Tiểu luận Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển

Mỗi quốc gia ven biển đều có quyền quy định các vùng biển nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là quyền được hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương của từng quốc gia khi những vùng biển này tồn tại độc lập không chồng lấn với vùng biển các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau thì khi các quốc gia này thực hiện yêu sách về các vùng biển danh nghĩa pháp lý của mình có thể dẫn đến thực tiễn là có sự chồng lần về các vùng này.

Căn cứ theo Điều 83 Công ước luật biển 1982: “Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng ”

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Thềm lục địa có một vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia ven biển.Nơi đây luôn xảy ra các tranh chấp về chế độ pháp lý của mỗi quốc gia.Nhằm tránh xảy ra các tranh chấp này và giữ gìn trật tự hòa bình an ninh trên biển mà luật biển quốc tế phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định cũng như quy chế pháp lý của thềm lục địa .Tuy nhiên luật biển quốc tế vẫn phải thể hiện rõ nguyên tắc của mình, đó là nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của mỗi quốc gia. Trong phạm vi bài tập em xin đưa ra các quy định xuất hiện đầu tiên được nêu trong Công ước Giơnevo năm 1958 đến những quy định được cho là rõ ràng và công bằng nhất hiện nay về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia trong Công ước về biển của Liên hiệp quốc 1982 để chứng minh rằng : quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. I.Quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. 1.Cách xác định thềm lục địa trong Công ước Giơ-ne-vơ năm 1958. Thực tiễn khai thác tài nguyên ở đáy biển đã dẫn đến việc hình thành và thừa nhận chế định thềm trong luật biển quốc tế.Khái niệm về thềm lục địa đầu tiên trong luật pháp quốc gia và được thừa nhận rộng rãi xuất hiện ở Công ước Giơnevo năm 1958.Công ước đã quy định thềm lục địa là “ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của phần ngập nước tiếp giáp với bờ biển, nhưng nằm ở ngoài lãnh hải, đến độ sâu 200 mét hoặc sâu hơn nữa, tới một độ sâu có thể cho phép khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở đó”.Sau khi khái niệm về thềm lục địa này được ra đời, có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau qua góc nhìn của khái niệm này về thềm lục địa.Qua đây chúng ta có thể thấy trong khái niệm về thềm lục địa có một số nhược điểm sau: Định nghĩa pháp lý về thềm lục địa được quy định trong Công ước 1958 đã lấy những yếu tố địa lý chứ không lấy những yếu tố địa chất làm cơ sở.Điều này dẫn đến việc trong định nghĩa không có đủ những tiêu chuẩn làm cơ sở để xác định chế độ của thềm.Trong khái niệm không xác định rõ dốc và khối nhô lục địa có thuộc thành phần của thềm lục địa hay không, thềm lục địa bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu.Đây là một trong những vấn đề mà Công ước 1958 chưa điều chỉnh và cũng là một trong số những nhược điểm của khái niệm này ( dốc và khối nhô lục địa được thể hiện ở hình 1 Phụ lục). Theo quy định của Công ước thì thềm lục địa là một phần của đáy biển, ranh giới tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải.Có nghĩa là ranh giới phía trong của thềm lục địa trùng với ranh giới phía ngoài của lãnh hải và tùy thuộc vào chiều rộng của lãnh hải.Trong khi Công ước 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp không có những điều khoản quy định chiều rộng tối đa của lãnh hải, các quốc gia vì vậy cũng quy định rất khác nhau và cũng tùy thuộc vào lợi ích của quốc gia mình.Do vậy, ranh giới ngoài của thềm lục địa không được xác định rõ và ranh giới trong của thềm cũng được coi là chưa xác định. Tiếp theo, Công ước 1958 đưa ra tiêu chuẩn về “độ sâu” 200 mét để xác định chiều rộng của thềm.Thềm lục địa được cấu thành bởi 3 thành phần : thềm lục địa với độ dốc thoai thoải 0,07 – 1°, dốc lục địa thay đổi dốc đột ngột trung bình khoảng 4-5° và bờ lục địa quay lại độ dốc thoải ban đầu khoảng 0,5°.Rõ ràng nhận thấy rằng đối với những quốc gia có thềm lục địa rộng và nông sẽ có lợi rất nhiều khi áp dụng quy định này, và ngược lại với những quốc gia