MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
I. ĐẶC ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 4
1. Tình hình thế giới 4
2. Tình hình Trung Quốc 4
II. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5
1. Quy mô xuất khẩu 5
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 9
3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 11
III. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 12
1. Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 12
2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 14
3. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 15
4. Tình hình nhập khẩu dầu mỏ 15
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 18
1. Thành tựu 18
a. Những thành tựu chủ yếu 18
b. Nguyên nhân 20
2. Hạn chế 21
a. Những hạn chế chủ yếu 21
b. Nguyên nhân 22
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 23
PHẦN 3: KẾT LUẬN 28
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình phát triển của ngoại thương Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tổng kim ngạch toàn cầu tăng 9,6% trong năm 2009 theo WTO.
Năm 2010 đánh dấu đỉnh cao trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc với 1577,9 tỉ USD. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và Liên minh châu Âu tăng hơn 40%, xuất khẩu sang Nga tăng 84%. Xuất khẩu sang Braxin tăng 125%. Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2010 tăng lên mức kỷ lục 137,4 tỷ USD. Mức đỉnh cao trước đây được thiết lập vào tháng 7/2008 khi đó giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đạt 136,68 tỷ USD.
Nguồn:
Theo WTO, quy mô xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần tính từ năm 2000 và đứng thứ 3 trên toàn thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá. Mặc dù mở rộng xuất khẩu, nhưng trong năm 2006, Trung Quốc vần giậm chân ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2006, số lượng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã lần đầu tiên vượt Mĩ. Về lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ, với 87,0 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng thế giới.
Xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc tăng 17% năm 2008, giảm 16% năm 2009 chủ yếu do sự suy giảm trong nhu cầu chung của thế giới. Năm 2010, xuất khẩu hàng hoá lại tăng 21%. Đây chính là dấu hiệu của sự phục hồi sau suy thoái. Sản xuất hàng hoá vẫn là lĩnh vực có ưu thế của xuất khẩu Trung Quốc, chiếm tới 93% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng. 10 nước dẫn đầu xuất khẩu dịch vụ năm 2007
STT
Nước xuất khẩu
GTXK(tỉ $)
Thị phần (%)
% thay đổi
1
Mĩ
454
13,9
14
2
Anh
263
8,1
17
3
Đức
197
6,1
18
4
Nhật
136
4,2
11
5
Pháp
130
4,0
11
6
Tây Ban Nha
127
3,9
21
7
Trung Quốc
127
3,9
-
8
Italia
109
3,3
12
9
Hà Lan
91
2,8
13
10
Ireland
87
2,7
27
Nguồn:
Từ 2005 đến 2009, tổng giá trị thương mại dịch vụ của Trung Quốc tăng 1,8 lần từ 157,1 tỉ USD đến 287 tỉ USD. Xuất khẩu dịch vụ tăng 14,9%, cao hơn 2 lần so với sựu gia tăng trong nhập khẩu dịch vụ.Về lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ, với 87,0 tỷ USD, Trung Quốc xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dịch vụ tăng nhanh 31,7% đạt 166 tỉ USD. Trung Quốc đang chú trọng phát triển các dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch, công nghệ thông tin, quảng cáo... trong khuôn khổ WTO và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Với sự phát triển của các ngành dịch vụ, Trung Quốc đang trở thành điểm đến của thương mại dịch vụ toàn cầu.
Nguồn:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Có thể thấy tình hình xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 2006-2010 luôn duy trì được tốc độ phát triển, luôn tăng không ngừng về quy mô. Riêng với năm khủng hoảng toàn cầu 2008, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tuy có sụt giảm song đã nhanh chóng gượng dậy. Đến tháng 12/2009, kim ngạch xuất nhập khẩu bắt đầu tăng trưởng mạnh so với cùng kì năm trước và so với tháng 11/2009. Giá trị xuất khẩu trong tháng đã đạt mức cao thứ 4 trong lịch sử. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn duy trì được giá trị xuất nhập khẩu hàng tháng trên 100 tỷ USD. Điều này chứng tỏ hiệu quả của các chính sách kích thích kinh tế được thực hiện.
