Quá trình cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Nhà nước được xác định sẽ trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nâng vốn điều lệ.
Nâng cao năng lực tài chính dường như là bắt buộc đối với tất cả các Ngân hàng thương mại hiện nay. Vào năm 2006, Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu tăng vốn, với tổng giá trị xấp xỉ 1.400 tỷ đồng để bổ sung vốn cấp 2, giúp tăng vốn tự có của Ngân hàng. Đầu năm 2007, BIDV là Ngân hàng tiếp theo phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn và tháng 10/2007 vừa qua, Agribank cũng phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu đợt một để bổ sung vốn tự có của Ngân hàng này.
Sở dĩ các Ngân hàng thương mại nhà nước phải thực hiện điều này bởi hệ số an toàn vốn CAR (vốn tự có/tổng tài sản rủi ro) còn thấp, chưa đạt mức 8% theo thông lệ quốc tế. Hiện mới chỉ có Vietcombank đạt được chỉ tiêu này, các Ngân hàng còn lại hầu hết ở mức 5-6%. “Yêu cầu của Ngân hàng nhà nước là các Ngân hàng thương mại Nhà nước là phải lành mạnh hóa tài chính trước khi cổ phần hóa”, Oâng Lê Xuân Nghĩa nói.
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi lại vướng quy định chỉ có Doanh nghiệp cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Mà mục tiêu chính của việc cổ phần hóa của các Ngân hàng thương mại Nhà nước là nhằm tăng vốn điều lệ chứ không phải huy động vốn. Vì vậy, để cổ phần hóa được, theo Oâng Thúy – Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước đồng thời với quá trình xúc tiến đề án phát hành cổ phiếu ưu đãi, Ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ phải tìm được một đối tác chiến lược tham gia quản trị điều hành theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Giai đoạn 2: Tiến hành cổ phần hóa.
Để vấn đề cổ phần hóa thực sự có thể hoàn tất thì vấn đề lớn nhất là phải định giá Ngân hàng thương mại nhà nước cần cổ phần hóa là bao nhiêu. Muốn vậy, phải thuê tổ chức tư vấn quốc tế có kỹ năng kinh nghiệm.
Các phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
Phương pháp tài sản:
Giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của Ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của Ngân hàng
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình và các bước để cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóa hoạt động kém hiệu quả vì trước khi cổ phần hóa các doanh nghiệp này đã hoạt động rất kém, nội bộ mất đoàn kết, không thống nhất; mặt khác còn do sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương…
Thứ hai, theo kết quả nghiên cứu, đến thời điểm này chưa có doanh nghiệp nhà nước nào sau khi cổ phần hóa biến thành tư nhân hóa. Tuy nhiên, trong đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh - người tham gia đoàn giám sát của Quốc hội - bên cạnh việc công nhận một số kết quả do cổ phần hóa mang lại, cũng đã chỉ rõ: có tình trạng, một số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa đang dần chuyển hóa thành doanh nghiệp tư nhân do một số cổ đông đã bán, chuyển nhượng số cổ phần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổ phần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổ phần danh nghĩa để trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp. Theo ông Thanh, đây là điều trái với chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên \, đã lkà kinh tế thị trường thì chúng ta phải chấp nhận quy luật cung - cầu.
2. Những vấn đề đặt ra của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Thực trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta nói trên đang đặt ra nhiều vấn đề cả về mặt lý luận, tư duy kinh tế lẫn thực tiễn quản lý, tổ chức hoạt động doanh nghiệp.
a. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm khác với tính quy luật chung ở các nước, bởi:
Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước phát triển: là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu.
Các doanh nghiệp mà nước ta thực hiện cổ phần hóa vốn tồn tại lâu năm trong cơ chế bao cấp và kế hoạch của Nhà nước và mới làm quen với cơ chế thị trường, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là đã tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cạnh tranh.
Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổ phần hóa chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo yêu cầu và kế hoạch của Nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận tối đa của bản thân và tuân theo quy luật thị trường.
