MỤC LỤC
Trang
A.Lời mở đầu 2
B. Nội dung 3
I. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về con người 3
1. Quan điểm của các nhà trước Mac về con người 3
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về con người 5
3. Vai trò của quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin về con người trong đời sống xã hội 7
II. Vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta 9
1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 9
2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt nam hiện nay 10
a. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá 10
b. Những yêu cầu của việc xây dựng con người Việt nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước 11
3. Thực trạng xây dựng con người Việt nam thời gian qua và những vấn đề đặt ra 14
a. Những thế mạnh của nguồn nhân lực Việt nam 14
b. Hạn chế của nguồn nhân lực Việt nam 16
c. Nguyên nhân 18
III. Phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng con người Việt nam 19
1. Phương hướng 19
2. Giải pháp 20
C- Kết luận 24
D. Tài liệu tham khảo 25
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con ngườivà vấn đề xây dung con người trong sự nghiệp cong nghiệp hoá - hiên đại hoá ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương đảng khoá Vii đề ra nghị quyết về việc phát triển con người Việt nam toàn diện với tư cách ‘ động lực của sự nghiệp xây dung xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Và nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Viii của đảng đã khẳng định:” Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước”.
Các nhà tư tưởng đã xuyên tạc chủ nghĩa Mac cho rằng đó là”chủ nghĩa không có con người” thực tế thì chủ nghĩa Mac là một chỉnh thể thống nhất của ba bộ phận triết học nghiên cứu các qui luật của thế giới giúp ta hiểu bản chất mối quan hệ tự nhiên – xã hội – con người – chính trị kinh tế, vạch ra qui luật đi lên của xã hội. Học thuyết đó không chỉ chứng minh bản chất của con người “ tổng hoà các quan hệ xã hội “ và bản tính con người “ luôn vươn tới sự hoàn thiện “ mà còn vạch hướng đưa con người đi đúng bản chất và bản tính của mình, giải phóng xoá bỏ sự tha hoá tạo điều kiện phát huy mọi sức mạnh bản chất con người. Chỉ có chủ nghĩa Mac – Lênin mới có thể vạch rõ được hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hộ chủ nghĩa ở Việt nam, thực hiện ý chí độc lập tự do cho con người Việt nam điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mac khong thể áp dụng được và chính chủ nghĩa Mac – Lênin đx làm thay đổi trở thành hê tư tưởng chính thống của toàn xã hội.
Với sức mạnh có tính khoa học học thuyết Mac – Lênin đã vạch rõ yếu tố phi khoa học phi nhân đạo, các loại thế giới quan nhân sinh quan sai lệch mà trước đó đã làm mai một trí tuệ tính tích cực trong con người của cac shệ tư tưởng truyền thống. Mặt khác chủ nghĩa Mac –Lênin còn thể hện rõ tính ưưu việt trong con người đối với các luồng tư tưởng tư sản ngoại nhập của phương tây và các trào tư tưởng tư sản hiện đại đang làm lệch hướng đi của những con người chân chính trong điều kiện đới sống vật chất khó khăn.
Nếu như không có chủ ngghĩa Mac – Lênin xã hội Việt nam phát triển hơn đó là tư tưởng của những người thiếu hiểu biết về một xã hội tiến bộ luôn coi cái trớc mắt mình là những thứ vô giá trị mà chỉ chạy theo trào lưu. Điều đáng trách hơn là họ cho rằng văn hoá Việt nam sẽ phong phú hơn đặc sắc hơn. Thực tế từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mac – Lênin xã hội Việt nam như được tiếp thêm sức mạnh, phat striển có khoa học hơn ở khía cạnh nào đó trình độ dân trí trình độ năng lực văn hoá nghệ thuật … con người Việt nam không thua kém con người của các nước văn minh khác.
Xây dung chủ nghĩa xã hội là xây dựng được một xã hội mà ở đó có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để thực hiện trong thực tế nguyên tắc” sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Và ở đất nước ta một đất nước đang còn nghèo nàn thì việc phát triển yếu tố con người là một vấn đề mà đảng ta đã xác định đó là vấn đề then chốt cho sự phát triển kinh tế đất nước lấy chủ nghĩ Mac – Lênin là kim chỉ man cho mọi hoạt động.
