Tiểu luận Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam

2.2. Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV – sự tiếp nối phát triển và xác lập những đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận. Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9127 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm riêng của chế độ phong kiến ở phương Đông đặc biệt là ở Việt Nam. Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng: Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc. Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam. Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp. Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua. Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua. Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam. Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng. Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra. Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung. “ Phép vua thua lệ làng”. Tính tự trị của làng xã khá cao. Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản. Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách chung sống với văn hóa làng. Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam. Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có. Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn. Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp. Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc. Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân. Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển. Kinh tế hàng hóa kém phát triển. Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiếm diện. Cơ sở thực tiễn của quá trình xác lập chế độ phong kiến của Việt Nam. ( chứng minh qua tiến trình lịch sử) Từ những cơ sở lí luận trên về quá trình xác lập và sự hình thành của chế độ phong kiến trên thế giới và Việt Nam cho ta một cái nhìn tổng quan nhất về mặt lí thuyết. Sau đây ở phần này tôi sẽ trình bày nội dung mang tính thực tiễn để làm rõ và chứng minh quá trình hình thành xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. Việt Nam từ thời Bắc thuộc – sự manh nha hình thành chế độ phong kiến. Thời Bắc thuộc khi chúng ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ suốt hàng nghìn năm lịch sử, thực dân phương Bắc luôn muốn xâm chiếm và âm mưu đồng hóa nước ta bằng mọi cách dưới nhiều thủ đoạn khác nhau. Nhưng lúc này cũng tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta có thể hình thành manh nha xuất hiện dấu hiệu của chế độ phong kiến: Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ phong kiến phương Bắc, bước đầu quá trình tư hữu hóa về ruộng đất được xác lập ở nước ta mặc dù ruộng đất đó tập trung trong quyền sở hữu của thế lực xâm lược. Đây là cơ sở tiền đề để hình thành sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến về sau này. Trên cơ sở đó nó đã làm cho sự manh nha của quá trình tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng điều quan trọng là lúc này chúng ta chưa có quyền lực của vua và bộ máy nhà nước do lúc này chúng ta đang bị quân phương Bắc xâm lược. Quan hệ bóc lột ruộng đất giữa địa chủ phương Bắc và nông dân Việt Nam dần dần được xác lập, người nông dân phải trả cho địa chủ bằng tô thuế hay hoa màu mà họ thu nhận được. Những mối quan hệ đầu tiên của địa chủ với nông dân đã dần dần được phát triển trong quá trình đó làm nền tảng bước đầu cho những mối quan hệ phụ thuộc về sau giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Sự truyền bá của Đạo Nho một hệ tư tưởng chính của chế độ phong kiến. Đạo Nho dần dần truyền bá vào Việt Nam và ảnh hưởng khá sâu rộng đối với những tầng lớp trí thức nội dung là những quan điểm bảo vệ giai cấp thống trị, những mối quan hệ ràng buộc gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”, trung thành với giai cấp thống trị. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là thời kì manh nha của chế độ phong kiến, nó làm nền tảng cho sự phát triển về sau vì trong thời kì này chưa xuất hiện một nhà nước tự chủ với bộ máy nhà nước và những quan lại giúp việc. Ở đây vẫn chưa xuất hiện những dấu hiệu làm nền tảng căn cốt cho sự xác lập chế độ phong kiến mà chỉ manh nha, mơ hồ. Nhưng nó lại giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là nền tảng, cơ sở bước đầu về sau cho sự hình thành một chính quyền tự chủ lãnh đạo đất nước lớn mạnh với những ưu việt của một chính quyền phong kiến. Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV – sự tiếp nối phát triển và xác lập những đặc điểm của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Đây là thời kì tiếp tục đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phong kiến hóa với những đặc điểm nổi bật đáng được ghi nhận. Dần dần trong quá trình phát triển, những dấu hiệu manh nha của thời kì trước đã phát triển nên thành những dấu hiệu đặc trưng để khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam dần dần từ thời Ngô – Đinh Tiền Lê đến nhà Hồ. 2.2.1. Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê. a. Bộ máy nhà nước: - Bộ máy nhà nước trung ương được kiện toàn dưới cải cách của Khúc Hạo. Các hương được thay đổi tổ chức lại gọi là “giáp”. Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền được mở rộng hơn trước. Bộ máy nhà nước tuy còn sơ giản nhưng bước đầu đã đặt nền móng cho những bộ máy nhà nước tiếp theo được kiện toàn. Chính quyền họ Khúc là một chính quyền độc lập, tự chủ còn mang tính phôi thai. - Đến thời chiến thắng Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng vẻ vang đó Ngô Quyền tiếp tục đưa đất nước đi lên bằng những chính sách tiến bộ. Về cơ bản bộ máy chính quyền vẫn được tiếp tục củng cố và giữ nguyên so với thời kì trước thể hiện sự tiếp tục phát triển những đặc trưng cơ bản để dẫn tới hình thành chế độ phong kiến Việt Nam. - Nhà Đinh- Tiền Lê: thời Lê dưới vua là các quan văn, quan võ. Lê Hoàn đặt thêm các chức quan đô hộ phủ sĩ sư, chi-hậu… đặc biệt ở thời Đinh – Tiền Lê còn có một bộ phận tăng quan với các chức năng tăng thống, tăng lục… Lê Hoàn đã dùng một vị đại sư làm quốc sư. Điều đó khẳng định sự linh hoạt trong bộ máy nhà nước, sự sáng tạo và tập quyền trong tay vua. Chính quyền vì thế mà ngày càng được củng cố, mở rộng. b. Luật pháp: - Vì đây là giai đoạn đầu phát triển những đặc điểm của chế độ phong kiến nên nhà Ngô – Đinh – Tiền Lê chưa có pháp luật chính thức nào thành văn, chính quyền còn sơ khai, làng xã còn mang tính tự trị cao. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này quá trình phong kiến hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định nhưng vẫn có những đặc điểm chưa được phát triển thêm. Luật pháp là công cụ bảo vệ quyền lực tối cao của nhà nước. Nếu như luật pháp không phát triển cũng đồng nghĩa với việc chính quyền đó chưa thực sự có quyền lực tâp trung và những điều luật bảo về quyền lợi của giai cấp thống trị. Khoảng cách giữa nhà vua và dân chúng còn rất gần. Nó được chứng minh qua thực tiễn lịch sử khi nhà vua Ngô Quyền bị ám hại ngay trong cung cấm