Tiểu luận Quan điểm toàn diện với việc tìm hiểu vấn đề giao thông đô thị ở hiện Việt Nam nay

Số lượng phương tiện tham gia giao thông chất lượng kém rất nhiều. Có thể kể điển hình 2 loại phương tiện là xe máy và xe lam. Đến nay trong nội thành việc cấm sự dụng xe lam đã được thực thi tuy nhiên xe máy kém chất lượng đã và đang được đưa vào sử dụng rất nhiều đặc biệt là xe máy tàu, và trên thực tế Hà Nội là một trong những thủ đô có lượng xe máy nhiều nhất trên thế giới. Vẫn chưa có một hệ thống kiểm định chất lượng xe máy hoạt động thực sự có hiệu quả.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan điểm toàn diện với việc tìm hiểu vấn đề giao thông đô thị ở hiện Việt Nam nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Một trong những nguyên tắc đầu tư đầu tiên của bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chính là họ xem xét vùng đó, khu vực đó, quốc gia đó có đáp ứng tốt hệ thống giao thông hay không. Chỉ với một khía cạnh nhỏ này thôi mà chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của giao thông đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Nước ta mới bắt đầu đi vào cơ chế thị trường năm 1990. Giao thông vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi giới hạn bài viết của mình em chỉ xin trình bày về: “ Quan điểm toàn diện với việc tìm hiểu vấn đề giao thông đô thị ở hiện Việt Nam nay. Hy vọng rằng những nhận định của em về tình hình giao thông đô thị có thể giúp mọi người thây được phần nào về giao thông đô thị của Việt Nam hiện nay. Với tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế, bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót cần bổ sung và sửa chữa. Rất mong được thầy cô cùng các bạn góp ý. Em xi n chân thành cảm ơn! Chương I 1. Giới thiệu chung về nội dung kiến thức: Trong cuộc sống chúng ta thường hay nghe thấy hai từ nhân quả như “nguyên nhân của điểm kém là do cậu lười học”, “ nguyên nhân của việc học ngoại ngữ kém là do cậu lười học từ mới”… Hai từ này có lẽ đã quá quen thuộc trong cuộc sống, chúng ta có thể không cần nhắc đến định nghĩa về chúng làm gì. Nhưng có lẽ cái m à ta quan tâm ở đây chính là ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nhân quả. Cụ thể là: - Phải tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả trong nhận thức và hành động. - Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó muốn có kết quả cao phải biết phát huy nhiều nguyên nhân biết hạn chế tác động của nguyên nhân ngược chiều: tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều và phải chú ý đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong. - Phải biết kết quả đã đạt được thành nguyên nhân tiếp sau và hướng tới kết quả tiếp sau ngày càng cao hơn không thỏa mãn một kết quả nào. Nói theo nghĩa triết học thì khô khan, nhưng nếu hiểu kỹ vấn đề ta sẽ thấy nó rất hữu ích cho việc phân tích tình hình giao thông đô thị ở Việt Nam. 2. Khát quát chung về giao thông Việt Nam (tiêu biểu là giao thông đô thị ) Giao thông vận tải Việt Nam là từ tổng quát để chỉ chung tất cả các loại hình giao thông đang tồn tại ở nước ta (VD như: giao thông đường sắt, giao thông đường thủy…)và các vấn đề liên quan đến giao thông Việt Nam (như luật giao thông đường thủy, bộ….) Các loại hình giao thông dược chia thành những loại chính tùy vào đặc điểm của từng loại hình như giao thông đường bộ; giao thông đường sắt, giao thông đường không, giao thông đường thủy. Mỗi loại hình đều có những đặc điểm cũng như tầm ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên vai trò to lớn của các loại hình này trong việc phát triển của mỗi quốc gia là không thể phủ nhận. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều là những nước mà giao thông cực kỳ phát triển. Trong phạm vi giới hạn của đề tài chúng ta chỉ có thể tìm hiểu về giao thông đường bộ (đô thị) Chương II 1. Các loại hình chính về giao thông Việt Nam Nếu nói về các loại hình giao thông thì có rất nhiều nhưng gộp chung tất cả lại có 4 loại chính là giao thông đường sắt, giao thông đường bộ, giao thông đường thủy và giao thông đường không. Vai trò của các loại hình đối với nền kinh tế Việt Nam là khác nhau. Ví như lượng vận chuyển hàng hóa của các loại hình đó ở Việt Nam lần lượt là: đường bộ 5,4%, đường sắt 21%, đường thủy 11.5% còn đường hàng không chiếm tỉ lệ xấp xỉ là 0.9%. Mỗi loại hình có thế mạnh và bất cập khác nhau nhưng có lẽ vấn đề nổi cộm nhất hiện nay có lẽ là vấn đề giao thông đô thị ở Việt Nam tiêu biểu là thủ đô Hà Nội. 2.Giao thông đô thị ở Việt Nam ( thủ đô Hà Nội). Thủ đô Hà là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước. Vấn đề giao thông ở thủ đô là vô cùng quan trọng. Bởi làm tốt hay xấu vấn đề này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của nhân dân cũng như nhịp tăng trưởng Kinh tế – Xã hội của thủ đô. Vậy ta nhìn thấy gì ở giao thông đô thị. a. Thực trạng giao thông thủ đô Hà Nội. - Có lẽ vấn đề nổi cộm nhất mà ai dù chỉ từng một ngày ở thủ đô cũng biết đó là nạn ách tắc giao thông. Cảnh những dãy xe dài hàng cây số đội thông đường đã quá quen thuộc với người dân thủ đô. Đặc biệt là ở những đầu mút giao thông lớn như: ngã tư chùa Bộc, Ngã tư ô chợ dừa, cầu Chương Dương…Đây là những đầu mút giao thông chính của thủ đô nên hiện tượng tắc đường ở đây hầu như ngày nào cũng có. VD: Địa điểm ngã tư Sở. Ô chợ dừa là nút giao thông lớn của thủ đô với có hướng Hà Đông (Nguyễn trãi), Láng, Trường chinh, Tây Sơn. Lượng người tham gia giao thông ở đây rất lớn. Các trục đường khác hiện tượng ùn tắc có đỡ hơn nhưng nếu có một vài vụ xô xát, tai nạn nhỏ xảy ra cũng có thể gây hiện tượng tắc đường. Đây có thể coi là một hiện tượng bức xúc của rất nhiều người dân vì nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của họ. ùn tắc giao thông lớn cũng thường hay xảy ra ở cầu Chương Dương. Đây cũng là một trong những cửa ngõ vào thành phố từ hướng Gia Lâm. Đặc biệt là lượng xe tải, xe khách qua cây cầu này là rất lớn lên dù chỉ có một vụ tai nạn nhỏ xảy ra cũng có thể gây tắc đường được. Việc đưa cầu phao Khuyến Lương vào hoạt động cũng chẳng làm tình hình ùn tắc giao thông bớt đi. - Một vấn đề nưac cần quan tâm đến trong thực trạng của giao thông thủ đô hiện nay là tai nạn giao thông. Có thể nói đây không chỉ là nỗi lo riêng của thủ đô mà là của toàn xã hội. Từ năm 2005 đến nay, theo nghị quyết của thủ tướng Chính phủ, chúng ta đang thiết chặt quản lý các phương tiện xe cơ giới và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Kết quả thu được tương đối khả quan. Nhưng “theo báo cáo của Uỷ ban toàn giao thông quôc gia, trong năm 2005 cả nước xảy ra 19.223vụ TNGT làm chết 10.014 người, bị thương 18.504 người. So với năm 2004, số vụ tai nạn giảm 8.862 vụ số người chết giảm 1336 người. Tuy nhiên số này vẫn còn quá lớn: “(Báo: Lao động xã hội – 21/3/2004).Còn nếu tính chung 3 năm con số này là 72871 vụ tai nạn làm 33.999 người chết và 71.175 người bị thương. (Báo: CAND 27 – 12-2003). Tuy hiện nay số liệu này có chiều hướng giảm nhưng số vụ tai nạn xảy ra vẫn còn nhiều. Tính riêng trong tháng 3-2004 số vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên toàn quốc là 1.323 vụ, làm chết 868 người, bị thương 1.181 người (giảm 5,5% số vụ, 8,2% số người chết và 5,4% số người bị thương so với tháng trước). Tuy nhiên vẫn xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 42 người chết, 32 người thương. Một thực tế đáng buồn là số vụ tai nạn giao thông ở thủ đô lại tăng: trong tháng có 130 vụ tai nạn lớn nhỏ xảy ra, làm chết và 4 người bị thương). (NDT7/1/5/2004). Chỉ nhìn vào một số liệu tình hình tai nạn ở thủ đô cũng thấy báo động. Số vụ tai nạn vẫn ở mức cao mặc dù các cấp ngành đã có một vài những biện pháp tích cực. Có thể thấy những tuyến đường hay xảy ra tai nạn như đường Láng, đường Trường Chinh….