MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÂN LOẠI MÌ . 2
1.1. Theo cấp của bột và phụgia . 2
1.2. Theo hình dạng . 2
1.3. Theo kỹthuật chếbiến . 4
1.4. Theo cách thức tiêu dùng. 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH MÌ . 5
2.1. Ép đùn . 5
2.1.1. Mục đích . 5
2.1.2. Yêu cầu của bột ra khỏi khuôn ép. 5
2.1.3. Biến đổi trong quá trình ép . 5
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép . 5
2.1.5. Phương pháp thực hiện . 9
2.1.6. Thiết bị. 9
2.1.7. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục . 12
2.2. Cán cắt . 13
2.2.1. Mục đích . 13
2.2.2. Yêu cầu của bột sau khi cán cắt . 13
2.2.3. Biến đổi trong quá trình cán cắt . 13
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cán cắt . 13
2.2.5. Phương pháp thực hiện . 15
2.2.6. Thiết bị. 16
CHƯƠNG 3: SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH MÌ . 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 21
22 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4098 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình tạo hình mì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÑAÏI HỌC QUOÁC GIA THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA
KHOA COÂNG NGHEÄ HOÙA HOÏC
BOÄ MOÂN COÂNG NGHEÄ THÖÏC PHAÅM
Tiểu luận:
GVGD: ThS Trần Thị Thu Trà
SVTH: Ngô Anh Thư MSSV: 60502874
Hoàng Yến MSSV: 60503651
Tháng 11 năm 2008
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÂN LOẠI MÌ ...................................................................... 2
1.1. Theo cấp của bột và phụ gia ............................................................. 2
1.2. Theo hình dạng .................................................................................. 2
1.3. Theo kỹ thuật chế biến ...................................................................... 4
1.4. Theo cách thức tiêu dùng .................................................................. 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH MÌ ........................................... 5
2.1. Ép đùn ............................................................................................... 5
2.1.1. Mục đích ................................................................................ 5
2.1.2. Yêu cầu của bột ra khỏi khuôn ép ......................................... 5
2.1.3. Biến đổi trong quá trình ép ................................................... 5
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép ............................... 5
2.1.5. Phương pháp thực hiện ......................................................... 9
2.1.6. Thiết bị .................................................................................. 9
2.1.7. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục ............................ 12
2.2. Cán cắt .............................................................................................. 13
2.2.1. Mục đích ................................................................................ 13
2.2.2. Yêu cầu của bột sau khi cán cắt ............................................ 13
2.2.3. Biến đổi trong quá trình cán cắt ........................................... 13
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cán cắt ........................ 13
2.2.5. Phương pháp thực hiện ......................................................... 15
2.2.6. Thiết bị .................................................................................. 16
CHƯƠNG 3: SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH MÌ ................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 21
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 2
CHÖÔNG 1: PHAÂN LOAÏI MÌ
1) THEO CẤP CỦA BỘT VÀ PHỤ GIA
Theo cấp của bột và phụ gia, mì được chia thành 3 loại sau:
- Loại đặc biệt được sản xuất từ bột mì hạng tốt nhất (bột lấy từ nhân lõi hạt)
- Loại tốt được sản xuất từ bột mì hảo hạng.
- Loại thứ nhất được sản xuất từ bột mì hạng nhất.
Ở các nước trên thế giới, người ta không dùng bột mì hạng II hoặc hạng thấp
hơn để sản xuất mì sợi. Ở nước ta có thể sản xuất mì sợi hạng II. Mì sợi còn có thể
pha trứng, sữa, rau spina… và chỉ thêm vào các sản phẩm khi dùng bột các hạng
cao để sản xuất.
2) THEO HÌNH DẠNG
Theo hình dạng, mì được chia thành:
2.1 Dạng mì ống:
Hình 1.1: Mì ống
Mì ống được chia làm mì ống dài và mì ống ngắn.
• Mì ống dài có chiều dài khá lớn, mặt ống có thể phẳng nhẵn, có thể gợn sóng.
