Mục Lục
Lời Mở Đầu
Nội dung
I. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
*Đaọ đức là cái gốc của người Cách Mạng
II. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
*Trung với nước, hiếu với dân.
*Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư
*Thương yêu con người,sống có tình nghĩa
*Có tinh thần quốc tế trong sáng
III. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
*Nói đi đôi với làm,phải nêu gương về đạo đức.
* Xây đi đôi với chống
*Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Kết Luận
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời Mở Đầu
Nội dung
Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
*Đaọ đức là cái gốc của người Cách Mạng
II. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
*Trung với nước, hiếu với dân.
*Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư
*Thương yêu con người,sống có tình nghĩa
*Có tinh thần quốc tế trong sáng
III. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
*Nói đi đôi với làm,phải nêu gương về đạo đức..
* Xây đi đôi với chống
*Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Kết Luận
LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, Người không chỉ sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn có những đóng góp to lớn vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Những đóng đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được thế giới thừa nhận.
NỘI DUNG
I. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
*Đaọ đức là cái gốc của người Cách Mạng
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng lớn. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất sâu sắc,phong phú cả về lý luận và thực tiễn. Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống,Người đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người,như gốc của cây,ngọn nguồn của suối. Người Cách Mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người cho rằng ,làm Cách Mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnh làm nền tảng,mới hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang.Trong điều kiện Đảng cầm quyền,Người luôn trăn trở với nguy cơ xa cuộc sống,xa rởi quần chúng,rơi vào thoái hóa biến chất của Đảng. Vì vậy,NGười luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi hành động và hiệu quả trên thực tế. Như vây, trong tư tưởng đạo đức HCM, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một.Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực.
Theo Người, đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người.
II. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
*Trung với nước, hiếu với dân.
HCM đã mượn khái niệm “trung” và “hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới “trung với nước,hiếu với dân” tạo nên cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Người cho rằng “ trung với nước phải gắn liền hiếu với dân”,vì nước là nước của dân,còn dân là chủ nhân của nước,quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân,cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”.Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước,với con đường đi lên của đất nước,suốt đời phấn đấu cho Đảng,cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân,tin dân,phục vụ nhân dân hết lòng,phải gần dân,kính trọng và học tập nhân dân va lấy dân làm gốc.Đối với cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình,hiểu rõ dân tâm,quan tâm dân sinh,nâng cao dân trí.
*Cần,kiệm,liêm,chính,chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người,là đại cương đạo đức HCM.
•Cần: là siêng năng,chăm chỉ lao động có kế hoạch,có hiệu quả,có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.
•Kiệm: tiết kiệm(thời gian,công sức,của cải…)của nước của dân, “không xa xỉ,hoang phí,không bừa bãi”,không phô trương hình thức,không liên hoan,chè chén lu bù.
• Liêm: luôn tôn trọng của công và của dân.Phải “trong sạch,không tham lam” tiền của,địa vị,danh tiếng.
• Chính: thẳng thắn,đúng đắn.Đối với mình- không được tự cao,tự đại,tự phụ,khiêm tốn học hỏi,phát triển cái hay,sửa chữa cái dở của mình.Đối với người- không nịnh người trên,không khinh người dưới,thật thà,không dôi trá.Đối với việc-phải để việc công lên trên,lên trước,việc thiện nhỏ mấy cũng làm,việc ác nhỏ mấy cũng tránh.
Người chỉ ra rằng các đức tính “cần,kiệm,liêm,chính”có quan hệ chặt chặt chẽ với nhau,ai cũng phải thực hiện song cán bộ,đảng viên phải là người thực hành trước để làm kiểu mẫu cho dân.Đối với một quốc gia cần,kiện ,liêm,chính là thước đo sự giàu có về vật chất,vững mạnh về tinh thần,thể hiện sự văn minh tiến bộ.
•Chí công vô tư: công bằng,công tâm,không thiên tư,thiên vị,làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước,chỉ biết vì Đảng,vì dân tộc.Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể,bài trừ chủ nghĩa cá nhân.Theo Người,chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc,từ chủ nghĩa cá nhân sinh ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm:quan liêu,mệnh lệnh,bè phái,chủ quan,tham ô,lãng phí,tham danh,độc đoán chuyên quyền…Người cho rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lựi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
*Thương yêu con người,sống có tình nghĩa
Yêu thương con người dược HCM xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.Người nói người cách mạng là người giàu tình cảm,có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng.Vì yêu thương nhân dân,yêu thương con người mà chấp nhận mọi hi sinh để đem lại độc lập,tự do,cơm no áo ấm và hạnh phúc cho con người.Tình yêu thương phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân,thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với đồng chí,anh em,bạn bè..Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với với mình,rộng rãi,dộ lượng,giàu lòng vị tha với người khác,đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền con người,kể cả những người nhất thời lầm lạc chứ không phải thái độ dĩ hòa vi quý,không phải hạ thấp,càng không phải vùi dập con người.