Chúng ta đẫ có những đổi mới rõ rệt. Sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, việc mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước việc mở cửa và phát triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế văn hoá, chính trị. Trên thế giới sự biến đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế sự phát triển vũ bão của cuộc cánh mạng khoa học công nghệ điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mac- Lênin một chách khoa học hợp lý và sáng tạo để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội mới
II. Vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Trước năm 1986 tình hình kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất trì trệ lạm phát tăng nhanh, thiếu công ăn việc làm gay gắt đời sống nhân dân vất vả nghèo khổ, lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng và sự điều hành của nhà nước giảm sút
Muốn giải thoát khỏi nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế và công nghệ.kéo theo nhiều nguy cơ khác đất nước phải phát huy được các khả năng và cơ hội mới để phát triển với nhịp độ cao hơn, bền vững và có hiệu quả hơn. Điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suet lao động xã hội cao. Đó chính là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Công nghiệh hoá là quá trình chuyển một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển. Về thực chất công nghiệp hoá chính là quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí hoá trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá là quá trình sử dụng phổ biến khoa học kỹ thuật công nghệ hiên đại phương pháp sản xuất tiên tiến trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình chuyển nền kinh tế từ việc sử dụng kỹ thuật lao động thủ công năng suất thấp là phổ biến sang việc sử dụng rộng rãi khoa học công nghệ những phương pháp sản xuất hiện đại là phổ biến trong nền kinh tế quốc dân. Về thực chất công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là kết hợp quá trình phát triển tuần tự với sự phát triển nhảy vọt “ đi tắt đón đầu”.
Đại hội lần thứ Viii của đảng cộng sản Việt nam xuất phát từ nguyện vọng và ý chí của nhân dân Việt nam từ điều kiện và khả năng thực tế của đất nước traong bối cảnh và xu thế của thời đại ngày nay đã khẳng quyết tâm phấn đấu đưa đất nước Việt nam trở thành một nước công nghiệp vào khoảng năm 2020. Đến lúc đó lực lượng sản xuất sẽ đạt trình độ tương đối hiện đại, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP năng suất lao động xã hội cao hơn nhiều so với hiện nay GDP tăng từ 8 – 10 lần so với năm 1990 với tỷ lệ tích luỹ tăng nhanh hơn quĩ tiêu dùng. Quan hệ sản xuất với chế độ sở hữu cơ chế quản lý và chế độ phân phối phù hợp với sự phát triển của lượng sản xuất, phát huy được các nguồn lực tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện công bằng xã hội nhân dân có đời sống vật chất đầy đủ có mức hưởng thụ văn hoá khá, có quan hệ xã hội lành mạnh lối sống văn minh gia đình hạnh phúc để đạt được điều đó thì công nghiệp hoá hiện đại hoá là con đường duy nhất. Đó chính là tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt nam hiện nay
a. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
- Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
Mục tiêu xây dung chủ nghĩa xã hội ở Việt nam như đảng ta chỉ rõ là tạo ra một xã hội mà trong đó con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, mmột xã hội của dân do dân và vì dân. Mục tiêu cho thấy sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phải hướng tới con người vì tự do và hạnh phúc của con người. Quá trình xây dung con người Việt nam hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Chính việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là nhằm xây dựng con người mới con người Việt nam hiện đại
Con người vừa là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất là yếu tố hàng đầu yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất xã hội mà nó còn đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lich sử của mình. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá cá nhân vừa là sản phẩm vừa là người sáng tạo ra nội dung các quan hệ xã hội. Vì vậy chúng ta phỉ tạo mọi điều kiện thu hút tối đa quần chúng tham gia vào hoạt động cách mạng đấu tranh cải tạo xã hội, xây dung xã hội mới. Việc xây dung con người Việt nam hiện đại có phẩm chất năng lực nhất thiết phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
Phát huy nguồn lực con người – Vấn đề chiến lược trong quá trình công nghiệp hoá hịên đại hoá
Việc phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi cấp bách đồng thời là vấn đề có tính chiến lược trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá vì:
+ Người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã họi chủ nghĩa thì chất lượng của người lao động là nhân tố quyết định. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Viii của đảng đã khẳng định “ nâng cao dân trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyýet định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước”.
+ Thời đại ngày nay là thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ. Trình đọ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy có thể sự lạc hậu về giáo dục đào tạo sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua trong thế kỷ 21. Tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá chúng ta ngày càng nhận rõ rằng trí tuệ con người là nguồn tài nguyên quí nhất quốc gia.
b. Những yêu cầu của việc xây dựng con người Việt nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước
- Vài nét về con người Việt nam truyền thống và hiện đại
Lịch sử loài người là lịch sử các nền văn minh, văn hoá gắn liền với lịch sử phát triển con người. Vấn đề con người trước hết là vấn đề thực tiễn giữ vị trí trung tâm của mọi toạ độ của sự tồn tại khách quan trên hành tinh chúng ta. Vấn đề con người cũng là vấn đề lý luận xã hội và nhân văn kinh tế quản lý và trong một chừng mực nhất định cả với kỹ thuật và công nghệ.