Lý do chính của chủ trương cổ phần hóa ở nước ta là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, khác với lý do thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp ở các nước phát triển là chuyển từ giai đoạn tập trung tư bản sang giai đoạn tập trung vốn xã hội (trong và ngoài doanh nghiệp) để nâng cao chất lượng và quy mô sản xuất trong cạnh tranh.
b. Từ những sự khác biệt đó cho thấy:
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tình hình đó không giống với yêu cầu có tính quy luật là cổ phần hóa doanh nghiệp là một bước tiến của quá trình xã hội hóa, tuân theo quy luật khách quan: quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đối tượng cổ phần hóa ở nước ta khác hẳn với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong nền kinh tế thị trường phát triển cao. Ở nước ta, một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hóa vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, tức là, chưa hẳn là một tổ chức hoạt động tuân theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường.
Chính sách và quy trình cổ phần hóa ở nước ta, trên thực tế, vẫn dựa trên tư duy cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều tồn tại nhiều vấn đề. Việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hóa còn nhiều bất cập như:
Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn chưa có Nghị định 187: việc xác định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận. Điều đó dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh nghiệp, do đó, phần lớn cổ phần rơi vào tay một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187: sự thất thoát tài sản nhà nước đã được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu.
Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng gây nhiều khó khăn. Tính đến ngày 31-12-2005, dư nợ cho vay đối với các công ty cổ phần vào khoảng 51.603 tỉ đồng. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính.
Chất lượng định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.
Quy trình cổ phần hóa (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm rà, phức tạp nên đã kéo dài thời gian cổ phần hóa. Bình quân thời gian để thực hiện cổ phần hóa một doanh nghiệp mất 437 ngày, tổng công ty mất 554 ngày. Sau khi cổ phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.
Thực tiễn 15 năm thực hiện chủ trương cổ phần hóa ở nước ta cho thấy: chúng ta còn chậm trễ trong việc tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế khi chuyển sang kinh tế thị trường và trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước do chế độ công hữu hóa xã hội chủ nghĩa trước đây để lại đang là một bài toán khó khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường. Những vấn đề này đang trở thành một thách thức đối với công tác lý luận, đổi mới tư duy, công tác tổ chức và quản lý nền kinh tế quốc dân.
3. Những việc cần làm để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:
Sau 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, nước ta đã đạt được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng còn chưa cao. Trên nền chung đó lại diễn ra quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, triển vọng của quá trình cổ phần hóa sẽ như thế nào có quan hệ chặt chẽ với chất lượng đổi mới nền kinh tế từ nay trở về sau.
Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ có hiệu quả khi đồng thời tạo được các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, khai thác những lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngoài để đưa đến một mô hình kinh tế hợp lý.
Theo dõi quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, giáo sư Đa-vít Đa-pi (David Dapice đại học Ha-vớt) nêu rõ: thực tế mỗi năm Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 30% GDP, nhưng chỉ tăng trưởng 7%-8%. Nếu biết đầu tư đúng thì tăng trưởng phải đạt ở mức 9%-10% như Trung Quốc. Theo cách tính toán trên, do đầu tư không phù hợp, chúng ta đã làm tổn thất 2% GDP của đất nước (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm). Vì thế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan, chứ không phải chỉ là giải pháp cho những yếu kém trong kinh tế nhà nước. Trên thế giới, đã có những nước sử dụng rất hiệu quả ngân sách nhà nước. Ví dụ, Đài Loan vào thập kỷ 1960-1970 chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam hiện nay, nhưng họ đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức 11% trong suốt 10 năm liền, tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% ngân sách.
Thứ hai, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới sự thu hút và tập trung các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện thì các khâu của quy trình cổ phần hóa sẽ thay đổi, từ việc định giá doanh nghiệp, cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy, đến những vấn đề nhân sự khác… sẽ không như hiện nay, mà sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế.
Thứ ba, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tính tới những yêu cầu đặt ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi cổ phần hóa thì các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và định hướng quy trình cổ phần hóa. Ở đây xin nêu lên hai vấn đề quan trọng:
Cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và chủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với công ty như thế nào?. Trong vấn đề này có một nội dung phải làm rõ: ai đại diện chủ sở hữu số vốn nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không có trách nhiệm, kéo dài nhiều năm nay.
Cần vận dụng: “Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Yêu cầu này chỉ thực hiện được khi có sự lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty, nhất là phải sớm đào tạo và bố trí các giám đốc tài chính của công ty (có vai trò và phạm vi hoàn toàn khác với kế toán trưởng trong doanh nghiệp kiểu cũ).
