủ nghĩa”,nhanh chóng biến tư bản tư nhân thành quốc doanh, muốn hoàn thành trong thời gian ngắn cải tạo XHCN. Kết quả là những thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cơ bản đã bị triệt tiêu, kinh tế phát triển chậm dần từ đầu những năm 80 thế kỉ XX đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Đúng như văn kiện đại hội Đảng VI đã khẳng định: “Trong nhận thức cũng như hành động, chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài,chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của LLSX”. Đại hội VII của Đảng cũng đã nêu: “Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm qui luật khách quan,nóng vội trong cải tạo XHCN, xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng; duy trì trì quá lâu cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả,tiền tệ tiền lương.Công tác tư tưởng và quản lí cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng.” Khắc phục sai lầm trên, từ Đại hội VI của Đảng-Đại hội khởi đầu sự nghiệp đổi mới-chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được nhận thức lại và thực hiện nhất quán. Đảng ta xác định, nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kì quá độ, phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược, lâu dài trong suốt thời kì quá độ lên CNXH. Một trong những nội dung quan trọng của tư duy kinh tế mới (lúc đó) là phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu đó do lịch sử để lại,chừng nào chúng còn phát huy tác dụng đối với tiến bộ xã hội. 2. Giải pháp thực hiện thắng lợi quá độ lên CNXH ở nước ta. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau: Thứ nhất, muốn phát triển nhanh LLSX chúng ta cần tiến hành CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân. Đó là quá trình chuyển rừ một nước từ việc sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang việc sử dụng phổ biến những công nghệ hiện đại, những phương pháp, phương tiện sản xuất tiên tieenslaf phổ biến trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực chất, CNH-HĐH là quá trình kết hợp những bước phát triển tuần tự vè khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất với những bước phát triển nhảy vọt, đi tắt đón đầu. Như ta biết mỗi một phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng cơ sở vật chất kĩ thuật của các phương thức sản suất trước CNTB là kĩ thuật lao động thủ công lạc hậu, năng suất thấp. cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá năng suất lao động cao. Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là nền sản xuất lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lý , dược hình thanh và phát triển cân đối, thống trị trong toàn bộ nền KTQD xây dựng cơ sở vật chất của CNXH đây là một tất yếu khách quan đối với mọi nước đi lên CNXH trong thời quá độ. Đối với nước ta, chúng ta muốn xây dựng cơ sở vật chất kinh tế của CNXH thì chúng ta cũng phải tiến hành CNH nền KTQD. Nhưng nước ta tiến hành quá muộn và điểm xuất phát quá thấp. Trong khi các nước phát triển trên thế giới đã đi vào ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Dó đó khoảng cách giữa nước ta với các nước trên thế giới ngày càng xa. để rút ngắn khoảng cách đó chúng ta không thể phát triển theo con đương tuần tự như các nước đi trước mà phải kết hợp những bước phát triển tuần tự với những bước nhảy vọt, đi tắt đón đầu, tức là CNH-HĐH nền KTQD. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH.Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 27,2% năm năm xuống còn 24,3% năm 2000; công nghiệp và xây dựng từ 28,7% tăng lên 36,6% và dịch vụ từ 44,1% năm 1995 còn 39,1%. Mặc dù vậy vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội VIII(cơ cấu vào năm 2000 tương ứng là 19-20%, 34-35% và 45-46%) Cơ cấu thành phần kinh tế dẫ có sự dịch chuyển theo hướng xắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đến năm hai 2000, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước trong GDP vào khoảng 39%; khu vực kinh tế tập thể 8,5%; khu vực kinh tế tư nhân3,3%; khu vực kinh tế cá thể 32%; khu vực kinh tế hỗn hợp 3,9% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50195.doc
Tài liệu liên quan