Con người là giá trị sản sinh ra mọi giá trị là thước đo của mọi bậc thang giá trị. Mỗi thời đại mới đều được chuẩn bị tập trung vào vấn đề con người chủ thể của lịch sử,chủ thể của mọi quá trình biến đổi xã hội. Thời kỳ đổi mới ở nước ta cũng vậy “ chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng con ngưòi vì đó là vốn quí nhất. Cuộc chiến đấu chiến thắng của dân tộc việt nam trong sự nghiệp chống mỹ cứu nước cũng như trong công cuộc xây dung chủ nghĩa xã hội chung qui là thắng lợi của con người’ ( Phạm văn Đồng)
Công cuộc đổi mới đất nước một lần nữa đặt ra bao vấn đề mới trong việc nghiên cứu con người. Mục tiêu của chúng ta là động viên mạnh mẽ hơn hiệu quả hơn các tiềm năng con người và tiến trình đưa Việt nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp mở ra những khả năng mới để con người được hưởng tự do hạnh phúc trong một đất nước văn minh dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Về giá trị truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở việt nam và phẩm chất con người Việt nam là vấn đề có lịch sử đã được nghiên cứu từ lâu ;
Từ kháng chiến chống Tần thế kỷ iii trước công nguyên đến kháng chiến chống Mỹ giành độc lập thống hoà bình Việt nam đã trả qua hàng thăm cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước . Thời gia chống ngoại xâm và đô hộ nước ngoài lên đến 12 thế kỷ trong 27 thế kỷ tồn tại và phát triển nhà nước Việt nam. Sự tồn tại và phát triển ấy gắn lion với quá trình liên kết cộng đồng nhà, làng, nước. Hệ thống ccấu trúc nhà, làng, nước là cơ sở của sự hình thành và phát triển các giá trị truyền thống của cộng đồng các dân tộc sống trong lãnh thổ Việt nam. Cốt lõi của cái giá trị truyền thống là đạo đức Việt nam phẩm chất nhan cách con người Việt nam. Con người Việt nam trải qua bao thăng trầm lịch sử khó khăn và thuận lợi thiên nhiên, cuộc sống gian truân và đấu tranh anh dũng đã lấy tinh thần yêu nước làm cốt lõi của nhân phẩm. Theo tinh thần vì nghĩa suốtt bao đời nay vẫn là một nội dung cơ bản nhất của đạo đức Việt nam hết sức coi trọng tôn sùng con người vì nghĩa, từ nghĩa lớn vì dân vì nước đến tình nghiã anh em bà con bạn bè. Đây là nét nổi bật trong tinh thần Việt nam và thực sự là giá trị truyền thống hết sức quí báu đối với phát triển con người, phát triển đất nước.
Đại hội Vi của đảng cộng sản Việt nam (1986) đưa ra đường lối đổi mới đất nước đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân tố con người, phát huy yếu tố con người gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, lấy sự quan tâm đến con người và thái độ tôn trọng lẫn nhau là một tiêu chuủan đạo đức trong mọi hoạt động kinh tế văn hoá xã hội. Trong các phẩm chất của con người đặc biệt nhấn mạnh sức sáng tạo tài năng nhiệt tình lao động và năng suất lao động, việc làm thu nhập trật tự kỷ cương tôn trọng và đảm bảo các quyền công dân, chú ý đến tính cộng đồng tính đa dạng và bản sắc dân tộc độc đáo tính thống nhất dân tộc, đường lối đổi mới đem lại bao nhiêu thành tựu tốt đẹp. Kể từ đại hội đảng Vi của đảng coi con người là mục tiêu là động lực phát triển xã hội được đảng ta nhấn mạnh đến nay việc nâng cao chỉ số phát triển con người (HDi) đã được đảng ta ghi rõ trong một số văn kiện của đảng
Nhân dân Việt nam đảng và nhà nước ta trong suốt mấy thập kỷ qua nhất là mấy năm nay đặc biệt hội nghị lần thứ tư (1993) ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt nam khoá Vii đã khẳng định một lần nữa” những giá trị lớn và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người chủ thể của mọi sáng tạo mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá mọi nền văn minh của các quốc gia. Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt nam là không ngừng gia tăng tính tự giác năng động tự chủ phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân kết hợp sức của cả cộng đồng, con người phát triển cao về trí tuệ cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội – tăng trưởng nguồn lực con ngưòi gắn lion với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc “.