PHẦN II: QUÁ TRÌNH VÀ CÁC BƯỚC ĐỂ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC:
1. Quá trình cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Nhà nước:
Quá trình cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Nhà nước được xác định sẽ trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nâng vốn điều lệ.
Nâng cao năng lực tài chính dường như là bắt buộc đối với tất cả các Ngân hàng thương mại hiện nay. Vào năm 2006, Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên phát hành trái phiếu tăng vốn, với tổng giá trị xấp xỉ 1.400 tỷ đồng để bổ sung vốn cấp 2, giúp tăng vốn tự có của Ngân hàng. Đầu năm 2007, BIDV là Ngân hàng tiếp theo phát hành 2.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn và tháng 10/2007 vừa qua, Agribank cũng phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu đợt một để bổ sung vốn tự có của Ngân hàng này.
Sở dĩ các Ngân hàng thương mại nhà nước phải thực hiện điều này bởi hệ số an toàn vốn CAR (vốn tự có/tổng tài sản rủi ro) còn thấp, chưa đạt mức 8% theo thông lệ quốc tế. Hiện mới chỉ có Vietcombank đạt được chỉ tiêu này, các Ngân hàng còn lại hầu hết ở mức 5-6%. “Yêu cầu của Ngân hàng nhà nước là các Ngân hàng thương mại Nhà nước là phải lành mạnh hóa tài chính trước khi cổ phần hóa”, Oâng Lê Xuân Nghĩa nói.
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi lại vướng quy định chỉ có Doanh nghiệp cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Mà mục tiêu chính của việc cổ phần hóa của các Ngân hàng thương mại Nhà nước là nhằm tăng vốn điều lệ chứ không phải huy động vốn. Vì vậy, để cổ phần hóa được, theo Oâng Thúy – Nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước đồng thời với quá trình xúc tiến đề án phát hành cổ phiếu ưu đãi, Ngân hàng thương mại Nhà nước sẽ phải tìm được một đối tác chiến lược tham gia quản trị điều hành theo đúng chuẩn mực quốc tế.
Giai đoạn 2: Tiến hành cổ phần hóa.
Để vấn đề cổ phần hóa thực sự có thể hoàn tất thì vấn đề lớn nhất là phải định giá Ngân hàng thương mại nhà nước cần cổ phần hóa là bao nhiêu. Muốn vậy, phải thuê tổ chức tư vấn quốc tế có kỹ năng kinh nghiệm.
Các phương pháp xác định giá trị Doanh nghiệp: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.
Phương pháp tài sản:
Giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của Ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại nhà nước mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa là giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại nhà nước sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Khi cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn, tổng Ngân hàng thương mại nhà nước thì giá trị vốn nhà nước là giá trị thực tế vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, tổng Ngân hàng thương mại nhà nước.
Trường hợp cổ phần hóa Ngân hàng mẹ trong tổ hợp Ngân hàng mẹ – Ngân hàng con thì giá trị vốn nhà nước được xác định tại tập đoàn, Ngân hàng mẹ.
Đối với các Tổ chức tài chính, Tín dụng khi xác định giá trị Doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn và giá trị sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Ngân hàng thương mại nhà nước được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại trong tương lai.
Trường hợp xác định giá trị Ngân hàng thương mại nhà nước của toàn Ngân hàng thương mại nhà nước theo phương pháp này thì khả năng sinh lời của Tổng Ngân hàng nhà nước theo quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng nhà nước.
Trường hợp Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì lợi nhuận đó do việc đầu tư vốn vào Doanh nghiệp mang lại cũng là căn cứ để xác định giá trị Ngân hàng thương mại nhà nước.
Giá trị thực tế của Ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trường hợp Ngân hàng thương mại nhà nước lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất trả tiền một lần thì phải tính bổ sung giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất vào giá trị Ngân hàng thương mại nhà nước theo quy định tại Điều 30 Nghị định của Chính phủ số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2007 về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần.
2. Các bước để cổ phần hóa:
Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải khẩn trương tiến hành những bước bài bản, vững chắc có tính chất chiến lược:
Kiểm toán hoạt động theo chuẩn mực quốc tế.
Thực tế: Tháng 2/2007, Vietinbank đã ký hợp đồng với công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young để tiến hành kiểm toán hoạt động tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời Công ty kiểm toán sẽ giúp Vietinbank đánh giá toàn diện danh mục cho vay, đầu tư và hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Vietinbank.