Xét về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, có sự biến động qua các năm nhưng không đáng kể. Tiêu biểu có thể kể đến số liệu trong 1 số năm: năm 2008 so với năm 2007, trong các mặt hàng XK, XK mặt hàng cơ điện đạt 761,32 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 57,8% tổng giá trị XK. Trong XK các mặt hàng truyền thống với số lượng lớn, XK hàng may mặc và nguyên phụ liệu đạt 108,7 tỷ USD, tăng 3,1%; XK sợi, hàng dệt đạt 60,41 tỷ USD, tăng 18,1%, tốc độ tăng 2,8 điểm %; XK giày dép đạt 26,77 tỷ USD, tăng 16,2%. Năm 2009, trong các mặt hàng XK, kể từ tháng 8/2008 Trung Quốc đã 7 lần điều chỉnh tỷ lệ hoàn thuế XK liên quan đến 676,02 tỷ USD trị giá hàng hóa XK, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mức giảm XK hàng hóa có mật độ tập trung lao động cao đều thấp hơn so với mức giảm 16% của tổng thể XK cùng kỳ, điều này đóng góp cho việc bảo đảm đời sống dân sinh và tạo ra công ăn việc làm. Theo số liệu thống kê của hải quan, trong tháng 12/2009, XK đạt kết quả tốt. Trong tháng 12/2009, XK sản phẩm cơ điện đạt 78,05 tỷ USD, tăng 26,9%; XK mặt hàng dệt đạt 6,22 tỷ USD, tăng 25,2%; XK dụng cụ gia đình đạt 3,09 tỷ USD, tăng 10,8%; XK đồ chơi đạt 0,62 tỷ USD, tăng 4,4%; XK valy, túi xách đạt 1,48 tỷ USD, tăng 1,9%; XK giày dép đạt 2,82 tỷ USD, giảm 2,2%; XK đồ may mặc đạt 10,57 tỷ USD, giảm 4,8%.
Trước đây, nói đến Trung Quốc, người ta thường nghĩ đến hình ảnh “xưởng gia công lớn nhất thế giới”, chuyên sản xuất những mặt hàng rẻ tiền, không đòi hỏi giá trị gia tăng cao. Những hình ảnh đó đang lùi dần vào quá khứ. Trung Quốc đã khẳng định được vị trí của mình trong nền sản xuất và xuất khẩu công nghệ cao. Chỉ riêng ngành điện thoại di động của Trung quốc, trong những năm gần đây, đã phát triển với “ tốc độ của ánh sáng”. Trung Quốc đã trình làng cả một hệ thống 3G riêng, để cạnh tranh với các tiêu chuẩn của Âu Mỹ. Tên tuổi các tập đoàn như Huawei, Heier, Chery, Lenovo, lâu nay chỉ được biết đến trên thị trường nội địa, nay đang trở nên quen thuộc với một số người tiêu dùng ở châu Á và tiếp theo là châu Âu hay Mỹ.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Giai đoạn 2006-2010, không có sự thay đổi trong vị trí bạn hàng của Trung Quốc. EU luôn giữ vị trí quán quân, xếp thứ 2 là Mỹ và Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách.
Bảng: Tổng kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và 3 bạn hàng lớn 2008-2010 ( tỷ USD)
Thị trường
2008
2009
2010
Kim ngạch
Tỷ trọng so với năm trước
Kim ngạch
Tỷ trọng so với năm trước
Kim ngạch
Tỷ trọng so với năm trước
EU
416,88
+13,1%
364,09
-14,5%.
484.60
+33,1%.
Mỹ
329,87
+11,6%
298,26
-10,6%.
388,33
+30,2%.
Nhật Bản
261,35
+15,2%.
228,85
-14,2%.
301,39
+31,7%.
