Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng: xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiêm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, có cơ chế phù hợp về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản xuất, trao đổi và phân phối. Phần lớn thu nhập quốc dân lại tập trung trong tay một số ít người là những nhà tư bản kếch xù do đó đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng sản xuất "thừa". Khủng hoảng ở chỗ hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, sản xuất bị thu hẹp, thợ thuyền bị thất nghiệp, xí nghiệp bị đóng cửa. Tình trạng "thừa" hàng hoá không có nghĩa là so với sức mua eo hẹp của quần chúng. Trong lúc khủng hoảng "thừa" thì lại có hàng triệu quần chúng lao động bị đói rét. Mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế. Do sự phát triển của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa buộc chủ nghĩa tư bản phải có sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất nên nó phát triển lên một giai đoạn mới. Do sự phát triển của các phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới lần II như phong trào xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh giải phong dân tộc, phong trào công nhân ở các nước tư bản, phong trào đấu tranh đòi hoà bình, chống chiến tranh tạo ra sự không ổn định trong tình hình kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản. Nó đe doạ lợi nhuận độc quyền cao và nó đặt chủ nghĩa tư bản trước nguy cơ sụp đổ. Trước tình hình đó, giai cấp tư sản đã có những điều chỉnh thích hợp về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Về lực lượng sản xuất, có sự vận động của cả ba yếu tố: tư liệu sản xuất, đối tượng lao động và con người. Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hiện đại làm cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đang từ giai đoạn cơ khí sang tự động hoá thể hiện ở chỗ những người máy công nghiệp được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ để đạt được năng suất lao động cao. Các dạng năng lượng, nguyên liệu mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, nguyên liệu chất dẻo, nguyên liệu tổng hợp đang dần thay thế cho những dạng năng lượng và những nguyên liệu được khai thác từ thiên nhiên. Công nhân làm thuê là lao động trí óc là chủ yếu, lao động chân tay chiếm tỉ lệ ít và ngày càng giảm dần.
Điểm cơ bản đánh dấu sự thay đổi về quan hệ sản xuất là người công nhân có thể tham gia vào chính công ty họ thông qua chế độ cổ phần hoá các doanh nghiệp. Điều này làm xuất hiện chế độ đồng sở hữu. Người làm công bây giờ cũng sở hữu một phần vốn, một phần tài sản của doanh nghiệp hoặc công ty, bên cạnh các chủ thể sở hữu là Nhà nước hoặc các chủ tư bản lớn, nhỏ. Người làm công cũng được thu hút vào quản lí, hình thành nên chế độ công quản hay tự quản thay thế cho chế độ hành chính khắt khe trước đây. Chính họ cũng được tham gia vào việc chia lợi nhuận của công ty, vì vậy thu nhập của họ bây giờ bao gồm hai bộ phận: Tiền lương được trả căn cứ vào sức lao động và tiền lương phân chia từ lợi nhuận công ty; lượng này nhiều hay ít phụ thuộc giá trị cổ phần của người làm công, hiệu quả làm ăn của công ty, hiệp ước trên cơ sở thoả thuận giứa chủ tịch công ty với người làm công thông qua đại hội cổ đông. Nhưng thực chất quan hệ bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp công nhân không hề thay đổi mà nó chỉ được khoác trên mình sự che phủ hơi khác so với trước kia. Việc người công nhân cũng làm "ông chủ" trong chính các công ty, tập đoàn họ làm việc, không những không ảnh hưởng đến việc thu lợi nhuận của các nhà tư bản, mà ngược lại, đây lại chính là yếu tố kích thích bản thân những người công nhân này làm việc chăm chỉ hơn, tích cực hơn. Hơn nữa, các nhà tư bản cũng rất khôn khoan họ chỉ dành ra khoảng 5% cổ phần bán cho công nhân còn lại phần lớn vẫn trong sự quản lý của chính họ; bên cạnh đó cũng tồn tại một số tổ chức mang tên Công đoàn vàng thì cổ phần dành cho công nhân có thể lên tới 50% nhưng số này rất ít và mang tính mua chuộc mà thôi.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, máy móc đã được áp dụng ở tất cả các ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp. Máy móc với tác dụng ban đầu là nâng cao năng suất lao động, làm giảm bớt lao động cho công nhân, nhưng với lòng tham lợi nhuận vô đáy của các chủ tư bản, họ đã biến máy móc trở thành phương tiện để bóc lột công nhân nhiều hơn nữa. Công nhân đòi hỏi phải làm việc với cường độ cao cùng với sự hiện đại của máy móc nên trong thời gian ngắn, họ có thể bòn rút hết sức lực và trí lực của người công nhân.