Thẩm định giá trị tài sản Ngân hàng.
Thực tế:
Định giá Vietcombank có 2 luồng ý kiến:
+ Một là (nghiêng về đánh giá số liệu tài chính):
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của STB và ACB đều tốt hơn VCB, từ đó mà P/E của 2 Ngân hàng này hấp dẫn hơn VCB (nếu giả sử cổ phiếu VCB là 150.000đ/CP).
Tốc độ tăng trưởng về tín dụng, dịch vụ, lợi nhuận hơn VCB.
STB. ACB năng động trong điều hành, linh hoạt ra sản phẩm mới hơn VCB.
Luồng ý kiến này, chủ yếu dựa trên sự phân tích kỹ thuật, trên những thông tin... được đăng trên bản cáo bạch.
Từ đó mà suy ra: Giá cổ phiếu VCB sẽ không thể cao hơn ACB được.
Nhưng những người theo quan điểm này, lại rất khó trả lời một câu hỏi “phổ thông” là: Nếu bạn đang có cổ phiếu ACB và bạn được quyền trao đổi ngang giá với cổ phiếu VCB thì bạn Có đổi hay không?
+ Hai là (xem xét các yếu tố tài chính kết hợp với việc đánh giá thêm nhiều yếu tố phi tài chính khác ):
Chẳng hạn, trong giới Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, khi phân tích và đánh giá Doanh nghiệp, người ta thường phân tích dựa trên 2 khía cạnh cơ bản:
1. Phân tích các yếu tố tài chính (có rất nhiều chỉ tiên phân tích nhưng chung quy lại cũng như đã nói ở phần một).
2. Phân tích các yếu tố phi tài chính: phần chìm của Ngân hàng thương mại.
• Ví dụ: Đánh giá độ tin cậy và uy tín của Ngân hàng với khách hàng như thế nào? Điều này các nhà đầu tư có nên quan tâm và nếu quan tâm thì có nên lượng hóa nó không?
• Hiện nay Vietcombank là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong và ngoài nước. Vietcombank là Ngân hàng thương mại quốc doanh được quản lý tốt nhất và thị phần tiền gửi ở Việt Nam chiếm 20% và cho vay chiếm 15%. Dịch vụ thanh toán quốc tế và thanh toán xuất nhập khẩu dẫn đầu với thị phần 30%. Tổng số lượng phát hành thẻ chiếm 40% số thẻ đang lưu hành, dẫn đầu về mảng thẻ tín dụng... Chính vì vậy mà hiện nay Vietcombank là đối tượng thu hút hầu hết các tổ chức đầu tư tài chính trong và ngoài nước.
Cuối cùng Credit Suisse - nhà tư vấn tài chính của Vietcombank đã chọn các phương pháp tổng hợp để xác định giá trị của Vietcombank.
Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập:
Đơn vị tính: triệu đồng, riêng P: đồng
Chỉ tiêu theo kế hoạch 2007 2008 2009 2010 Bình quân
Tổng tài sản 200,914,606 245,375,194 296,666,962 357,063,860
Vốn chủ sở hữu 15,000,000 19,040,301 23,696,028 27,424,221
Lợi nhuận sau thuế 1,853,954 2,598,498 3,347,878 4,290,362
ROE 0.12 0.14 0.14 0.16
Trích lập quỹ 296,633 415,760 535,660 686,458
DIV 0 1,039,399 1,339,151 1,716,145
Lợi nhuận giữ lại để tăng vốn 1,557,321 1,143,339 1,473,067 1,887,759
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tăng vốn 84,0% 44,0% 44,0% 44,0%
G =b*ROE 10,4% 6,0% 6,2% 6,9% 7,4%
R =Rf+b(Rm-Rf) =
Rf +Rp =9,4% + 2% 11,4%
P09 = DIV2010/(R-G) 106,507,095
P07 =P09/(1+R)Ù2 + DIV09/(1+R)Ù 2 + DIV08(1+R) 90,854,201
P=(P07/1500000000)*1000000 60,569
Trong đó:
G : tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm
r : tỷ suất lợi nhuận mong đợi khi đầu tư vào Vietcombank
Rf : tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro = 9,4%
Rm: tỷ suất lợi nhuận bình quân của thị trường
Rp : phần bù rủi ro nhận được khi đầu tư vào cổ phiếu Vietcombank
b : tỷ lệ rủi ro khi đầu tư vào Vietcombank so với tỷ lệ rủi ro của thị trường
P07, P09: giá trị vốn hóa thị trường của Vietcombank tại năm 2007, 2009
DIV08, DIV09, DIV2010: cổ tức nhận được ở năm 2008, 2009, 2010
P : giá cổ phiếu Vietcombank
Phương pháp 2: Giá trị sổ sách P/BV
ACB STB Bình quân VCB
Vốn điều lệ 2,630,056 4,448,814 15,000,000
Vốn chủ sở hữu 6,469,248 6,776,019 44,250,000
BV 24,597 15,231 29,500
P 170,000 70,000 169,731
P/BV 6,91 4,6 5,75
Tổng hợp:
Giá CP VCB = (60,569 + 169,731)/2 = 115,150VND
- Ngân hàng Công thương đã chính thức ký hợp đồng với Công ty thẩm định giá – Bộ tài chính để tiến hành rà soát và thẩm định giá trị tài sản của Ngân hàng.
