Tiểu luận Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước Berne

Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cũng như điều chỉnh để phù hợp với nội dung của Công ước Berne nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều tồn tại trong vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và tác phẩm hiện nay.

Ngay trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng còn nhiều mâu thuẫn, bất cấp còn tồn tại liên quan đến quyền tác giả cũng như những vấn đề pháp lý liên quan. Ví dụ như những khái niệm về tác giả, đồng tác giả chưa được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Hay những quy định về chuyển quyền tác giả là trái với thông lệ chung của quốc tế

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước Berne, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việc tham gia ký kết các điều ước quốc tế là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia bởi nó thể hiện sự hòa nhập của quốc gia đối với cộng đồng chung thế giới. Đối với một nước đang trong giai đoạn hội nhập như Việt Nam, việc tham gia các điều ước quốc tế càng giúp khẳng định nỗ lực trong quá trình khẳng định mình trên trường quốc tế. Để giúp nắm rõ hơn về tầm quan trọng cũng như các giai đoạn của quá trình ký kết điều ước quốc tế, nhóm chúng em xin phép chọn đề tài phân tích quá trình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam trong một lĩnh vực hợp tác cụ thể mà cụ thể ở đây là Công ước Berne về Bảo vệ các Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật (gọi tắt là Công ước Berne). NỘI DUNG I. Khái quát chung về công ước Berne Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, còn được gọi ngắn gọn là Công ước Berne (phát âm tiếng Việt: Công ước Bơn hay Công ước Béc-nơ), được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. II. Quá trình Việt Nam ký kêt, gia nhập công ước berne 1. Lý do cần gia nhập công ước Berne - Thứ nhất, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước, thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tiến tới ký các hiệp định thương mại với các nước. Chính vì thế mà việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là đòi hỏi bắt buộc trong các hiệp định buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới. - Thứ hai, việc gia nhập Công ước sẽ khuyến khích tác giả trong nước sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, vì không những được phổ biến ở trong nước mà còn được phổ biến ở nước ngoài. - Thứ ba, vấn đề trở thành thành viên Công ước Berne không hề cản trở việc Việt Nam tiếp thu tinh hoa thế giới. Vì tuy phải trả nhuận bút cho các tác giả nước ngoài thì cũng có thể trả theo chế độ nhuận bút của Việt Nam. Việc tham gia Công ước còn có lợi là do phải trả tiền nhuận bút nên các nhà sản xuất trong nước cần phải chọn lọc sách dịch, tránh được từ tình trạng tùy tiện, số lượng sách quá nhiều nhưng sách có chất lượng thì rất ít. - Thứ tư, nhờ có được cơ sở pháp lý về nguyên tắc quốc tế nên việc trở thành thành viên của Công ước cũng là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại với các nước trên thế giới. - Thứ năm là xuất phát từ chính thực trạng bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam chưa thực sự tốt. Vì vậy cần phải tham gia công ước để qua đó thực hiện những biện pháp chung như quy định của thế giới 2. Quá trình Việt Nam gia nhập công ước Berne: Qua hàng loạt chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý Nhà nước được triển khai đã cho thấy, xu thế ủng hộ tham gia công ước Berne ở Việt Nam ngày càng một gia tăng. Trước tiên là việc Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp định về quyền tác giả vào ngày 27/6/1997. Ngày 23/12/1998, thông qua việc trao đổi công hàm tại Washington, hai bên tuyên bố Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Đây có thể được coi là một bước đột phá về mặt nhận thức của Nhà nước ta trên lĩnh vực này, mở ra một giai đoạn mới trong tiến trình hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền tác giả vốn được coi là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu tài sản trí tuệ, loạt tài sản vô hình đang ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo trong giá trị hàng hóa. Tiếp đến là việc Bộ Văn hóa thông tin, thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong năm 1998, đã nghiên cứu, đề xuất vấn đề gia nhập Công ước Berne trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định. Thực tế cho thấy, các cơ quan Nhà nước quan trọng liên quan đến vấn đề bảo hộ quyền tác giả của Việt Nam như Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng… đã hoàn thành chủ trương gia nhập Công ước Berne. Điều này chứng tỏ thực sự đã có những chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức, tư tưởng ở cấp độ Chính phủ đối với vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh hội nhập quốc tế hướng tới thế kỉ 21. Đầu năm 1999, Chính phủ quyết định thông qua Tờ trình của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc tham gia Công ước Berne. Tháng 4/2002, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ra đời. Bên cạnh