Việc dần thay thế kỹ thuật tự động hoá sản xuất và năng lượng nguyên tử cho kỹ thuật cơ khí thông thường và nguồn năng lượng truyền thống (than đá, dầu mỏ,...) sẽ làm cho các mâu thuẫn của xã hội tư bản trở nên sâu sắc và đặt ra cho xã hội tư bản những vấn đề khó giải quyết. Sự tự động hoá từ sản xuất đến quản lý đã làm cho một lượng lớn công nhân cũng như trí thức sẽ bị thất nghiệp, và đây là sức ép lên nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội. Sự cạnh tranh không cân sức giữa các tập đoàn lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm cho số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm xuống, các tập đoàn lớn với số lượng ít ỏi nhưng nắm phần lớn của cải xã hội. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn, sự tiến bộ của kỹ thuật có tính chất cực kỳ mâu thuẫn. Giá cả độc quyền được định ra trong một khuôn khổ nhất định và cạnh tranh thì bị hạn chế nên không còn có những động cơ thúc đẩy kỹ thuật tiến bộ, xuất hiện khuynh hướng đình đốn và thối nát. Nhưng các tổ chức lũng đoạn tư bản chủ nghĩa không thể xoá bỏ hoàn toàn cạnh tranh trên thị trường một quốc gia cũng như trên thị trường thế giới. Muốn vậy, các tổ chức này vẫn phải liên tục đổi mới công nghệ để giảm bớt chi phí hàng hoá và nâng cao lợi nhuận.
Sự tiến bộ của kỹ thuật làm cho mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và hình thức chiếm hữư tư nhân trở nên sâu sắc, ví dụ như muốn phát triển công nghiệp năng lượng nguyên tử cần lượng vốn và đầu tư rất lớn, tức là yêu cầu sự xã hội hoá cao của sản xuất nhưng sự chiếm hữu tư nhân ngăn cản điều đó. Mâu thuẫn này phát triển ngày càng gay gắt, biện pháp hình thức sở hữu tư bản tập thể của thời kì độc quyền tư bản tư nhân cũng không thể giải quyết được mâu thuẫn này thì xuất hiện một biện pháp hoàn toàn mới là sở hữu nhà nước, là cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Đây được coi là nội dung của sự điều chỉnh tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Sự xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất vượt khỏi khuôn khổ của quan hệ độc quyền tư nhân tất yếu dẫn đến sự chuyển biến về kinh tế. Sự tập trung hoá và quốc tế hoá tư bản ngày càng có quy mô lớn dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi, nhu cầu tư bản tăng lên. Sự tích tụ và tập trung tư bản trong các tổ chức độc quyền tư nhân có han nên phải dựa vào vốn của Nhà nước tư sản. Mặt khác, tính chất xã hội hoá cao của sản xuất đòi hỏi một tổ chức nhân danh "xã hội" đứng ra điều khiển nền sản xuất xã hội. Tổ chức đó không thể là tổ chức độc quyền tư nhân, mà phải là Nhà nước tư bản. Thêm nữa là mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, giữa các cường quốc tư bản với nhau, giữa chủ nghĩa tư bản với các nước dân tộc chủ nghĩa và cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội và chủ nghĩa xã hội, buộc các tổ chức độc quyền phải nắm lấy bộ máy Nhà nước. Nhà nước nắm trong tay các công cụ pháp luật, các công cụ kinh tế vĩ mô: tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ và cả khu vực kinh tế Nhà nước đã duy trì môi trường hoạt động thuận lợi cho chủ nghĩa tư bản, làm giảm biên độ dao động của chủ nghĩa tư bản, tức là làm ổn định hơn và giảm thiệt hại cho nền kinh tế tới mức thấp nhất.
