Tiểu luận Quan điểm về con người qua từng giai đoạn

Mục Lục.

A. Lời mở đầu.

B. Nội dung.

I. Triết học về con người trong triết học trước Mác.

1. Trong triết học phương Đông.

2. Trong triết học phương Tây.

II. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người.

1. Con người là một bộ phận của tự nhiên.

2. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.

3. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.

4. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và việc xây dựng con người mới.

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.

2. Xây dựng con người mới trong tư tưởng HCM.

IV. Vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN.

1. Vai trò của nguồn lực con người.

2. Thực trạng con người ở VN trong những năm qua.

3. Phương hướng và giải pháp phát huy con người ở VN.

 

C. K ết Lu ận.

D. T ài Li ệu Tham Kh ảo.

E. M ục L ục.

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan điểm về con người qua từng giai đoạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tồn tại, ăn uống, sinh đẻ… Tuy nhiên, Mác không trừ quan điểm cho rằng : Cái duy nhất tạo nên bản chất con người là bản năng sinh vật của nó. Con người vốn là một sinh vật có đầy đủ những đặc trưng của sinh vật, nhưng lại có nhiều điểm phân biệt căn bản với các sinh vật khác. Trước Mác và cùng thời đã có nhiều nhà tư tưởng lớn đã đưa ra nhưng xitêu chí phân biệt người và động vật có sức thuyết phục, chẳng hạn như Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động, Arixtốt đã gọi con ngươờ là “một động vật có tính xã hội”, Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người la sức mạnh của con người là ở chỗ con người biêế suy nghĩ. Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người, nhưng những nhận định đó đều phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Triết học Mác xem xét vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, xem xét bản chất con người không phải một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. Con người là một bộ phận của tự nhiên, nhưng trong mối quan hệ với tự nhiên con người hoàn toàn khác con vật. Mác phân biệt rõ ràng : “ Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Câu nói sâu sắc này nêu lên tính tất yếu của sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên; bởi tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người”. Tính loài của con người không phải tính loài trừu tượng. Nó cũng có những là tính xã hội và loài người chính là “xã hội người”. Con người có tính xã hội trước hết bởi bản thân hoạt động sản xuất của con người là hoạt động mang tính xã hội. Trong hoạt động sản xuất, con người không thể tách khỏi xã hội. Hoạt động của con vật chỉ phục vụ nhu cầu trực tiếp của nó, còn hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội, trong đó có bản thân mình. Hoạt động của con người không phải hoạt động theo bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức. Tư duy con người phát triển trong hoạt động và giao tiếp xã hội, trước hết là trong hoạt động lao động sản xuất. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Con người là 1 bộ phận của tự nhiên, là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa lâu dài của môi trường tự nhiên. Điều quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Mác khẳng định “ Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình… Sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên :” Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên.” Nhờ đó, ta có thể rút ra kết luận : Lao động là yếu tố quyết định, hình thành bản chất xuất hiện của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Bởi vì lao động là nguồn gốc của nên văn minh vật chất và tinh thần. Lao động là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức. Trong lao động, con người quan hệ với nhau trong sản xuất, phân công lao động, phân phối sản phẩm. Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người chịu sự chi phối của 3 quan hệ : + Hệ thống quy luật tự nhiên quy định phương diện sinh học của con người. + Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người. + Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Ba quy luật trên không tách rời mà hòa quyện vào nhau tạo nên “chất nhân” với tư cách là sự thống nhất của mặt tự nhiên và mặt xã hội trong 1 con người hiện thực. Tóm lại, con người khác con vật về bản chất ở cả ba mặt : quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với bản thân. Cả ba mối quan hệ đó đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người, cả trong lao động sinh con đẻ cái và trong tư duy. Bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội. Khi phê phán quan niệm của Phoi ơ bắc, Mác đã khái quát :” Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.” Sự hoạt động và phát triển của con người khác loài vật ở 3 phương diện chính. Đó là con người quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với chính bản thân con người. Suy đến cùng, cả 3 mối quan hệ đều mang tính xã hội trong đó quan hệ giữa con người với con người là quan hệ bản chất. Không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh, lịch sử xã hội. Con người là cụ thể, xác định, sống trong điều kiện lịch sử nhất định, một thời đại nhất định. Và chỉ khi tham gia các quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Ở đây, ta không phủ định mặt tự nhiên trong đời sống con người, song mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hôi. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự biến hóa lâu dài của giới hữu sinh vì không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Có thể nói, con người chính là chủ thể của lịch sử. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Thông qua hoạt động vật chất, tinh thần, con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và việc xây dựng con người mới. “Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của lòng yêu nước thương dân, tinh hoa của Khổng Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo, tinh hoa của tư tưởng dân chủ và nhân văn của cách mạng tư sản ở Phương Tây và ở Trung Quốc, và chủ nghĩa Mác - Lê Nin.Tư tưởng của Người như kim chỉ nam giúp chúng ta vững tin hơn vào tương lai, không bị gục ngã”. Bạn Vũ Xuân Dũng, lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản gửi tâm sự nhân dịp kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ - vị cha già dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tư tưởng Hồ Chí MInh về con người là 1 quá trình phát triển từ thấp đến cao, từng bước sâu sắc và hoàn thiện hơn từ phạm vi dân tộc vươn tới tầm nhân loại, hướng tới việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người. Với Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng là vốn quý nhất, là tâm điểm mà xã hội cần tập trung giải quyết. Hồ Chí Minh nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cây có đơm hoa kết trái, cành lá sum suê, đều ở cái gốc đó mà ra. Nhưng muốn có cán bộ, trước hết phải xây dựng con người. Muốn trở thành cán bộ, trước hết phải trở thành con người. Những năm 20, dưới sự áp bức bóc lột của CNĐQ, xã hội được chia ra làm hai kiểu người. Một là đế quốc thực dân tàn bạo. Hai là những người lao động bị áp bức bóc lột nặng nề. “Dù màu da có khác nhau trên đời này có 2 loại người: giống người bị bóc lột và giống người bị bóc lột.” Cuối những năm 40, căn cứ vào đạo đức cách mạng Người đã đưa ra khái niệm: “ Trên trái đất có muôn triệu người. Song số người ấy có thể chia làm 2 hạng: Người thiện và người ác.” Cuối cùng, Người khẳng định :” Bọn Việt gian bán nước… “, bọn phát xít thực dân là ác quỷ ma tà” vào 1 nhóm, còn tất cả những kiểu người khác vào 1 nhóm. Trên cơ sở phân chia như vậy, Hồ Chí Minh cũng cho rằng những người bị bóc lột, những người đi theo điều thiện dù màu da, tiếng nói có khác nhau nhưng có thể coi nhau như an hem 1 nhà, có thể “đại đoàn kết”, “đại hòa hợp” trong “1 TG đại đồng”. Theo Hồ Chí Minh, người ta sinh ra vốn tốt cả, nhưng về sau do ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, xã hội, mà dần dần mỗi người một khác. Đồng thời, ngay trong “mỗi con người đều có thiện có ác trong long”. Vì vậy, “ Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi... Đối với mỗi thói hư tật xấu trừ hạng người phản lại tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện trong