của mình. c. Ruộng đất: - Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê ruộng đất công nhiều, nhà nước muốn chiếm hữu ruộng đất công để có thể dễ dàng bóc lột sức lao động của nông dân, phong ruộng đất cho những họ hàng thân thích. - Nhà nước quan tâm nhiều đến nông nghiệp, khuyến khích người nông dân sản xuất. - Ruộng đất trong nước cũng một phần được sở hữu giành cho làng xã. Nhân dân trong làng được chia ruộng đất cùng nhau sử dụng tư liệu sản xuất là ruộng đất để nộp thuế cho nhà nước. - Tuy nhiên, rải rác ở quanh làng xã đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của sự tư hữu ruộng đất làm một đặc điểm nổi bật để tiếp tục phát triển quá trình phong kiến hóa của Việt Nam. d. Tôn giáo – xã hội: - Nho giáo vẫn tiếp tục được truyền bá vào Việt Nam như sự minh chứng sự tiếp tục phát triển hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị. Nho giáo khi truyền bá là một công cụ tư tưởng thống trị quan trọng cho giai cấp phong kiến có thể tồn tại và khẳng định quyền lực tối cao của nó. - Xã hội: nhìn chung xã hội thời kì này tương đối ổn định, không có quá nhiều biến động tuy nhiên tiềm ẩn bên trong nó vẫn là mâu thuẫn: giai cấp thống trị đại diện là địa chủ phong kiến với giai cấp bị trị điển hình là nông dân. Trong quá trình phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất thời kì này đã xuất hiện nhiều địa chủ có nhiều ruộng đất, nắm trong tay tư liệu sản xuất để bóc lột những người nông dân không có ruộng đất, đặc điểm tiếp theo của sự xác lập chế độ phong kiến tiếp tục được khẳng định. Thời Lý- Trần Bộ máy nhà nước: Tiếp tục được kiện toàn với sự xác lập của chế độ chuyên chế trung ương tập quyền Vua Ở Trung ương: Quan đại thần Quan thành khiển Cơ quan giúp việc Sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương nhà Lý Chú thích: + Trong quan đại thần bao gồm : phụ quốc thái úy (tể tướng), tam thái, tam thiếu, thái úy, thiếu úy. + Quan thành khiển bao gồm: tả, hữu, phúc tông. tả, hữu, tham chi chính sử. tả, hữu, giáng nghị đại phu. + Cơ quan giúp việc: việc hàn lâm, thái y viện, quốc tử giám. Lộ Ở địa phương: Hương Châu Phủ Huyện Huyện Sơ đồ bộ máy địa phương nhà Lý Từ trong sơ đồ trên ta có thể thấy bộ máy nhà nước thời Lý đã có bước tiến phát triển vượt bậc hơn so với những thời kì trước. Nếu như thời kì trước hệ thống bộ máy nhà nước còn sơ sài, tính tập quyền của nhà vua chưa được thể hiện thì bây giờ, nhà Lý đã khẳng định hơn nữa tính tập quyền. Dưới vua là sự giúp sức của những quan đại thần, quyền lực tập trung cao độ vào trong tay vua. Thời Lý hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương dần dần được kiện toàn, nó thể hiện sự bao quát dường như tất cả mọi mặt trong đời sống, ở cấp địa phương bộ máy nhà nước quản lí chặt chẽ hơn, tính tập trung hóa cao độ hơn. Bộ máy chính quyền đã vươn tay dần dần đến cấp hương. Điều này khẳng định sự tập trung quyền lực và sự lớn mạnh dần của bộ máy nhà nước thời phong kiến đã dần dần đi xuống đơn vị hành chính cấp nhỏ hơn của nhà nước. Tuy nhiên, một số nơi làng quê vẫn do một số dòng họ lớn quản lí. Điều này khẳng định tính tự trị của làng xã vẫn còn nhiều. Dưới thời Trần còn xuất hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Đây là một chế độ bảo vệ quyền lực của nhà nước. Sự tồn tại của Thái Thượng Hoàng là sự đảm bảo vững chắc cho ngôi báu của nhà vua. Điều này cũng chứng tỏ bộ máy nhà nước ngày càng chuyên chế theo kiểu đảm bảo lợi ích quyền lực tối cao cho nhà vua. Ở trung ương: Thái Thượng Hoàng Vua Quan