Tiết diện ống cũng rất khác nhau. Người ta thường sản xuất mì ống có đường kính:
φ ≤ 4mm
φ = 4 – 5,5mm
φ ≤ 5,5 – 7,0mm
• Mì ống ngắn có chiều dài khoảng 2 – 7cm, thẳng hoặc cong. Loại bề mặt ống
nhẵn thường có đường kính 4 – 5,5mm và 5,5 – 7,0mm. Loại ống gợn sóng thường
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 3
có đường kính 4mm và 4 – 5,5mm. Loại ống nhiều cạnh thường có đường kính 22 –
25mm.
Các dạng mì ống trên đây thường có chiều dày thành ống khoảng 1,5 –
2,0mm.
2.2 Dạng mì sợi:
Hình 1.2: Mì sợi
Mì sợi là dạng có tiết diện tròn và đặc. Thường có 4 loại đường kính sau đây:
φ ≤ 0,8mm
φ ≤ 1,2mm
φ ≤ 1,5mm
φ ≤ 3,0mm
Dạng mì sợi có thể dài đến 400mm (sợi thẳng). Ngoài ra người ta còn sản
xuất mì nắm, đó là mì sợi được vắt thành từng nắm nhỏ trọng lượng khoảng 30 –
60g.
2.3 Dạng mì thanh:
Hình 1.3: Mì thanh
Dạng mì này có tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật. Chiều dài của sợi từ
1,5cm (loại ngắn) đến 20cm (loại dài). Từ mì thanh cũng có thể sản xuất mì nắm
trọng lượng không quá 60g. Ở nước ta phổ biến là loại mì thanh tiết diện 1,2 x
1,2mm
2.4 Dạng mì hoa:
Tuỳ thuộc vài cấu tạo của khuôn người ta có thể sản xuất ra dạng mì hoa có
hình dạng đặc biệt như hình sò, hình sao, hình hoa…
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 4
Hình 1.4: Mì hoa
3) THEO KỸ THUẬT CHẾ BIẾN
Theo kỹ thuật chế biến, mì được chia thành 3 loại:
- Mì qua ép đùn
- Mì qua cuộn cắt
- Mì qua cán cắt
4) THEO CÁCH THỨC TIÊU DÙNG
Theo cách thức tiêu dùng, mì được chia làm 2 loại:
- Mì sợi ăn liền.
- Mì sợi không ăn liền.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 5
CHÖÔNG 2: PHÖÔNG PHAÙP TAÏO HÌNH MÌ
Ở chương này, nhóm em xin trình bày hai phương pháp tạo hình mì là ép đùn
và cán cắt.
1) ÉP ĐÙN
1.1 Mục đích
Mục đích của quá trình ép đùn là tạo ra các sợi mì có tiết diện tròn hoặc hình
ống và các hình có tiết diện phức tạp khác như hình hoa, hình sao,…
1.2 Yêu cầu của bột ra khỏi khuôn ép
- Sợi bột ra khỏi khuôn ép phải chảy đều đặn, liên tục.
- Bề mặt sản phẩm láng, mịn, không có lỗ bọt khí, không có các biến dạng.
- Mặt cắt của sản phẩm phải phẳng, đứt gọn, không bị vết răng cưa.
1.3 Biến đổi trong quá trình ép
- Tăng sự kết dính các phần tử bột.
- Có thể gây biến tính protein.
- Định hướng các phân tử protein theo phương dọc trục.
- Sợi mì theo phương vuông góc với khuôn ép chặt lại, sợi mì theo phương
dọc với khuôn ép thì lỏng hơn.
Hình 2.1: Sự sắp xếp lại các sợi protein trong bột nhào
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép
1.4.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu
a) Chất lượng bột:
Lúa mì cứng với hàm lượng protein cao ở điều kiện tự nhiên tốt được ưa
chuộng nhiều vì nó sẽ hydrate hoá hoàn toàn trong quá trình trộn, tạo được sợi mì
dai, nở vừa phải trong quá trình nấu, không để lại nhiều bã trong nước nấu và vẫn
giữ được hình dạng khi giữ trong nước ấm sau khi nấu. Một cách tổng quát, khi
hàm lượng protein tăng, sợi mì trở nên cứng, ít dính hơn và đây là điều khách hàng
mong muốn. Hàm lượng protein tối thiểu trong lúa mì cứng trước khi sản xuất là
14-15% dựa trên lượng chất khô.
