Tiểu luận Quá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ

Alexandre de Rhodes là một người cường tráng, vui vẻ và lạc quan, luôn nhìn khía cạnh

tích cực của vấn đề. Ông thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống và cư xử giản

dị trong giao tế với người khác. Ông có một kiến thức sâu rộng về thiên văn học và toán

học.

Trước khi đến Việt Nam truyền đạo, Alexandre de Rhodes đã được Bề trên dòng Tên phái

đi truyền giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc và đến đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn

linh mục dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt

đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là các linh

mục đã đến Việt Nam truyền đạo trước ông và một cậu bé người Việt khoảng mười hai

hoặc mười ba tuổi. Ông viết: Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả

các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không

hề có một kiến thức gì vềngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu

đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu

học đọc, học viết tiếng Latinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn

minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các

cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê

hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi Vương quốc Lào láng giềng.

pdf22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIII: Cú pháp (Praecepta quaedam ad syntaxim pertinentia). Dictionarivm Ananmiticvm seu Tunchinense cum Lusitana, et Latina declaratione. Phần này không đánh số trang nhưng ghi theo cột chữ (mỗi trang có hai cột chữ). Từ đầu đến cuối là 900 cột, từ mẫu tự nọ sang mẫu tự kia thường để cách một trang trắng, có khi hai trang trắng. Một điều khác đặc biệt với tự điển Việt Nam ngày này, Ðắc Lộ thêm mẫu tự /b sau mẫu tự b. Thực ra đó là một số chữ thuộc mẫu v bây giờ. Ví dụ : /bá (vá: vá áo), /bã (vã: vã nhau, tát nhau), /bạch (vạch: vạch tai ra mà nghe), /bậy (vậy: ấy vậy), /bán (ván: đỗ, đậu ván), /bỗ (vỗ: vỗ tay), /bỏ (vỏ: vỏ gươm), /bua (vua: vua chúa), /bú (vú). Mẫu tự /b này chiếm 10 cột, tức 5 trang giấy. Index Latini sermonis là phần thứ ba cuốn tự điển. Trong phần này, tác giả liệt kê chữ La tinh có ghi trong phần hai và bên cạnh mỗi chữ có đề số cột, với mục đích để người học tiếng Việt, nếu đã biết La tinh, thì dò theo phần này để tìm chữ Việt ở phần kia. Trong phần này không đánh số trang, cũng không ghi số cột (mỗi trang có hai cột chữ). Chúng tôi đếm được 350 cột tức 175 trang. (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 84-86) I.3.2. Cuốn Phép giảng tám ngày Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 8 - (Hình chụp sách chính bản, lưu trữ tại Thư Viện Á châu, Hội Thừa sai Hải Ngoại Paris) Cuốn giáo lý “Phép giảng tám ngày” có tên bằng tiếng Latinh và tiếng Việt như sau: “ Cathechismvs pro iis, qui volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma /beào (8) đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°”. Ðây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dạy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Ðể độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Ðắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa. Sau trang bìa và trang ghi ngày được phép in sách, là đến phần chính ngay. Viết sách này, tác giả không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học, có tính cách sư phạm, và như chúng ta đã biết là sách được chia ra Tám ngày. (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 86) Trên đây là tóm tắt quá trình hình thành chữ quốc ngữ, và lược qua những nội dung chính của hai tác phẩm có ý nghĩa đánh dấu sự khai sinh ra chữ quốc ngữ. Tiếp theo, tôi xin trình bày sơ lược cuộc đời của Alexandre de Rhodes, một số ý kiến xoay quanh vai trò của Alexandre de Rhodes về việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Ngoài ra, còn có một số ý kiến cho rằng chữ quốc ngữ có ý nghĩa chính trị, và việc khôi phục lại danh dự cho những con người có công chế tác ra chữ quốc ngữ - đặc biệt là Alexandre de Rhodes. I.4. Cuộc đời của Alexandre de Rhodes Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ) (15 tháng 3, 1591 – 5 tháng 11, 1660) nhưng một số tài liệu khác lại cho rằng ông sinh năm 1593 tại Avignon, Pháp. Gia đình Alexandre de Rhodes thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn dưới bóng Giáo Hoàng vì thời ấy Avignon là đất của Giáo Hoàng, nên tên ông là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ). Người Việt gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ. Ông đã gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, đó là thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển. Ngày 4 tháng 4 năm 1619 Ông lên đường truyền giáo tại Nhật Bản, nhưng sau đó lại được Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 9 - chỉ định đi Trung Hoa. Đầu năm 1625 Ông đặt chân đến Việt Nam. Ở đây Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng mẫu tự La tinh. Trong 20 năm ở Việt Nam Ông bị trục suất đến 6 lần và ngày 5 tháng 11 năm 1660 Ông mất ở Ispahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam. Alexandre de Rhodes là một người cường tráng, vui vẻ và lạc quan, luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Ông thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống và cư xử giản dị trong giao tế với người khác. Ông có một kiến thức sâu rộng về thiên văn học và toán học. Trước khi đến Việt Nam truyền đạo, Alexandre de Rhodes đã được Bề trên dòng Tên phái đi truyền giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc và đến đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn linh mục dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là các linh mục đã đến Việt Nam truyền đạo trước ông và một cậu bé người Việt khoảng mười hai hoặc mười ba tuổi. Ông viết: Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latinh và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé. Sau đó, cậu trở thành thầy giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng nơi quê hương Việt Nam thân yêu của thầy và nơi Vương quốc Lào láng giềng. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, nhưng cuộc đời truyền giáo của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép. Ông đến truyền giáo ở Đàng Trong vào năm 1625 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng. Thời gian Alexandre de Rhodes giảng đạo tại Việt Nam cũng là thời kỳ các linh mục thừa sai dòng Tên hoạt động rất hăng say và hữu hiệu. Riêng Alexandre de Rhodes, ông đã truyền đạo từ Nam ra Bắc. Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Khi trở lại châu Âu, Alexandre de Rhodes vận dụng mọi khả năng hiểu biết về công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Á Châu, đã xin Tòa Thánh gửi các giám mục truyền giáo đến Á châu, để các ngài có thể truyền chức linh mục cho các thầy giảng bản xứ. Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Ispahan - Ba Tư, mười lăm năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 10 - I.5. Một số ý kiến bàn về vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ Xoay quanh vấn đề này, tôi chủ yếu bàn về những ý kiến đánh giá, chỉ trích của GS. TS. (giáo sư, tiến sĩ) Vật lý Phạm Văn Hường đối Alexandre de Rhodes về vai trò sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Bài viết của GS. TS Phạm Văn Hường có thể sơ lược qua như sau: xin trích nguyên văn một đoạn của bài viết. “Từ điển Việt – Bồ – La tinh Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, tìm nguồn nhưng vô hiệu. Tôi cũng tìm đến nơi gia đình họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đình người Pháp này có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội dòng Jesus cho ông đi truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes. Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đã kèm thêm tên "de" quý phái khi ra quyển từ điển lịch sử ấy! Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi “đạo” công trình của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ý ghép tên mình thêm chữ de kệch cỡm! Hành vi “đạo” công trình rất rõ, vì không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên bìa: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm! Nếu rời trang bìa mà nhìn vào trong sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh thì dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) thì dùng í, ở Pháp thì dùng gn để viết âm nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam. Vị đạo sĩ “đạo” công trình này còn hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày. Thường lệ, lễ đạo theo chu trình 7 ngày hay một tuần lễ. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha không những chỉ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà còn đặt ra nhiều Việt ngữ mới. Trong các nước Âu châu, Anh, Đức, Ý - đất của giáo hội Vatican, Pháp - đất sinh của Rhodes, ngày chủ nhật là ngày cuối tuần. Chỉ có ở Lusitana, tên Bồ Đào Nha xưa, chủ nhật là ngày lễ đầu tuần. Kế tiếp là ngày lễ thứ hai, feria secundo, v.v... Dựa theo truyền thống Bồ Đào Nha, họ đã tạo nên những Việt ngữ: chủ nhật, thứ hai, thứ ba v.v... cho đến thứ bảy. Thứ tự những ngày lễ trong tuần này khác hẳn thông lệ ở Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của Alexandro. Có lẽ trước sự hoang mang, bán tín bán nghi, không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ý Phép giảng tám ngày. Sự đạo công trình của Alexandro còn tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên mình in ra quyển Tường trình về Nhật Bản với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của công trình này là một giáo sĩ khác thuộc Dòng Tên. Điều gian dối này buộc giáo đoàn Dòng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 11 - Cũng vì thế, sau này khi Alexandro Rhodes xin phép giáo hội để trở lại Đông Nam Á, thì bị khước từ. Tiếp theo đó Alexandro trôi dạt vào Iran cho đến một ngày đầu tháng 11- 1660 thì chết ở Isfahan, thọ 69 tuổi, kết thúc một đời tu hành gian trá. Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã đưa ra xuất bản những công trình về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa. Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!” (Phạm Văn Hường, Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ ) Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về nguồn gốc chữ quốc ngữ, theo ý tôi là chưa được tường tận và chính xác khách quan cho lắm thì Phạm Văn Hường đã đi đến kết luận một cách nặng nề đối với Alexandre de Rhodes. Theo bài viết, ông đã tìm hiểu và xác nhận cuốn tự điển Việt - Bồ - La không phải là của Alexandre de Rhodes, chữ quốc ngữ không phải do Alexandre de Rhodes khai sinh. Đến đây, chúng ta có thể đặt câu hỏi : Phải chăng, Phạm Văn Hường đã có thành kiến sâu sắc về Alexandre de Rhodes, hay ông ta chưa tìm hiểu cặn kẽ mà đã đưa ra lời kết luận vội vàng ? Nhưng dù sao đi nữa, bài viết này cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về một khía cạnh mới về con người của Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ. Ở đây, với tư cách là người viết tiểu luận, tôi xin đưa ra những kiến giải khách quan của riêng tôi để góp phần làm rõ ràng hơn về con người Alexandre de Rhodes, và để bạn đọc tiếp nhận một cách khách quan và chính xác đối với bài viết của GS. TS. Phạm Văn Hường. Rõ ràng, đọc xong bài viết, chúng ta thấy nó lạ và khó chấp nhận. Sở dĩ như vậy, vì đây là bài viết khẳng định ngược với những tư liệu liên quan đến quá trình chế tác ra chữ quốc ngữ, tác giả bài viết đã phủ định hoàn toàn công lao – vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc khai sinh ra chữ quốc ngữ. Tác giả bào báo đã đúng khi ông nghiên cứu và thấy rõ, trước cuốn tự điển Việt - Bồ - La (tạm thời cứ đứng tên tác giả là Alexandre de Rhodes ) đã xuất hiện hai cuốn tự điển của hai vị giáo sĩ khác. Hai cuốn đó là : tự điển Việt - Bồ của Gaspar d’Amaral và tự điển Bồ - Việt của Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ. Bám sát vào công trình nghiên cứu Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1651 của Lm. Đỗ quang Chính, thì hai cuốn tự điển trên mới chỉ có hai ngôn ngữ ; đó là tiếng Việt và tiếng Bồ Đào Nha, chúng ta chưa thấy có tiếng Latinh. Như vậy, dựa vào yếu tố này chúng ta có thể đảo ngược lời kết luận vội vàng của Phạm Văn Hường. Ngoài ra, theo các nguồn tài liệu khác nhau tôi được biết, trong lời tựa của cuốn tự điển Việt - Bồ - La, Alexandre de Rhodes có viết : xin trích nguyên văn từ cuốn Lịch sử chữ quốc ngữ 1620 -1651 ; “Về cuốn từ điển, thì chính cha Đắc Lộ đã nói rõ trong lời tựa nói với độc giả rằng ngài đã thực hiện dựa trên căn bản của cuốn từ điển Việt - Bồ do linh mục Gaspar do Amaral soạn và từ điển Bồ - Việt của Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ..”. Như vậy, để hoàn thành được cuốn từ điển Việt - Bồ - La, rõ ràng Alexandre Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 12 - de Rhodes đã cho biết ông đã kế thừa từ hai cuốn từ điển của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, cùng vốn kiến thức ông đã tiếp thu được các vị truyền giáo ở Việt Nam trước ông và của người bản xứ. Đến đây, chúng ta có thể tạm nhìn nhận rằng ; những kết luận vội vàng và cay nghiệt của Phạm Văn Hường đối với Alexandre de Rhodes là có phần thái quá. Phải chăng tác giả bài báo đi đến kết luận vội vàng như vậy vì ông có thành kiến quá sâu sắc đối với Alexandre de Rhodes, hay là vì ông ta chưa tìm đến đúng nguồn. Nói như vậy, nhưng dù sao đi nữa, đây là công trình mà vị giáo sư- tiến sĩ vật lý đã bỏ công nghiên cứu, với thành ý là tìm ngọn nguồn của chữ quốc ngữ. Có lẽ, đây là dấu “chấm phá” của tác giả bài báo. Trên đây là những kiến giải mặc dù là chưa được đầy đủ dẫn chứng và sắc bén về mặt ngôn từ, lập luận, nhưng nó cũng đã cung cấp cho chúng ta một cách nhìn về con người Alexandre de Rhodes và cách tiếp nhận bài viết trên của Phạm văn Hường. Để những kiến giải trên được thuyết phục hơn, tôi xin được phép trích dẫn một số đoạn trong công trình nghiên cứu về chữ quốc ngữ của Đỗ Quang Chính, cũng như các nguồn tài liệu khác như sau : Alexandre de Rhodes đã học tiếng việt và cho in hai sách trên thế nào ?. Ở một chỗ khác, trong một bài tường thuật ngắn, cha Đắc Lộ đã vắn tắt mô tả những bước đầu truyền giáo của ngài từ năm 1624 tại Việt Nam, việc học tiếng việt và việc xuất bản hai tập sách trên. Ngài nhắc lại việc cần thiết phải chuyên cần học tập tiếng việt nếu muốn truyền giáo hiệu quả, ngài cũng nhắc đến việc ngài học tiếng việt với một cậu bé việt nam và việc in sách tự điển, ngữ pháp và giáo lý. Ngài viết: Vì Nhật Bản vẫn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, nên bề trên tin rằng Chúa cho phép sự ác đó để mở cửa cho Đàng Trong nhận Phúc âm. Thế là năm 1624, bề trên phái cha Mathêu Mattos, trước kia ở Rôma làm quản thủ các tỉnh dòng, đến thăm việc truyền giáo ở Đàng Trong, cùng với năm bạn đồng sự người Âu, trong số đó tôi hân hạnh là người thứ năm và một người Nhật thông thạo chữ Hán. Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau mười chín ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này còn thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và người ta còn nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tưởng như nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể học được. Hết các tiếng đều độc vận và chỉ phân biệt ý do nhiều giọng nói khác nhau. Một chữ như “đại” chẳng hạn, có tới hai mươi ba nghĩa hoàn toàn khác nhau, do cách đọc khác nhau, vì thế khi nói thì như ca như hát. Tôi đã đề cập tới nhiều hơn trong cuốn Lịch sử Đàng Ngoài. Căn cứ vào đó thì thấy học thứ ngôn ngữ này không phải là dễ. Vì thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhưng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 13 - như khi xưa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma. Chúa đã cho tôi trong bốn tháng tôi đủ khả năng để ngồi tòa giải tội và trong sáu tháng tôi đã giảng được bằng ngôn ngữ Đàng Trong và cứ thế tôi tiếp tục trong nhiều năm. Tôi khuyên tất cả các vị nhiệt tâm muốn tới những tỉnh dòng chúng tôi để chinh phục các linh hồn, thì nên chuyên cần ngay từ buổi đầu. Tôi cả quyết rằng hiệu quả của việc trình bày các mầu nhiệm trong ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn: thông ngôn chỉ nói điều mình dịch chứ không sao nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí. Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng, cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha. Cậu đã là một dụng cụ rất tốt để tôn thờ Chúa trong giáo đoàn và cả ở nước Lào, nơi cậu hoạt động trong nhiều năm với thành quả mỹ mãn, cậu rất mến thương tôi nên đã muốn lấy tên tôi. Từ ngày tôi trở về Au Châu, tôi đã cho in ở Rôma, nhờ các vị ở bộ Truyền giáo, một tự vị tiếng Đàng Trong, Latinh và tiếng Bồ, một cuốn ngữ pháp và một cuốn giáo lý, trong đó tôi bàn giải về phương pháp chúng tôi dùng để trình bày mầu nhiệm đạo thánh cho lương dân. Việc này sẽ có ích cho những người ao ước tới giúp việc giảng Chúa Kitô bằng ngôn ngữ tới nay chỉ dùng để sùng bái quỷ ma. (ALEXANDRE DE RHODES, HÀNH TRÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO, chương 3, do Nguyễn Khắc Xuyên dịch). ( Ai là tác giả của hai tác phẩm này ? Vì tên tác giả đề ngoài sách chỉ có tên cha Đắc Lộ, thông thường chúng ta vẫn hiểu rằng đó là tác phẩm của riêng cha Đắc Lộ. Cách hiểu này không đúng với sự thực. Về cuốn từ điển, thì chính cha Đắc Lộ đã nói rõ trong lời tựa nói với độc giả rằng ngài đã thực hiện dựa trên căn bản của cuốn từ điển Việt - Bồ do linh mục Gaspar do Amaral soạn và từ điển Bồ Việt của Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ.. Và một cách tổng quát, trong một nghiên cứu mới đây, Lm. Jacques ROLAND đã đưa ra một trả lời thực tế như sau: “Về hai tác phẩm viết bằng tiếng Việt Nam do Bộ Truyền Bá Ðức Tin xuất bản, hẳn không có vấn đề bán ra cho dân chúng; mục đích duy nhất là phục vụ công cuộc truyền giáo. Do sự kiện Rhodes là người duy nhất ở Roma biết đến ngôn ngữ ấy, thì ông cần đích thân bảo chứng cho các tác phẩm liên hệ, mang lấy trách nhiệm tối hậu trước các vị bề trên của mình và trước Toà Thánh. Sự kiện tên ông xuất hiện trên bìa sách không nhất thiết minh chứng rằng ông là "tác gia" duy nhất của nó và ngay cả là người biên tập chính. Chúng tôi nghĩ rằng đây là lối mang trách nhiệm mà linh mục Rhodes đã thực hiện, chứ không phải là nêu lên tư cách tác giả văn chương theo nghĩa chính xác như chúng ta hiểu; những vị có thể làm điêu này y như cương vị của ông, hoặc có thể cùng làm việc này với ông, thì lại ở xa mút tại một nơi khác. Còn cuốn giáo lý, có Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 14 - lẽ phải dành tư thế tác giả cho ông trong việc biên tập dứt điểm bản văn được in ra, và chắc chắn hơn nữa là bản văn la tinh được ông minh nhiên nói đến. Nhưng cũng chính Rhodes đã ghi rằng, trong trường hợp này đây là "phương pháp mà chúng tôi đã dùng để trình bày các màu nhiệm của chúng ta cho người ngoại quốc". Như thế rõ rệt nó được định vị trong một công trình tập thể. ( I.6. Có hay không ý nghĩa chính trị của chữ quốc ngữ, và việc vinh danh Alexandre de Rhodes Như ở phần lý do chọn đề tài đã