Đối với thị trường Việt Nam : Trung Quốc thường xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng : máy móc thiết bị, sắt thép, phân bón và vật tư nông nghiệp, hoá chất, phương tiện vận tải, nguyên phụ liệu dệt may, da. Các nhóm hàng trên chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc. Kim ngạch XNK giữa Trung Quốc với Việt Nam trong tháng 11 và 11 tháng năm 2010 đạt lần lượt là 3,26 tỷ USD và 26,39 tỷ USD, tăng lũy kế 43,2%. Trong đó, Trung Quốc XK sang Việt Nam đạt lần lượt là 2,63 tỷ USD và 20,22 tỷ USD, tăng lũy kế 42,4%; Việt Nam XK sang Trung Quốc đạt lần lượt là 0,63 tỷ USD và 6,16 tỷ USD, tăng lũy kế 46,1%. Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 14,06 tỷ USD.
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
Tình hình nhập khẩu giai đoạn 2006 - 2010
Theo WTO, trong giai đoạn 2006-2010, tỉ lệ giá trị nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trên GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm, cụ thể, năm 2006 là 31%, năm 2007 là 30%, năm 2008 là 27% và năm 2009 giảm mạnh còn 22%.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 4/2010, tổng giá trị XNK của Trung Quốc đạt 855,99 tỷ USD, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, XK đạt 436,05 tỷ USD, tăng 29,2%; NK đạt 419,9 tỷ USD, tăng 60,1%; thặng dư thương mại đạt 16,11 tỷ USD, giảm 78,6%.
Trong tháng 4/2010, kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 238,16 tỷ USD, tăng 39,4%. Trong đó, XK đạt 119,92 tỷ USD, tăng 30,5%, tăng 6,3 điểm % so với tháng 3; NK đạt 118,24 tỷ USD, tăng 49,7%. Thặng dư thương mại trong tháng 4 đạt 1,68 tỷ USD, giảm 87%. So sánh với 4 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch XNK trong 4 tháng đầu năm nay tăng 8%; XK tăng 2,6% và NK tăng 14,2%. Trong đó, kim ngạch XNK của tháng 4/2010 so sánh với cùng kỳ năm 2008 tăng 7,6%; XK tăng 0,8% và NK tăng 15,5%.
Trong 4 tháng đầu năm 2010, XNK mậu dịch thông thường đạt 429,05 tỷ USD, tăng 46%, tốc độ cao hơn 3,3 điểm % so với tốc độ tăng XNK toàn quốc. Trong đó, XK đạt 194,88 tỷ USD, tăng 27,2%; NK đạt 234,17 tỷ USD, tăng 66,4%. Mậu dịch thông thường xuất hiện nhập siêu với giá trị là 39,29 tỷ USD, trong khi đó cùng kỳ năm 2009, giá trị xuất siêu là 12,48 tỷ USD. Cũng trong thời gian 4 tháng, kim ngạch XNK mậu dịch gia công đạt 333,16 tỷ USD, tăng 37,7%. Trong đó, XK đạt 208,87 tỷ USD, tăng 30%; NK đạt 124,29 tỷ USD, tăng 52,9%. Xuất siêu trong mậu dịch gia công đạt 84,58 tỷ USD, tăng 6,5%, tương đương với 5,2 lần so với mức xuất siêu tổng thể trong cùng thời gian.