Một tiêu chuẩn lựa chọn khác là độ bền của mạng gluten. Một mạng gluten
vững chắc là điều kiện quan trọng để sản xuất mì chất lượng tốt. Bột dùng làm các
dạng mì phải có hàm lượng gluten trong khoảng 28 – 32%. Gluten xấu và bột không
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 6
mịn thì bề mặt kém nhẵn, không bóng. Nếu hàm lượng gluten quá cao (36 – 40%)
thì bột đàn hồi mạng, khó ép và bề mặt sản phẩm cũng không nhẵn bóng.
b) Độ mịn của bột
Bột dùng để sản xuất mì phải càng mịn càng tốt, bột mịn thì nước dễ dàng
phân bố đều, các hạt hydrate hoá hoàn toàn và do đó sản phẩm sẽ đều màu và nhẵn.
Bột không mịn đều thì màu sắc của sản phẩm không đồng đều, sản phẩm kém láng
bóng và độ đàn hồi cũng bị ảnh hưởng xấu.
Đường kính tối ưu nhất cho các hạt là từ 200 – 300μm. Kích thước nhỏ hơn
sẽ tốn năng lượng nhiều hơn cho quá trình nghiền, giảm năng suất của thiết bị, kích
thước lớn hơn thì các hạt sẽ không được hydrate hoá hoàn toàn trong quá trình nhào
trộn và sẽ tạo thành các chấm trắng trên sản phẩm.
1.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ
Ảnh hưởng chung của các yếu tố công nghệ đến quá trình ép được cho bởi
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình ép
Thông số
Vận
tốc
bột
Vận
tốc
ép
Nhiệt độ Áp lực
Đầu
trục
Cuối
trục Khuôn
Đầu
trục
Cuối
trục Khuôn
Bề mặt
khuôn tăng – –
Có đệm
khuôn ++ + +++ +++
Vận tốc vít
tải tăng +++ ++ ++ ++
Nhiệt độ
tăng +++ +++ +++ – – – – – – – –
Áp suất theo chiều dọc của thiết bị:
Hình 2.2: Áp suất theo chiều dọc của thiết bị
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 7
Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng của mì được cho bởi
bảng 2.2
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng mì
Thông số
Chỉ số màu Chất lượng khi nấu
Vàng Nâu Đỏ Khối lượng
Tổn
thất
Bề
mặt
Độ
nhớt
Bề mặt khuôn tăng (A) + – + –
Có đệm khuôn (B) +
Vận tốc vít tải tăng (C) ++ – – ++ +
Nhiệt độ tăng (D) – – – +++ – – – – – –
Mức độ hydrate hóa tăng (E) ++ – – ++ +
AxC –
AxD –
CxD ++ – – ++
a) Nhiệt độ
Thông thường, nhiệt độ ra khỏi khuôn ép của bột nhào lớn hơn 50 – 52oC sẽ
ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm vì khi vượt qua nhiệt độ này, bột nhào trở
nên nhớt hơn. Ở quy mô phân tử, protein bột mì bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, nó trở
nên cứng hơn nếu gia nhiệt quá một nhiệt độ nhất định nào đó. Ở nhiệt độ phòng,
gluten ướt là một chất rất đàn hồi, gần giống chewing gum. Khi nhiệt độ tăng trên
52oC, gluten trở nên dai, cứng hơn và tạo gel không thuận nghịch. Sự biến đổi này
không mong muốn trong thiết bị ép đùn. Bất kỳ gel protein nào tạo ra trong buồng
ép sẽ bị phá vỡ khi đi qua khuôn ép và xuất hiện trong sản phẩm là những mảnh gel
vỡ. Nếu gần bề mặt, nó có thể được nhận thấy dễ dàng vì nó ngăn cản sự tạo thành
bề mặt nhẵn của mì.
b) Độ ẩm bột nhào
Độ dai của sản phẩm phụ thuộc rất rõ rệt vào độ ẩm của bột nhào. Bột nhào
có độ ẩm cao thì dễ tạo hình, bề mặt sản phẩm thường nhẵn và bóng. Nhưng nếu
tăng độ ẩm quá 32% thì sản phẩm sẽ chảy, kém đàn hồi và dễ bị nứt. Nếu độ ẩm
quá thấp thì bột chưa hydrate hoá đến mức tối ưu, khó khăn trong việc tạo hình, áp
lực bầu ép phải cao.