nói, đã có thời chữ quốc ngữ bị nước ta bài bác, những người có công khai sáng (được hiểu theo đúng nghĩa của nó) đã bị nhà cầm quyền và một số giới trí thức chỉ trích, lên án. Người ta còn cho rằng, chữ quốc ngữ ngoài ý nghĩa thực tiễn còn có ý nghĩa chính trị. Vì sao, xuất phát từ đâu mà có những nhận định như vậy ? Như chúng ta đã biết, Alexandre de Rhodes đã viết nhiều tác phẩm có liên quan đến việc truyền giáo ở các nước Đông Nam Á, cụ thể là ở Việt Nam. Một trong những tác phẩm đó có tên là : Divers voyages et missions (Hành trình và truyền giáo) do Cramoisy xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19 của phần thứ ba có một câu viết nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”. Dịch ra tiếng Việt là ; “Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Ðức Giáo hoàng.” (Người dịch chú thích từ chiến sĩ ở đây: Nói chiến sĩ Phúc Âm tức là các nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xâm lăng – trang 289). (Hồng Nhuệ dịch, Hành trình và truyền giáo 1994, tr. 236) Từ câu nói trong tác phẩm trên, đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới nghiên cứu. Có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về câu nói của Alexandre de Rhodes được ghi trong sách Hành trình và truyền giáo, sau những cuộc tranh luận này, một số nhà nghiên cứu cho rằng chữ quốc ngữ có ý nghĩa chính trị. Để làm rõ vấn đề này, xin trích một số ý kiến tranh luận, và một số công trình nghiên cứu của một số học giả trong cũng như ngoài nước xoay quanh câu chữ nói trên của Alexandre de Rhodes. Những ý kiến dưới đây được trích từ Tạp chí Công giáo và Dân tộc. Thế nhưng, cũng chính câu nguyên văn này, tác giả Cao Huy Thuần trong bản Luận án tiến sĩ quốc gia – Khoa học Chính trị, ĐH Paris, tựa đề: Ðạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam 1857-1914, xuất bản tại Paris, năm 1968, lại đã trích không trọn Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 15 - câu và đã dịch ra tiếng Việt (do Hương Quê xuất bản ở Los Angeles – Mỹ, năm 1988) như sau: “Tôi tin rằng: Pháp (ông viết: écrivait il, Cao Huy Thuần thêm hai từ này) là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Ðông, cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để có nhiều giám mục vốn là Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó”. Tác giả trích dẫn và sử dụng câu này như một luận cứ cho Luận án nhằm góp phần: "Trình bày những nguyên nhân và mối liên hệ giữa các nhà truyền giáo và chính quyền Pháp trong việc xâm lăng và đô hộ Việt Nam. Và qua Luận án này, chúng ta sẽ có đủ bằng chứng để thấy những nguyên nhân chính yếu trong việc Pháp xâm lăng và đô hộ Việt Nam, từ đó đưa đến những tai họa mà dân tộc ta đã và đang gánh chịu trong suốt mấy thế kỷ nay” (trang 4). Tuy vậy, Cao Huy Thuần cũng đã đi đến một “kết luận” vừa phải: “Tìm cách phục hồi sự thật lịch sử, không hề nhằm kết tội một ai, lại càng không phải là gieo rắc bất hòa giữa người Thiên chúa và phi Thiên chúa. Trái lại, nó giúp hiểu rõ vấn đề để không phạm lại những lỗi lầm cũ. Những lỗi lầm đã gây nên nhiều tranh chấp đẫm máu giữa người Giáo và người Lương trong quá khứ và hiện giờ chúng còn ngăn cản họ cùng nhau sống hòa bình dưới một mái nhà. (Chúng ta không) né tránh vấn đề hay che đậy sự thật như người ta thường làm ở Việt Nam.” Một tác giả khác, người Anh, tên là Helen B. Lamb, trong công trình nghiên cứu, tựa đề Vietnam’s Will to Live, xuất bản năm 1972 cũng đã “dẫn dụng” câu trên của A. de Rhodes, dịch ra tiếng Anh. “I believed that France, as the most pious of all Kingdoms would furnish me with soldiers who would undertake the conquest of the whole Orient, and that I would find the means for obtaining bishops and priests who were French men to man the new churches” (tr. 38,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ.pdf
Tài liệu liên quan