Tiểu luận Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước thế nào là dân chủ

Trong những thời gian gần đây, nhiều nghị quyết của Đại hội Đảng và Ban chấp hành trung ương được lấy ý kiến đến từng chi bộ và tổ chức quần chúng. Tuy nhiên vấn đề này chưa thành nề nếp trong nhiều tổ chức Đảng. Do đó trong thời gian tới cần có quy định cụ thể về việc lấy ý kiến của tất cả các đảng viên trong những vấn đề quan trọng của toàn Đảng, đồng thời cần phát huy dân chủ, đảm bảo tôn trọng ý kiến của Đảng viên trong việc thông qua các nghị quyết chủ trương của tổ chức Đảng.

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước thế nào là dân chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2 bài 4 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước thế nào là dân chủ Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi công việc khó khăn của cách mạng. Trong Đảng không có dân chủ thì đời sống của Đảng sẽ trở nên “âm u”. Trước khi đi xa trong di chúc Người căn dặn: “trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người nhấn mạnh thực hành dân chủ chứ người không nói là dân chủ. Phải chăng, Người thấy việc nói về dân chủ trong Đảng nhiều nhưng thực hành dân chủ rộng rãi thì còn có những hạn chế. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ”, trong Đảng “ phải thật sự mở rộng dân chủ để bày tỏ hết ý kiến của mình”. Như vây, phát huy dân chủ trong Đảng là phát huy dân chủ nội bộ. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy nhiều lần Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề dân chủ trong Đảng. Trong bài viết “Xây dựng những con người của Chủ nghĩa xã hội” in trên báo Nhân dân, ngày 25-3-1961, Bác viết: “Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lê – nin vĩ đại: Giữ gìn sự thống nhất của Đảng nhưcon ngươi của mắt. Phải hết lòng tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối không được đôci đoán cá nhân, tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật”, tập 10, trang 311. Người nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết trong Đảng, nhất là đoàn kết giữa các đồng chí cán bộ lãnh đạo. Khối đoàn kết đó được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất về tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ. Đồng thời cần tiến hành phê bình và tự phê bình một cách rộng rãi, nhất là cần tổ chức cho nhân dân phê bình cán bộ. “Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói “ cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình. Một đảng viên ở địa vị càng cao thì càng phải giữ đúng kỷ luật của Đảng, càng phải làm gương dân chủ”.   Trong tác phẩm “Sửa đối lối làm việc” đăng báo vào tháng 10 năm 1947, phần “Sáng kiến và hăng hái” Bác viết: “ Chúng ta thường nêu vấn đề đó. Nhưng đến nay cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó là vì lẽ gì?  Vì nhiều lẽ. Mà trước hết là vì: Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực…  Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với những người lãnh đạo, các đảng viên và các cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sợ, không dám phê bình. Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng đối với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra.  Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù” là khác.  Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản. Rồi sinh ra thói “không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng”, “trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm”, sinh ra nói “thậm thà thậm thụt” và những thói xấu khác…  Dân chủ, sáng kiến, hăng hái ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì nhưnmgx người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều. Chúng ta cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra”.  Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong nhân dân, Đại hội X của Đảng đã tổng kết: “ Việc thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc có tiến bộ”. Tuy nhiên,  Đại hội X cũng thẳng thắn chỉ ra: “ Dân chủ trong Đảng và trong xã hội còn bị vi pham. Kỷ cương, kỷ luật nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ còn yếu”. “ Công tác tổ chức trên một số mặt còn yếu; chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Chậm xây dựng, hoàn thiện tổ chức và cơ chế giám sát trong Đảng và trong hệ thống chính trị, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. Còn thiếu những quy chế cụ thể đảm bảo phát huy dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số cấp uỷ đảng và cán bộ lãnh đạo thiếu tôn trọng và phát huy quyền của đảng viên, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới; cán bộ một số nơi gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức”. Từ những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ trong Đảng và thực tiễn mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng và xã hội trong thời gian qua, để tiếp tục thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng hiện nay cần thực hiện tốt những vấn đề sau: * Thứ nhất, cần sớm xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Đảng. Từ đó mỗi đảng viên và tổ chức Đảng, mọi cấp uỷ và người đứng đầu đều thấy được quyền hạn và trách nhiệm của mình về thực hiện dân chủ trong Đảng, đồng thời đó cũng là căn cứ đê giám sát dân chủ trong Đảng. Mặt khác, các tổ chức cơ sở Đảng cần xây dựng quy chế nội bộ. Trong quy chế, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa bí thư với các thành viên của cấp ủy; giữa đảng ủy, chi ủy với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân... Mọi hoạt động của cấp ủy, chi bộ phải theo quy chế. Việc thực hiện nghiêm quy chế sẽ giúp đảng ủy, chi ủy, chi bộ giữ vững được nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động, trong  lãnh đạo và sinh hoạt; là cơ sở bảo đảm; giữ vững và tăng cường khối đại đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, trong chi bộ, cơ sở cho sự đồng thuận giữa tổ chức Đảng và chính quyền; ngăn ngừa những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán của cá nhân người đứng đầu. Đồng thời, cũng góp phần ngăn chặn tình trạng lợi dụng dân chủ bôi nhọ, công kích lẫn nhau gây mất đoàn kết nội bộ. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, một mặt vừa đề cao vai trò người đứng đầu, mặt khác vừa tạo điều kiện cho các cấp ủy viên và đảng viên phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc. * Thứ hai, thực hiện  dân chủ trong quá trình xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, trong đó vấn đề hàng đầu là Đảng phải xây dựng được đường lối chủ trương đúng đắn. Để xây dựng đường lối đúng đòi hỏi Đảng ta phải luôn độc lập, tự chủ, sáng tạo, phải nắm bắt quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại; phải huy động được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Trong những thời gian gần đây, nhiều nghị quyết của Đại hội Đảng và Ban chấp hành trung ương được lấy ý kiến đến từng chi bộ và tổ chức quần chúng. Tuy nhiên vấn đề này chưa thành nề nếp trong nhiều tổ chức Đảng. Do đó trong thời gian tới cần có quy định cụ thể về việc lấy ý kiến của tất cả các đảng viên trong những vấn đề quan trọng của toàn Đảng, đồng thời cần phát huy dân chủ, đảm bảo tôn trọng ý kiến của Đảng viên trong việc thông qua các nghị quyết chủ trương của tổ chức Đảng. * Thứ ba, đảm bảo việc thực hiện các quyền của Đảng viên một cách thực sự. Quyền của Đảng viên như đã được giải thích tại Đại hội IV của Đảng là quyền dân chủ của Đảng viên. Nói cách khác, đó là quyền làm chủ của Đảng viên đối với các công việc của Đảng. Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội X đã xác định 6 quyền của đảng viên như sau: 1. Quyền được thông tin. 2. Quyền được thảo luận và biểu quyết. 3. Quyền được ứng cử, đề cử và bầu cử . 4. Quyền được phê bình, chất vấn kiến nghị và yêu cầu trả lời. 5. Quyền được trình bày ý kiến về bản thân mình. 6. Quyền được bảo lưu ý kiến khi ý kiến của mình thuộc về thiểu số. Tất nhiên, việc mở rộng và dân chủ phải đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật, đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng dân chủ để có hành vi vu cáo hoặc gây rối nội bộ. * Thứ tư, phát huy dân chủ trong công tác cán bộ.  Phát huy dân chủ, đặc biệt là dân chủ trong công tác cán bộ là một nội dung quan trọng. Bởi vì cán bộ là gốc của công việc, mọi việc thành bại là do cán bộ tốt hay kém. Thực tế cho thấy, trong Đảng có thực hành dân chủ và mở rộng, phát huy dân chủ hay không, vai trò của cấp uỷ Đảng và người đứng đầu cấp uỷ là rất quan trọng. Các cấp uỷ Đảng và người đứng đầu có nhận thức đúng, có thực hành dân chủ trong nội bộ hay không thì nguyên tắc tập trung dân chủ và các quyền dân chủ và quy chế làm việc mới thành hiện thực. Do đó cần phát huy dân chủ trong Đảng để đảng viên có quyền lựa chọn được đội ngũ cán bộ của Đảng có phẩm chất chính trị, có uy tín và năng lực lãnh đạo, thật sự tâm huyết với Đảng với dân. Đồng thời cần đổi mới phương thức bầu cử, thực hiện rộng rãi việc bầu cử trực tiếp đối với các chức danh trong Đảng * Thứ năm,  xây dựng chế độ và nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên và giám sát của quần chúng.  Kiểm tra là một nội dung và hình thức lãnh đạo. Công tác kiểm tra của cấp uỷ cấp trên nhằm phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức. Nhờ có kiểm tra thường xuyên mà phát hiện được việc chấp hành đúng hay không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm chủ trương chính sách, điều lệ Đảng; phát hiện kịp thời những vi phạm dân chủ để uốn nắn, khắc phục nhằm giữ vững kỷ luật; kỷ cương của Đảng; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo hoặc những thắc mắc của cán bộ, đảng viên hoặc nhân dân. Đồng thời, cũng nhờ kiểm tra mà phát hiện những điển hình tiên tiến để nhân rộng. Nhìn chung, việc kiểm tra của cấp ủy cấp trên và giám sát của quần chúng được xây dựng thành chế độ sẽ góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. * Thứ sáu, nâng cao chất lượng đảng viên. Muốn Đảng mạnh thì chi bộ phải mạnh, muốn chi bộ mạnh thì đảng viên phải mạnh. Đảng viên là lực lượng quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Nâng cao chất lượng đảng viên là yêu cầu quan trọng để đảm bảo việc thực hiên dân chủ trong Đảng. Thực tế ở đâu chất lượng đảng viên thấp thì ở đó cơ sở Đảng yếu kém, không phát huy dân chủ, phong trào yếu kém. Đảng viên yếu kém hoặc hạn chế về năng lực trình độ thì khó tham gia đóng góp được gì nhiều cho Đảng, thậm chí không dám đấu tranh chống lại các hiện tượng sai trái mất dân chủ. Chất lượng đảng viên thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực công tác, khả năng vận động, thuyết phục, tổ chức quần chúng thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, ở tấm gương mẫu mực cho nhân dân noi theo. Phát huy dân chủ trong  Đảng không chỉ là yêu cầu nội tại của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh mà còn là quy chế bắt buộc để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất trong Đảng; khắc phục bệnh độc đoán, chuyên quyền; bảo đảm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Để phát huy được sức mạnh của việc thực hiện dân chủ trong  hoạt Đảng cần phải thực hiện tốt những giải pháp từ việc làm tốt công tác chính trị tư tưởng; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; gắn việc thực hiện dân chủ với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Tài liệu tham khảo: 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110906.doc
Tài liệu liên quan