Nhưng thông thường trên thế giới phổ biến phương pháp định giá Ngân hàng so sánh ngang dựa trên P/B. Lý do căn bản sử dụng phương pháp ngày là Khả năng sinh lời của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu.
Lựa chọn tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới tham gia đấu thầu tư vấn, .... nhằm xác định giá trị Doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, bán cổ phiếu phát hành lần đầu.
Thực tế:
- Vietcombank đã lựa chọn 2 nhà đầu tư chiến lược là tập đoàn tài chính Normura và General Electric.
- Vietinbank đã hoàn thành việc lựa chọn 7 nhà tư vấn cổ phần hóa là các tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới: Lehman Brothers, Merrilllynch, JP Morgan, USB, Morgan Stanley, Macquarie, Daiwa Security SMBC để đưa vào danh sách rút gọn và tổ chức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà tư vấn quốc tế tốt nhất để thực hiện các bước cổ phần hóa Ngân hàng Công thương: định giá doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa, lựa chọn đối tác chiến lược và IPO trong nước, quốc tế.
Đối với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, theo phương án đã được phê duyệt, tiêu chí đặt ra phải là các tổ chức tài chính có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực; có chiến lược và văn hóa kinh doanh phù hợp; có chuyên môn, có kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động và đảm bảo không có xung đột về lợi ích với chiến lược phát triển của Vietcombank sau cổ phần hóa.
Việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là cần thiết trong tiến trình cổ phần hóa vì chỉ có những nhà đầu tư này mới có thể giúp các Ngân hàng thương mại nhà nước khắc phục được hai trong ba điểm yếu lớn nhất là trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Nếu không có họ, chắc chắn mục tiêu cuối cùng của tiến trình cổ phần hóa các Ngân hàng sẽ khó mà đạt được.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là mục tiêu của các nhà đầu tư chiến lược là gì?
Thực hiện ngay các giải pháp lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực quản lý, phân loại tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Tiến hành cơ cấu lại nợ, phát hành trái phiếu tăng vốn của Vietcombank, BIDV đã chủ động thực hiện các biện pháp nhằm cơ cấu lại, tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật nhằm thực hiện các bước minh bạch hóa, phát hành 2 lần trái phiếu tăng vốn.
Tóm lại, cổ phần hóa Ngân hàng thương mại nhà nước chỉ thực sự thành công khi giải quyết được 3 vấn đề:
Thứ nhất: cổ phần hóa Ngân hàng thương mại nhà nước phải thực sự tạo ra sự đổi mới trong quản trị điều hành Ngân hàng để nâng cao hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Cổ phần hóa Ngân hàng thương mại nhà nướcchỉ thực sự thành công khi việc cổ phần hóa gắn liền với sự tích cực tham gia quản trị, giám sát của các cổ đông.
Thứ hai: việc định giá Ngân hàng thương mại khi thực hiện cổ phần hóa phải phản ánh đúng giá trị hiện tại và tương lai của Ngân hàng.