con người họ nảy nở còn phần ác bị đẩy lùi chứ không phải đập cho tơi bời.” ( HCM toàn tập) Từ đó, Hồ Chí Minh đã rút ra được định nghĩa về chữ Người. Xét theo nghĩa hẹp, Chữ “ Người “ là gia đình, bạn bè, anh em. Xét theo nghĩa rộng : Chữ “Người” là đồng bào cả nước, là cả loài người. Tuy nhiên, chữ Người mà HCM quan tâm trước hết là tuyệt đại bộ phận dân tộc và thành phần chủ yếu là người lao động. Xây dựng con người mới trong tư tưởng HCM. Đầu những năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định hằng tháng mời các Ủy viên Bộ Chính trị đến nhà sàn trong Phủ Chủ tịch để ăn bánh, uống chè, tiến hành phê bình và tự phê bình. Người bắt đầu là Chủ tịch. Việc này chỉ làm được vài lần, vì sau các Ủy viên Bộ Chính trị... không hào hứng. Người nói, thế là mất "cả bánh" lẫn "chè ngon"!... Chuyện đã qua cả nửa thế kỷ, nhưng ngẫm lại mới thấy, để xây dựng tính kỷ luật cho lãnh đạo không phải chuyện đơn giản, nếu mỗi người không biết tự nhìn lại chính mình. Có thể nói, xây dựng con người mới là chiến lược hàng đầu của cách mạng; là quan điểm mang tính tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. a/ Yêu cầu con người mới. Người khẳng định rằng:” Nếu xây dựng XHCN trước hết cần có những con người XHCN.” Con người XHCN phải do CNXH tạo ra.Hồ Chí Minh quan niệm về con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là việc kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Thứ hai là hình thành những phẩm chất mới như có tinh thần XHCN, có đạo đức cách mạng, có trí tuệ, có bản lĩnh để làm chủ, có tác phong XHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. b/ Biện pháp xây dựng con người mới . Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. HCM khẳng định :” Một dân dốt là một dân tộc yếu. Nội dung là phương pháp giáo dục phải toàn diện cả đức, trí, thể, mỹ phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Hai mặt đức, tài phải thống nhất với nhau. “Trồng người” là công việc trăm năm, không thể nóng vội, 1 sớm 1 chiều, cũng không thể tùy tiện đến đâu hay đến đó. Vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở VN. Vai trò của nguồn lực con người. a/ Trong lĩnh vực kinh tế. Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, trong bất kỳ hoàn cảnh lịch sử nào cũng đều chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, đặc biệt là nhân tố con người.Trong lĩnh vực kinh tế cần xem xét con người với tư cách là LLSX và vai trò trong QHSX.Lênin chỉ ra rằng: “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.” Ngày nay, toàn cầu hóa, khu vực hóa đã làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Đó là cuộc cạnh tranh không chỉ về sản phẩm, mà cả về nguồn nhân lực. Chính điều này đòi hỏi các quốc gia phải nhanh chóng tạo ra đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức khoa học, công nghệ, phẩm chất đạo đức, nhân cách và sự hiểu biết những nét đặc thù về văn hóa để có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất sản phẩm mang tính quốc tế. Còn những quốc gia chỉ dựa vào lao động giản đơn, hoặc lợi thế so sánh truyền thống (tài nguyên, giá nhân công…) đang có nguy cơ tụt hậu rất xa. Do đó, cần phải nâng cao trình độ lao động, tức là phải chuyển dịch nhanh tỷ lệ lao động giản đơn sang lao động phức tạp. Việc nâng cao tri thức của người lao động sẽ làm tăng năng lực khoa học và công nghệ; tiếp đến tăng cường năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ, từng bước làm chủ và sáng tạo các công nghệ mới, tạo ra nhiều công nghệ mới có giá trị, nâng cao khả năng, vai trò làm chủ các tri thức mới và năng lực sáng tạo của mọi người, tăng cường năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ, tức nâng cao khả năng và vai trò làm chủ các tri thức mới và năng lực sáng tạo của người lao động. Để phát huy năng lực nội sinh, không chỉ tăng số lượng lao động một cách đơn thuần mà cần phải tăng cả về chất lượng, cơ cấu, loại hình lao động sao cho phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ và nhu cầu nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình lao động xây dựng CNXH, người lao động đã trở thành những người làm chủ đất nước, làm chủ trong quá trình quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm. b/ Trong lĩnh vực chính trị. Trong tác phẩm Chính trị, Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị. Khi người dân có tri thức, năng lực, thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những người có đức, có tài vào cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận, thực tiễn, thấy được trách nhiệm của mình với nhân dân, sẽ hết long phụng sự nhân dân và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân được dân mến, dân tin, dân ủng hộ. HCM khẳng định:” Khi người dân…. biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”, “ thì việc gì khó mấy họ cũng làm được, hi sinh mấy họ cũng không sợ.” c/ Lĩnh vực văn hóa. Tất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO. Không chỉ là động lực mà văn hóa còn là định hướng và là kết quả nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Bởi vì văn hóa là yếu tố căn bản nhất để định nghĩa con người: con người là một sinh vật có văn hóa.Ít người thấy rõ sự tác động đó của văn hóa vào kinh tế. Thí dụ tai nạn giao thông, chủ yếu do thiếu văn hóa, không chấp hành luật lệ giao thông, say sưa, chạy ẩu, giành khách… đã làm giảm 1,5 - 2% GDP mỗi năm ở nước ta. Còn nhiều tệ nạn xã hội làm cho đất nước nghèo đi như xả rác gây ô nhiễm, phá rừng, bệnh AIDS… Chỉ lấy một thí dụ như: dịch cúm gia cầm ở Bạc Liêu, Cà Mau. Xem ti vi mới thấy nếu vịt chết mà chịu khó đốt hay chôn thì chắc lây lan ít, thay vì thế lại vất bừa trên kênh lạch. Chúng ta sẽ mất bao nhiêu tiền để ngăn chặn và dứt trừ nạn dịch? Mỗi năm ngành đường sắt tốn 800 triệu để thay kính vỡ trên toa vì bị ném đá từ dưới đường.Chỉ lo phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến phát triển văn hóa thì xây dựng một lại phá gần nửa, có thêm thì lại mất cái không đáng mất. Giàu có chưa chắc đã có một cuộc sống tốt đẹp nếu không có một trình độ văn hóa tương đương. Có những người ngoại thành bán đất, mua xe cho con cái rồi chạy ẩu, chết. Cha thì uống rượu nhiều sanh đau gan, chết. Còn nội thành thì có khi hư hỏng ăn chơi.Người ta kính trọng một nước hay một con người không chỉ do một yếu tố duy nhất là giàu mà còn nhiều yếu tố khác: nước đó có bao nhiêu Nobel về khoa học hay văn chương, hiện có bao nhiêu nhà làm phim, bao nhiêu nhà nghệ thuật, bao nhiêu nhà trí thức có tiếng nói ảnh hưởng đến dân chúng, có nhà chính trị kinh tế nào làm thay đổi vận mệnh của một đất nước?Khi xây dựng kinh tế, văn hoá là một yếu tố quyết định. Nhìn sang Tây phương, một số nhà xã hội học hàng đầu đã nói chủ nghĩa tư bản là kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa Thanh giáo Tin lành (Puritanism) vào cuối thế kỷ XVI (xem Thuyết khổ hạnh và tinh thần của Chủ nghĩa tư bản của Max Weber). Ngay thời hiện tại, chủ trương phải làm giàu để giúp đỡ người khác của nền văn hóa tin lành, (trái với Thiên chúa ca ngợi sự nghèo khó, xem đó là một đức hạnh) - vẫn còn ảnh hưởng: 2 tỷ phú giàu nhất và nhì thế giới, trong đó một người là Bill Gates đã cho đi nửa gia tài và nói sẽ cho hết vào cuối đời và một tỷ phú khác đã cho tất cả gia tài vào việc từ thiện. Nếu xem xét kỹ hơn thì ngay cả những đức tính của những nhà kinh tế cũng có phần đóng góp rất lớn cho văn hóa. Trong cuốn Nghệ thuật lãnh đạo lấy từ kinh Thánh (The Bile leadership - Nhà xuất bản Tri thức, 2006) của Lorin Woolfe giảng dạy về quản lý và lãnh đạo tại Hiệp hội Quản trị Mỹ AMA, chúng ta thấy những đức tính và khả năng lãnh đạo trong kinh tế được xếp theo mười chương: 1. Chính trực và lương thiện, 2. Mục đích, 3. Lòng nhân ái và lòng tốt, 4. Tính khiêm nhường, 5. Kỹ năng giao tiếp, 6. Kỹ năng quản lý hiệu quả công việc, 7. Phát triển đội ngũ, 8. Lòng can đảm, 9. Công bằng và bình đẳng, 10. Phát triển đội ngũ lãnh đạo.Chúng ta thấy có những nhà quản lý kinh tế thành công với những tư tưởng thật đẹp. Max De Pree, cựu chủ tịch hãng Herman Miller đã viết: “Mục tiêu của tôi là khi người ta nhìn vào chúng tôi không chỉ là một tập đoàn mà là cả một nhóm người làm việc thân thiết trong một mối quan hệ giao ước với nhau, họ sẽ nói, “những người này là món quà cho tâm hồn”. Kế nghiệp ông là Kermit Campbell, đã bổ sung rằng