*Có tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa.Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân,nhằm vào mối quan hệ rộng lớn,vượt ra khỏi quốc gia dân tộc.
Nội dung chủ nghĩa đế quốc trong tư tưởng HCM rất rộng lớn và sâu sắc.Đó là sự tôn trọng,hiểu biết,thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới,với tất cả cá dân tộc và nhân dân các nước chống lại mọi sự chia rẽ hằn thù,bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc…HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình.Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xà hội.HCM đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thé giới,tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.
III. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
*Nói đi đôi với làm,phải nêu gương về đạo đức..
Nói đi đôi với làm,HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xậy dựng một nền đạo đức mới.Bản thân HCM là tấm gương trong sáng,vè lời nói đi đôi với việc làm.Nói đi đôi vói làm là đặc trưng bản chất tư tuởng HCM- đạo đức cách mang.Nói đi đôi với làm dối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột,nói một đằng làm một nẻo,thậm chí nói mà không làm.Sau cách nang Tháng Tám,HCM chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng”,nói mà không làm,miệng thì nói: “phụng sự quần chúng” nhưng làm trái ngược lợi ích quần chúng,trái với phương châm của Đảng và Chính phủ,làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân.
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông.Nói đi đôi với làm,gắn liền với nêu gương về đạo đức.Với ý nghĩa đó,HCM đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiền phong mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
Người cho rằng,hơn bất cú một lĩnh vực nào khác trong việc xây dựng một nền đạo đức mới,đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng “đạo làm gương”.Người nói : “lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhật để xây dựng Đảng,xậy dựng các tổ chức cách mạng,xậy dưng con người mới,cuộc sống mới.”.Để làm được như thế,phải chú ý phát hiện,xậy dụng điển hình người tốt việc tốt ,gần gũi trong đời thường,trong lao động sản xuất,trong chiến đấu, trong học tập,….như vậy,một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên một nền rộng lớn vững chắc,khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức của toàn xã hội
. * Xây đi đôi với chống
Để xây dựng một nền đạo đức mới,cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.. Trong đời sống hằng ngày,những hiện tượng tốt xấu,đúng sai,cái đạo đức và cái vô đạo thường đan xen nhau,đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người.Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vưc đạo đức rõ ràng không đơn giản.Xây phải đi đôi với chống,muốn xây phải chống,chống nhằm mục đích xây…..
Xây dựng đạo đức mới, đạo dức cách mạng truớc hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất,những chuẩn mực đạo đức mới.Việc giáo dục đạo đức phải đựoc tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng,phù hợp với từng lứa tuổi, tùng ngành nghề,giai cấp tầng lớp.và trong từng môi trường khác nhau,phải khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi con người.Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi người và mỗi tổ chức,trước hết là Đảng.
Xây phải đi đôi với chống,với việc loại bỏ cái sai,cái xấu,cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày.HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng,đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc,chống những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân.Đây thực sự là “ một cuộc chiến khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc hậu,giữa cách mạng và phản cách mạng. Để giành được thắng lợi trong cuộc chiến đấu này,điều quan trọng là phải phát hiện sớm phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh,trong sạch về đạo đức.
*Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.Cải tạo cũng phải trường kì gian khổ,vì đó là cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người.Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ,đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một công việc dễ dàng…Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thi nhất định thành công”.
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân,đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.Chỉ có trong hành động,đạo đức cách mạng mới bộc lộ những giá trị của mình.Do vậy, đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn, trong công việc trong các mối quan hệ của mình,phải nhìn thẳng vào mình,không tự lừa dối, huyễn hoặc, phải thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu cái ác của mình để khắc phục, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như công việc rửa mặt hằng ngày. HCM đưa ra lời khuyên rất rễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng vàng càng luyện càng trong”
VẬN DỤNG
I. Thực trạng đạo dức lối sống trong sinh viên hiện nay:
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một nền đạo đức mới đã và đang được hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đát nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung mới đòi hỏi dan tộc và thời đại. Nhờ đó, phần, lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén dám đối mặt với khó khăn thử thách, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại chây lười; luôn gắn bó với dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công băng, dân chủ văn minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, dẫn đến những tiêu cực trong đòi sống xã hội ngày càng phổ biến. Đó là “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ phận công chức diễn ra nghiêm trọng”. Thêm vào đó là những biểu hiện mục tiêu xa rời chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhắm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”...