Mọi phương thức sản xuất đều có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong. Chủ nghĩa tư bản ra đời là một thành tựu của loài người nhưng nó cũng phải tuân theo quy luật trên nên sự suy vong của nó là tất yếu và sẽ có một phương thức sản xuất mới thay thế cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất được xã hội hoá sẽ làm cho quan hệ sở hữu tư nhân bị thủ tiêu và một quan hệ sản xuất mới dựa trên sở hữu xã hội sẽ ra đời để thay thế. Như vậy, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu xã hội với nền sản xuất và lực lượng sản xuất đạt tới trình độ xã hội hoá cao sẽ hình thành một phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
d) Sự liên hệ lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cơ sở của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là chế độ sỏ hữu công cộng xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, sức lao động không còn là hàng hoá nữa, không có chế độ bóc lột người, quan hệ thống trị và bị trị. Khi đó, quan hệ lẫn nhau giữa người và người trong quá trình sản xuất biểu hiện ở sự hợp tác theo tình đồng chí và sự giúp đỡ lẫn nhau của những người đã thoát ra khỏi bóc lột.
Mác giải thích rằng muốn cho xã hội tiến bộ, bao giờ cũng cần có lao động tạo ra một số sản phẩm nhiều hơn nhu cầu của bản thân những người sản xuất. Nhưng trong chế độ tư sản, các nhà tư bản đã chiếm mất giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra, người lao động chỉ được hưởng lượng tiền công ít ỏi không tương xứng với sức lao động họ bỏ ra. Họ đáp ứng không đủ hoặc vừa đủ nhu cầu bản thân. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì việc đó không còn xảy ra nữa. Phần giá trị mới đó sẽ do chính bản thân người lao động hưởng để nâng cao mức sống của họ và của xã hội. Lao động trong xã hội chủ nghĩa là lao động cho bản thân mình và cho xã hội của người lao động.
Hai hình thức sở hữu chính của xã hội chủ nghĩa là sở hữu Nhà nước và hợp tác xã, chúng đều cùng một bản chất là xã hội chủ nghĩa, đều phục vụ lợi ích của nhân dân, chỉ khác nhau về trình độ, chế độ sở hữu Nhà nước có trình độ xã hội hoá cao hơn.
Công nghiệp hoá không những thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mà còn là biểu hiện mở rộng tái sản xuất của quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cũng như dưới bất cứ phương thức sản xuất nào là yếu tố động hơn, biến đổi nhanh hơn quan hệ sản xuất. Vì vậy trong xã hội chủ nghĩa vẫn có sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phù hợp giữa hai mặt của phương thức sản xuất này không phải là tuyệt đối mà nó có biến đổi và mâu thuẫn. Sẽ không bao giờ có sự phù hợp tuyệt đối giữa hai yếu tố này, vì nếu như vậy nền kinh tế sẽ không thể phát triển.
