MỤC LỤC
Lời nói đầu .1
I/ Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 .2
1. Tình hình kinh tế .2
2. Tình hình xã hội 3
II/ Mục tiêu và chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010.5
1. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010 5
2. Chiến lược phát triển ngoại thương 6
III. Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.8
1. Hoạt Động xuất khẩu .8
1.1. Quy mô xuất khẩu .8
1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 11
1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu .12
2. Hoạt động nhập khẩu .13
2.1. Quy mô nhập khẩu .13
2.2. Tình hình nhập siêu 15
2.3. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu .17
2.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu .19
3. Hoạt động nhập khẩu .20
3.1. Quy mô nhập khẩu .20
3.2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu .21
IV. Đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương 2006 – 2010 .22
1. Thành tựu .22
2. Hạn chế .23
Kết luận .24
Tài liệu tham khảo 25
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiện, đầu tư trùng lặp, phân tán, hiệu quả thấp, lãng phí nguồn lực. Công tác thanh tra, kiểm tra nhiều khi chồng chéo, chất lượng thấp. Kết quả phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm còn hạn chế.
II/ Mục tiêu và chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam 2006 – 2010.
Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2006 – 2010.
* Mục tiêu tổng quát của chiến lược 5 năm 2006 – 2010:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
*Mục tiêu cụ thể đối với ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 là:
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước.
Chiến lược phát triển ngoại thương.
Ngoại thương giai đoạn này được thực hiện với định hướng: đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, lấy sản xuất làm trung tâm. Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010, xu hướng phát triển nền kinh tế và thị trường thế giới thập niên đầu thế kỷ XXI, cũng như từ thực tiễn của các nước, Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra những định hướng lớn cho hoạt động ngoại thương thời kỳ năm 2001 – 2010 như sau:
Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, tiến tới gia nhập WTO…
Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ: Du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, bưu chính – viễn thông, tài chính – tiền tệ. dịch vụ kỹ thuật, tư vấn, thu hút kiều hối.
Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế.
(*) Điểm đáng lưu ý nhất trong chiến lược phát triển ngoại thương của nước ta là:
Coi xuất nhập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại khác không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân, mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngoại thương là để tăng cường khả năng tự phát triển không ngừng của nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ là tăng thu nhập thuần túy, mặc dù không coi nhẹ việc tăng thu nhập.
Đối với nước ta, một nước trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn và kĩ thuật, nhưng lại có “lợi thế” về tài nguyên thiên nhiên và lao động, việc thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Chủ động cơ hội phát triển và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhanh chóng hình thành một số tập đoàn kinh tế - thương mại.
Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao; chú trọng xuất khẩu dịch vụ. Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc và đạt hiệu quả.
III. Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
Hoạt Động xuất khẩu.
Quy mô xuất khẩu
Thời kỳ 2006- 2010, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007 Việt nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008 Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2006, Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt hơn 39 tỉ USD, được xem là điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh kinh tế 2006. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%.
Năm 2007, Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu trong tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD - mức cao nhất trong năm. Tính chung, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 48,387 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006 và vượt kế hoạch 3,4%. Với kết quả này, quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam bằng 68,1% tổng sản phầm quốc nội (GDP) năm 2007.
Năm 2008, tuy phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng do bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường nhưng hoạt động ngoại thương của nước ta vẫn gặt hái được những thành công nhất định: xuất khẩu cả năm đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5 % so với năm 2007 (trong khi chỉ tiêu chỉ có 22%).
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước.
Năm 2010, Kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009.
Trong khi xuất khẩu hàng hoá đã đạt được nhiều sự vượt trội và trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế nước ta thì xuất khẩu dịch vụ mặc dù cũng đã được đẩy mạnh trong mấy năm nay, nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập cần khắc phục.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM (2005-2010)
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và báo cáo năm 2010 của Tổng cục Thống kê
Xuất khẩu dịch vụ của nước ta (du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính…) thời gian gần đây đã đạt được một số kết quả đáng chú ý.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam đã tăng gần như liên tục qua các năm, chỉ bị ngắt quãng vào năm 2009, chủ yếu do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2006 tăng 19,6%, năm 2007 tăng 26,7%, năm 2008 tăng 8,5%, năm 2009 giảm 17,7%; ước năm 2010 tăng 29,4%); bình quân trong thời kỳ 2006- 2010 đạt 11,83%, cao hơn gấp rưỡi tốc độ tăng GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra (7,73%).