Với bột nhào lỏng, áp suất thiết bị giảm vì độ nhớt của bột giảm, vận tốc ép
tăng, do đó năng suất tăng. Mối quan hệ giữa độ ẩm bột nhào và thông số ép (áp
suất ép và vận tốc ép) được cho bởi hình 2.3, hình 2.4.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 8
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa độ ẩm bột nhào và thông số ép
Hình 2.4: Ảnh hưởng của độ ẩm bột nhào lên áp lực ép.
c) Vật liệu làm khuôn ép
Với khuôn ép bằng đồng thiếc, áp lực ép thấp hơn dẫn đến bề mặt sản phẩm
sau khi ép ít nhám hơn, nghĩa là màu của mì có vẻ vàng hơn.
Với khuôn bằng teflon, khả năng tạo hình sản phẩm tốt hơn với sự bất
thường về bề mặt của mì là nhỏ nhất và mì có một lớp áo protein trơn láng. Sự bất
thường về bề mặt là những đốm hoặc những vết nứt trên bề mặt mì. Teflon giúp đạt
được tốc độ ép nhanh hơn và lượng sản phẩm ra trong một giờ cũng cao hơn.
Donnelly (1982) đã chỉ ra rằng mì tạo hình từ khuôn teflon có mạng lưới protein
liên tục hơn, bao xung quanh cái hạt tinh bột trong mì và cũng bao phủ bề mặt của
mì so với mì ép từ khuôn bằng đồng thiếc.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 9
1.5 Phương pháp thực hiện
Nguyên liệu gồm bột, nước và các nguyên liệu nguyên liệu phụ khác như
trứng, rau spina… được đưa vào buồng trộn, sau đó theo vít tải đến buồng ép đùn.
Buồng trộn và buồng ép trong thiết bị được vận hành trong điều kiện chân không để
giảm tối thiểu sự oxy hoá carotenoid và xanthophyll vì sự oxy hoá những chất màu
này sẽ làm giảm màu vàng của sản phẩm. Mặt khác, chân không sẽ ngăn cản sự tạo
thành bọt khí, giúp sản phẩm không bị khuyết tật về hình dạng.
Nhiệt độ của khối bột trong quá trình ép đùn không được vượt quá 50oC để
tránh phá vỡ mạng gluten. Để kiểm soát nhiệt độ trong buồng ép, người ta đặt vào
một hệ thống làm mát. Một lượng nước lớn sẽ được bơm vào vỏ làm mát, nước sẽ
được tuần hoàn và nhiệt độ của nước khoảng 27 – 32oC. Ở chỗ ra của khuôn ép, một
quạt gió sẽ làm khô bề mặt những sợi mì ngay để tránh chúng dính lại với nhau.
Ngay dưới khuôn ép có thể có những lưỡi dao để cắt những sợi mì theo chiều dài
mong muốn.
Tốc độ ép: 2m/phút.
Tốc độ vít tải: 15 – 30 vòng/phút.
Áp lực ở khuôn ép: 40 – 50 bar.
1.6 Thiết bị:
Sau đây là một số thiết bị ép đùn thường dùng.
.
Hình 2.5: Thiết bị ép đùn một trục
1: Bơm nước - 2: Nhập liệu - 3. Cân định lượng - 4. Buồng trộn với cánh khuấy
có thể điều chỉnh được - 5. Vít tải nguyên liệu - 6. Không khí được tháo ra ngoài
- 7. Lớp vỏ làm mát - 8. Vít tải chính, tạo áp lực trong buồng ép để đẩy bột nhào
qua khuôn.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 10
Hình 2.6: Thiết bị ép đùn trong phòng thí nghiệm
a – khuôn ép b – khuôn đệm c – trục vít.
Hình 2.7: Buồng trộn
Hình 2.8: Đầu ra của thiết bị ép đùn trong công nghiệp
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 11
Hình 2.9: Khuôn ép bằng Teflon
Hình 2.10: Khuôn ép bằng đồng thiếc
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 12
1.7 Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Bảng 2.3: Các lỗi thường gặp trong thiết bị ép đùn
Lỗi Nguyên nhân Cách giải quyết
Bộ truyền động nhào trộn
nhanh bị lỗi
Bị kẹt. Tháo trục ra và lau chùi.
Trục bị ép ra ngoài (trong
trường hợp của máy 1
trục)
Tốc độ trục quá nhanh
hoặc tốc độ trục chính
quá chậm.