Bảng: Phần trăm thay đổi giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 2006-2010
Source: CEIC Latest actual data: 2010 Base year: 1990 Methodology used to derive volumes: Deflation by unit value indexes (from customs data) Formula used to derive volumes: Derived from value index and unit value index Chain-weighted: No Oil coverage: Primary or unrefined products;Secondary or refined products; Valuation of exports: Free on board (FOB) Valuation of imports: Cost, insurance, freight (CIF)
Trong quan hệ thương mại song phương với các bạn hàng chủ yếu, trong 4 tháng đầu năm nay EU vẫn là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch song phương đạt 137,77 tỷ USD, tăng 34,6%. Kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Mỹ đạt 107,18 tỷ USD, tăng 25%. Nhật Bản vượt nhẹ ASEAN trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc, kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Nhật Bản đạt 88,66 tỷ USD, tăng 37,5%. Trong đó, Trung Quốc XK sang Nhật Bản 35,47 tỷ USD, tăng 19,5%; Trung Quốc NK từ Nhật Bản đạt 53,19 tỷ USD, tăng 52,8%; nhập siêu từ Nhật Bản đạt 17,72 tỷ USD, tăng 2,5 lần. Kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 87,09 tỷ USD, tăng 58,5%. Trong đó, Trung Quốc XK đạt 40.61 tỷ USD; và NK từ ASEAN đạt 46,48 tỷ USD, tăng 71,7%; Trung Quốc nhập siêu từ ASEAN là 5,87 tỷ USD, trong khi đó 4 tháng đầu năm 2009, Trung Quốc xuất siêu đạt 830 triệu USD. Kim ngạch XNK song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010 đạt lần lượt là 2,37 tỷ USD và 7,92 tỷ USD, tăng lũy kế là 50,1%. Trong đó, Trung Quốc XK sang Việt Nam đạt lần lượt là 1,82 tỷ USD và 6,04 tỷ USD, tăng lũy kế là 52,2%; Việt Nam XK sang Trung Quốc đạt lần lượt là 0,54 tỷ USD và 1,87 tỷ USD, tăng lũy kế là 42,9%. Trung Quốc xuất siêu đạt 4,17 tỷ USD.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010
Bảng: China's Top Import Suppliers, 2010 ($ billion)
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc năm 2010
Bảng: China's Top Imports, 2010 ($ billion)
Tình hình nhập khẩu dầu mỏ
Trung Quốc là một nền kinh tế nóng, vì thế nhu cầu nhiên liệu rất lớn và có ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ phát triển kinh tế của nước này. Hoạt động nhập khẩu dầu mỏ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc. Theo giới chuyên môn, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng dữ dội trong năm 2006 do nhu cầu trong nước tăng mạnh cùng đà tăng trưởng kinh tế nước này.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) ước tính năm 2006 nước này đã nhập về khoảng 144 triệu tấn, tăng hơn 10% so với năm 2005. Lượng dầu này được bơm vào nền kinh tế tăng trưởng không ngừng của quốc gia. Năm 2006, ước tính GDP Trung Quốc tăng 10,5%, lên đạt khoảng 2.550 tỷ USD.
Trung Quốc là nước phụ thuộc vào năng lượng truyền thống để đáp ứng nhu cầu năng lượng với than chiếm 2/3 tổng lượng tiêu thụ năng lượng, dầu chiếm 1/4. Việc giá dầu trên thế giới tăng khiến quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 (sau Mỹ) này phải tăng cường tìm kiếm các nguồn dầu khí mới trên khắp thế giới.
Trung Quốc đã giành lấy nguồn năng lượng từ những nước xa xôi như Venezuela, Kazakhstan, Nigeria và Úc để tìm kiếm nguồn dầu mỏ và khí đốt cho nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Đối với Trung Đông, Trung Quốc đã từng cố gắng cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp dầu mỏ của mình như Ảrập Xêút, Iran bằng cách bán công nghệ quân sự, đầu tư vào sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng tại nước đối tác này.
Năm 2009, dầu nhập khẩu đạt mức báo động tại Trung Quốc: Nghiên cứu bởi Qian Wang (Trung Quốc hàng ngày) phụ thuộc dầu thô của Trung Quốc đạt mức báo động năm 2009 với hơn một nửa tổng số dầu tiêu thụ của nước này từ nước ngoài, thống kê chính thức mới nhất cho thấy.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc công bố ngày 10 tháng 1 năm 2010 cho thấy lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong năm 2009 đạt 203,79 triệu tấn tăng 13,9% so với lượng nhập khẩu dầu thô 178,89 triệu tấn năm 2008. Riêng trong tháng 12 năm 2009 lượng nhập khẩu dầu thô đạt 21,26 triệu tấn và đây là mức nhập cao kỷ lục, tháng 11 năm 2009 lượng dầu thô nhập khẩu đạt 17,12 triệu tấn tăng 24% cũng là mức cao so với mức nhập trung bình 16 triệu tấn/tháng trong 9 tháng đầu năm 2009.