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 53,93%; năm 2009 đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 52,9%; ước năm 2010 đạt 4.450 triệu USD, chiếm 59,65%; bình quân 6 năm qua đạt 3.388,3 triệu USD/năm, chiếm 56,38%. Tốc độ tăng bình quân năm của dịch vụ du lịch trong 5 năm qua đạt 14,11% - cao hơn tốc độ tăng chung của xuất khẩu dịch vụ.
(Đơn vị: triệu USD)
NĂM
2006
2007
2009
2010
Xuất khẩu
5100
6460
7006
5766
Dịch vụ vận tải
1540
1879
2356
2062
Dịch vụ bưu chính viễn thông
120
110
80
124
Dịch vụ du lịch
2850
3750
3930
3050
Dịch vụ tài chính
270
332
230
175
Dịch vụ bảo hiểm
50
65
60
65
Dịch vụ chính phủ
40
45
50
100
Dịch vụ khác
230
279
300
190
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
STT
Mặt hàng
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
1
Than đá
nghìn tấn
29308,0
32072,0
19357,6
24991,9
2
Hàng điện tử,máy tính và linh kiện
triệu USD
1807,8
2165,2
2640,3
2763,0
3
Giày, dép
triệu USD
3595,9
3595,9
4769,9
4066,8
4
Hàng dệt, may
triệu USD
5854,8
7732,0
9065,6
9065,6
5
Hạt tiêu
nghìn tấn
114,8
83,0
90,3
134,3
6
Cà phê
nghìn tấn
980,9
1232,1
1060,9
1183,5
7
Cao su
nghìn tấn
703,6
715,6
658,7
658,7
8
Gạo
nghìn tấn
4642,0
4580,0
4744,9
4744,9
9
Hàng thủy sản
triệu USD
3358,0
3358,0
4510,1
4251,3
Xét về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 không có nhiều biến đổi. Các mặt hàng xuất khẩu trọng yếu vẫn là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, than đá...
Năm 2006, Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng trưởng cao và đạt kim ngạch cao. Đặc biệt, có 9 mặt hàng có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD là gạo, cao su, dầu thô, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủy sản, điện tử, máy tính, cà phê. Trong đó, Hàng dệt may đứng ở vị trí thứ 2 (sau dầu thô), với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5,9 tỷ USD, tăng 22% so với năm trước và chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. So với năm 2005, năm 2006 “Nhóm các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD” có thêm hai mặt hàng mới, là cao su và cà phê. Nhờ sự tăng giá đột biến (khoảng 40% so với năm 2005), cao su đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,3 tỷ USD, tăng 64% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày dép vẫn tăng tới 21,5% so với cùng kỳ.
Năm 2007, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7 tỷ USD, nhóm nhiên liệu - khoáng sản tăng 0,2 tỷ USD, nhóm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng 3,7 tỷ USD và nhóm hàng khác tăng 2,6 tỷ USD.
Năm 2008, Bộ Công Thương cho rằng cơ cấu hàng xuất khẩu cả nước có xu hướng diễn biến theo chiều hướng tích cực. Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,5 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 59,7% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhóm hàng dệt may, nhóm có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu thô, đạt kim ngạch 9,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Về xuất khẩu gạo: đạt được sự nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu, do vừa tăng thêm số lượng 200.000 tấn, vừa bán được với giá tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu gạo lên tới 2,9 tỉ USD, bằng 194% so với năm 2007.