Sửa lại tốc độ trục
Áp lực trộn mì quá cao. Trộn mì quá khô hoặc sản
lượng đầu ra quá nhiều.
Cung cấp thêm nước.
Áp lực trộn mì quá thấp. Trộn mì quá ướt. Giảm cung cấp nước.
Nghèo chân không. Ống lọc bị kẹt.
Xì chân không.
Bơm chân không bị lỗi.
Đường truyền chân không
không tốt.
Sửa ống lọc.
Có thể thay thế mối hàn.
Tháo bơm ra sửa.
Kiểm tra hệ thống chân
không.
Dao động áp suất chân
không lớn trong trường
hợp máy 1 trục.
Trộn mì quá ẩm. Giảm cung cấp nước.
Lưu lượng bột qua khuôn
xấu.
Tốc độ trục quá nhanh.
Khuôn không được sạch
sau khi rửa.
Khuôn bị khiếm khuyết.
Kiểm tra tốc độ.
Rửa khuôn lại.
Thay khuôn.
Áp lực trộn mì cao khi
bắt đầu vận hành.
Khuôn quá lạnh.
Nhào trộn mì quá khô.
Làm nóng sơ bộ khuôn.
Cung cấp thêm nước.
Sản phẩm dính vào dao
cắt
Bột nhào quá ướt.
Sự thông gió khuôn
không đủ, quá lạnh hoặc
quá ẩm.
Giảm cung cấp nước.
Kiểm tra sự thông gió
khuôn.
Những đường trắng trên
sản phẩm sau khi ra
khuôn.
Đầu gia nhiệt không được
tắt.
Khuôn được gia nhiệt
trước quá mức.
Tắt đầu gia nhiệt.
Giảm thời gian làm nóng
sơ bộ.
Lượng bột bụi do cắt
nhiều.
Dao cắt không sắc.
Số dao sử dụng không
đúng.
Tốc độ cán dao quá
nhanh.
Dao cắt lắp không đúng.
Bề mặt cắt của khuôn quá
thô
Chỉ sử dụng dao sắc.
Tăng số dao sử dụng.
Giảm tốc độ.
Lắp dao cho đúng.
Làm bằng bề mặt cắt của
khuôn.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 13
2) CÁN CẮT
2.1 Mục đích
- Dát khối bột thành từng tấm mỏng, mịn.
- Loại hết lỗ xốp không khí, làm tăng độ dai của mì.
- Cắt sợi mì theo kích thước mong muốn.
2.2 Yêu cầu của bột sau khi cán cắt
- Tấm bột phải đồng đều.
- Sợi hay lá bột sau khi cắt phải đồng nhất về kích thước, không bị đứt, rìa
không bị răng cưa, không dính cục, bề mặt bóng, không lẫn bụi bột và tạp
chất.
2.3 Biến đổi trong quá trình cán cắt
- Độ xốp, độ ẩm của khối bột giảm.
- Độ bền cơ học theo phương dọc trục ép sẽ giảm, theo phương ngang sẽ
tăng.
- Khối bột dai và đàn hồi hơn.
- Một số liên kết hóa học bị phá vỡ.
- Hình thành một số liên kết giữa các phân tử protein.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cán cắt
2.4.1 Ảnh hưởng của nguyên liệu: tương tự quá trình ép đùn
2.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ:
a) Độ ẩm bột nhào
Đối với bột nhào dùng để cán, độ ẩm phải đủ lớn để tấm bột có độ dẻo, mềm
cần thiết nhưng không được quá lớn để không làm giảm độ đặc quánh và độ nhớt
của bột nhào, tránh trường hợp sợi mì bị kéo giãn ra không kiểm soát được khi qua
trục cán.