Trong các năm trước lượng dầu thô nhập khẩu vượt 16 triệu tấn/tháng chỉ có 13 tháng thì riêng trong năm 2009 đã có đến 10 tháng duy trì mức nhập khẩu này, đặc biệt trong 6 tháng gần đây, lượng dầu thô nhập khẩu trung bình hàng tháng đều vượt trên 17 triệu tấn. Vì sản lượng dầu thô lũy kế trong 11 tháng đầu năm 2009 của Trung Quốc chỉ đạt 174 triệu tấn, trong khi đó lượng dầu thô nhập khẩu cả năm 2009 đạt 203,79 triệu tấn, vì vậy, lượng dầu thô nhập khẩu đã vượt lượng dầu thô mà Trung Quốc có thể tự sản xuất. Mức độ phụ thuộc nhập khẩu đối với sản phẩm dầu thô của Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt trên 50%.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đạt 89,25 tỷ USD trong khi năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu dầu thô đạt 129,3 tỷ USD. Mặc dù lượng nhập khẩu dầu thô tăng 13,9%, nhưng giá trị nhập khẩu lại giảm đến 31%, điều này đã phản ánh giá dầu thế giới năm 2009 đã giảm mạnh. Đồng thời nếu tính từ giá nhập khẩu bình quân thì năm 2009 giá nhập khẩu bình quân sản phẩm dầu thô là 438 USD/tấn (tương đương với 60 USD/thùng), năm 2008 giá nhập khẩu bình quân lên đến 723 USD/tấn (tương đương với 99 USD/thùng), như vậy giá bình quân của năm 2009 đã giảm 39,5% so với năm 2008.
Mặc dù Trung Quốc sản xuất khoảng 190 triệu tấn dầu trong năm 2009, nhưng do phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước, tăng nhập khẩu dầu sẽ tiếp tục trong một thời gian dài và đẩy mạnh việc thăm dò và phát triển khí đốt tự nhiên thay thế năng lượng là rất cấp bách. Các nhà phân tích tin rằng, đến năm 2020, gần 65 phần trăm của dầu tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu. Thực tế, phụ thuộc dầu của Trung Quốc đạt 45% trong năm 2006 và tăng trưởng hai phần trăm mỗi năm sau đó. Ngành công nghiệp dầu thách thức an ninh năng lượng của đất nước.
Bảng: Giá trị nhập khẩu Dầu của Trung Quốc giai đoạn 2006-2010
Source: CEIC Latest actual data: 2010 Base year: 1990 Methodology used to derive volumes: Deflation by unit value indexes (from customs data) Formula used to derive volumes: Derived from value index and unit value index Chain-weighted: No Oil coverage: Primary or unrefined products;Secondary or refined products; Valuation of exports: Free on board (FOB) Valuation of imports: Cost, insurance, freight (CIF)
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
Thành tựu:
Những thành tựu chủ yếu:
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu Trung Quốc là thành tựu quan trọng và dễ nhận thấy nhất. Hầu hết các chỉ tiêu được đặt ra về tăng trưởng xuất khẩu cho 5 năm đều đã được Trung Quốc thực hiện và thành công vượt mức nhiều lần.
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ, chất xám và tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giảm dần xuất khẩu các mặt hàng thô. Hiện nay, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã vô cùng đa dạng, các sản phẩm thuộc hầu hết các lĩnh vực. và nhiều mặt hàng xuất khẩu đã mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao giá trị và giành được thị phần lớn và chủ yếu trên thị trường thế giới. Nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm….