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính làm cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngoài nước suy giảm khiến xuất khẩu cũng suy giảm theo. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản kim cả năm đạt 12,3 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008, kim ngạch nhóm nhiên liệu và khoáng sản đạt 8,46 tỷ USD, giảm 41% so với năm 2008.Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng, trong đó hàng dệt may tăng 90 triệu USD, gạo tăng 80 triệu USD; giày dép tăng 77 triệu USD; cà phê tăng 67 triệu USD; dầu thô tăng 33 triệu USD.
Năm 2010, so với năm 2009, chúng ta có thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng. Kim ngạch xuất khẩu năm này tăng 24% so với năm 2009, trong đó các mặt hàng tăng mạnh là: Cao su tăng 92,8%; hạt điều tăng 50,7%; gạo tăng 42,4%.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Nhìn chung các đối tác xuất khẩu của nước ta trong 5 năm qua không có nhiều biến đổi. Các thị trường chủ lực vẫn là Châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Đại Dương. Trong đó, chủ yếu là: ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.
TRỊ GIÁ XUẤT KHẨU PHÂN THEO NƯỚC, KHỐI NƯỚC
VÀ VÙNG LÃNH THỔ (2006-2009)
Đơn vị : triệu USD
Năm
2006
2007
2008
2009
1.Phân theo khối nước chủ yếu
ASEAN
6632,6
8110,3
10337,7
8591,9
APEC
29337,9
35048,8
44213,1
EU
7094,0
9096,4
10895,8
9378,3
OPEC
1415,9
1687,3
1687,3
2.Phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu
Mỹ
7845,1
10104,5
10104,5
11355,8
Nhật Bản
5240,1
5240,1
8467,8
6291,8
Trung Quốc
3242,8
3646,1
3646,1
4909,0
Ô-xtrây-li-a
3744,7
3744,7
4351,6
2276,7
Hàn Quốc
842,9
1243,4
1793,5
2064,5
Xin-ga-po
1811,7
2234,4
2713,8
2076,3
Đức
1445,3
1854,9
2073,4
1885,4
Với ASEAN, đây là thị trường cơ cấu hàng hóa có nhiều điểm rất giống với Việt Nam. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 41% so với năm trước. Giai đoạn 2009-2010, các mặt hàng chủ lực vào thị trường này là: gạo, cà phê, thủy sản, hàng dệt may, điện tử và linh kiện với kim ngạch trị giá 24,5 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
Nhật Bản, cũng là một thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như: dầu thô, khoáng sản, dệt may, thủy sản,…Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 8,5 tỷ USD, tăng 49% so với 2007. Năm 2009, việc xuất khẩu vào thị trường này sẽ có nhiều thuận lợi hơn sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt - Nhật (EPA) được ký kết ngày 25/12/2008. Và theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, hiếm 10,78% trong tổng kim ngạch, tăng 25,44% so với 7 tháng năm 2009.
Hoạt động nhập khẩu.
Quy mô nhập khẩu.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhìn chung tình hình nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh (đặc biệt trong 2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm trước và tăng bình quân 18%/năm.
Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 44,41 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2005, trong đó: các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước nhập 28,0 tỷ USD, chiếm 63,2%, tăng 20,2%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập 16,4 tỷ USD, chiếm 36,8%, tăng 19,9%. Chỉ tính riêng tháng 11, nhập khẩu ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước và tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2005.
Bước sang năm 2007, với sự kiện Việt nam gia nhập WTO, kim ngạch nhập khẩu đã tăng nhanh với tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 62 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước tới nay (tăng tới xấp xỉ 35% so với năm trước).
Năm 2008, hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua nhiều biến động về thị trường, giá cả, khó khăn của những rào cản thương mại, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu…Trong năm này, kim ngạch nhập khẩu đạt 80,2 tỷ USD, tăng khoảng 29% so với năm 2007.
Năm 2009, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có một năm “hụt hơi” và kém rất xa so với kim ngạch đạt được năm 2008. Kinh tế thế giới trì trệ, các hàng rào kỹ thuật có xu hướng gia tăng đã khiến cho tình hình nhập khẩu trong nước suy giảm, chỉ đạt khoảng 69 tỷ USD và giảm xấp xỉ 14% so với kim ngạch nhập khẩu năm 2008.