Tuỳ vào bột nhào có trứng hay không, để tăng độ dẻo đến mức tối đa, độ ẩm
có thể từ 32 – 36%, và trong nhiều trường hợp có thể cao hơn một ít, miễn là tấm
bột sau khi cán có thể giữ được tính chất của nó.
b) Lực cán
Nếu lực cán quá mức, các phân tử gluten sẽ bị kéo giãn quá mức, điều này là
nguyên nhân của tính mềm sau khi nấu của mì tươi, khó giữ được hình dạng và có
khuynh hướng chảy mỏng ra. Trong hình 2.11, pha A là hai phân tử gluten kế nhau
liên kết nhờ vào nhóm R-S-S-R. Những nhóm này giữ cho các phân tử gluten liên
kết nhau vì nó thắng lực kéo các phân tử gluten về hai bên như hình vẽ. Pha B là
trạng thái của những phân tử gluten tương tự nhưng chịu lực cán quá mức, liên kết
hoá học đảm bảo cho sự có mặt của các vòng và nút thắt giảm, gluten mất nhiều độ
đàn hồi, độ chảy chiếm ưu thế.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 14
Hình 2.11: Ảnh hưởng của lực ép, cán quá mức đến gluten
c) Số lần cán
Ảnh hưởng của số lần cán đến bột nhào được minh họa bởi hình 2.12, 2.13
Hình 2.12A cho thấy một khối bột nhào
có rất rỗng với những mảnh protein rời
rạc. Một vài thớ protein bám vào các hạt
tinh bột nhưng không được giữ chắc
chắn trong mạng protein. Đến lần cán
thứ 5, bột nhào trở nên ít rỗng hơn,
protein trở nên mịn và liên tục hơn,
những hạt tinh bột được giữ chắc chắn
hơn (hình 2.12B)
Bề mặt ngoài của bột nhào từ bột mì
Nhật và bột lúa mì cứng khá giống nhau
khi qua cán lần đầu. Trong mỗi trường
hợp, các hạt tinh bột trên bề mặt được
bao phủ một phần bởi lớp áo protein vô
định hình. Sau lần cán thứ 5, đối với bột
lúa mì cứng, có một sự tăng nhẹ trong
tính liên tục của lớp áo protein, ngược
lại, bề mặt ngoài của bột mì Nhật được
đặc trưng bởi một lớp màng protein
mỏng hơn và không bọc được các hạt
tinh bột lớn trên bề mặt (hình 2.13).
Hình 2.12: Mặt cắt ngang của bột
lúa mì cứng sau 1 (hình A) và 5
lần cán (hình B).
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 15
Hình 2.13: Bề mặt ngoài của bột mì Nhật và bột lúa mì cứng.
A, B: bột mì Nhật sau 1 và 5 lần cán; C, D: bột lúa mì cứng sau 1 và 5 lần cán.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của số lần cán đến protein trong bột nhào.
Số chặng
trong quá
trình cán
Gluten Gel protein
Lượng
gluten ướt
(% trên căn
bản khô)
Lượng
gluten khô
(% trên căn
bản khô)
Độ ẩm
(% trên
căn bản
ướt)
Độ dày
của lớp
gel
(mm)
Lượng gel
protein (g
gel ướt/100g
mẫu khô)
0 36.2 12.9 67.1 2 14.8
5 38.0 12.0 66.0 3 15.1
10 32.8 11.1 66.3 5 26.0
2.5 Phương pháp thực hiện:
Bột nhào được chia làm 2÷3, mỗi phần đi qua những con lăn riêng biệt
(đường kính 180mm). Hai tấm bột tạo thành sẽ được cán và ghép lại bằng cách đi
qua một con lăn đường kính lớn hơn (240mm) để làm tăng mạng lưới gluten. Tấm
bột ra khỏi con lăn có thể được để yên từ 30 – 60 phút để các sợi có thể liên kết lại
với nhau. Sau đó bột sẽ được cán mỏng từ từ qua hệ thống nhiều con lăn, mỗi lần
cán độ dày của bột giảm từ 15 – 33% vì sự thay đổi độ dày đột ngột sẽ ảnh hưởng
xấu đến mạng gluten. Đường kính của con lăn giảm từ 240mm đến 120mm. Khi độ
dày của tấm bột đã đạt yêu cầu thì đưa sang máy cắt để tạo sợi, hình dạng sợi mì tuỳ
vào hình dạng dao cắt. Sau máy cắt có một quạt thổi khí để các sợi mì không dính
vào nhau.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 16
Sau đây là hai phương pháp cán thông dụng:
a) Phương pháp sandwich
Khối bột nhào được chia làm 2÷3 phần, mỗi phần được cán riêng, sau đó sẽ
ghép lại thành tấm lớn và tiếp tục được cán qua nhiều cặp trục để đạt độ dày mong
muốn.