Đây là những con đường có mật độ người tham gia giao thông cao, mà đoạn những đoạn đường này thì lại xuống cấp. Nếu bạn đọc thường xuyên coi báo “an ninh thủ đô”, báo “bạn đường”, “nhân dân”… thì sẽ thấy những bài viết những mục tin tức viết về nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông xuất hiện rất nhiều. Đây là một điều đáng buồn với người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Vậy nguyên nhân của nó ở đâu? b. Nguyên nhân: - Do nước ta còn nghèo, từ sau khi Mĩ xóa bỏ cấm vận 1990, đất nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn còn lạc hậu nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực. Hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, hệ thống hạ tầng cơ sở cũ đã xuống cấp nghiêm trọng trong khi hệ thống cơ sở mới, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu thực tế. Khu vực thủ đo giao thông và quy hoạch giao thông đô thị đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong nội thành mặc dù nhiều tuyến đường được mở mang nâng cấp như Đường Láng – Hòa Lạc, Đường Nguyễn Trí Thanh,…các cửa ngõ vào Hà Nội, và các tuyến giao thông chính vào Hà Nội được nâng cấp và đạt tiêu chuẩn cao. Điển hình là các tuyến đường 10; cao tốc Pháp Vân, đường Nguyễn Trãi….Nhưng vấn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Nhiều tuyến đường trong thủ đô chưa thể giải tỏa nổi như Trương Chinh: Láng…hoặc có những tuyến giải tỏa chậm như Đội Cấn…việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông chung. Ngoài ra do hệ thống hạ tầng cũ để lại lên việc quy hoạch tổng thể gặp nhiều bất cập. Đường kém, hệ thống giao thông bất cập, việc xảy ra tai nạn và ách tắc giao thông là điều tất yếu xảy ra. - Số lượng phương tiện tham gia giao thông chất lượng kém rất nhiều. Có thể kể điển hình 2 loại phương tiện là xe máy và xe lam. Đến nay trong nội thành việc cấm sự dụng xe lam đã được thực thi tuy nhiên xe máy kém chất lượng đã và đang được đưa vào sử dụng rất nhiều đặc biệt là xe máy tàu, và trên thực tế Hà Nội là một trong những thủ đô có lượng xe máy nhiều nhất trên thế giới. Vẫn chưa có một hệ thống kiểm định chất lượng xe máy hoạt động thực sự có hiệu quả. - Một trong những nguyên nhân cần nói đến chính là sự yếu kém trong công tác quản lý và sự thiếu đồng bộ giữa các ban ngành. Lâu nay, hễ tắc đường, tai nạn nhiều là người ta lại nghĩ ngay đến xe máy, và những chiếc xe máy đã trở thành chủ đề cho hàng trăm cuộc họp hành, hội thảo. Thực ra điều này không sai nhưng nếu “đồ lặt”cho xe máy không thôi thì “oan”cho nó quá. Đấy là chưa kể đến chuyện vừa qua dư luận sôi sục lên vì chủ trương cấm đăng ký xe máy ở các quận nội thành.Chủ trương này đến nay đúng sai dẫn chưa ngã ngũ bởi cấm đăng ký hàng năm rồi mà lượng xe lưu thông vẫn không hề giảm, vẫn tắc đường, kẹt xe, tai nạn…tiếp đó lại có ý kiến cho rằng phải xấm xe biển ngoại tỉnh vào thành phố. Dư luận rầm rộ lên bởi vì hàng ngàn người ngoại tỉnh sẽ kiếm sống ra sao? Lên ấn như vậy nhưng bản thân ngành giao thông công chính (GTCC) lại không hề tự kiểm điểm mình. Đầu tiên là phải kể đến những “ông lớn” xe buýt. Đây là loại xe được ưu ái nhiều trong khi tham gia giao thông, có lẽ vì thế mà các báo đài cứ thản nhiên chạy lấn đường, chèn ép các phương tiện giao thông khác thậm chí vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông. Chẳng lẽ, “con cưng” của ngành