Hậu quả là đã có một số bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí tiến thủ; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút sách; thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp…Đây là những biểu hiên nếu không kịp thời khắc phục thì nó sẽ gây ra sự cán trở cho đất nước và xã hội.
Vì vậy, hiên nay những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giờ hết.
II. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lối sống, đạo đức của học sinh, sinh viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, Người đặc biệt quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến cho việc phát triển những tư tưởng đạo đúc mới. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức trong sáng của Người có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, là nhân tố có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay.
Từ cuộc đời Bác và quan điểm của Bác về đạo đức cách mạng, dựa trên quan điểm của Đảng ta về những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong giai đoạn mới, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đất nước, trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần tăng cường giáo dục, rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất đạo đức cách mạng cơ bản. Bác Hồ đã xác định nội dung cơ bản đầu tiên của đạo đức cách mạng là: "Trung với nước, hiếu với dân". Đây là phẩm chất định hướng cho mọi hoạt động của người cách mạng. Cuộc đời Bác cũng chính là một tấm gương điển hình về lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân của một nhà cách mạng lỗi lạc. Đối với thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng, nhiều lần Bác Hồ đã đặt câu hỏi: Mục đích học tập của thanh niên là để làm gì? Và Người chỉ rõ: Thanh niên học tập để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là làm tròn bổn phận là người làm chủ của nước nhà. Thanh niên phải ham làm những việc ích quốc, lợi dân, phải đặt công việc chung, lợi ích chung lên trên hết, trước hết; các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước. Bác đặc biệt nhấn mạnh: Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà mình phải tự hỏi đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào? Bởi vậy giáo dục lòng "Trung với nước, hiếu với dân" cho sinh viên chính là giáo dục cho họ lòng yêu quê hương, đất nước, tự cường dân tộc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, đưa quê hương, đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Từ đó quyết tâm học tập để phấn đấu thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là ý chí, quyết tâm vươn lên, là khát vọng, hoài bão làm giàu cho mình, gia đình, cho quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, cần giáo dục cho sinh viên tinh thần phấn đấu học tập, rèn luyện nghiêm túc, bền bỉ, kiên trì, không ngừng vươn lên để chiếm lĩnh tri thức khoa học, làm chủ tri thức khoa học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ liên tục phấn đấu, học hỏi, rèn luyện một cách quyết liệt để thực hiện cho kỳ được ham muốn tột bậc của bản thân là làm cho nước nhà được độc lập, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Người dạy chúng ta gian nan rèn luyện mới thành công. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thanh niên: Thanh niên muốn xứng đáng vai trò người chủ, thì phải học tập; thanh niên sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là thanh niên. Bởi vậy chúng ta cần giáo dục cho sinh viên tinh thần phấn đấu quyết liệt, bền chí, nhẫn nại, vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện. Tích cực tự học, tham gia nghiên cứu khoa học, mở rộng, nâng cao tri thức, từng bước tích lũy tri thức cho bản thân. Chỉ với tinh thần phấn đấu học tập, rèn luyện bền bỉ, kiên trì sinh viên mới xứng đáng trở thành chủ nhân thực sự của đất nước, mới đưa quê hương, đất nước nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Ngoài hai yếu tố trên, chúng ta cần giáo dục cho sinh viên tinh thần đoàn kết, có ý thức tập thể, cộng đồng, hợp tác, tương trợ trong học tập, nghiên cứu khoa học, tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, nhân đạo, từ thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Bản thân Người cũng chính là hạt nhân quy tụ sự đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, dân tộc và đoàn kết quốc tế, tạo nên sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Do đó, cần và phải tiếp tục giáo dục tinh thần đoàn kết cho mọi người dân Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Sinh viên phải có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng trong mọi hoạt động. Sinh viên cần phải hòa hợp quyền lợi riêng rẽ của mình trong quyền lợi chung của tập thể, của dân tộc. Tinh thần đoàn kết, hợp tác sẽ giúp cho sinh viên xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, xóa bỏ những tư tưởng cô độc, hẹp hòi, cố chấp, thành kiến tự cao, tự đại, tự ái, tự phụ, nghi kỵ vô căn cứ, xung đột vô nguyên tắc. Thực tế hiện nay, chủ nghĩa cá nhân vẫn còn rơi rớt trong không ít sinh viên do chủ yếu ảnh hưởng của lối sống ích kỷ, thực dụng. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trước vận hội mới của dân tộc đòi hỏi tất cả những người Việt Nam, trong đó có sinh viên phải đoàn kết thống nhất vì sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước. Bác Hồ khẳng định người có đạo đức cách mạng là người phải có lối sống cần, kiệm, liêm, chính. Đây chính là những phẩm chất tốt đẹp cần thiết cho mọi người Việt Nam trong việc tu dưỡng đạo đức cá nhân, trong mọi hoạt động kể từ cuộc sống gia đình cho đến việc xây dựng đất nước. Đó cũng là nền tảng cho đời sống đạo đức mới ở nước ta. Đối với sinh viên, có thể nói họ là những người tiêu biểu cho một thế hệ mới đang vươn lên khẳng định mình, đang vươn lên để trở thành chủ nhân thực sự của quê hương, đất nước. Họ là những con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Bởi vậy họ phải là những người tiêu biểu về lối sống, về nhân cách trong thanh niên, trong xã hội. Do đó phải giáo dục cho họ lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng và tấm gương của Bác. Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính là phải sống giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, đua đòi, không sa vào các tệ nạn xã hội; có quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu; biết cảm thông, chia xẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; biết hưởng thụ những giá trị văn hóa lành mạnh, cách mạng, tiến bộ của dân tộc, nhân loại, thời đại. Biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp, quy ước của cộng đồng. Biết tận tâm học tập, ra sức luyện rèn, có lòng ham học hỏi, yêu lao động, không ngại khó, ngại khổ; có chí chủ động, sáng tạo, tự cường, tự lập; thật thà, chính trực, không gian lận trong học tập, thi cử. Muốn vậy sinh viên phải tự giác rèn luyện, phải vững vàng trước mọi cám dỗ, phải dũng cảm đấu tranh quyết liệt chống mọi biểu hiện sai trái trong lối sống, nhân cách của sinh viên. Phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện tốt lời Bác dặn: Thanh niên cần phải chống tâm lí tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lí ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ, chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang... Tóm lại, thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời rất cần phải tích lũy những kiến thức khoa học, công nghệ, ngoại ngữ, tin học... nhưng nếu chỉ chừng đó thôi thì chưa đủ. Nếu không quan tâm hoặc bỏ qua việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho họ thì rất dễ dẫn tới sự phát triển lệch lạc, phiến diện. Đó là con đường dẫn tới sự thiếu hụt những giá trị nhân văn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Đó là nguy cơ làm suy thoái, thậm chí biến dạng quá trình phát triển của cá nhân, cộng đồng. Trong thời gian qua, chính vì chưa chú ý đúng mức đến việc giáo dục đạo đức nên cả xã hội phải chứng kiến quá nhiều những hành vi vô đạo đức, phản luân lí, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, trong sinh viên. Vì vậy, hơn lúc nào hết, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, phải chú trọng công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, giúp cho thế hệ trẻ biết vươn lên làm chủ được một cách đúng đắn tri thức hiện đại, trở thành những con người đủ đức, đủ tài, thực sự là những công dân vừa "hồng" vừa "chuyên", góp sức xây dựng đất nước ta "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong ước của Bác Hồ và cũng chính là mong ước của tất cả những người dân Việt Nam chúng ta.
Kết Luận
Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì người đã sáng tạo ra một thời kì mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn là vì những đóng góp của Người vì lí luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại.
Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất sâu sắc vào tư tưởng đạo đức macxit. Những đóng góp đó đã nâng Người lên một vị trí nhà đạo đức lỗi lạc được thế giới thừa nhận.
Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện tư tưởng đạo đức học macxit về vai trò và sức mạnh của đạo đức, về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là tấm gương sáng, là bài học lớn, một tư cách lớn để dân tộc ta học tập và làm theo. Đặc biêt, thế hệ trẻ ngày nay, cần gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp vồn có của dân tộc xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THAO LUAN TU TUONG HCM.doc