đó, qua các cuộc hội thảo về vấn đề bảo hộ quyền tác giả do Bộ Văn hóa thông tin tổ chức đã cho thấy, nhiều lãnh đạo, cán bộ và nhân viên làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn hóa phẩm cũng đã lên tiếng ủng hộ chủ trương tham gia Công ước Berne của Việt Nam vì lợi ích lâu dài và tương lai bền vững của Việt Nam cũng như bày tỏ quyết tâm sẵn sang đối phó với những khó khăn sẽ nảy sinh khi VN gia nhập công ước này. Để chuẩn bị cho việc tham gia Công ước Berne, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xây dựng và đệ trình lên Chính phủ một kế hoạch sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật hiện hành về quyền tác giả cho phù hợp với thực tiễn để thi hành Công ước một cách có hiệu quả. Dự thảo bộ luật hình sự cũng đã có những sửa đổi thích hợp, tách tội xâm phạm quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế trong Bộ luật hiện hành thành các tội riêng biệt với những tội danh cụ thể, tương ứng với những hình phạt khác nhau. Đồng thời Bộ văn hóa thông tin cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực văn hóa, trong đó có cả những hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quyền tác giả nhằm tăng cường thêm một bước công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này. Mặt khác, các cơ quan chức năng của Nhà nước cũng đang tiến hành kế hoạch sắp xếp lại những cơ sở sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm quốc doanh và tư nhân để nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình tuân thủ pháp luật về quyền tác giả của các cơ sở đó. Thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cùng phối hợp với các cơ quan chức năng cũng sẽ tiến hành các lớp tập huấn về quyền tác giả cho đội ngũ thẩm phán và cán bộ của tòa án nhân dân các cấp, nhằm nâng cao năng lực xét xử các vụ án xâm phạm quyền tác giả có nhân tố nước ngoài. Ngày 07 tháng 06 năm 2004, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 332/2004/QĐ-CTN về việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngày 26/7/2004 Việt Nam đã gửi hồ sơ đăng kí gia nhập Công ước Berne. Và ngày 26/10/2004, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Công ước Berne về Bảo vệ các Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật (gọi tắt là Công ước Berne). III. Việc thực hiện công ước Berne tại Việt Nam 1. Những điểm tích cực khi thực hiện công ước Berne tại Việt Nam: 1.1. Trên phương diện pháp lý: Khi Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne, Nhà nước ta đã có nhiều sự quan tâm vào những cam kết quốc tế này. Hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, nội dung đã tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của WTO, WIPO. Cụ thể, từ sau khi Luật Dân sự 1995 có một chương nói về Sở hữu trí tuệ thì đến nay đã có hẳn Luật sở hữu trí tuệ. Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra hàng loạt các văn bản liên quan đến điều chỉnh đến quyền bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật cũng được ban hành như Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan,… Các luật chuyên ngành như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Luật Điện ảnh đều có các quy định liên quan đến bảo hộ quyền tác giả, phù hợp với từng ngành. Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính cũng có các quy định quan hệ tới quyền tác giả và quyền liên quan tùy theo tính chất và phạm vi điều chỉnh của mỗi luật. Như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan đã được ban hành tương đối đồng bộ. Hệ thống pháp luật quốc gia của Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng hoàn thiện và phù hợp với các Điều ước quốc tế tạo môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập quốc tế một cách toàn diện. 1.2. Trên phương diện thực tiễn Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc về vấn đề bản quyền. Sau khi Việt Nam gia nhập công ước Berne các đơn vị doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động, tích cực trong tìm kiếm, thiết lập các quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài và đã có được những kinh nghiệm hết sức quý báu trong giao dịch bản quyền. Trong số những hoạt động đó, sự ra đời của Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCMPC) đã đánh dấu một bước chuyển mình to lớn của Việt Nam khi thực hiện các điều ước về bản quyền. Theo đó kể từ khi thành lập đến năm 2009, Trung tâm cũng đã ký hợp đồng song phương với 33% tổ chức quyền tác giả âm nhạc đang hoạt động trên 95 lãnh thổ, quốc gia trên thế giới. Sau hai năm dự bị, đầu năm 2009 VCMPC chính thức trở thành thành viên của CISAC là liên minh các tổ chức quyền tác giả âm nhạc và lời trên thế giới Sự tín nhiệm của các tác giả âm nhạc với VCPMC ngày càng cao khi năm 2007 chỉ có 1.000 tác giả, đến năm 2008 đã có 1.200 và năm 2009 là 1.600 tác giả uỷ quyền cho Trung tâm. 2. Những hạn chế khi thực hiện công ước Berne ở Việt Nam: 2.1. Trên phương diện pháp lý Mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cũng như điều chỉnh để phù hợp với nội dung của Công ước Berne nhưng trên thực tế vẫn còn khá nhiều tồn tại trong vấn đề