Công tác hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Giai đoạn 2006 – 2010, Trung Quốc đã mở rộng thêm được rất nhiều thị trường mới, đặc biệt với những thị trường lớn như : Mỹ, EU, Nga, Nhật Bản, các nước ASEAN… Trung quốc vẫn liên tục tăng nhanh chóng sản lượng và mở rộng thị phần. Và cho đến thời điểm 2010 hàng hóa Trung Quốc đã có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ký kết thêm nhiều hiệp định song phương về thương mại, hợp tác kinh tế - thương mại và kỹ thuật .
Các chủ thể tham gia Xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả, đặc biệt là các khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Công tác huy động các nguồn đầu tư, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc , đã tạo ra nguồn lực vật chất đáng kể cho hoạt động nhập khẩu, góp phần quan trọng làm tăng quy mô sản xuất và hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Tính đến năm 2010, Trung Quốc là nước thu được số vốn đầu tư trực tiếp FDI lớn nhất thế giới, lên tới 105,7 tỷ $ và vượt Mỹ trở thành quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư.
Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu phát triển, khuyến khích sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhiều doanh nghiệp vào hoạt động xuất khẩu. Công tác cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ gánh nặng về thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan:
Những đổi mới trong cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu , mở cửa thị trường… cũng như những chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh trong nước cũng như chính sách nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010.
Khả năng chủ động và nắm bắt cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất nhập khẩu đạt những thành tựu nhất định. Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc thuộc vào hàng mạnh nhất thế giới . Công tác mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngoài thực sự có được sự hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động xuất khẩu.
Trung Quốc đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nguồn lực để mở rộng quy mô sản xuất trong nước, gia tăng khối lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng số vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế Trung Quốc đạt khoảng gần 500 tỷ $.
Đầy mạnh đàm phán , ký kết các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác thương mại giưa Trung Quốc với các chính phủ các nước, các lĩnh vực thị trường cũng đã góp phần quan trọng giúp mở rộng nhiều thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập và khai thác các thị trường hiệu quả hơn.
Nguyên nhân khách quan:
Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có những chố đứng nhất định trên thị trường thế giới, sự lợi thế về các thị trường truyền thống như….. cũng như sự tăng lên về nhu cầu tiêu dùng trên toàn thế giới nói chung, Trung quốc đã tận dụng những cơ hội và lợi thế trên để ngày càng mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị trường trên toàn thế giới.
Nhiều loại măt hàng trên toàn thế giới tằng cao. Sự biến động về giá của các loại hàng hóa trên thị trường thế giới, đặc biệt là sự tăng lên trong giá các mặt hàng chủ lực như….làm kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc được nâng cao.
Hạn chế:
Những hạn chế chủ yếu:
Hàng hóa Trung Quốc tuy có sự đa dạng về mấu mã, giá cả rẻ do lợi thế từ nguồn nhân lực dồi dào rá rẻ trong nước nhưng lại được đánh giá là chất lượng không cao. Rất nhiều lần Trung Quốc bị các tổ chức thương mại của các nước thành viên nghiêm cấm nhập khẩu một số mặt hàng vì nguy cơ không an toàn. Những ví dụ điển hình là sữa dành cho trẻ em bị nhiễm melamine, hay đồ chơi dành cho trẻ em có nguy cơ gây nguy hiểm hay chăn đệm có xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chất độc gây ung thư cho cơ thể. Như vậy, để thâm nhập cũng như duy trì thị phần lớn của mình, Trung Quốc cần nhanh chóng đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật nhât định nhằm nâng cao chất lượng của hàng hóa Trung Quốc và lấy được lòng tin từ người tiêu dùng trên Thế giới.
Vấn đề vi phạm bản quyền thương mại cũng là một vấn đề hạn chế lớn của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc. Để nhanh chóng chiếm lĩnh các thị trường lớn, bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm, nước này còn sản xuất các sản phẩm với mẫu mã tương tự như các mẫu mã của những hẵng hàng nổi tiếng. Những ví dụ điển hình là hàng dệt may, túi xách, đồ chơi và thậm chí là cả ô tô, xe máy hay các sản phẩm công nghệ cao đều có hàng hóa Trung Quốc làm nhái, làm giả. Điều này một mặt có lợi cho kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh, nhưng mặt khác lại làm mất lòng tin đối với các sản phẩm tương tự có chất lượng khác của nước này, và cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các hãng lớn khác trên thế giới.