Năm cuối cùng trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, mặc dù xuất nhập khẩu của Việt Nam phải đối mặt với những thử thách lớn từ các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới như khủng hoảng nợ công tại châu Âu, xu hướng bảo hộ thương mại tăng… song với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả khả quan. Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng khoảng 15 tỷ USD.
Tình hình nhập siêu.
Diễn biến tình hình nhập siêu của nước ta trong 5 năm 2006 – 2010 được thể hiện qua những số liệu sau:
Bảng: Số liệu xuất nhập khẩu giai đoạn 2006 -2010 (Đơn vị: tỷ USD (làm tròn))
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Xuất khẩu
39
48
62
57
71
Nhập khẩu
44
62
80
69
84
Chênh lệch - Nhập siêu
-5
-14
-18
-12
-13
Năm 2006, Việt Nam nhập siêu 5 tỷ USD. Dù kim ngạch nhập khẩu của năm này tăng khoảng 20,1% so với năm 2005, song do tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trong năm luôn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu, nên tỷ lệ nhập siêu chỉ còn 12,8% so với kim ngạch xuất khẩu, tập nhất từ trước đến nay.
Năm 2007, nhập siêu của Việt Nam là 14 tỷ USD, tăng tới hơn 70% so với năm 2006. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%). Mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch. Nguyên nhân nhập siêu tăng cao trong năm này chủ yếu là do nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo, giấy sợi, dệt, bông,…
Năm 2008, mục tiêu kiềm chế nhập siêu đặt ra từ đầu năm là dưới 20 tỷ USD. Tuy nhiên kết thúc năm, theo Bộ Công Thương, nhập siêu ước chỉ ở khoảng 18 tỷ USD (theo Tổng cục Thống kê khoảng 17,5 tỷ USD). Trong 5 tháng đầu năm 2008, nhập siêu tăng mạnh, cao hơn gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2007, lên tới 14,4 tỷ USD. Nhưng liên tiếp trong 7 tháng cuối năm, nhập siêu được kiềm chế ở mức thấp; một trong những nguyên nhân chính là do giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới giảm mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 12,7%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu.
Năm 2009, diễn biến nhập siêu chứng kiến nhiều bất thường. Quý 1/2009, Việt Nam xuất siêu xấp xỉ 1,5 tỷ USD với cả 3 tháng đầu năm đều có xuất siêu, tuy nhiên, xu thế này không duy trì được lâu. Trong 9 tháng còn lại của năm, nhập siêu gia tăng dần sức ép: Quý 2/2009, nhập siêu đạt xấp xỉ 3,6 tỷ USD, xóa sạch thành tích xuất siêu của quý 1/2009; sang quý 3/2009, nhập siêu của Việt Nam đột ngột tăng mạnh, đạt trên 4,67 tỷ USD; quý 4/2009, nhập siêu vẫn duy trì ở mức cao, đạt khoảng 4,8 tỷ USD, trong đó, riêng nhập siêu tháng 11/2009 đã vượt 2 tỷ USD. Tuy nhiên trong năm 2009 này, so với con số nhập siêu trên 18 tỷ USD của năm 2008, chênh lệch thương mại quốc tế đã được kiềm chế chỉ còn khoảng 2/3, đạt gần 12,25 tỷ USD.
Bước sang năm 2010, nhập siêu ước khoảng 13 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thấp hơn so với mục tiêu Chính phủ đề ra là không quá 20%. Đáng chú ý, do xuất khẩu tăng mạnh và nhập khẩu chững lại kể từ tháng 4/2010, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu cũng đã giảm dần qua các tháng, cụ thể: 4 tháng đầu năm, tỷ lệ này là 23,4%, 5 tháng là 21,2%, 6 tháng là 19,38%, 7 tháng là 18,8%, 8 tháng là 16,6%, 10 tháng là 16,26% và cả năm là 16,9%. Tuy nhiên trong năm này, việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng đã đạt được hiệu quả khả quan hơn, chứng tỏ các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đã phát huy tác dụng.