Thứ ba: cổ phần hóa Ngân hàng thương mại phải không làm bất ổn nền kinh tế và tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
PHẦN III: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SAU KHI CỔ PHẦN HÓA VIETCOMBANK:
1. Tác động tích cực:
Nó làm tiền đề cho sự thành công của việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước. Qua việc cổ phần hóa Vietcombank, Chính phủ có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh còn lại nói riêng cũng như những doanh nghiệp nhà nước lớn còn lại.
Cổ phần hóa thành công Vietcombank sẽ tạo cho thị trường chứng khoán một khối lượng hàng hóa đáng kể, là hàng hóa có chất lượng cao, có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tầm cỡ nhưng chưa quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô nhỏ và ít hàng hóa có chất lượng nên không thu hút được các nhà đầun tư lớn từ nước ngoài.
Tăng lượng cung hàng hóa cho thị trường cũng góp phần làm giảm nhiệt cho thị trường chứng khoán. Đồng thời, giúp cho thị trường tăng trưởng ổn định và bền vững.
Nhà đầu tư có thêm hàng hóa để lựa chọn trong danh mục đầu tư của mình.
Sau khi cổ phần hóa Vietcombank, hầu hết các loại cổ phiếu đã trở về với giá trị thực của nó, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có nhiều cơ hội để tiếp cận được với thị trường chứng khoản.
Đấu giá cổ phần của Vietcombank là đợt đấu giá lớn và quy mô nhất từ trước đến nay. Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho 62 công ty chứng khoán làm đại lý nhận lệnh cho Vietcombank, nhiều gấp 4 – 5 lần so với thường lệ.
IPO Vietcombank sẽ tác động lớn đến thị trường. Cán cân cung/cầu 97.5000.000/122.217.200 cổ phiếu là một tỷ lệ quá lý tưởng và cuộc đấu giá đã thành công. Một ngân hàng thương mại thuộc hàng lớn nhất Việt Nam phát hành và niêm yết cổ phiếu sẽ có tác động rất lớn đến thị trường. Trên lĩnh vực chưa niêm yết, Vietcombank sẽ tác động đến giá cổ phiếu OTC và thị trường OTC. Đặc biệt, giá Vietcombank IPO thành công sẽ là mức giá chuẩn để xác định lại giá trị cổ phiếu OTC của các ngân hàng, ổn định lại cổ phiếu ngân hàng và thị trường OTC. Với giá đấu giá cao nhất là 191.000 đồng là một kết quả rất khả quan.
Tạo ra một mặt bằng giá mới cho ngành tài chính – ngân hàng: Lâu nay, thị trường đi tìm kiếm một chuẩn mực để qua đó xác định giá trị cổ phiếu, nhưng chưa tìm ra, chưa có. Có thể nói, hôm nay Vietcombank sẽ đảm nhận sứ mệnh này, sẽ làm lại, tạo ra chuẩn mực cho thị trường, mà giai đoạn này là thị trường OTC, đặc biệt là cổ phiếu ngành ngân hàng. Hơn nữa, khi Vietcombank niêm yết sẽ có tác động lớn đến chỉ số VN-Index, với vai trò dẫn dắt thị trường. Có lẽ đây là sự kiện được trông chờ nhất vào năm 2008 trên thị trường tài chính Việt Nam.
Cổ phiếu Ngân hàng lên hương: Ngay sau khi có tin giá khởi điểm của Vietcombank trong khoảng 90.000 – 120.000 đồng, giá một số cổ phiếu ngân hàng cả trên thị trường chính thức lẫn OTC đã nhích lên trong các phiên giao dịch sau đó. Nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín và cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu. Hiệu ứng ngay lập tức lan sang chợ OTC. Các công ty chứng khoán cho biết lượng giao dịch cổ phiếu ngân hàng đã có dấu hiệu cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, IPO của Vietcombank có thể chỉ tác động ngắn hạn tới giá cổ phiếu ngân hàng. Sau IPO này, đặc biệt là tới thời điểm phải nộp tiền mua VCB, giá sẽ lại giảm xuống.
Thị trường hưng phấn trở lại vì Vietcombank, nhà đầu tư hứng khởi hơn: những thông tin không chính thức về kết quả đăng ký đấu giá Vietcombank đã tạo ra những tác động đến thị trường.Thông tin về việc đấu giá Vietcombank chắc chắn sẽ ở mức thấp tạo một tâm lý khá h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và - Quá trình và các bước để cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước.doc