Nguyên nhân:
Là một đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc chịu sức ép rất lớn trong việc nhanh chóng phải tìm thị phần cho những sản phẩm xuất khẩu của mình trên toàn thế giới để giải quyết vấn đề việc là. Đồng thời, này nước này cũng có những lợi thế nhất định để tập trung vào những sản phẩm bình dân, đặc biệt là các sản phẩm cần nhiều lao động.
Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc chủ yếu tập trung chủ yếu vào việc bành trướng và mở rộng thị trường, chưa có những quy định, hoặc còn rất ít và lỏng lẻo dành cho những hàng hóa xuất khẩu từ nước này. Và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong dài hạn.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 18/1/1950, trải qua 61 năm, Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, khoa học kỹ thuật, văn hoá giáo dục, du lịch..., cùng tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu mới. Bởi vậy, sự phát triển của Trung Quốc ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trên cơ sở học tập từ những thành tựu và rút kinh nghiệm từ những hạn chế của ngoại thương Trung Quốc những năm qua, trong năm 2011 này, ngoại thương Việt Nam hứa hẹn sẽ có những bước phát triển mới thành công hơn nữa.
Trung Quốc là một nước có khoa học kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt hơn Việt Nam, bởi vậy họ có những lợi thế nhất định trong việc sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy vậy, Việt Nam lại có những lợi thế riêng của mình. Trong năm 2010, ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như tăng trưởng vượt dự kiến,kim ngạch xuất và nhập khẩu đều vượt trên 10 tỷ USD so với kế hoạch, nhập siêu giảm so với năm 2009 và hoàn thành chỉ tiêu khống chế dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm,… Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn mà chúng ta đã phải đối mặt. Năm 2010, một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là thủy sản đã gặp phải hàng rào kĩ thuật khắt khe của nước bạn; tuy kim ngạch xuất khẩu tăng so với kế hoạch nhưng mối lo ngại về nhập siêu vẫn còn tồn tại và đang đe dọa nền kinh tế Việt Nam; giá hàng nhập khẩu tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu… Bởi vậy, trong năm 2011 này, các hoạt động ngoại thương Việt Nam phải khắc phục các hạn chế này và phát triển hơn nữa các thế mạnh của mình.
Các biện pháp phát triển ngoại thương cho Việt Nam:
Thứ nhất, mở rộng quy mô và thị trường xuất khẩu trong năm 2011. Trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu của những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi các thị trường nhập khẩu tại châu Á sẽ có nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng.Vì vậy, nếu tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường. Cho nên biện pháp gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần là cải thiện chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia này. Việc xuất hiện một loạt thị trường châu Á mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, rõ ràng là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với các mặt hàng chủ lực, Việt Nam cần đặc biệt chú ý vào việc mở rộng thị trường. Đối với mặt hàng gạo, hiện tại, nhu cầu gạo Việt Nam trên thị trường rất lớn. Gạo Việt Nam tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đối tác truyền thống như Malaysia, Indonesia, Cuba, Iraq; và sau nhiều năm gián đoạn, đã có mặt với số lượng đáng kể tại thị trường Bangladesh. Gạo thơm và gạo 5% tấm của Việt Nam khẳng định được chỗ đứng tại châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản Thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản là ba thị trường hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2010 với các sản phẩm chủ yếu là cá da trơn: cá tra, cá ba sa. Thị trường EU chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2010. Thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 trên thế giới về kim ngạch xuất nhập khẩu thuỷ sản chiếm 17.8% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2010, trong đó kimngạch xuất khẩu tôm đạt 29% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, trong năm 2010, Bộ Y tế Lao động và Phúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình phát triển của ngoại thương Trung Quốc giai đoạn 2006 – 2010.docx