(*)Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập siêu:
Thứ nhất, do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu
Thứ hai, do kinh tế ngày càng tăng trưởng và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, dẫn đến việc phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất.
Thứ ba, do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi,…)
Thứ tư, do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu.
Cơ cấu hàng nhập khẩu.
Việc xem xét kỹ hơn cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn mặt hàng nào đã góp phần lớn trong giá trị nhập trong giai đoạn 2006-2010. Bảng 1 cho ta thấy toàn cảnh tình hình nhập khẩu các mặt hàng năm 2007 - 2008, theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập khẩu (nhóm I); nhóm cần phải kiểm soát nhập khẩu (nhóm II) và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (nhóm III). Nhóm I chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị nhập khẩu (khoảng 70%); trong khi nhóm III chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nhập khẩu (khoảng 3-5%). Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Tên MH
Đơn vị
2006
2007
2008
2009
Ô tô nguyên chiếc
Chiếc
12496
30471
51059
80596
Linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện
Triệu USD
1869,7
2958,4
3714,1
3954,0
Xăng, dầu các loại
Nghìn tấn
11224,6
13195,0
12959,8
12705,7
Phân bón
Nghìn tấn
3107,1
3800,1
3042,5
4518,9
Sắt, thép
Nghìn tấn
5667,0
8115,5
8466,0
9748,7
Chất dẻo
Triệu USD
1886,2
2528,7
2949,0
2813,2
Sợi dệt
Triệu USD
439,0
578,5
606,7
-
Nguyên phụ liệu giày dép
Triệu USD
827,5
928,3
1025,7
1931,9
Vải các loại
Triệu USD
2947,0
3990,5
4457,8
4226,4
Lúa mì
Triệu USD
226,3
343,4
293,1
345,3
Tựu chung lại, cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tư liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuất trong nước phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là: nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trước. Sắt thép nhập khẩu bình quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trước. Vải nhập khẩu bình quân tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trước. Linh kiện điện tử nhập khẩu bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trước. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng 174% so với giai đoạn trước.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khối nước, theo nước
và vùng lãnh thổ (2006-2009)
Đơn vị: triệu USD
2006
2007
2008
2009
1. Phân theo khối nước chủ yếu
ASEAN
12546,6
15908,2
19567,7
13813,1
APEC
37467,7
52637,9
67232,2
-
EU
3129,2
5142,4
5581,5
5830,3
OPEC
1408,8
1758,6
2346,9
-
2. Phân theo nước.
Trung Quốc
7391,3
12710,0
15973,6
16441,0
Hàn Quốc
3908,4
5340,4
7255,2
6976,4
Nhật Bản
4702,1
6188,9
8240,3
7468,1
Đài Loan
4824,9
6946,7
8362,6
6252,6
Mỹ
987,0
1700,5
2646,6
3009,4
Top of Form
Ô-xtrây-li-a
Bottom of Form
1099,7
1059,4
1357,9
1050,0
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch năm 2008 xấp xỉ 16 tỷ USD; năm 2009 đạt 16,4 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2008; năm 2010 đạt 17,9 tỷ USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh đó, nhập siêu với thị trường ASEAN đạt kim ngạch 19,5 tỷ USD năm 2008 và 13,8 tỷ USD năm 2009. Nhập siêu với thị trường Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng mở rộng. Trong năm 2008, có 12 mặt hàng đạt giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD thuộc nhóm cần thiết nhập khẩu (nhóm I) thì có 7 mặt hàng được nhập khẩu chủ yếu từ khu vực Châu Á - TBD trong đó có máy móc thiết bị (6,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 60,8% tổng nhập khẩu cả nước).
Ngoài ra, các đối tác quan trọng của nước ta trong lĩnh vực nhập khẩu còn có: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quá trình phát triển của ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.doc