có thềm lục địa sâu thì việc áp dụng quy định của Công ước gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của các quốc gia ven biển này.Vì vậy, những quy định của Công ước về “ độ sâu” cũng gây ra sự không công bằng cho các quốc gia ven biển. Còn về yếu tố “khả năng khai thác” đã thể hiện sự bất hợp lý hơn.Những quốc gia có lợi thế về kĩ thuật có thể lợi dụng yếu tố này làm thay đổi thềm lục địa của chính quốc gia mình, hay nói cách khác yếu tố này không được xây dựng trên cơ sở khách quan mà phụ thuộc vào lợi thế của quốc gia ven biển trong việc khai thác tài nguyên của thềm.Hơn nữa trong cuộc cách mạng khoa học đang ngày càng đạt được những thành tựu mới thì ranh giới phía ngoài lục địa sẽ thay đổi hàng ngày theo những thành tựu khoa học- kĩ thuật và chiều rộng của thềm cũng tăng lên do khả năng kĩ thuật cho phép các quốc gia lấn tới những vùng sâu hơn ở đại dương.Như vậy không bao lâu nữa toàn bộ đáy biển dưới đại dương sẽ được chia cho các quốc gia ven biển.Có thể thấy rằng quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các nước công nghiệp phát triển có khả năng kỹ thuật và tài chính tha hồ khai thác tài nguyên thiên nhiên.Do vậy tiêu chuẩn này trong quy định của Công ước Giơnevo cho thấy tính không rõ ràng, không xác định, không chuẩn xác và rất tùy tiện của quy định. Tất cả những điều nói trên chứng tỏ rằng vấn đề ranh giới, đặc biệt là ranh giới phía ngoài thềm lục địa chưa được Công ước Giơnevo năm 1958 điều chỉnh.Tình trạng trên đã dẫn đến chỗ là ngay sau khi được ký kết, Công ước Giơnevo đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt và yêu cầu được đặt ra là phải xây dựng một điều chỉnh pháp lý quốc tế đối với vấn đề xung quanh chế độ pháp lý của thềm lục địa. 2.Ghi nhận của Công ước 1982 về cách xác định thềm lục địa thể hiện sự bình đẳng giữa các quốc gia. Về bản chất, thềm lục địa phải được thể hiện rõ cả về phương diện tự nhiên và phương diện pháp lý. Về tự nhiên, đó là phần lãnh thổ đất liền mở rộng ra hướng biển, tại đó danh nghĩa chủ quyền tạo cho quốc gia các đặc quyền có tính chất đương nhiên. Về pháp lý, sự mở rộng lãnh thổ này không có ý nghĩa thiết lập vùng lãnh thổ mới của quốc gia, vì theo Luật biển quốc tế, biên giới biển của quốc gia được giới hạn bởi đường ranh giới phía ngoài lãnh hải và đó là sự bắt đầu của thềm lục địa pháp lý có cơ sở từ lãnh thổ đất liền.Công ước luật biển năm 1982 ra đời đã đưa ra những quy định rõ ràng và công bằng về phương pháp xác định thềm lục địa của quốc gia. Căn cứ khoản 1 Điều 76 Công ước luật biển năm 1982: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn.” . Công ước 1982 quy định kết hợp hài hòa tiêu hai tiêu chí cơ bản để xác định ranh giới thềm lục địa pháp lý, đó là tiêu chuẩn địa chất (dựa vào ranh giới ngoài rìa lục địa, vào chân dốc lục địa và đường đẳng sâu 2500m) và tiêu chuẩn khoảng cách (chủ yếu căn cứ vào đường cơ sở). Mục đích của việc kết hợp này là để có được kết quả phân định phù hợp giữa điều kiện tự nhiên của nước ven bờ với sự tồn tại của vùng di sản chung, sao cho không ảnh hưởng một cách thái quá đến sự hiện hữu của vùng di sản mà vẫn đảm bảo để nước ven biển có được một vùng thềm lục địa vốn thuộc về nước này. Như vậy, thềm lục địa quốc gia ven biển theo Điều 76 Công ước 1982 được xác định: ¯ Trong mọi trường hợp, ranh giới bên trong của thềm lục địa pháp lý chính là biên giới quốc gia trên biển (bắt đầu từ ranh giới bên ngoài lãnh hải). ¯ Đối với việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý, do điều kiện tự nhiên của bờ biển và cấu trúc thềm lục địa địa chất của các quốc gia hoặc thậm chí ngay tại từng vùng trong một quốc gia có thể không giống nhau nên Công ước 1982 đã đưa ra các cách xác định trong từng trường hợp. - Một là đối với các quốc gia ven biển khoảng cách từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải đến bờ ngoài của rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa pháp lý nước này sẽ bằng hoặc mở rộng đến khoảng cách không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở. Như vậy, Công ước đã mặc định một ranh giới thềm lục địa pháp lí tối thiểu để đảm bảo cho quốc gia ven biển có được lợi ích công bằng nhất tại những nơi mà thềm lục địa địa chất được xem là bất lợi (tức là ở nơi mà thềm lục địa hẹp hơn so với khoảng cách trung bình). - Hai là khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở và dao động ở khoảng cách từ ngoài giới hạn 200 hải lý ra đến các khoảng cách 250 hải lý; 300 hải lý; 350 hải lý hoặc rộng hơn thế.Bằng công thức Gardiner (cách tính được đi kèm Phụ lục) thì trong mọi trường hợp chiều rộng tối đa của thềm lục địa không được vượt quá 350 hải lý (theo khoản 6 Điều 76).