giao thông công chính không góp phần gây tai nạn, tắc đường! Rồi hàng loạt những vấn đề khác như việc sơn kẻ vạch dành cho người đi bộ, nơi kẻ sau đèn tín hiệu, nơi kề trước đèn tín hiệu. Bên cạnh đó việc phân luồng giao thông, đặt nhiều biển hướng dẫn không dúng, khó hiểu khiến nhiều lái xe chẳng biết đâu mà lần. Xin đơn cử các biển báo ở Cầu Chương Dương (nơi thường xuyên xảy ra tắc đường)thì lung tung, mỗi nơi một kiểu. Hay nhất phải kể đến biển cấm các loại xe tải vừa, xe khách hoạt động tại một cây cầu ở Kim Ngưu. Tuy nhiên, nếu làm như vậy thì không vào được bãi đỗ xe Đền Lừ. Ngành GTCC khắc phục bằng cách đặt ngay cạnh đó một biển “ô tô được phép đi vào bãi đỗ xe” mà không bỏ biển cũ đi. Các bác tài chả biết đâu mà lần cũng phải thôi. Rồi lại còn đủ chuyện cười nữa chứ. Bên thi công vừa hòan thành xong việc đổ đường thì ngay ngày hôm sau bên “điện lực” lại đào lên chôn cáp điện, máy ngày sau lại mấy bác ở “công ty cấp thoát nước” đến đào gây ách tác giao thông.Điển hình cho việc này chính là ở cầu vượt chỗ đường Giải phóng. Vẫn phải công nhận rằng lượng xe tăng, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp là một trong những nguyên nhân gây ách tác và tai nạn giao thông. Vậy trình độ quản lý cũng như việc phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, sao ít ai nhắc đến? Đó là còn chưa kể đến chuyện có ý sai phạm của một số cán bộ. - Một điều vô cùng quan trọng cần phải nhắc đến ở đây là việc ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân vẫn còn rất hạn chế. Họ mà mờ trong việc nhận ra các biển báo, nếu có biết chăng đi nữa thì họ cũng phớt lờ đi. ở các ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu hễ có cảnh sát giao thông đứng đó thì họ chấp hành còn không là “a lê hấp” phóng ngay chẳng quan tâm luồng xe đang đi như thế nào. Có đến tên 80% số vụ tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức của các chủ điều khiển phương tiện. “chỉ tính riêng T4 năm 2004. Lực lượng cảnh sát phát hiện xử lý hơn 436.000 trường hợp, tước giấy phép lái xe hơn 5000 trường hợp, bấm lỗ, đánh đấu vi phạm trên giấy phép lái xe hơn 18.8000 trường hợp, tạm giữ hơn 44.000 mô tô, hơn 41,4 tỷ đồng” (Báo ND số thứ 7 ngày 1/5/2004)với những người dân hiểu biết ít còn có thể hiểu được, đằng này một số lái xe chuyên nghiệp thậm trí còn cố tình vi phạm. Một số lái xe tuyến Hà Nội – Hải phòng có những thủ thuật tinh vi để tránh sự kiểm soát của LLCSGT như: họ dùng di động, dùng ký hiệu…thực tế đã cho thấy không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra trong những trường hợp đưa đón khách dọc đường. Mặc khác ý thức của các hộ dân sống ở thủ đô với việc đảm bảo ATGT vẫn chưa cao. Nhiều đống rác, vật liệu xây dựng được họ ngang nhiên đổ ra đường gây ắc tắc giao thông. Phố ngõ Gia Khảm là phố chính dẫn vào bến xe Gia Lâm thường xuyên bị lấn chiếm. Nghiêm trọng là đoạn gần bến xe qua đây để ra vào bến cao lên thường xảy ra ùn tắc. Qua đây ta càng thấy rõ hơn vai trò và ý thức tham gia giao thông là quan trọng như thế nào đối với việc đảm bảo ATGT. 3.Nhìn ra giao thông thị trường Không phủ nhận việc hạ tầng cơ sở của chúng ta còn kém phát triển nhưng cũng không vì thế mà chúng ta quy trách nhiệm tại “khách quan” mang lại. Cùng trong khối ASEAN với chúng ta Malaisia là một quốc gia có cơ sở hạ tầng rất phát triển. Thủ đô Curalalampua là một ví dụ điển hình. Mật độ xe cộ đi lại ở thành phố này rất đông, bạn khó có thể gặp một chiếc xe máy nào ở trong thành phố này bởi phương tiện chủ yếu tham gia giao thông là ô tô; thế mà hiện tượng ách tắc giao thông gần như rất hiếm bởi vì họ có hệ thống phân làn xe, hệ thống biển báo và đặc biệt là quy hoạch về giao thông rất là quy củ. Những con đường