Hình 2.14: Cán mì theo phương pháp sandwich
b) Phương pháp cuộn
Cũng tương tự như phương pháp sandwich nhưng các tấm bột sau khi ghép
chung lại sẽ được cuộn tròn rồi mới qua các quá trình cán tiếp theo.
Hình 2.15: Cán mì theo phương pháp cuộn
2.6 Thiết bị
- Các kiểu trục cán để giảm áp lực cán lên tấm bột được minh họa bởi hình
2.16, 2.17.
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 17
Hình 2.16: Trục lăn hình gợn sóng
Hình 2.17: Trục lăn gồm nhiều con lăn nhỏ
- Thiết bị cán:
Hình 2.18: Ghép 2 tấm bột sau lần cán đầu tiên
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 18
Hình 2.19: Cán bột qua nhiều cặp trục
Hình 2.20: Cắt tấm bột sau khi cán thành sợi
Hình 2.21: Cắt sợi mì theo chiều dài mong muốn
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 19
CHÖÔNG 3: SO SAÙNH HAI PHÖÔNG PHAÙP
TAÏO HÌNH MÌ
Bảng 3.1: So sánh mì qua ép đùn và mì qua cán cắt
Mì qua ép đùn Mì qua cán cắt
Hình dạng Đa dạng hơn
Độ đặc
Đặc hơn
Ít đặc hơn mì qua ép đùn
đến 50%, điều này làm
cho sản phẩm sau khi nấu
nhẹ hơn mì qua ép đùn.
Độ dày của mì
Có độ dày tùy thuộc các
lỗ trên khuôn,
Độ dày hoàn toàn có thể
điều chỉnh thông qua hệ
thống cán, có thể tạo tấm
mì gần như trong suốt.
Khả năng hút nước
(hình 3.1)
Tương tự nhau
Mức độ hồ hóa tinh bột
(Bảng 3.1)
Cao hơn, do trong quá
trình ép protein bị gãy vỡ
nhiều hơn quá trình cán
nên làm tăng sự tiếp xúc
giữa tinh bột với nước.
Thấp hơn
Độ xốp Ít xốp hơn do quá trình ép
bột nhào chịu áp suất cao
hơn.
Xốp hơn, do đó khả năng
giữ sauce tốt hơn.
Công thức làm mì Hạn chế vì các nguyên
liệu có thể làm nghẹt
khuôn.
Đa dạng hơn, những
nguyên liệu như tiêu, các
loại rau có thể được cán
vào chung với bột nhào.
Bảng 3.2: Mức độ hồ hóa của mì qua ép đùn và cán cắt
Mức độ hồ hóa
Mì qua ép đùn 1,175o
Mì qua cán cắt 0,613o
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 20
Hình 3.1: Khả năng hút nước của mì qua ép đùn (A) và mì qua cán cắt (B)
Quá trình tạo hình mì GVGD: Th.S Trần Thị Thu Trà
Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Đức Hợi (chủ biên) – Kỹ thuật chế biến lương thực (Tập 2), Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM, 2007.
[2]. Gain Owens – Cereals Processing Technology, Woodhead Publishing,
2001.
[3]. N. L. Kent, A. D. Evers – Kent’s Technology of Cereals, Woodhead
Publishing, 1994.
[4]. J. Scott Smith, Y. H. Hui, Food Processing Principles and Applications,
Blackwell Publishing, 2004.
[5]. Kenneth J. Valentas, Enrique Rotstein, R. Paul Singh – Handbook of
Food Engineering Practice, CRC Press LLC, 1997.
[6]. P. Feillet, E. Fevre, K. Kobrehel, Modifications in durum wheat protein
properties during pasta dough sheeting, Cereal Chemistry 54 vol 3, p580-587.
[7]. J. Abecassis, R.Abbou, M.Chaurand, M.-H.Morel, P.Vernoux, Influence
of extrusion conditions on extrusion speed, temperature, and pressure in the
extruder and on pasta quality, Cereal Chemistry 71 vol 3, p247-253.
[8]. Stefano Zardetto, Marco Dalla Rosa, Study of the effect of lamination
process on pasta by physical chemical determination and near infrared spectroscopy
analysis, Journal of food engineering 74 (2006), p402-409, Elsevier.
Website:
[1]. www.pastamachines.net
[2]. www.food-info.net
[3]. www.professionalpasta.it
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- seminar mi nop co.pdf
- ppt1.pp.ppt