Những yêu cầu của việc xây dựng con người Việt nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Thế giới đang biến động không ngừng, cuộc canh tranh kinh tế thương mại khoa học công nghệ đang diẽn ra hết sức gay gắt con người Vệt nam đi vào thế kỷ 21 trong bối cảnh chung ấy sự phát triển theo kinh tế thị trường công nghiệp hoá hiện đại hoá theo kiểu đi tắt đón đường nhất thiết phải gắn liền với phát triển con người phát huy nguồn lực trí tuệ và sưc mạnh tinh thần của người Việt nam và lấy đó lầm nhân tố yếu tố quyết định của sự nghiệp đổi mới theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.Vì vậy việc xây dung con người việt nam hiện nay không thể dừng ở những nguyên tắc chung,đặc điểm chung mà phải xem xét lại các quá trình hình thành mục tiêu này. Chúng ta phải có nhiệm vụ khám phá ra xác định đặc điểm riêng mà con người Việt nam hiện nay.Đó là yêu cầu trước hết của việc xây dựng con người việt nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoa hiện đại hoá đất nước
3. Thực trạng xây dựng con người Việt nam thời gian qua và những vấn đề đặt ra
a. Những thế mạnh của nguồn nhân lực Việt nam
Nước ta có nguồn lao động tương đối dồi dào (59% dân số trong tuổi lao động). Nhân dân vốn có truyền thống yêu nước cần cù thông minh sáng tạo trình độ học vấn ngày càng được nâng cao và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ. Do thực hiện tốt các chương trình giáo dục phổ cập tiểu học và xoá mù chữ nên số người không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 1996 tỷ lệ này là 26,6% năm1997 là 25,36% năm 1998 là 22,36%. Số người tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông không ngừng tăng. Trong đó tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông tăng rất nhanh năm 1996 chiếm 13,48% tổng số người trong độ tuổi lao động, năm 1997 là 14,13% năm 1998 là 15,99%. Trong nhiều năm qua mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn chúng ta đã xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ xay dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ đổi mới. Tính đến thời điểm 1-4-1999 nước ta có gần 1000000 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Đội ngũ trí thức có trình độ cao ngày càng tăng. Tính đến 1-4-1999 nước ta có 807 giáo sư 591 người có học vị tiến sỹ khoa học 11127 tiến sỹ và hơn 10000 thạc sỹ.
Đội ngũ khoa học và công nghệ đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu hướng vào phục vụ quốc tế dân sinh. Từ năm 1986 đến năm 2000 đã có 87 chương trình nghiên cứu khoa học với hàng nghìn đề tài cấp nhà nước được triển khai để phục vụ sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao năng lực quốc phòng an ninh. Đó là chưa kể đến hàng choc ngàn các đề tài khác được tiến hành ở các viện nghiên cứu và các trường đại học gắn với những vấn đề kinh tế xã hội.
Hiện nay có hơn 250.000 cán bộ khoa học và công nghệ đang trực tiếp tham gia sản xuất trong các khu vực kinh tế vừa không ngừng phổ biến các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong con ngưòi và nông dân vừa trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Tính đến năm 1999 cả nước có 6000 doanh nghiệp nhà nước hơn 1000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 23000 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong số 137 tổng giám đốc và các tổng công ty lớn đã có tới 130 người có tình độ đạ học và sau đại học.
Trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ học vấn đang đượic nâng cao khá nhanh. Theo số liệu điều tra của tổng liên đoàn lao động Việt nam thì năm 1976 có 29,2% công nhân có học vấn phổ thông trung học, năm 1985 là 42,54%, cuối năm 1999 là 55%. Đây là yếu tố cơ bản để con người tiếp cận công nghệ mới và nâng cao năng suất lao động.