(Hình 2 Phụ lục ). Mỗi quốc gia ven biển đều có quyền quy định các vùng biển nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đây là quyền được hiện bằng hành vi pháp lý đơn phương của từng quốc gia khi những vùng biển này tồn tại độc lập không chồng lấn với vùng biển các quốc gia khác. Tuy nhiên, đối với các quốc gia có vùng biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau thì khi các quốc gia này thực hiện yêu sách về các vùng biển danh nghĩa pháp lý của mình có thể dẫn đến thực tiễn là có sự chồng lần về các vùng này. Căn cứ theo Điều 83 Công ước luật biển 1982: “Việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được nêu ở Điều 38 của Quy chế tòa án quốc tế, để đi tới một giải pháp công bằng…” Như vậy, nguyên tắc chung thường được viện dẫn trong quá trình phân định biển là nguyên tắc thỏa thuận, công bằng và tự do lựa chọn các phương pháp phân định như phương pháp trung tuyến, cách đều, vùng khai thác chung, các dàn xếp tạm thời. Trong phân định biển, áp dụng nguyên tắc công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến hoàn cảnh hữu quan (Nguyên tắc công bằng trong phân định đã được đề cập trong phán quyết về thềm lục địa biển Bắc năm 1969 và hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế). Mặc dù, không bắt buộc nhưng thực tiễn và các phán quyết của Tòa án quốc tế khuyến nghị áp dụng phương pháp đường cách đều (hoặc trung bình) như một đường tạm thời đưa ra để đàm phán do tính chất đơn giản, thực tiễn, dễ xác định và ngay từ đầu bảo đảm phân chia đồng đều về diện tích. Đường tạm thời này sẽ được điều chỉnh bởi các hoàn cảnh hữu quan để đi đến một kết quả công bằng mà hai bên có thể chấp nhận. Kết quả này có thể được kiểm nghiệm bằng công thức tỉ lệ chiều dài bờ biển phải phù hợp với tỉ lệ diện tích được hưởng… II.Quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển. 1.Quy chế pháp lý của thềm lục địa trong Công ước 1958. Tại khoản 1 Điều 2 của Công ước quy định rằng : “Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa nhằm thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiển của vùng này”.Trong đó để các quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình, Công ước Giơvevơ quy đinh một loạt các nguyên tắc và quy phạm tiến bộ đảm bảo quyền chính đáng của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của họ.Song bên cạnh những mặt tích cực Công ước vẫn còn những hạn chế về quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa,dẫn đến sự thiếu công bằng giữa các quốc gia.Đó là: - Xung quanh vấn đề công trình, thiết bị và vùng an toàn thì Công ước chưa đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn là tàu thuyền nước ngoài va đụng vào các công trình, thiết bị và máy móc được xây dựng ở thềm lục địa.Thực tiễn này sẽ dẫn đến việc giải quyết những va đụng này một cách thiếu công bằng hay ảnh hưởng tới quyền thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác biển chính đáng của các quốc gia. - Ngoài ra Công ước còn để ngỏ vấn đề về vùng trời nằm trên vùng an toàn, các thiết bị và công trình.Các quốc gia ven biển có quyền xây dựng các công trình, thiết bị và vùng an toàn nhằm mục đích thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên và cũng có quyền đảm bảo an toàn cho hoạt động của công trình, thiết bị đó.Với quyền năng này thì việc thiết lập một vùng an toàn trên không cho các công trình, thiết bị là cần thiết để tránh việc các công trình, thiết bị này bị phá hoại bởi các quốc gia khác, đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia. 2.Quy định về chế độ pháp lý của thềm lục địa trong Công ước 1982 thể hiện rõ sự bình đẳng giữa các quốc gia trong việc khai thác và sử dụng biển. Khác với Công ước Giơnevo, giới hạn không gian