Tuy nhiên chế độ xã hội chủ nghĩa không có các giai cấp đối kháng, vì vậy tư liệu sản xuất là tài sản chung của nhân dân, nhưng ta cũng cần tránh hiểu nhầm tài sản chung tức là phải chia nhỏ nó ra mỗi người giữ một phần, cũng như không phải chung tức là không ai lo, không ai quan tâm, giữ gìn. Khi đó, lực lượng sản xuất phát triển làm cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được củng cố và phát triển. Cũng do không còn giai cấp đối kháng nên sự phát triển của lực lượng sản xuất không dẫn đến xung đột với quan hệ sản xuất như các hình thái xã hội có giai cấp khác. Mâu thuẫn trong chế độ xã hội chủ nghĩa không mang tính đối kháng, nên dù nó nảy sinh, nó sẽ được giải quyết trên cơ sở của quyền sở hữu công cộng, trong sự thống nhất về chính trị và tinh thần của nhân dân, nhưng những mâu thuẫn này cũng cần sự phát hiện và giải quyết kịp thời.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất còn liên quan đến cả quan hệ phân phối và trao đổi. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì hình thức phân phối cũng càng phát triển, đồng thời nguyên tắc lợi ích vật chất của người sản xuất vẫn được duy trì và củng cố. Sự vi phạm nguyên tắc lợi ích vật chất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất; do đó, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có thể trở nên phức tạp nếu có khuyết điểm và sai lầm trong việc thi hành chính sách kinh tế. Nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa là phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, nhưng trong thực tế, thường mắc phải một số sai lầm như phân phối bình quân, sai lầm này sẽ dẫn đến người lao động không hăng say lao động, sáng tạo và dẫn đến không kích thích phát triển sản xuất hay một sai lầm khác như sự cách biệt một cách vô lý giữa tiền lương của các loại công nhân.
Lý luận về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất tạo cho chúng ta một nền tảng vững chắc để tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn nhất là trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa hiện nay ta vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong tư tưởng và hành động.
II.vận dụng
Đại hội đảng IX đã xác định việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ ở Việt Nam là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn có nhiều sai lầm trong tư tưởng cũng như hoạt động nên nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của ta. Do đó, việc nghiên cứu thật kĩ lưỡng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang đặc điểm Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc về phát triển lý luận và hoạt động thực tiễn.
1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư sản chủ nghĩa ở Việt Nam.
a) Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Mọi phương thức sản xuất đều có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong. Chủ nghĩa xã hội ra đời là một thành tựu của loài người nhưng nó cũng phải tuân theo quy luật đó nên sự suy vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và sẽ có một phương thức sản xuất khác thay thế cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng là một tất yếu khách quan.
Thêm nữa, sự phát triển của mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất sớm muộn sẽ trở thành sợi dây trói buộc sự phát triển của nền sản xuất được xã hội hoá. Khi đó nhân tố kìm hãm sự phát triển chung là quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất sẽ bị thủ tiêu. Một phương thức sản xuất duy nhất phù hợp với lực lượng sản xuất đã được xã hội hoá cao lúc này là phương thức sản xuât cộng sản chủ nghĩa.
Khi một sự vật, hiện tượng, tư duy cũ kết thúc, thay vào đó là một sự vật, hiện tượng, tư duy mới bao giờ cũng cần thời gian để cái cũ chuyển sang cái mới, khoảng thời gian này được gọi là thời kì quá độ. Đây là yêu cầu khách quan của quy luật phát triển, nó mang tính phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Do đó, từ tư bản chủ nghĩa chuyển sang xã hội chủ nghĩa phải trải qua thời kì quá độ cũng là một tất yếu khách quan.
Để chuyển từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa cần thời kì quá độ còn do chính sự khác biệt về bản chất giữa hai chế độ này. Các cuộc cách mạng xã hội trước đây chỉ thay đổi chế độ tư hữu này thành chế độ tư hữu khác, còn chế độ xã hội chủ nghĩa lại thay hẳn chế độ tư hữu thành chế độ công hữu. Hai chế độ này hoàn toàn trái ngược nhau, nên quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể hình thành trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Thêm vào đó vai trò của giai cấp công nhân không những là lực lượng lật đổ chính quyền cũ mà còn tham gia vào xây dựng chính quền mới-công việc này hoàn toàn mới mẻ với giai cấp công nhân nên bản thân cần thời gian để giữ vững và củng cố chính quyền.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ biến chuyển từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội chủ nghĩa, nó bắt đầu kể từ khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản giành được chính quyền sẽ kết thúc khi xây dựng xong cơ sở về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.
b) Việt Nam có đủ khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa của ta được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, lấy mục tiêu giải phóng người lao động và xây dựng xã hội công bằng, văn minh làm nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và Đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó lãnh đạo nhân dân tiến hành đổi mới, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Trước kia trong một thời gian dài cách mạng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ vô tư cả về vật chất lẫn tinh thần của các Đảng, các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chính sự giúp đỡ đó kết hợp với nỗ lực của Đảng và toàn dân ta, đất nước ta đã vượt qua thời kì khó khăn, gian khổ nhất trong những bước đi đầu của thời kì quá độ.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế có nhiều phức tạp, một số nước xã hội cũ đã sụp đổ, nhưng bên cạnh chúng ta vẫn có sự giúp đỡ của nhân dân tiến bộ thế giới. Bên cạnh đó là sự hội nhập và mở cửa, tham gia vào nền kinh tế thế giới đã tạo cơ hội cho chúng ta "đi tắt đón đầu", từ đó rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới.
Chúng ta vẫn đang kết hợp giữa thuận lợi bên ngoài và nỗ lực bên trong để tiếp tục quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.
c) Thực trạng thời kì quá độ ở Việt Nam.
Lênin đã từng chỉ ra những yếu tố kinh tế tư bản cũng như những thành phần kinh tế chưa xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại đồng thời với sự xuất hiện những yếu tố kinh tế của xã hội mới. Trong thời kì này diễn ra sự đấu tranh "một mất một còn" giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội một cách âm thầm. Nếu lực lượng của chủ nghĩa xã hội đủ mạnh về kinh tế và thể hiện được sự ưu việt thì chủ nghĩa xã hội thắng; ngược lại, chủ nghĩa tư bản sẽ thắng.
Nước ta với trình độ lực lượng sản xuất và năng lực tổ chức, quản lý còn rất thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa lại bỏ qua chế độ tư bản sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất nhằm cải tạo các thành phần kinh tế, khai thác mọi tiềm năng sản xuất, phát huy tính chủ động sáng tạo của chủ thể các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Chúng ta phải khắc phục quan niệm "bỏ qua" chủ nghĩa tư bản một cách giản đơn. Phải khai thác, sử dụng tối đa chủ nghĩa tư bản làm "khâu trung gian" để chuyển nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, như Lênin đã chỉ ra.
2. Đặc điểm nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần.
a) Thành phần kinh tế là gì?
Thành phần kinh tế là bộ phận cấu thành của nền kinh tế đại diện cho một loại hình quan hệ sản xuất và thích ứng với một tính chất và trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất.
Thành phần kinh tế chỉ là những bộ phận khác nhau tồn tại bên cạnh nhau mà những bộ phận khác nhau đại diện cho những quan hệ sản xuất khác nhau nhưng trong số các thành phần kinh tế đó bao giờ cũng nổi lên một thành phần giữ vai trò chủ đạo.
b) Tất yếu khách quan phải tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kì quá độ.
Về lý luận, cả Mác và Lênin đều cho rằng rất hiếm khi tồn tại một nền kinh tế mà trong đó duy nhất tồn tại một thành phần, nếu có chỉ là giai đoạn đầu của phương thức cộng sản nguyên thuỷ.
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì đấu tranh giữa các nhân tố cũ và mới vì vậy mà trong kinh tế tất yếu phải có sự tồn tại đan xen những mảnh, những bộ phận của các chế độ khác nhau, chúng tồn tại bên cạnh nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau.