Trong nguồn nhân lực phải kể đến hàng choc viên chức đang làm việc trong bộ máy hành chính và sự nghiệp quốc gia. Hơn 100.000 các công chức trong các cơ quan, hơn 800.000 giáo viên ở các bậc học trong đó có 28035 cán bộ giảng dạy đại học và cao đẳng, 15000 giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp và trường công nhân kỹ thuật, số giáo viên ở phổ thông trung học là 58000 người, trung học cơ sở là 195100 ngưòi tiều học là 336700 người, mần non là 172400 người (Minh hải – gải pháp nào cho thực trạng lao động dôi dư ở Việt nam – báo giáo dục thòi đại số 103-2000) gần 200000 bác sỹ, y sỹ, dược sỹ, lương y và nhân viên y tế. Nguồn nhân lực trên có vai trò hết sức quan trọng đối với việc cải thiện nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
Nói đén nguồn nhân lực phải kể đến lực lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý xã hội.
Chất lượng của đội ngũ này có ý nghĩa quyết định tới phương hướng và tốc độ phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Theo báo cáo khoa học đề tài khoa học xã hội 0309 quốc hội khoá X có 450 đại biểu trong đó có 411 người có trình độ đại học trở lên (71,33%). Ban chấp hành trung ương đảng khoá Viii có 170 uỷ viên, tỷ lệ có bằng đại học và sau đại học là 84,7%, 15,4% các trưởng ban trung ương đảng và 36,8% vị bộ trưởng có học vị tiến sỹ khoa học hay tiến sỹ. Tỷ lệ ấy ở các phó ban trung ương đảng và thứ trưởng là 31,3% và 38%. Trên 50% cán bộ chủ chốt ở các quận huyện có trình độ đại học và cao đẳng.
Trên mặt trận văn hoá hiện nay nước ta có gần 20000 hội viên các hội văn hoá và nghệ thuật ở trung ương và địa phương trong đó có hàng nghìn người chuyên sáng tác và phổ biến nghệ thuật. Ngoài ra còn trên 7000 nhà báo đang hoạt động cho 400 tờ báo và tạp chí
b. Hạn chế của nguồn nhân lực Việt nam
Bên cạnh những mặt mạnh nguồn nhân lực nước ta còn có nhiều hạn chế.
Kết cấu lao động của nước ta hiện nay là nông nghiệp chiếm 63,6% công nghiệp là 12,43% dịch vụ là 22,39%. Với kết cấu lao động như trên nền kinh tế của nước ta rất khó có sự phát triển nhảy vọt. Trong khi đó theo báo cáo của OECD ( tổ chức hợp tác phát triển kinh tế ) trong năm 1995 một số nước cong nghiệp phát triển trên thế giới có kết cấu lao động như sau nông nghiệp : 4%, công nghiệp : 26%, dịch vụ: 70%. Con số tương ứng ở Mỹ là 3%, 24%, 73%, ở Nhật là 6%, 34%, 60%, ở pháp là 5%, 27%, 68%, ở Đức là 35%, 38%, 69%.
Tính từ năm 1996 đến năm 1999 lao động công nghiệp chỉ tăng trung bình 6,52% / năm, ngành dịch vụ tăng 7,64% và nông nghiệp chỉ giảm có 2,3%/ năm. Điều này chứng tỏ nền kinh tế của chúng ta sự bứt phá trong thay đổi cơ cáu sản xuất.
Học vấn của người lao động còn thấp 52% mới có trình độ tiểu học trở xuống.
Tính đến 1-1-1998 đội ngũ lao động kỹ thuật của cả nước chỉ có gần 5000000 lao động chiếm 13,11% tổng số lực lượng lao động. Phần lớn lực lượng lao động kỹ thuật đang làm việc trong các cơ sở sản xuất có công nghệ cũ lạc hậu, năng suất thấp. Số lao động hoặc thiếu việc làm hoặc làm không đúng nghề đào tạo, trình độ đào tạo chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong số 5740 doanh nghiệp nhà nước có 1780000 người thiếu việc làm trong đó ngành than chiếm 30%, ngành sản xuất lương thực miền bắc chiếm 28%, ngành thép chiếm 12%.
Cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động ở nước ta còn nhiều bất hợp lý. Đơn cử như cơ cấu lao động kỹ thuật ở nước ta hiện nay là 1 đại học/1,5 trung cấp/3,5 công nhân trong khi đó ở một số nước có nền sản xuất phát triển hơn có cơ cấu tương ứng là 1/4/10. Hiện nay trong nước có quan điểm cho rằng để bắt kịp nền kinh tế tri thức cần phải phát triển số lượng cán bộ có trình độ đại học. Vậy cơ cấu lao động nước ta là hợp lý. Nhưng theo giáo sư viện sỹ- tiến sỹ khoa học Phạm Minh Hạc viện trưởng viện nghiên cứu con người nước ta với cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thấp lại đi sau khá xa trong việc tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá do đó cần phải thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá một cách tuần tự và có những bước nhảy vọt nhằm “đi tắt đón đầu “. Vậy nên có cươ cấu lao động như các nước phát triển để có một nền tảng vững chắc để tiến vào nền kinh tế tri thức. Tính đến năm 1996 số con người đào tạo bằng 1/3 số cán bộ kỹ thuật từ trung họ chuyên nghiệp đến đại học. Năm học 1995- 1996 số sinh viên đại học tăng 2,7 lần nhưng học sinh trung học chuyên nghiệp giảm 19%, học nghề giảm 30%. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong khi đó đào tạo đại học và cao đẳng những năm gần đây vẫn gây ra những bất hợp lý mới. Có đến 40% số sinh viên theo học đại học và cao đẳng thuộc nhóm ngành kinh tế, luật, trong khi đó một số ngành quan trọng lại chiếm tỷ lệ còn thấp như các ngành kỹ thuật chiếm 14,69%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 5,26%, sư phạm 5, 52% dẫn đến tình trạng gia tăng số sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hay làm không đúng ngành nghề đào tạo ggây lãng phí cho nhà nước và cá nhân. Tình trạng ngành thừa ngành thiếu ảnh hưởng đến công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Đào tạo đại học và cao đẳng chưa cao thiếu thực tế, ít được tiếp xúc với công nghẹ hiện đại hạn chế trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.Phần lớn đọi ngũ tri thức có trình độ cao giáo sư,phó giáo sư và cán bộ đầu ngành tuổi đã cao (tuổi giáo sư từ 56 trở lên chiếm 85,25%,phó giáo sư chiếm 49,16% ) trong khi lực lượng kế cận còn mỏng chưa đủ chất lượng và số lượng.Công tác đào tạo trong đó có đào tạo đại học chưa xây dựng đượchệ thống chuẩn mực chất lượng và quy chế đánh giá chất lượng không thích hợp.Hiện tượng làm bằng giả chạy điểm, thuê viết luận án, mua bằng cấp…vẫn còn tồn tại và là những nhức nhối xã hội. Công tác quản lý còn nhiều sơ hở lỏng lẻo thiếu những quy chế chặt chẽ nên có khá đông cán bộ cán bộ quản lý trongg học vấn và trình đọ chuyên môn kemsong lại được hợp thức háo về bằng cấp và học vị đã trở thành lực cản cho sự phát triển dất nước.
Dân số nước ta phát triển không đều, với 80% ở nông thôn nhưng đội ngũ cán bộ có trình độ đai học cao đẳng trở nên phần lớn đang làm việc tại các cơ quan trnng ương hoặc dồn nén ở khu vực đô thị.ở khu vực nông thôn nhất là ỏ khu vực vùng sâu vùng xa miền núi trình độ dân trí còn thấp kém kinh tế khó khăn lại còn thiếu nhiều cán bộ khoa học công nghệ.Đặc biệt ở những vùng dân tộc thiểu số thiếu trầm trọng cán bộ có trình độ học vấn cao(50% các dân tộc thiểu số không có người có học vị tiến sĩ khoa học).Hiện tượng này không những làm chậm sự phát triển của vùng này mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định về mặt kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của đất nước.
c. Nguyên nhân
- Trên đây là những hạn chế của nguồn nhân lực của nước ta những hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Một là:Nước ta còn nghèo nàn,trình độ công nghệ còn lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao trong ngành kinh tế, hậu quả chiến tranh còn nặng nề.
-- Phát triển kinh tế giữa các vùng còn chưa đều
--Chiíen lược phát triển kinh tế xã hội giáo dục còn chưa đồng bộ, các nghành nông nghiệp,khoa học tự nhiên,kĩ thuật cần nhiều cán bộ nhưng đào tạo ít
--Chhát lượng giáo dục đào tạo còn kém chưa cập nhật công nghệ mới.Nội dung đào tạo nặng nề về lý thuyết nhưng thiếu thực hành cơ sở vật chất thiết bịcòn nghèo nàn lạc hậu. Hơn nữa công tác quản lý đào tạo chậm đổi mới thích nghi với yêu cầu mới là cản trở lớn tron đào tạo nguồn nhân lực
-- Giáo dục đào tạo nằm trong thế độc lập mà thực ra bả chất của giáo dục đào tạo là phải phục vụ nhu cầu xã hội trên cơ sở nghiên cứu phân tích nhu cầu của sản xuất và đời sống
-- Nhiều chủ trươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35604.doc