để các quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa của Công ước 1982 đã thay đổi nhiều.Trong đó phải kể đến một nhân tố làm nền tảng cho toàn bộ chế độ pháp lý của thềm lục địa là thuyết thềm lục địa là phần kéo dài tự nhiên của lục địa quốc gia ven biển.Thuyết này khẳng định mối liên hệ hữu cơ và mối liên hệ về nhiều mặt giữa thềm lục địa và lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển.Vì vậy, thuyết quy định rằng quyền chủ quyền và quyền tài phán với thềm lục địa là thuộc quốc gia ven biển chứ không thể thuộc quốc gia khác được.Tuy nhiên để đảm bảo sự bình đẳng, để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia ven biển với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế cũng như tôn trọng lợi ích của các quốc gia ở biển cả và đáy đại dương Công ước đã đưa ra những quy định như quốc gia ven biển không được thực hiền quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa nằm ngoài giới hạn 350 hải lý; các quốc gia ven biển có nghĩa vụ nộp cho cơ quan quốc tế về đáy biển một phần lợi nhuận bằng tiền hoặc hiện vật trích từ lợi nhuận khai thác tài nguyên không sinh vật của phần thềm lục địa, nằm ngoài 200 hải lý (theo Điều 82 Công ước). Về quy định các đảo nhân tạo, công trình và thiết bị ở thềm lục địa thì Điều 80 Công ước 1982 đã quy định đầy và cụ thể hơn.Theo Công ước các quốc gia ven biển ngoài việc tiến hành xây dựng còn có quyền cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác, sử dụng không chỉ công trình và thiết bị mà cả các đảo nhân tạo nữa.Mục đích của việc xây dựng, khai thác và sử dụng được quy định đầy đủ hơn, đó là :mục đích thăm dò thềm lục địa, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm và các mục đích kinh tế khác.Cũng như Công ước Giơnevo các đảo nhân tạo, các công trình và thiết bị không được hưởng quy chế các đảo, tuy nhiên Công ước mới quy định :các đảo nhân tạo,thiết bị và các công trình thuộc quyền tài phán đặc biệt của quốc gia ven biển.Để khắc phục những điểm mà Công ước 1958 chưa quy định Công ước mới còn quy định quyền tài phán bao gồm cả quyền ban hành luật lệ và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế, nhập cư và an ninh. Về việc thiết lập vùng an toàn, ngoài quy định tương tự Công ước Giơnevo thì quy định mới rõ hơn quy chế của vùng này: tất cả tàu thuyền phải tôn trọng các vùng an toàn và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực của các đảo nhân tạo,thiết bị, công trình và vùng an toàn (điều 80 dẫn chiếu Điều 60 khoản 6 Công ước 1982). Trong việc nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa, Công ước trao quyền quyết định cho quốc gia ven biển (Điều 246 Công ước) tuy nhiên để đảm bảo sự bình đẳng với các quốc gia khác Công ước có quy định thêm rằng trong những điều kiện bình thường quốc gia ven biển cần đồng ý cho nước ngoài và tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu khoa học ở thềm lục địa của mình nếu việc nghiên cứu này thực hiện vì mục đích hòa bình hoặc thỏa mãn các điều kiện khác được Công ước quy định.Như vậy các quốc gia ven biển ban hành các quy tắc, thủ tục để đảm bảo sẽ cho phép trong một thời hạn nhất định và không được khước từ một cách phi lý (theo Điều 246 khoản 3 Công ước). KẾT LUẬN. Công ước biển của Liên hiệp quốc ra đời năm 1982 đã khắc phục những nhược điểm, bổ sung thêm những điểm còn thiếu mà Công ước Giơnevơ chưa thể lường tính trước được đã chứng mình một cách rõ ràng rằng các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa nói riêng và luật biển quốc tế nói chung đã và đang được quan tâm đúng mức nhằm xây dựng và hoàn thiện một cách đầy đủ hệ thống pháp luật về nguồn tài nguyên quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.Trên hơn hết quá trình hoàn thiện các quy định này đã chứng minh một nguyên tắc mà luật quốc tế luôn muốn hướng tới và tuân thủ đúng, đó không chỉ là nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia trong khai thác và sử dụng biển mà còn là bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình xây dựng và hoàn thiện các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của thềm lục địa trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự bình đẳng gi.doc
Tài liệu liên quan