Nước ta xuất phát điểm là nền kinh tế sản xuất nhỏ nên không những ta phải đối mặt với tư hữu lớn tư bản chủ nghĩa mà còn phải đối mặt với tư hữu nhỏ của những người lao động cá thể. Với hai hình thức tư hữu này lại đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách khác nhau để giải quyết cho phù hợp.
Bước vào thời kì quá độ, nền kinh tế vốn dĩ không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất mà xuất phát từ yêu cầu của quy luật phù hợp cho nên sẽ phải xác lập nhiều hình thức khác nhau của quan hệ sản xuất do đó sự tương hợp giữa các quan hệ sản xuất với các tính chất và trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất sẽ tạo nên nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại bên cạnh nhau.
Trong quá trình xây dựng và củng cố chính quyền công nông cũng phải chủ động tạo dựng những cơ sở kinh tế riêng cho mình làm chỗ dựa về vật chất để thực hiện vai trò về điều tiết và quản lý về vĩ mô. Trong quá trình mở rộng và phát triển, những mối quan hệ hợp tác với nước ngoài cũng lại xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mà vốn là các chủ đầu tư nước ngoài hoặc các chủ đầu tư nước ngoài liên doanh với Nhà nước.
Thực tiễn của việc vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta cho thấy, ở giai đoạn đầu của thời kì quá độ, khi thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa chiếm được vị trí độc tôn, khi các thành phần kinh tế khác có nhiều khả năng góp phần làm cho sản xuất phát triển, thì một số yếu tố trong quan hệ sản xuất mới vượt lên lực lượng sản xuất và hướng vào việc tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu.
c) Đường lối của Đảng với các thành phần kinh tế.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo luật phap đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế của ta hiện nay, chúng cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng: xoá bao cấp, doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiêm về sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế và có lãi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, có cơ chế phù hợp về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, ứng dụng khoa học thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hộ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng. Khuyến khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tập thể trong hợp tác xã.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở cả nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.
Tạo điều kiện cho kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết câu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
3. Kinh tế thị trường trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
a) Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá mà trong đó tất cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất kinh doanh đều được mua bán thông qua thị trường. Tất cả các vấn đề sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được thực hiện thông qua thị trường và do thị trường quyết định.
b) Sự cần thiết khách quan của kinh tế thị trường trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
b.1 Cơ sở lý luận.
Hiện nay ở Việt Nam đang hội tụ cả hai điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá.
Từ kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển sang kinh tế thị trường trên một quy mô lớn thì tất yếu phải tiến hành phân công và phân công lại lao động xã hội. Nó không những là đòn bẩy của sự phát triển về công nghệ, năng suất lao động mà còn góp phần hình thành và tạo dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Phân công lao động xã hội đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu: Phạm vi của phân công lao động lao động xã hội đang ngày càng mở rộng từ địa phương lan ra toàn quốc đến phạm vi khu vực và thế giới; trong hệ thống phân công lao động quốc tế, Việt Nam đang tham ngày càng có hiệu quả hơn, những lợi thế so sánh của Việt Nam đã bước đầu được phát huy.
Sự tách biệt về kinh tế. Việt Nam đang tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở đa dạng hoá về hình thức sở hữu nên quan hệ sở hữu có sự khác nhau. Ngay trong một thành phần kinh tế, dựa trên cùng một hình thức sở hữu, giữa các doanh nghiệp vẫn có sự khác nhau về trình độ công nghệ, về năng lực quản ly, về trình độ tay nghề của người lao động, về điều kiện sản xuất kinh doanh nên chi phí sản xuất cá biệt giữa các doanh nghiệp không giống nhau. Do đó, nó đòi hỏi mọi quan hệ kinh tế giữa người và người vẫn cứ phải giải quyết thông qua quan hệ mua bán hay là quan hệ hàng hoá, tiền tệ.
b.2 Cơ sở thực tiễn.
Ngay sau cách mạng tháng Mười, trong tác phẩm "Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản", Lênin đã cực lực phê phán những tư tưởng nón
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35446.doc