sứ mệnh thật sự của công ty không phải là tạo ra sản phẩm mà là “giải phóng tâm hồn con người”. Nhưng cũng trong cuốn sách này L. Woolfe nói: “Thời kỳ nhà tiên tri Jeremiah là thời kỳ suy tàn hơn cả nước Mỹ cuối thế kỷ XX” (trang 38). Tại sao nước Mỹ có những nhà kinh tế hàng đầu với những tư tưởng nhân văn như thế, với những phương tiện mà không nước nào có được, lại không thể tạo ra một xã hội lý tưởng? Hẳn là vì văn hóa, vì bảng giá trị sống còn thiếu những điều căn bản nào đó, và vì triết học có những lỗ hổng lớn ở nhân sinh quan và bản thể luận. Có lẽ vì thế mà những triết gia hàng đầu của Tây phương ở thế kỷ XX như Karl Jasper, Martin Heidegger… những nhà triết học như  Heinzich Zimmer, Francois Jullien… đều tìm hiểu, đối thoại với và tìm cách bổ sung bằng minh triết Đông phương. Hiện giờ Phật giáo đang phát triển mạnh ở Âu Mỹ, không chỉ bằng những quan niệm lý thuyết mà chủ yếu là bằng sự thực hành có phương pháp, chúng ta không biết có lấp đầy những lổ hổng chết người đó không. Cái đó cũng tùy thuộc vào vận mệnh của những nước đang đứng đầu và đang phát triển khoa học kỹ thuật và sự sung túc vật chất.Văn hóa là động lực và cũng là mục tiêu của kinh tế, chính trị và xã hội. Chả thế mà theo Platon, lý tưởng là một nhà vua đồng thời là một triết gia. Ở Đông phương, một minh quân lý tưởng là một nhà hiền triết, với Trung Hoa là đạo “nội thánh ngoại vương”. Văn hóa có khi là yếu tố quyết định trong phương thức tiến hành hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế. Như Mahatma Gandhi, khi tranh đấu cho nền độc lập Ấn Độ đang bị Anh cai trị, ông đã chọn sách lược bất bạo động là một yếu tố văn hóa Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng. Lịch sử cho thấy sách lược đó có kết quả nhanh chóng, bớt hao tổn, và đem lại cái mà ngày nay gọi là “cả hai cùng thắng”.Hiện giờ khoa học kỹ thuật là tài sản chung của nhân loại, nhưng sử dụng khoa học kỹ thuật đó như thế nào là vấn đề văn hoá. Chẳng hạn có những nước giàu nhờ chế tạo và buôn bán vũ khí, hay trả cho công lao của công nhân và nông dân quá rẻ. Kinh tế không thể tự mình giải quyết được hố ngăn cách giữa một số quá ít quá giàu và đa số nghèo, như một số nước giàu nhất cho thấy, mặc dù họ cũng đứng nhất về những lý thuyết kinh tế. Phải chăng chúng ta đều cần những yếu tố văn hóa để kinh tế không là sự chia rẽ con người và có sự ổn định bền vững. Sử dụng khoa học kỹ thuật thế nào để đưa lại hạnh phúc chân thực cho con người, đó là định hướng của văn hóa. Chúng ta thấy khoa học kỹ thuật là chung, thế giới là “phẳng”, nhưng Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có hướng đi riêng, độc lập nhưng không cô lập, và họ đã khá thành công. Đó là bản sắc văn hóa. Họ giàu có lên nhưng vẫn giữ được sự ổn định xã hội, ít ly dị, gia đình vẫn là tế bào căn bản của xã hội, những phong tục, lễ lạt và tính tình vẫn không thay đổi nơi cốt lõi.Nhìn một cách sâu hơn, tất cả mọi nền văn hóa, mặc dầu có những ưu khuyết điểm riêng, đều có hướng đi chung khiến cho tất cả đều “đồng quy nhi thù đồ” (khác đường nhưng quy hướng về một chỗ, lời của Khổng Tử). Mọi nền văn hoá đều có giá trị chung, ước mơ chung là làm cho con người hoàn thiện hơn, cao đẹp hơn, hiểu biết hơn, nhiều yêu thương hơn… Chỗ đồng quy đó là Chân Thiện Mỹ. Mặc dầu có những điểm yếu, điểm mạnh riêng, có trình độ cao thấp khác nhau, nhưng tất cả đều nhắm đến Chân Thiện Mỹ cho nhân loại và hành tinh này. Chính vì ước mơ chung đó nên văn hóa là tác nhân có thể đưa đến đối thoại (nền văn hóa không thể và không muốn đối thoại, không thể và không muốn cùng đưa nhau tiến bộ là một nền văn hoá kém, chưa tiến bộ, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay), đưa đến cảm thông, đưa đến hòa hợp, đưa đến “tứ hải giai huynh đệ” (bốn biển là anh em, lời của Khổng giáo) cho thế giới. Đây là điều khoa học kỹ thuật và những thành tựu kinh tế không thể làm, bởi vì một thế giới đồng dạng về mặt vật chất, xe hơi, điện thoại di động, internet… mà chưa có tinh thần đối thoại, khoan dung, cảm thông, tinh thần cùng hướng về Chân Thiện Mỹ, tinh thần văn hóa, thì vẫn chưa thể cùng sống hạnh phúc nơi trái đất nhỏ hẹp này được. Dưới CNXH, nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội.Quần chúng nhân dân lao động cũng là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa, những người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật: Tác phẩm “ Truyện Kiều “ của Nguyễn Du; Bộ phim “Áo lụa Hà Đông”; … C ó thể nói con người không chỉ là chủ thể của hoạt động SX vật chất mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần xã hội.Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội, bắt tự nhiên phục vụ cho mình và làm đẹp cho tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Thực trạng con người ở VN trong những năm qua. a/ Ưu điểm. Sau CM T8 – 1945, người dân VN từ địa vị những người bị mất nước, nhiều nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, đều có quyền bầu cử và ứng cử. Trình độ học vấn nâng cao từ 5% trước đây tới nay gần 90% dân số biết chữ. Tổng số trường đại học và cao đẳng trong cả nước lên tới 255 trường. Đào tạo được đội ngũ tri thức đông đảo, hơn 10 nghìn người có trình độ trên đại học, hơn 1 triệu người có trình độ đại học đang công tác trong các lĩnh vực của ĐS XH.Tuổi thọ trung bình của người VN tăng lên nhiều so với trước đây, từ 68,5 tuổi (2003) à 69 tuổi (2004) à 70,5 tuổi (2005). Bên cạnh đó, tính tích cực xã hội, tính tự chủ, sự năng động, sáng tạo của con người VN đã được nâng lên. Thanh niên ngày nay tự chủ, tự tin, linh hoạt trong cuộc sống, có ham muốn làm giàu, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Họ làm việc có hiệu quả hơn, học những gì cần, làm những gì thấy có lợi và quyết tâm hoàn thành mục đích đề ra. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban quốc gia về thanh niên VN : mẫu thanh niên lý tưởng hiện nay, ngoài sự hiểu biết sâu xa về chuyên môn, xã hội chiếm tỷ lệ 86.9%, sự năng động sang tạo chiếm 83%, tỷ lệ biết làm giàu chiếm 36%. M Các thanh niên tiêu biểu : Hoàng Minh Tiến, Vụ Bản, Nam Định. Gương thanh niên điển hình tiên tiến năm 2005, triệu phú tuổi 30 . Võ Quốc Thắng – Giám đốc gạch ĐT-LA. Hồ Quang Hà - Chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội - người Vn đầu tiên ghi danh công ty của mình trên thị trường chứng khoán New York… Nhờ đó, con người có nhiều cơ hội để thể hiện tài năng của mình và tích cực nâng cao trình độ quản lý kính tế, xã hội. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở VN từ 112(2004) -> 108 (2005) trong 177 nước.Mức thu nhập bình quân / người từ 2300 USD (2001) -> 2490 USD (2005).Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 1 nửa từ 58.1% năm 1993 -> 24.1% năm 2004.Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 24% 2005. Con người hiện nay có tinh thần dân tộc cao, có suy nghĩ hành động thực tế hơn, giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi người. Các quĩ vì người nghèo được lập lên ở mọi nơi. Những nạn nhân mắc bệnh màu da cam nhận được sự cảm thông, chia xẻ từ khắp mọi vùng miền trên trái đất. Nhiều ngôi nhà tình nghĩa được dựng lên. Các nạn nhân của các vùng thiên tai luôn nhận được sự cứu trợ kịp thời, … b/ Khuyết điểm. Tuyệt đối hóa tính xã hội, coi nhẹ mặt tự nhiên, không quan tâm đúng mức tới nhu cầu vật chất, lợi ích cá nhân của người lao động. Nhấn mạnh tính giai cấp 1 cách phiếm diện, sai lệch nên không chú ý kế thừa những giá trị của nhân loại. Nhiều gia đình ít chú ý tới giáo dục gia phong, gia lễ cho con cái => tạo ra những khiếm khuyết về nhân cách trong 1 bộ phận thanh niên hiện nay (không chịu học tập rèn luyện, thiếu quyết tâm phấn đấu vươn lên lập nghiệp, không ít thanh niên đi vào con đường nghiện hút, cờ bạc, tệ nạn xã hội…). Tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, 1 bộ phân cán bộ tham nhũng cửa quyền, vi phạm quyền ự do dân chủ của công dân, làm biến dạng nhân cách con người, không ít kẻ cơ hội, hữu khuynh chui vào tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước gây ra những tác động xấu đang làm xói mòn long tin của quần chúng đối với Đảng và nhà nước ta. Trong GDĐT, phương pháp giáo dục chưa kích thích được tính sang tạo của người học, chưa thực sự gắn kết lý luận với thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60443.DOC
Tài liệu liên quan