xây dựng pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và tác phẩm hiện nay. Ngay trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng còn nhiều mâu thuẫn, bất cấp còn tồn tại liên quan đến quyền tác giả cũng như những vấn đề pháp lý liên quan. Ví dụ như những khái niệm về tác giả, đồng tác giả chưa được giải thích trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Hay những quy định về chuyển quyền tác giả là trái với thông lệ chung của quốc tế… 2.2. Trên phương diện thực tiễn: Dễ dàng nhận thấy, công chúng Việt Nam đã dần làm quen với cái tên Công ước Berne, làm quen với việc khi sử dụng âm nhạc phải trả tiền bản quyền nhưng việc đưa hoạt động bảo vệ quyền tác giả âm nhạc vào cơ quan quản lý Nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có một thực tế đang tồn tại là ai tôn trọng bản quyền, tác quyền thì cứ việc mua, còn vi phạm bản quyền thì cứ tiếp diễn. Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến, và mức độ phức tạp, nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Từ ngày Công ước Berne có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trên các trang báo thường xuyên có những thông tin về nạn sách giả, sách lậu… Tiêu biểu như vào năm 2008, việc Công ty First News phát hiện hai trường ngoại ngữ Đông Âu và Âu Mỹ photo sách do First News mua bản quyền để bán cho học viên. Thông tin từ First News cho biết, bộ sách Anh ngữ được công ty mua bản quyền xuất bản tại VN sau 3 năm thương lượng với số tiền mua bản quyền là 100.000 USD. Thế nhưng khi sách ấn hành tại VN, First News chưa kịp thu hồi vốn và công sức bỏ ra thì đã bị photo. Theo điều tra của công ty này, gần như 80% các trường ngoại ngữ trên toàn quốc đều “hồn nhiên” photo sách không riêng của First News để bán cho học viên. Ông Đỗ Thành, Giám đốc công ty Nhân Trí Việt, đơn vị cũng thường xuyên bị vi phạm bản quyền cho biết: “Họ dùng sách của mình để quảng cáo nhưng lại không dùng sách gốc để giảng dạy mà chỉ dùng bản photo, thế mới đau lòng”. Ngay cả tại Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt nam dù rất cố gắng nhưng ông Phó Đức Phương cũng phải thừa nhận: “Việc đưa hoạt động bảo vệ quyền tác giả âm nhạc vào cơ quan quản lý Nhà nước là khá vất vả”. Đến năm 2009, dù “làm việc quần quật” nhưng Trung tâm cũng chỉ bảo vệ được 10% số tiền đáng lẽ tác giả được nhận theo quy định của luật pháp. Các nhà sản xuất cũng chưa thực sự tôn trọng quy định của pháp luật. Ví dụ như đến tháng 8/2011 dù có rất nhiều liveshow được tổ chức trong năm nhưng chỉ có 3 chương trình nghiêm túc nộp bản quyền tác giả cho VCMPC. Bên cạnh đó việc thụ lý các vụ án liên quan đến vấn đề bảo hộ tác phẩm còn rất khó khăn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ 01/07/2006 cho đến ngày 22/06/2009 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 108 vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trong đó chiếm đa số là tranh chấp về quyền tác giả với 90 vụ án. 3. Nguyên nhân và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện công ước Berne tại Việt Nam 3.1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn trong việc thực hiện công ước Berne tại Việt Nam như: - Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế; các chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. - Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện một cách nghiêm túc - Cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế; phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện Công ước Berne tại Việt Nam - Hoàn thiện pháp luật về tố tụng đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, nhằm tạo ra cơ chế giải quyết thuận lợi, nhanh chóng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (vào đầu tháng 9/2011 vừa qua đã có báo cáo kết quả rà soát luật sở hữu trí tuệ do một số văn phòng luật sư và ủy ban pháp luật thực hiện). - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán theo hướng chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. - Đảm bảo các cơ chế, thủ tục hành chính cũng như quan tâm đúng mức đến vấn đề bản quyền cũng như bảo hộ tác phầm… - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật về các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. KẾT LUẬN Như đã trình bày ở trên, để tham gia vào một công ước quốc tế cần rất nhiều giai đoạn phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên để thực hiện được đúng nội dung công ước tại Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc tích cực tham gia vào các Điều ước, công ước quốc tế thì Việt Nam cũng cần chú ý hơn nữa đến việc thực hiện các công ước quốc tế đã gia nhập hoặc ký kết một cách có hiệu quả hơn. Không phải cứ gia nhập cho “đủ” mà cần hơn hết là làm đúng, thực hiện nghiêm túc nội dung của Công ước. Trên đây là phần trình bày của nhóm về việc gia nhập thực hiện của Việt Nam vào một Công ước quốc tế cụ thể. Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như thời gian tìm hiểu có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài tập của nhóm em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKý kết điều ước quốc tế.doc
Tài liệu liên quan