đại thần Phụ quốc thái úy Tư đồ Tam thiếu Tam thái Môn hạ sảnh Nội mật viện Hành khiển ty Thượng thư sảnh Ngự sử đại Hàn lâm viện Quốc tử giám Quốc sử viện Nội thị sảnh Mười hòa thư già Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung ương nhà Trần Huyện Lộ, phủ Ở địa phương: Hương Xã Xã lớn Xã nhỏ Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp địa phương nhà Trần Có thể thấy ở nhà Trần bộ máy nhà nước đã được kiện toàn hơn với một đặc điểm mới mà chỉ ở nhà Trần mới có đó là sự xuất hiện của chế độ Thái Thượng Hoàng. Một chế độ tiếp tục khẳng định sự chuyên chế tập trung quyền lực vào giai cấp thống trị. Quá trình này làm cho nhà nước ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc lãnh đạo đất nước. Trong đó nhà nước có một bộ máy quan lại giúp việc khá nhiều và hoạt động khá hiệu quả. Điều này ta có thể nhìn thấy rõ ràng trên sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương vẽ ở trên. Với chế độ Thái Thượng Hoàng nhà Trần đã và đang bảo vệ quyền lực thống trị mà mình đang có, củng cố chính quyền, bộ máy quan lại, tăng quyền lực cho nhà vua đồng thời cũng làm giảm tính độc đoán của nhà vua. Mọi chính sách đưa ra đều được xem xét và có Thái Thượng Hoàng ngồi trên làm cho tính anh minh, khả thi thực hiện được thực hiện rõ ràng. Ở địa phương, là một sự phát triển thêm của bộ máy nhà nước. Nếu như ở các thời kì trước mà điển hình là so với nhà Lý, nhà Trần đã phát triển hơn so vối bộ máy nhà nước ở cấp địa phương. Điều đó thể hiện ở việc nhà Trần không những thể hiện sự với tay của mình đến tận cấp hương, xã mà còn chia nhỏ các xã thành xã lớn, xã nhỏ để dễ cai trị hơn. Việc phân chia thãnh xã lớn, xã nhỏ giúp cho quá trình cai quản đất nước, những đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất là làng, xã được diễn ra một cách chặt chẽ. Tức là bộ máy và quyền lực của nhà nước được đẩy mạnh đến mức chuyên chế, người dân dần dần phụ thuộc vào nhà nước. Đây là một đặc điểm chính để khẳng định chính quyền nhà Trần là một sự phát triển một bước trong quá trình xác lập chế độ phong kiến. Tính tự trị của làng xã đã giảm dần khi nhà nước chia nhỏ những xã ra để cai quản. Bộ máy nhà nước nhà Trần là một bộ máy nhà nước khá kiện toàn và thông minh. Luật pháp: Nếu như thời trước luật pháp thành văn chưa được ra đời thì ở thời này, luật pháp đã được ra đời như một công cụ phục vụ sự thống trị của giai cấp phong kiến. Dưới nhà Lý, nhà vua ban hành biên những điều khoản làm sách hình thư. Bộ luật Hình thư là bộ luật bảo vệ quyền lực cho chế độ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Bộ luật này có những điều luật khắt khe. Vua Lý dùng những cực hình tàn khốc để giết lại những người chống đối lại nhà vua. Có thể nói, pháp luật nhà Lý còn mang nặng tính pháp trị với những hình luật khắt khe. Tuy nhiên, nó khẳng định một sự phát triển tiếp theo của đặc điểm của chế độ phong kiến đó là chính quyền trung ương ngày càng được củng cố với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bảo vệ chính quyền phong kiến trung ương tâp quyền. Nhà Trần cũng là một sự phát triển tiếp theo của hệ thống luật pháp. Với bộ “ Quốc triều hình luật” quy định những với những nội dung cụ thể và những hình phạt nghiêm minh trong đó khẳng định về và củng cố về chế độ phân chia đẳng cấp điều này đã khẳng định quyền lực tối cao của nhà vua và tính tập quyền chuyên chế của nhà nước. Tiếp đó là xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất. Điều này đã đây mạnh quá trình tư hữu ruộng đất ở nước ta