Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã làm gì để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

• Đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đang là đòi hỏi cấp thiết

+ Vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Trong đó, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả Di chúc cũng như đã xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

+ Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về dân tộc. Đảng và nhà nước ta đã làm gì để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Hàng hóa Định nghĩa: hàng hóa là một sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng trong trao đổi (mua-bán). Vì vậy không phải bất kỳ vật phẩm nào cũng là hàng hóa. Những vật phẩm đi vào tiêu dùng không thông qua trao đổi (mua - bán) thì không phải là hàng hóa. Hàng hoá sức lao động Sức lao động: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa. Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau: Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định, Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động. Hàng hoá sức lao động: Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường. Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia đình và chi phí học tập. Mặt khác lượng giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia...Giá trị sức lao động không cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện một loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu ko muốn bị đào thải, thất nghiệp. Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của tư liệu sản xuất và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động, nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của giá trị thặng dư. So sánh hàng hoá sức lao động với hàng hoá thông thường Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Khác nhau: hàng hoá sức lao động và hàng hoá thông thường Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau Mua bán có thời hạn mua đứt, bán đứt Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương với GT Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất. Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là giá trị thặng dư giá trị sử dụng thông thường. Là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Biểu hiện của của cải vật chất. Phần 2: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN VỀ DÂN TỘC. ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về vấn đề dân tộc Khái niệm Cho đến nay, có hai nghĩa phổ biến nhất về dân tộc: Một là, chỉ cộng đồng người có liên hệ chặt chẽ và vững bền, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa riêng và những nét văn hóa đặc thù, xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Hai là, chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia; với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây: Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc. Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước. Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm... Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc). Đoàn kết theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đang là đòi hỏi cấp thiết Vĩnh biệt chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử. Trong đó, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả Di chúc cũng như đã xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Mở đầu Di chúc, Người viết: “Trước hết nói về Đảng-Nhà nước đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc ta”(1). Để giữ vững và phát huy truyền thống đó, “các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(2). Theo Người, đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân. Một yếu tố cực kỳ quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là “trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”, “mỗi đảng viên và cán bộ phải thưc sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là ngưòi đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(3). Và chỉ trên cơ sở đó, mới mở rộng dân chủ xã hội, tạo môi trường nuôi dưỡng sức mạnh đại đoàn kết-sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, đoàn kết trong Đảng phải thể hiện ở tư tưởng và hành động, tư tưởng và hành động phải thống nhất. Đảng tuy có nhiều đảng viên, song khi tiến hành nhiệm vụ cách mạng thì chỉ như một người, trong Đảng không cho phép có tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trước hết phải dựa trên nền tảng đường lối, quan điểm của Đảng. Người không chỉ kêu gọi, vận động toàn Đảng, toàn dân phải đoàn kết, mà chính Người là hiện thân của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là linh hồn của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Người đã tập hợp, cảm hóa mọi người bằng chính tấm gương cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tận trung với nước, tận hiếu với dân, bằng tình thương yêu vô hạn đối với con người, trước hết là những người lao động. Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nói luôn đi đôi với làm và đạo đức, nhân cách của Người đã quy tụ mọi lực lượng trong xã hội, trở thành động lực, sức mạnh đoàn kết trong Đảng. Mong muốn cháy bỏng cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(4). Thực hiện tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân ta luôn luôn ghi nhớ Lời thề danh dự: “Hết lòng hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của giai cáp công nhân và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thắng lợi”(5). Văn kiện Đại hội X của Đảng còn ghi rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vữmg của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(6). Nghị quyết Đại hội còn nêu rõ: “Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”(7). Đây là sự vận dụng và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết thống nhất của Đảng trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta. Là đảng cầm quyền, Đảng có đoàn kết thống nhất thì hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc mới đoàn kết xung quanh Đảng. Đoàn kết của Đảng là tấm gương cho cả hệ thống chính trị, là nhân tố quyết định bảo đảm đoàn kết dân tộc. Đoàn kết thống nhất của Đảng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải thật thà tự phê bình và phê bình để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình phải thật thà, để gột rửa những tư tưởng, quan điểm, hành vi trái với bản chất của Đảng, vi phạm phẩm chất, đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, tự phê bình và phê bình còn là đấu tranh để nâng cao năng lực cầm quyền. Tự phê bình và phê bình cần tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên. Trong Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, cần thực hiện tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng thường xuyên, liên tục, gắn kết quả tự phê bình và phê bình với chỉnh đốn Đảng, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị. Mặt khác, công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Kiểm tra giúp cho cấp ủy đảng kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguyên nhân, xử lý hiện tượng mất đoàn kết, đồng thời biểu dương kịp thời và có biện pháp cụ thể, thiết thực giúp cho các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không ngừng chăm lo vun đắp khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng còn cần có sự tham gia và giám sát của quần chúng và phải đạt tới mức độ làm rung động tình cảm cách mạng của đông đảo quần chúng. Học tập, thấm nhuần, vận dụng và phát triển tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguyện vọng và trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ta. Chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta Chúng ta luôn giải quyết vấn đề dân tộc theo nguyên tắc nhất quán. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển. đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhà nước. Bình đẳng là vấn đề cơ bản và có ý nghĩa hàng đầu. các dân tộc được đảm bảo quyền bình đẳng trong hiến pháp và pháp luật. quyền bình đẳng về kinh tế, về lợi ích giữa các dân tộc nên nhà nước giúp đỡ các dân tộc khác phát triển kinh tế. Bình đẳng về văn hóa, xã hội, thể hiện ở việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Điều 5 hiến pháp 1992 ghi “ nhà nước CHXHCN Việt Nam – nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết giữ gìn bản sắc dân tộc mình và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số “ Các bộ luật khác như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình… thể hiện rõ quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đoàn kết dân tộc là nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt quá trình hoạch định chính sách dân tộc của Đảng, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân, phát huy sức mạnh truyền thống và hiện đại, vật chất gồm: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, và đoàn kết quốc tế. Đại đoàn kết là bộ phận của đường lối đổi mới, là thành quả của công cuộc đổi mới. Tương trợ là chính sách ưu việt của đảng. Tương trợ bao hàm trong mọi mặt: giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy nền văn hóa… trong đó sự hỗ trợ từ phía nhà nước rất quan trọng, nó tạo cơ hội cho mọi dân tộc cùng phát triển. Vấn đề bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, thể hiện trong: Nghị quyết đại hội Đảng 9: “Thực hiện tốt chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. Nghị quyết đại hội Đảng 10: “vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ”. Những chính sách của Đảng và Nhà nước được biểu hiện: Một là: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho dân tộc khai thác thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình, cho đất nước, tham gia tích cực vào đổi mới xây dựng, và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ta phấn đấu khắc phục tình trạng di cư tự do, phát huy lợi thế từng vùng theo hướng hàng hoá với qui mô phù hợp. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói, hộ nghèo giảm dưới 10%, 90% đủ điện nước sinh hoạt, xóa nhà tạm-dột nát. Đầu tư đồng bộ có trọng điểm thông qua các chương trình dự án. Xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng và thủy lợi. Phấn đấu 100% xã có ô tô đi vào trung tâm xã. Hai là: Có chính sách ưu tiên cho giáo dục đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ tri thức cho dân tộc thiểu số. Nâng cao dân trí, thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục THCS và giáo dục miền núi. Mở rộng các trường dân tộc nội trú và dạy tiếng dân tộc. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường dự bị đại học ở miền Trung và Tây Nguyên. Qui hoạch đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số. Có chính sách ưu tiên với cán bộ là người dân tộc, với chức sắc tôn giáo, già làng trưởng bản. Ba là : Kế thừa và phát triển giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa dân tộc tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Bốn là: Quan tâm đặc biệt dến vùng cao, vùng sâu, vùng trước đây là cơ sở cách mạng và kháng chiến, tăng cường cơ sở khám chữa bệnh y tế cho các xã, thôn ấp, nâng cao hơn chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe dân tộc thiểu số, khuyến khích trồng cây thuốc dân gian, ngăn chặn giảm dân ở các đồng bào ít người. Năm là: Xây dựng chính sách phát triển văn hóa - xã hội phải gắn với chính sách an ninh- quốc phòng, nhất là địa bàn xung yếu, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo. Ngăn chặn mọi hành động lợi dụng dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại doàn kết dân tộc, gây mất ổn định xã hội. Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước mang tính toàn diện, quán xuyến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Tin tưởng rằng, trong thời gian không xa, chúng ta sẽ xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh, trên cơ sở đoàn kết giữ các dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25767.doc
Tài liệu liên quan