với 7, 8 làn xe không phải là chuyện lạ ở Mailaixia. Đây là một thành phố đáng để chúng ta học tập về cách quy hoạch giao thông. Nói học tập nhưng cũng có không thể áp dụng một cách máy móc về Việt Nam như chuyện “biển chẵn đi ngày chẵn biển lẻ đi ngày lẻ” hay “cấm xe ngoại tỉnh vào Thành phố” của thành phố Bankcok (Thai Lan) và Mêhicô (Mê Hi Cô). Sự khéo léo linh hoạt này cần phải được các nhà quản lý chú ý. 4. Phương pháp khắc phục. Có lẽ việc đầu tiên cần làm hiện nay chính là giáo dục cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông cho nhân dân. Đưa các sách, tài liệu về giao thông phổ cập ngay từ lứa tuổi học sinh. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng nên tuyên truyền, cảnh báo nhiều về giao thông cho nhân dân. Về phía các cấp có thẩm quyền cần phải quán triệt tinh thần quyết tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Phía cảnh sát giao thông cũng cần phải làm mạnh tay hơn nữa đối với việc vi phạm ATGT. Kiên quyết thu giữ đối với những trường hợp vi phạm để cảnh báo, răn đe. Nhưng một việc vô cùng quan trọng đó chính là sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành và sự quan tâm của các đơn vị. Tại hội nghị”Toàn dân tham gia đảm bảo ATGT” tại Hà Nội ngày 22-12-2003. Các đại biểu nêu lên những kết quả đã đạt được trong 3 năm qua nhờ sự phối hợp giữa MTTQ Việt Nam và UBATGT quốc gia. Tuy nhiên, ATGT không giảm. phải chăng nguyên nhân chính là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các ban ngành, nhiều nơi chính quyền chưa thực sự quyết tâm, lực lượng trực tiếp làm công tác giữ gìn TTATGT còn mỏng? Việc kiểm tra, kiểm định xe cũng cần đuợc quan tâm. Kiên quyết không cho các xc không đảm bảo tham gia giao thông. Vấn đề nhập các loại xe kém chất lượng, xe bãi cũng cần được xem xét lại Vấn đề thi cấp giấy phép lái xe cũng cần phải làm chặt chẽ hơn. ở nước ngoài việc thi lấy bằng lái xe là rất khó, trong khi việc lấy bằng mô tô ở trong nước là quá dễ. Chỉ phải làm dăm câu lý thuyết, đi vài vòng là đã có được giấy phép lái xe. Chính điều này làm việc gia tăng tai nạn giao thông do đó chúng ta cần phải xem xét lại quy chế thi sao cho thực sự người có bằng lái hiểu biết rõ về luật lệ ATGT 5. Liên hệ với giao thông khu vực trường mình Có thể nói khu vực giao thông quanh trường ta vẫn còn nhiều bất cập. Trường ta nằm gần dốc Minh Khai, đây là đoạn đường xc cộ có mật độ khá cao đặc biệt là các xe có trọng tải lớn. Việc đảm bảo an toàn cho sinh viên là một điều rất quan trọng (lượng xe của trường ta rất lớn). Hiện tượng ùn tắc giao thông ở cổng trường thường xuyên diễn ra. Trong thời igan gần đây việc phối hợp giữa đoàn viên thanh niên và bên an ninh đã giải quyết rất tốt vấn đề ách tắc. Trong số vụ ách tắc có giảm nhưng hiện tượng này vẫn còn sảy ra, giải quyết vấn đề này tôi nghĩ rằng chỉ ở chính trong mỗi sinh viên chúng ta. Đường vào trường bé, khi có ô tô vào là rất hay bị tắc. Do đó việc đi đúng đường, nhường đường, không chen đường sẽ có thể giảm thiểu số sự cố ách tắc. Hy vọng trong tương lai việc ách tắc giao thông sẽ không còn, điều này tốt cho chúng ta cũng như với nhân dân quanh khu vực. Kết luận Chắc các bạn cũng như tôi thôi, mong muốn cho việc ách tắc giao thông ở ngã Tư Sở, Long Biên ,,, không còn nữa. Nhưng người mẹ, người vợ, người chồng, người con.. không còn phải rơi những giọt nước mắt đau thương trước cái chết của người thân trong các vụ tai nạn. Bảo đảm ATGT chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mọi người cũng góp phần nhỏ bé vào trách nhiệm chung đó thì ATGT luôn là bạn của mọi nhà. “Ngày mai luôn bắt đầu từ ngày hôm qua”… Hãy hành động!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35872.doc
Tài liệu liên quan