thiết lập quá trình xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam. Ngoài ra bộ luật này còn thể hiện sự chú trọng bảo vệ sản xuất nông nghiệp làm cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển. Ruộng đất: Sau đây tôi xin vẽ sơ đồ ruộng đất thời Lý làm ví dụ điển hình mang những đặc điểm của quá trình phong kiến hóa: Ruộng đất thời Lý Ruộng tư Ruộng công Ruộng tư của nông dân Sở hữu gián tiếp nhà nước (ruộng công làng xã) Sở hữu trực tiếp nhà nước Điền trang Ruộng địa chủ Địa chủ phi quý tộc Địa chủ quý tộc Đồn điền Quốc khố Sơn lăng Tịch điền Sơ đồ ruộng đất thời Lý Dưới thời nhà Lý ruộng đất công nhiều, xuất hiện ruộng đất công làng xã. Ở đây ta thấy xuất hiện một hình thức ban cấp thực ấp và thật phong thực chất đó là việc đánh giá công lao của những người được cấp đất. Điều này góp phần làm cho những người sở hữu ruộng đất có quyền chi phối ruộng đất. Thúc đẩy quá trình tư hữu về tư liệu sản xuất. Ruộng đất sở hữu tư nhân đã trở nên phổ biến và phát triển. Hiện tượng mua bán ruộng đất như một thứ sản phẩm đã xuất hiện và diễn ra ngày càng phổ biến. Nhà nước công khai khẳng định quyền mua bán ruộng đất của các tầng lớp xã hội. Quan hệ sản xuất phong kiến được đẩy mạnh khi nhà nước dùng ruộng đất sở hữu phát canh thu tô cho mỗi người nông dân, khuyến khích họ sản xuất nhưng đồng thời cũng mang những nguồn lợi cho nhà nước. Quan hệ sản xuất bóc lột giữ giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ngày càng thể hiện rõ, người nông dân dần dần dựa vào nhà nước. Và mối quan hệ phụ thuộc giữa địa chủ phong kiến và nông dân ngày càng thể hiện sự gắn chặt vào với nhau. Điều đó chứng tỏ dần câu nói của Mác và Ăng ghen: “ Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là ở chỗ người nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của địa chủ và họ bị bóc lột bằng tô và sức lao động trên miếng đất mà chủ phong kiến cho họ nhưng họ còn có những ngày khác cũng bị lệ thuộc vào chủ” Đồng thời với đó là quá trình tư hữu ruộng đất ngày càng phát triển. Dưới nhà Trần hiện tượng mua bán ruộng đất ngày càng diễn ra một cách phổ biến đi liền với sự công hữu ruộng đất của nhà nước. Ruộng đất thuộc sở hữu của địa chủ ngày càng tăng cao. Đặc biệt với những chính sách của nhà nước đã ngày càng thúc đẩy quá trình tư hóa tư liệu sản xuất của địa chủ. Việc mua bán ruộng đất xảy ra liên miên, tranh chấp ruộng đất dưới triều Trần. Pháp lệnh của nhà nước 1254 đã khẳng định sự ủng hộ của nhà nước trong quá trình thúc đẩy việc tư hữu về tư liệu sản xuất của địa chủ. Khi nắm trong tay tư liệu sản xuất đó đồng nghĩa với việc người nông dân sẽ dần dần bị mất đất, mất tư liệu sản xuất nên phải làm thuê cho địa chủ, số lượng ruộng đất mà người nông dân sở hữu sẽ giảm. Điều đó đã làm cho mối quan hệ giữa nông dân với địa chủ ngày càng trở nên khăng khít, tương tác lẫn nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó trong giai đoạn này còn tồn tại nền sản xuất tiểu nông, manh mún, nhỏ lẻ với quan hệ sản xuất. Nó góp phần rất lớn cùng với sở hữu ruộng đất nhà nước, hạn chế con đường phong kiến theo kiểu lãnh địa bóc lột nông nô trong thế kỉ XIII và các thế kỉ về sau. Tôn giáo – xã hội. Nho giáo tiếp tục phát triển dưới thời Lý – Trần như một chất xúc tác đẩy mạnh quá trình phong kiến hóa của nước ta. Đặc biệt với sự xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta đã góp phần truyền bá Nho giáo trong giới học thức trong cả nước với những tư tưởng trung quân ái quốc phục vụ cho giai cấp thống trị. Đặt nền móng cho sự phát triển. Nho giáo rất phát triển thời kì này, giáo dục mang đậm chất Nho giáo. Việc phát triển của Nho giáo là môt chất xúc tác làm cho quá trình phong kiến hóa diễn ra nhanh hơn khi nó có một hệ tư tưởng vững chắc làm nòng cốt. Phương thức tuyển chọn quan lại phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau để tuyển chọn nhân tài. Xã hội hình thành nên những mối quan hệ trong xã hội: Nhà nước – nông dân, quý tộc – nông dân, địa chủ - nông dân, nhà chùa – nông nô. Trong đó mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân ngày càng trở nên gắn bó mật thiết và có tác động qua lại lẫn nhau.Tính tự trị của làng xã vẫn còn cao với sự phát triển của văn hóa làng kèm theo những hương ước quy định mặc dù bộ máy nhà nước lúc này đã cố gắng với tay đến tận làng, xã. Nhà Hồ với ý nghĩa quan trọng của công cuộc cải cách trong lịch sử xác lập chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Hồ đã đánh dấu sự phát triển tiếp theo của quá trình phong kiến hóa trên đất nước ta với cải cách của Hồ Quý Ly và ý nghĩa của nó mang về cho lịch sử dân tộc. Nó đã giải quyết những nhu cầu cấp bách của lịch sử dân tộc. Đánh giá những vai trò đúng đắn của cuộc cải cách sẽ làm cho ta hiểu rõ hơn những đặc điểm của việc xác lập chế độ phong kiến tiếp tục được thực hiện và thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong giai đoạn này: Giải phóng ruộng đất và tập trung nó trong tay nhà nước tức là giai cấp thống trị gắn liền với chính sách “ Hạn điền:” Việc thực hiện chính sách hạn điền là một chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần giải phóng ruộng đất, giải phóng sức lao động của con người để tập trung phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất. Làm tăng số ruộng đất xung công nộp cho nhà nước làm cho ruộng đất công của thời kì này tăng lên rõ rệt kéo theo đó là quá trình tư hữu ruộng đất bị ngưng trệ. Điều này theo đúng những đặc điểm mang tính điển hình của chế độ phong kiến phương Đông nói chung, chế độ phong kiến Việt Nam nói riêng đó là quá trình song hành giữa công hữu ruộng đất của giai cấp thống trị và tư hữu ruộng đất của chế độ phong kiến. Giải phóng nông nô với chính sách “Hạn nô” làm giảm số nông nô làm việc trong những gia đình vương quan quý tộc đem xung công cho triều đình. Bộ máy nhà nước ngày càng được kiện toàn với sự tập trung cao độ.Mọi quyền hành đều được tập trung trong tay nhà vua. Đặc biệt là làm giảm sự phát triển của Đạo Phật bằng những chính sách của nhà Hồ đã làm tăng sự phát triển chất xúc tác chính là Nho giáo – hệ tư tưởng thống trị của phong kiến Việt Nam. Sự giảm sút của đạo Phật là ở chỗ hạn chế những người đi tu, cho họ thi tuyển mới được đi tu nêu không sẽ phải hoàn tục. Điều đó làm cho Đạo Phật có khuynh hướng suy giảm. Nó không còn chiếm địa vị quan trọng như trước nữa. Việc khẳng định sự phục hồi và phát triển của Nho giáo sẽ làm cho quá trình phong kiến hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. Bởi Nho giáo là hệ tư tưởng giúp giai cấp thống trị giữ nguyên và bổ sung quyền lực mình đang có, làm cho người dân phải phục tùng nghe theo hệ tư tưởng “trung quân ái quốc” mà Nho giáo đem lại. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã chứng tỏ quá trình xác lập chế độ phong kiến với đầy đủ những đặc điểm lí luận của nó ở Việt Nam đã dần dần hoàn tất những khâu cuối cùng. Nó thể hiện ở bộ máy nhà nước ngày càng thể hiện được tính chuyên chế của nhà nước phong kiến. Sự tư hữu hóa tư liệu sản xuất đồng hành với công hóa sở hữu của nhà nước. Mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân ngày càng ràng buộc nhau sâu sắc. Những đặc điểm của chế độ phong kiến của mà những nhà lí luận nổi tiếng là C. Mác, Ăng-ghen đã dần dần được thể hiện đó là “sự lệ thuộc ngày càng nhiều của người dân vào nhà nước và sự tư hữu về ruộng đất của địa chủ cũng với chế độ công hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến và thứ hệ tư tưởng” 2.3 . Thế kỉ XV – thế kỉ đánh dấu đầy đủ nhất những đặc điểm sự xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là thế kỉ khẳng định sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam. Với sự xuất hiện của chính quyền phong kiến thời Lê Sơ. Nó đã đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển chế độ phong kiến Việt Nam. a, Bộ máy nhà nước: Nếu như so sánh với những thời kì trước ta sẽ cảm thấy sự phát triển của bộ máy nhà nước thời Lê Sơ: + Thời Đinh – Tiền Lê thể chế nhà nước là quân chủ trung ương tập quyền, mặc dù là cha truyền con nối nhưng khi cần thì quan thần vẫn có thể thay đổi. Lúc này, hệ thống quan lại còn đơn giản chính quyền trung ương chủ yếu là giao cho các hoàng tử trông coi, chính quyền còn rất giản đơn và chưa thực sự với tay đến làng xã. + Thời Lí – Trần – Hồ đứng đầu là vua nhưng vẫn tiếp tục theo hình thức cha truyền con nối. Chính quyền trung ương thời Lý chia thành nhiều Lộ - phủ - xương - giáp đã bắt đầu thể hiện sự can thiệp của nhà nước chính quyền bắt đầu với tay dần từ trung ương đến địa phương.Trong đó nhà vua trực tiếp giữ mọi trọng trách của nhà nước. Ở các lộ, phủ dưới thời Lí do các hoàng tử, công chúa, những hoàng thân quốc thích được vua giao cho cai quản. + Đến nhà Lê Sơ ta thấy đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế quan liêu. Vua tuy vẫn giữ những chức năng cơ bản như thời trước nhưng lúc này ông đã phong chức tước cho những người có công lớn với đất nước, chứng tỏ quyền lực tập trung trong tay vua một cách có tổ chức, quyết đoán.Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành trong tay thể hiện tính chuyên chế cao độ của triều đình phong kiến. Nhà vua đã đưa ra những điều luật đảm bảo sự trung thành cho tầng lớp quý tộc, xây dựng một lực lượng quân đội mạnh để bảo vệ nhà nước trung ương tập quyền. Nó thể hiện sự vượt trội và ưu việt hơn hẳn những triều đại phong kiến trước đó. Sau đây là sơ đồ bộ máy nhà nước cấp trung ương thời Lê Sơ: Vua Các quan đại thần 6 bộ CÔNG HÌNH BINH LỄ HỘ LẠI 13 đạo thừa tuyên ( Đứng đầu là các thượng thư) Sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương thời Lê Sơ Ta thấy ở đây không còn dấu hiệu của sự phân chia các chức quan lại theo huyết thống, những hoàng thân quý tộc của nhà vua như những đời vua trước vẫn hay thường làm mà ở đây,ai có năng lực mới được giữ chức quan, những công chúa, hoàng tử không có năng lực thì sẽ không được cắt cử chức vụ gì cả. Chế độ tuyển chọn quan lại mang tính nghiêm minh, công bằng. Đặc biệt đóng vai trò quan trọng của cải cách Lê Thánh Tông: ông đã xóa bỏ hết những chức vụ trung gian dẫn đến lộng quyền như: Tướng quốc, Bộc xạ, Đại hành khiển… đặt lại 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Hình, Công, Binh do Thượng Thư đứng đầu, thay đổi phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước, tăng cường giám sát từ trung ương đến địa phương góp phần làm sạch bộ máy nhà nước. Chọn quan lại thi cử và tiến cử nhưng quy mô lớn hơn nhiều thời Lí - Trần. Thánh Tông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan